Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Cách trị ghẻ nước hiệu quả theo dân gian

Ghẻ nước là một trong bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ vào mùa đông, mùa hè gây ngứa khắp cơ thể ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt thường ngày của trẻ. Đặc biệt với những trẻ lười tắm vào mùa lạnh càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Khi cuộc sống ngày hiện đại, môi trường sống có điều hòa, máy tắm nóng lạnh, chuyện bị ghẻ không còn phổ biến. Nhưng đây vẫn còn là bệnh lây lan trong gia đình và cộng đồng.  Hiểu về ghẻ nước và cách trị ghẻ nước vẫn cần thiết để xử lý kịp thời nếu chẳng may trẻ bị bệnh.

Ghẻ nước có tên khoa học là Sarcoptes scabiei, bệnh lây truyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp da – da, qua vật dụng dùng chung như: quần áo, chăn mền… Trẻ sẽ bị nổi mụn nước ở nhiều vị trí như lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, mông, hai bắp đùi chân, bộ phận sinh dục…

Triệu chứng bệnh

Khởi phát bệnh chính là biểu hiện ngứa, đêm ngứa nhiều hơn ngày. Tiếp đó xuất hiện mụn nước nằm rải rác, có màu trắng đục. Dân gian vẫn nói đó là do ở vùng da non, con cái ghẻ đào hầm dưới da, là một đường rất nhuyễn, cong khúc khuỷu, màu xám hay đen do màu của phân con cái ghẻ tạo nên, kích thước khoảng vài mm, hơi nổi cộm dưới da, nhìn kỹ cũng thấy bằng mắt.

cach tri ghe nuoc
Ghẻ nước khiến trẻ bị ngứa và gãi thường xuyên

Trẻ sẽ rất ngứa nên có hành động gãi thường xuyên, làm mụn vỡ nước càng tạo điều kiện cho mụn phát tán và lây lan nhanh chóng. Trẻ dễ bị viêm, nhiễm trùng.

Vị trí xuất hiện ghẻ nhiều nhất ở lòng bàn tay, kẻ các ngón tay, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục, mông, da đầu. Ngoài ra còn có các triệu chứng: Trẻ gãi trầy xước da do các móng tay, vết chàm hóa tạo những mụn nước tụ lại thành mảng.

Cách trị ghẻ nước

Hiện nay vẫn còn lưu truyền các bài thuốc dân gian trị ghẻ nước từ tinh dầu bạc hà, dầu mù u và tinh dầu tràm.

Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có tính sát khuẩn cao đồng thời lành tính và the mát. Bạn chỉ cần bôi trực tiếp vào các vị trí có ghẻ ở trên da từ 4 đến 5 lần trong ngày và kéo dài trong vòng 2 đến 7 ngày sẽ trị ghẻ ngứa một cách triệt để nhất.

Lưu ý nếu trẻ bị ghẻ ở các khu vực bộ phận sinh dục thì nên sử dụng với liều lượng vừa phải, vì nếu như dùng nhiều quá sẽ gây ra tình trạng đau rát.

Dầu mù u và tinh dầu tràm

Trộn đều hỗn hợp dầu mù u và tinh dầu tràm, trong đó tinh dầu tràm trà chiếm 3 % tổng số dung tích của hỗn hợp. Rửa sạch các vị trí có ghẻ trên da bằng cồn hoặc nước sạch, lau khô. Sử dụng tăm bông để chấm dung dịch trên vào các vết đang bị ghẻ. Thực hiện từ 4 đến 5 lần một ngày, trong vòng vòng 2 đến 7 ngày sẽ trị hoàn toàn được ghẻ ngứa.

cach tri ghe nuoc 1
Tinh dầu tràm hoặc dầu mù ù là cách trị ghẻ nước được lan truyền nhiều

Bạn cũng có thể dùng tinh dầu tràm để tắm hàng ngày cho trẻ vì tinh dầu tràm trà có tác dụng diệt khuẩn cao, giúp cho các vùng da trên cơ thể được sạch khuẩn, phòng trừ được việc viêm nhiễm từ các vị trí ghẻ gây ra và trị được ghẻ ngứa. Nhỏ 4 đến 5 giọt vào trong nước ấm để tắm cho trẻ.

Sử dụng thuốc Tây y có thể chọn Benzoate de benzyl 10%. Cách điều trị thường không giống nhau, thoa khắp người trừ mặt, đầu một lần duy nhất, để trong 12 giờ sau tắm và thay quần áo, trường phái khác thì thoa 2 lần cách nhau 24 giờ, thuốc hiệu quả 90 – 95%.

Lưu ý khi bôi thuốc

Chỉ bôi lên phần da bị ghẻ, không bôi lên mắt, và những chỗ không bị. Bôi sau khi đã tắm, lau khô người và thay quần áo mới. Bôi liên tục cho đến khi khỏi bệnh, sau khi khỏi  có thể bôi tiếp thêm 1 thời gian ngắn là cách trị ghẻ nước hiệu quả nhất.

Để phòng bệnh tốt cho trẻ cần tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, như với người đang mắc bệnh, không ngủ chung, không dùng chung quần, áo, chăn màn. Vệ sinh cá nhân hàng ngày với xà phòng, đặc biệt là ở các nếp gấp như kẻ các ngón tay, bẹn, rốn…