Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo

Cảnh báo dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ba mẹ nên chú ý!

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ngụ ý rằng trẻ gặp khó khăn trong việc học và sử dụng ngôn ngữ theo sự phát triển của trẻ. Việc đánh giá và hỗ trợ kịp thời trong trường hợp này là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con.

Vậy dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì và nguyên nhân do đâu?

Tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Chậm phát triển ngôn ngữ là khi trẻ gặp phải sự khó khăn trong việc hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ nói. Những khó khăn này đều là sự bất thường đối với độ tuổi tập nói của trẻ. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ gặp khó khăn trong các vấn đề dưới đây:

  • Xây dựng vốn từ vựng
  • Hiểu từ ngữ hoặc câu nói
  • Đáp lại lời nói của người khác
  • Ghép các từ lại với nhau để tạo thành một câu
  • Khó nói những từ ngữ đầu tiên hoặc học từ ngữ mới
  • Một số trường hợp sự chậm nói ở trẻ có thể là dấu hiệu liên quan đến chứng tự kỷ, hội chứng Down, điếc hoặc mất thính lực.

Liên quan đến chủ đề dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ; bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề trẻ mấy tháng biết nói và các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh.

Các dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở các độ tuổi

Thực tế, trẻ em có sự phát triển ngôn ngữ ở các mức độ khác nhau ở mỗi bé. Vì vậy, so sánh việc học nói của con bạn với những trẻ khác trong cùng tuổi có thể không giúp bạn biết được liệu con có chậm phát triển ngôn ngữ hay không.

Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở từng độ tuổi dưới đây để có cơ sở đánh giá và đưa con đến gặp bác sĩ để khám bệnh:

1. Dấu hiệu trẻ 6 tháng chậm phát triển ngôn ngữ

Dấu hiệu trẻ 6 tháng chậm phát triển ngôn ngữ
Dấu hiệu trẻ 6 tháng chậm phát triển ngôn ngữ
  • Con không nhìn bạn khi bạn gọi tên của con.
  • Con không cố gắng sử dụng giao tiếp bằng mắt.
  • Con không nhìn đồ vật khi bạn nói về món đồ nào đó.

2. Các dấu hiệu trẻ 12 tháng tuổi đang chậm nói

  • Con không cùng chơi ú oà với bạn.
  • Con không cố gắng giao tiếp với bạn bằng âm thanh, cử chỉ hoặc từ ngữ.
  • Con không cố gắng liên lạc với bạn khi cần giúp đỡ hoặc muốn điều gì đó.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu bé sắp biết nói là gì? Cách tập nói cho bé

3. Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khi 18 tháng tuổi

  • Con không nói được những từ đơn lẻ.
  • Con không đáp lại những hướng dẫn và câu hỏi hàng ngày của bạn như “vẫy tay tạm biệt”, “bố đâu rồi?” hoặc “con đưa quả bóng cho mẹ nhé!”

4. Dấu hiệu cảnh báo trẻ 2 tuổi đang bị chậm nói

  • Con không thể nói tên được một màu sắc nào đó.
  • Con không nói được một đoạn khoảng 50 từ khác nhau.
  • Con không ghép được 2 từ ngữ trở lên lại với nhau. Chẳng hạn như, “mẹ ơi!”, “ba ơi!”, “mẹ sữa”, “đi chơi”…
  • Con không thể tự nói được các từ mới một cách tự nhiên. Tức là, con bạn chỉ lặp lại các từ hoặc cụm từ của người khác đang nói.
  • Con không thể trả lời các hướng dẫn hoặc câu hỏi hàng ngày của bạn. Chẳng hạn như, “con có muốn uống nước không?”, “Con lấy giày cho mẹ đi!”, “Ba đâu rồi?”…

[key-takeaways title=””]

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng khá phổ biến ở lứa tuổi này, chiếm tỷ lệ 1/6 em. Nhưng đến khi trẻ 4 tuổi, thì hầu hết những đứa trẻ chậm nói đều đã bắt kịp việc học nói so với những đứa trẻ cùng tuổi khác.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: 9 cách dạy trẻ học nói từ sớm, đơn giản và hiệu quả bất ngờ

5. Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khi 3 tuổi

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khi 3 tuổi
Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khi 3 tuổi

Nếu trẻ 3 tuổi có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ thì có thể bao gồm:

  • Con không quan tâm đến việc đọc sách.
  • Con không biết cách đặt câu hỏi.
  • Con không thể kết hợp các từ thành các cụm từ hoặc không nói được một câu dài hơn. Chẳng hạn như, “mẹ giúp con” hoặc “con muốn uống nữa”…
  • Con không trả lời được những hướng dẫn và câu hỏi dài hơn. Chẳng hạn như, “Con lấy giày của bạn và bỏ chúng vào hộp giúp mẹ nào!”; hoặc “Trưa hôm nay con muốn ăn gì?”

>> Bạn có thể xem thêm: 12 bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn và đủ dinh dưỡng

6. Dấu hiệu trẻ em chậm nói ở độ tuổi từ 4-5 tuổi

Một số trẻ vẫn gặp khó khăn về ngôn ngữ khi bắt đầu đi học mẫu giáo. Nếu trẻ không bị chứng tự kỷ hoặc mất thính giác thì có thể là do chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ. Ở độ 4-5 tuổi này, trẻ mắc chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ có thể:

  • Cố gắng để học từ mới và trò chuyện.
  • Chỉ trả lời một phần khi được ai đó đặt câu hỏi.
  • Con không thể hiểu nghĩa của từ, câu nói hoặc một câu chuyện nào đó.
  • Sử dụng câu nói ngắn, đơn giản và thường bỏ sót những từ quan trọng trong câu.
  • Con cảm thấy khó sử dụng đúng từ và thay vào đó là sử dụng những từ chung chung như “cái đó”, “cái ấy”,…

>> Xem thêm: 13 truyện cổ tích cho bé 3-4 tuổi và trẻ mầm non sâu sắc và ý nghĩa để bé tập nói nhé. 

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là gì?

Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đến từ các yếu tố sau:

  • Gặp các vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng
  • Dây hãm lưỡi ngắn (nếp gấp bên dưới lưỡi): Điều này có thể hạn chế chuyển động của lưỡi.
  • Nhiễm trùng tai: Nhiễm trùng tai, nhất là nhiễm trùng mãn tính có thể ảnh hưởng đến thính giác. Tuy nhiên, nếu con bạn chỉ có một tai phát triển bình thường thì khả năng nói và ngôn ngữ cũng sẽ phát triển bình thường.
  • Có vấn đề về thính giác: Trẻ gặp khó khăn về thính giác có thể gặp khó khăn khi nói, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
  • Bé có vấn đề ở vùng não: Nhiều trẻ chậm nói có vấn đề về vận động miệng do có vấn đề ở vùng não chịu trách nhiệm về lời nói. Điều này gây khó khăn cho việc phối hợp môi, lưỡi và hàm để tạo ra âm thanh lời nói. Những đứa trẻ trong trường hợp này cũng có thể gặp các vấn đề về vận động miệng khác như vấn đề về ăn uống.

>> Bạn có thể xem thêm: 15 trò chơi cho bé 3-4 tuổi phát triển trí tuệ và tư duy toàn diện

Cách chẩn đoán dấu hiệu trẻ chậm nói như thế nào?

Cách chẩn đoán dấu hiệu trẻ chậm nói như thế nào?

Sau khi nhận thấy dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ năng nói và ngôn ngữ của bé qua các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa và tìm kiếm các mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cũng như lời nói gồm:

  • Sự phát triển âm thanh và sự rõ ràng của lời nói.
  • Khả năng những gì con bạn hiểu được gọi là ngôn ngữ tiếp thu.
  • Khả năng những gì con bạn có thể nói được gọi là ngôn ngữ biểu cảm.
  • Tình trạng vận động miệng của con bạn (cách miệng, lưỡi, vòm miệng, v.v. phối hợp với nhau để nói cũng như ăn và nuốt).

[key-takeaways title=””]

Dựa trên kết quả kiểm tra trên, bác sĩ có thể đề xuất những cách giúp bé tập nói. Đồng thời, họ cũng sẽ hướng dẫn cho bạn những việc cần làm ở nhà để giúp con bạn cải thiện sự chậm nói.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói và chữa trẻ chậm nói

Phụ huynh có thể làm gì để cải thiện sự chậm nói của con?

Thực tế, phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ con cải thiện khả năng nói. Dưới đây là một số cách để bạn có thể hỗ trợ con tập nói:

  • Tập trung vào giao tiếp: Bạn nên nói chuyện với bé, hát và khuyến khích bé bắt chước âm thanh cũng như cử chỉ.
  • Đọc truyện cho con nghe: Bạn nên bắt đầu đọc truyện khi con bạn còn nhỏ. Hãy chọn những loại sách phù hợp với lứa tuổi của trẻ để khuyến khích con tương tác khi bạn đọc truyện/sách cho bé nghe hoặc gọi tên các bức tranh.
  • Sử dụng các tình huống hàng ngày: Để phát triển khả năng nói và ngôn ngữ của con, bạn hãy dành nhiều thời gian nhất có thể để trò chuyện cùng con. Chẳng hạn như, bạn kể tên các loại thực phẩm ở cửa hàng tạp hóa; giải thích những việc bạn đang làm khi nấu ăn; hoặc dọn phòng và chỉ ra các đồ vật xung quanh nhà…
  • Nhận biết và điều trị sớm sự chậm nói của con: Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về khả năng nói hoặc phát triển ngôn ngữ của con bạn nhé.

[inline_article id=251040]

Như vậy bạn đã nhận biết được các dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ theo từng độ tuổi rồi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn và con yêu sớm cải thiện được khả năng ngôn ngữ của con sớm hơn.

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.