Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bí quyết dạy con tự làm vệ sinh cá nhân

Rất nhiều bé ỷ lại vào cha mẹ, thậm chí còn tỏ ra “thù ghét” những việc làm vệ sinh cá nhân. Làm sao để bé tự giác thực hiện mà không cảm thấy khó chịu?

1.    Vừa hướng dẫn vừa tham gia cùng bé:
Đầu tiên, hãy sắp xếp một thời gian biểu cụ thể để những việc làm vệ sinh cá nhân trở thành thói quen của bé. Ví dụ: đánh răng, rửa mặt trước và sau khi đi ngủ, rửa tay trước khi ăn, vệ sinh sau khi đi bô,…Trong thời gian để bé làm quen với thời gian biểu này, cha mẹ trực tiếp làm vệ sinh giúp bé.

Khi bé đã bắt đầu hình thành thói quen vệ sinh cá nhân bạn hãy vừa giúp con, vừa hướng dẫn tỉ mỉ cách làm cho con, nói với con về ý nghĩa của việc vệ sinh. Sau đó để bé dần dần tự thực hành từng việc một. Khi bé hiểu rõ về cách làm và ý nghĩa của việc mình đang làm sẽ khiến các bé cảm thấy không bỡ ngỡ.

Trước khi tập cho bé thói quen tự vệ sinh bạn nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho bé như: chậu rửa mặt, khăn mặt, xà phòng, bông ngoáy tai, lược… Nên chọn các đồ vật xinh xắn, đáng yêu để bé cảm thấy thích thú.

Trong quá trình để bé tự thực hiện các việc bạn nên quan sát và kiểm tra thường xuyên. Việc này giúp bạn đánh giá chính xác điều nào bé đã làm được, điều nào chưa được.

dạy con tự làm vệ sinh cá nhân
Ba mẹ nên tập cho bé thói quen làm vệ sinh cá nhân từ nhỏ


2.    Tạo hứng thú cho bé:
Đừng để những việc làm vệ sinh cá nhân trở thành “cơn ác mộng” với con trẻ mà hãy tạo cho bé sự thích thú khi tự làm vệ sinh. Cha mẹ có thể khuyến khích để bé vừa hát vừa múa mỗi khi rửa tay, chân hoặc mở băng đĩa có các bài hát thiếu nhi vui nhộn khi bé tắm… Những điều này sẽ khiến con bạn vui vẻ hơn, và mang đến cảm giác như bé đang tham gia vào một trò chơi thú vị nào đó.

Ngoài ra, cha mẹ cũng thông qua các trò chơi để hướng dẫn con vệ sinh cá nhân như: trò chơi nấu ăn và sau đó ăn cơm. Trước khi ăn, các bạn cùng chơi cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

3.    Không cáu gắt hay quát mắng:
Cha mẹ cần nhẹ nhàng khuyến khích và hướng dẫn bé từng chút một, không nên nóng vội. Vì việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho con trẻ phải phù hợp với từng lứa tuổi.

Nếu thấy con làm tốt việc vệ sinh cá nhân thì cha mẹ nên khen ngợi để bé cảm thấy tự tin hơn và hứng thú hơn. Khi thấy bé chưa tự làm được, thì bạn cũng tuyệt đối không la mắng hay tỏ thái độ không vừa lòng với bé, mà nhẹ nhàng hướng dẫn cho bé làm lại từ đầu.

4.    Cha mẹ làm gương:
Các bé thường có xu hướng bắt chước theo hành vi của người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Vì vậy, cách dạy dỗ con cái tốt nhất là cha mẹ hãy làm gương. Hãy cùng con đánh răng vào mỗi buổi tối và sáng. Vừa đánh răng, bạn vừa hướng dẫn bé cách chải răng đúng cách và để bé làm theo.

TT

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

6 bước xử lý vết thương hở cho bé an toàn, tránh nhiễm trùng

Xử lý vết thương hở cho bé đúng cách và an toàn sẽ giúp trẻ tránh bị nhiễm trùng. Đồng thời, bảo vệ bé trước khi vết thương bị biến chứng quá nặng nề.

Để viết cách sơ cấp cứu, xử lý vết thương hở do bị cắt vào da và trầy xước. Cha mẹ cần hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này ở con.

1. Nguyên nhân gây vết cắt, vết trầy xước ở trẻ

 

Các nguyên nhân phổ biến gây vết cắt, vết trầy xước cho bé đó là:

  • Tai nạn khi đi bộ, khi đạp xe hoặc là đang đi xe buýt.
  • Vết đâm, chọc vào da do bị động vật cắn, hoặc kim đâm.
  • Bị ngã do nghịch ngợm, chơi đùa trên các mặt đường hoặc nơi có nhiều góc nhọn.
  • Bị rạch da do cứa phải các vật sắc nhọn như dao, kéo, mảnh thủy tinh, cạnh bàn, ghế bằng sắt, inox.

Với những lý do gây vết thương hở cho bé như vậy, để xử lý kịp thời. Mẹ hãy làm theo các bước gợi ý ở nội dung sau.

Xử lý vết thương hở cho bé
Cách cầm máu và xử lý vết thương hở cho bé kịp thời và đúng cách sẽ giúp ích nhiều cho quá trình phục hồi vết thương

2. Cách xử lý vết thương hở cho bé khi bị chảy máu và trầy xước

2.1 Hướng dẫn cách cầm máu và xử lý vết thương hở cho bé

Bước 1: Cha mẹ cần bình tĩnh. Đồng thời, trấn an trẻ là vết thương hở này có thể xử lý cho bé được.

Bước 2: Rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi sơ cấp cứu và xử vết thương hở cho bé để tránh nhiễm trùng.

Bước 3: Sau đó, cha mẹ hãy nâng cao phần cơ thể bị vết thương hở để làm chậm quá trình chảy máu của bé.

Bước 4: Rửa sạch vết cắt hoặc vết thương bằng nước. Sau đó, cha mẹ dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch đắp trực tiếp lên vết thương cho đến khi máu ngừng chảy.

Lưu ý:

  • Nếu 10 phút sau khi sơ cấp cứu vẫn không cầm máu được; cha mẹ phải đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
  • Trường hợp máu thấm qua miếng băng; cha mẹ hãy đặt một miếng băng khác lên trên miếng băng đầu tiên và tiếp tục ấn.

Bước 5: Khi máu đã ngừng chảy, kiểm tra xem có mẩu thủy tinh, đất cát hoặc dị vật khác trong vết thương hay không. Nếu có, cha mẹ thử rửa trôi chúng một lần nữa dưới vòi nước lạnh. Nếu không thể rửa trôi khi xử lý vết thương hở cho bé, thử dùng nhíp cẩn thận gắp ra.

Bước 6: Nhẹ nhàng rửa sạch vết thương bằng nước ấm rồi cẩn thận thấm khô. Nếu bé không chịu ngồi yên, cha mẹ có thể giả vờ như là đưa bé đi tắm để làm sạch vết thương.

Lưu ý: Cha mẹ không nên thổi vào vết thương vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương; mặc dù việc này có thể giúp bé cảm thấy đỡ hơn.

các bước sơ cứu vết thương
Các bước sơ cứu và xử lý vết thương hở cho bé trẻ sơ sinh an toàn

2.2 Có nên dùng thuốc sát trùng vết thương cho trẻ sơ sinh không?

Cha mẹ có thể bôi các loại thuốc sát trùng như Povidine sau khi rửa sạch và làm khô vết thương; điều này sẽ giảm được nguy cơ viêm nhiễm.

Lưu ý: Không dùng rượu thuốc, iốt, oxy già, hoặc thuốc đỏ để sơ cấp cứu vết thương. Vì chúng không những khiến bé đau hơn; mà còn làm chậm quá trình lành vết thương.

Mẹ có nên dùng kháng sinh dạng xịt cho bé không? Thuốc mỡ và thuốc xịt kháng sinh được dùng phổ biến để chăm sóc vết thương; nhưng chúng không cần thiết cho vết thương sạch.

Lý do là thuốc kháng sinh cũng có những mặt trái như: gây viêm da tiếp xúc dị ứng (phát ban đỏ ngứa) ở trẻ em và làm tăng vi khuẩn kháng kháng sinh. Chính vì thế, mẹ hãy bỏ qua kháng sinh và theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ. Nếu vết thương chảy nước vàng, sưng, có mủ… hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

3. Lưu ý sau khi đã xử lý vết thương hở cho bé thành công

3.1 Lưu ý trong cách cầm máu cho trẻ sơ sinh hoặc vết trầy xước cho bé

Các vết cắt và vết trầy nhỏ sẽ nhanh lành hơn nếu được thoáng khí. Vì vậy, nếu vết thương không nằm ở nơi có thể bị dính bẩn hoặc tiếp xúc với quần áo, bạn có thể không cần băng bó sau khi đã sơ cấp cứu.

Với các vết cắt và vết xước sâu hơn, cha mẹ có thể dùng băng cá nhân. Hãy nhớ là chỉ băng khi da đã sạch và khô. Nếu là vết cắt, cha mẹ cần dán miếng băng sao cho hai mép da được kéo lại gần nhau. Tuy nhiên, đừng để miếng băng dính quá chặt gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.

Nên đổi băng hàng ngày hoặc bất cứ khi nào băng bị ướt và kiểm tra sự hồi phục của vết thương. Nếu vết thương hở miệng hoặc không có chuyển biến tốt, bạn nên thay băng cho bé.

Khi vết thương đã đóng vảy hoặc liền da, mẹ không cần tiếp tục băng cho con. Tuy nhiên, nếu bé hay táy máy tìm cách gỡ vảy vết thương; mẹ nên tiếp tục băng cho bé.

Vào buổi tối, nếu vết thương nghiêm trọng hoặc bé hay táy máy với vết thương, cha mẹ nên băng lại; còn không bạn nên gỡ băng ra cho vết thương mau khô.

Lưu ý sau khi xử lý xong vết thương hở cho bé
Lưu ý sau khi xử lý xong vết thương hở cho bé

3.2 Giúp bé bớt đau sau khi xử lý vết thương hở cho trẻ sơ sinh

Cha mẹ có thể cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ em theo đúng hướng dẫn về liều lượng trên bao bì. Đừng bao giờ cho bé uống aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye; một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm với trẻ nhỏ.

Tốt nhất, để xử lý cơn đau do vết thương hở cho bé bằng thuốc; cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ bị bỏng bôi gì tránh để lại sẹo?

4. Khi nào để bác sĩ xử lý vết thương hở cho bé?

Dù đã biết xử lý vết thương hở cho bé, cha mẹ vẫn cần lưu ý những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bé đi bác sĩ:

  • Vết thương sâu cần được khâu lại.
  • Vết thương hở không thể cầm máu trong 10 phút.
  • Vết thương có các dị vật mà cha mẹ không thể lấy ra.
  • Vết thương hở do bé bị động vật hoặc bạn đồng trang lứa cắn.
  • Các vết thương trên mặt bé cần có bác sĩ kiểm tra vì chúng có thể để lại sẹo.
  • Vết thương sâu hoặc vết cắt do các vật bẩn gây ra, bé có thể cần được tiêm phòng uốn ván.

Những trường hợp nêu trên, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

[key-takeaways title=””]

Cha mẹ nhớ luôn theo dõi tình hình vết thương dù cha mẹ có đưa bé đến bác sĩ hay không. Nếu vết thương có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như: sưng đỏ, tạo mủ, rỉ nước, nóng ran; nên để bác sĩ kiểm tra vì có thể phải dùng đến kháng sinh để điều trị nhiễm trùng cho bé.

[/key-takeaways]

Khi nào đưa bé đi gặp bác sĩ?
Khi nào để bác sĩ xử lý vết thương hở cho bé?

Khi nào cần phải khâu vết thương?

Cha mẹ lưu ý, việc khâu vết thương chỉ nên được tiến hành bởi các y bác sĩ và những người có chuyên môn. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý xử lý vết thương hở cho bé bằng cách khâu vết thương lại.

Các vết cắt sâu và hở, hoặc mép vết thương lồi lõm, hoặc vết thương nằm ở khu vực thường xuyên co duỗi khi vận động như bàn tay và các ngón tay có thể cần phải khâu lại.

Để đạt kết quả tốt nhất, nên khâu vết thương trong vòng tám giờ kể từ khi bị thương. Nếu có thể sớm hơn càng tốt vì sẽ tránh được tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và gây sẹo.

>> Cha mẹ xem thêm: 13 tác hại khi cho trẻ xem tivi có thể khiến bạn bất ngờ

Hy vọng các thông tin trên đã giúp cha mẹ biết cách xử lý vết thương hở cho bé; cũng như hiểu rõ cách cầm máu cho trẻ sơ sinh; cách dùng thuốc sát trùng vết thương cho trẻ sơ sinh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Tháng thứ 26: Tâm lý sợ hãi

Trí tưởng tượng sinh động là một trong những phần thú vị nhất trong phát triển tâm lý của trẻ trước tuổi đi học, trừ những lúc tưởng tượng đến sự sợ hãi.

Bé 2 tuổi có thể sợ tất cả mọi thứ cũng như hay tưởng tượng ra những hình ảnh đáng sợ vượt khỏi những gì diễn ra trước mắt trẻ.
Hai điều này biểu hiện ở một số trẻ như không thích người lạ hoặc nhớ lại một kinh nghiệm trong quá khứ như một lần chích ngừa chẳng hạn. Chắc chắn bạn thường nhận ra rất nhiều trẻ sợ bác sĩ.

Cùng tham khảo một số cách để giảm bớt nỗi sợ tâm lý này nhé:

  • Thử mua cho bé một túi y tế đặc biệt có ống nghe đồ chơi, nhiệt kế để con bạn có thể chơi trò làm bác sĩ và cũng có thể mang theo một búp bê đồ chơi để đóng giả bệnh nhân.
  • Nói trước với trẻ về những gì sắp xảy ra như: “Đầu tiên, chúng ta sẽ đi đến một bàn lớn và nói tên của con. Sau đó chúng ta sẽ ngồi xuống ghế, đọc 1 cuốn sách và đợi gọi tên”.
  • Nên cho con bạn ngồi trên đùi trong suốt thời gian bác sĩ khám và chích thuốc.
  • Đừng nói dối trẻ, đừng bao giờ nói kiểu: “Chích sẽ không đau một chút nào cả”.
  • Đừng bao giờ hứa những chuyện không có thật, kiểu như: “Con sẽ không phải chích đâu”. Con của bạn chắc chắn sẽ trốn chích nếu có cơ hội.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, bé 2 tuổi rất giỏi nhận biết các dấu hiện trên khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của bạn.
Bé 2 tuổi: Tâm lý sợ hãi khi 25 tháng tuổi
Để bé 2 tuổi ngoan ngoãn đi khám bác sĩ, mẹ nên có quá trình chuẩn bị tâm lý trước cho bé

Cuộc sống của mẹ: Nói “ không” với trẻ
Bạn có tự hỏi có phải bé 2 tuổi đang đảm nhận nhiệm vụ “kiểm tra sức chịu đựng của bạn”? Câu trả lời thường là: “Lẽ dĩ nhiên rồi!”.

Thông qua việc khám phá không ngừng và luôn đẩy cha mẹ đến giới hạn chịu đựng, trẻ sẽ học được những điều gì được chấp nhận và những gì không.

Có nhiều cha mẹ không muốn nói “Không” với trẻ trước tuổi đi học vì sợ làm ảnh hưởng tới tinh thần của trẻ nhưng thật sự “Không” là một từ cần thiết và vô cùng quan trọng. Bé con ở tuổi này sẽ không bao giờ nhận ra những quy luật nếu như bạn không chỉ rõ cái gì “được” và cái gì “không”.

Bạn có biết, bé 2 tuổi không thể hiểu những giải thích dài dòng về việc: “Tại sao giữ khư khư và giành đồ chơi với bạn là điều không tốt?”. Trẻ chỉ cần hiểu một cách nhanh chóng và rõ ràng thông điệp: “Hành động đó không được chấp nhận”. Cố gắng giữ giọng nói của bạn đủ cứng rắn nhưng vẫn ấm áp và khích lệ. Lúc này, “kiên nhẫn” chính là người bạn tốt nhất của bạn!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tâm lý trẻ nhỏ: Chiến thắng sự sợ hãi

Đồng cảm với sự sợ hãi của bé
Một trong những nỗi lo sợ hàng đầu của bé chính là sợ bị mẹ bỏ rơi.  Đây là điều hoàn toàn bình thường đối với tâm lý trẻ nhỏ, vì vậy bạn nên báo trước với bé khi phải rời xa bé. Trước khi bước vào phòng tắm, bạn có thể nói với bé: “Mẹ biết là con sợ khi không thấy mẹ, nhưng mẹ chỉ đi tắm ngay sát đây thôi. Con ngồi đây đợi mẹ nhé”. Bạn cũng nên cho bé biết khi nào sẽ quay trở lại.

Nói chuyện với bé về sự sợ hãi
Bé ở giai đoạn này có trí tưởng tượng phong phú trong khi vốn từ vựng còn hạn chế, vì vậy không có gì là lạ nếu bé gặp khó khăn để biểu lộ những gì bé đang cảm thấy. Đây là một trong những lý do tạo nên những nỗi sợ vô hình trong tâm lý trẻ nhỏ. Bạn có thể giúp bé thể hiện cảm xúc bằng cách nói chuyện về những điều đang làm bé sợ một cách đơn giản và trực tiếp vì lối trò chuyện dài dòng, phức tạp có thể làm tăng thêm nỗi sợ cho bé. Nếu bé co người lại trước một con thú nhồi bông mới, bạn nên nhẹ nhàng hỏi bé: “Con không thích à hay là con thấy sợ?”.

Nếu bé cứ lo lắng về một con quái vật tưởng tượng trong tủ quần áo, bạn nên hỏi han để tìm hiểu xem chính xác điều gì khiến bé sợ như vậy: “Đó có phải là một con quái vật có chân to, nhiều răng hoặc có tiếng kêu khủng khiếp?”. Một khi bé tìm thấy những từ để mô tả “con quái vật”, sự trấn an của bạn sẽ giúp bé vững vàng để vượt qua nỗi sợ hãi.

Tâm lý trẻ nhỏ: Chiến thắng sự sợ hãi
Trong mọi tình huống, tâm lý trẻ nhỏ sẽ vững vàng hơn nếu bé biết ba mẹ đồng cảm và luôn bên cạnh bé

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nói về những điều khác giúp bé xao lãng: “Con có vẻ thích đến sở thú phải không nè?”. Một điều cần lưu ý về tâm lý trẻ nhỏ là khi bé sợ hãi, bạn càng chú ý đến bé bao nhiêu, khi bé vui vẻ và hứng thú, bạn cũng cần thể hiện sự quan tâm bấy nhiêu, nếu không có thể bạn sẽ vô tình khuyến khích bé tỏ ra sợ sệt để được ba mẹ quan tâm nhiều hơn.

Chuẩn bị tinh thần cho bé
Nếu bé tỏ ra nhút nhát khi gặp người lạ hay đến một chỗ mới, bạn nên chuẩn bị trước để giúp bé thích nghi tốt hơn. Ví dụ, trước khi bạn dẫn bé đến một bữa tiệc sinh nhật hoặc họp nhóm, bạn có thể kể tên những người mà bé quen và giới thiệu về những người mới mà bé sẽ gặp. Trước mỗi hoạt động mới lạ, bạn đều nên tìm cách trấn an tâm lý trẻ nhỏ như thế.

Không nóng vội
Làm quen với những điều mới là khó khăn đối với nhiều người, đặc biệt là với tâm lý trẻ nhỏ. Thay vì đẩy bé vào một môi trường mới hoặc để một người lạ đột ngột xuất hiện trước mặt bé, bạn nên thử những cách tiếp cận từ từ. Nếu bé lúng túng khi bạn đặt bé xuống một sân chơi trong công viên, bạn nên chơi ở đó cùng bé một lúc, bé sẽ thấy an tâm hơn. Một khi bé đã thoải mái và chú tâm vào trò chơi, bạn có thể rút lui từ từ để tìm cho mình một chỗ ngồi nghỉ mà vẫn có thể quan sát bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Tháng thứ 26 của bé: Những câu hỏi bất tận

Bé 2 tuổi tuổi và những thắc mắc bất tận

Bé 2 tuổi của bạn là một tài năng hùng biện vừa chớm nở, mặc dù bạn là người quản trò trong hầu hết cuộc nói chuyện này. Bé bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi, đây là cơ hội giúp bé phát triển 2 kỹ năng cần thiết trong suốt quá trình lớn lên: đó là cách để khám phá mọi thứ xung quanh, và cách để cuộc trò chuyện được tiếp tục. Bạn nên tạo điều kiện cho bé gắn kết với bạn lâu hơn và bắt nhịp nhiều hơn những từ ngữ của bé.

Ban đầu những câu hỏi yêu thích của bé sẽ là: “Tại sao?”, “Đó là gì vậy ba mẹ?” và đa phần là “Gì vậy?”, hoặc đơn giản hơn là những từ ngọng nghịu không rõ nghĩa. Khi kỹ năng ngôn ngữ của bé phát triển cũng là lúc nhiều câu hỏi trí tuệ hơn xuất hiện, chẳng hạn như: “Điều gì làm nên âm thanh?”, “Sao xe lại chỉ đi trên đường?”, “Tại sao những con chim không rớt xuống?”…

Mẹ nên trả lời những thắc mắc của bé càng nhanh càng tốt, đơn giản và trọn câu, chẳng hạn như: “Những chú chim có cánh để giúp chúng bay cao trên bầu trời”. Bạn nên biết rằng trả lời câu hỏi của bé cũng là cách để động viên bé hăng hái đặt những câu hỏi khác trong tương lai và qua những lời giải đáp của bạn sẽ giúp bé học hỏi rất nhiều, chẳng hạn như cách kết hợp câu văn như thế nào cho trôi chảy. Đừng sợ phải nói câu: “Mẹ không biết”, bạn nên tham khảo và đọc những cuốn sách hay về các chủ đề mà bạn muốn chia sẻ cùng con.

Con bạn thích trả lời câu hỏi cũng nhiều như cách bé đặt câu hỏi. Vì vậy, khi bạn đọc sách, hãy hỏi bé về những bức tranh hay câu chuyện trong đó, như là: “Con có thấy con cún màu nâu trong bức tranh ở đâu không?”, “Con nghĩ cún nâu thích ăn món gì nào?”, “Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong câu chuyện này đây?”…

Bé 2 tuổi và những câu hỏi bất tận
Các bé 2 tuổi nổi tiếng với những tràng dài câu hỏi không bao giờ kết thúc

Cuộc sống của mẹ: Nên cho bé thời gian tự xoay xở
Bé 2 tuổi không phải lúc nào cũng hoạt động cùng một khung giờ như người lớn. Bé dễ dàng xao lãng khi ngồi vào bàn ăn, hay nằng nặc đòi tự mình mang tất bất kể phải tốn bao nhiêu thời gian đi nữa. Ngay cả đối với những bậc phụ huynh mang tiếng kiên nhẫn nhất cũng có thể cảm thấy quá sức chịu đựng, đặc biệt là khi họ phải chạy đua với thời gian vì trễ giờ.

Thay vì dỗ dành bé 2 tuổi của bạn phải làm nhanh lên, tại sao bạn không dành thêm vài phút và để bé tự do làm mọi thứ theo cách riêng của bé. Một cách khác để bạn lấy lại bình tĩnh là hít thở thật sâu và chậm rãi hoặc đếm đến mười để cố gắng làm bạn lắng dịu xuống.

Tất nhiên nếu bạn thực sự đang vội, bạn chỉ còn cách là nhảy vào cuộc và mang bé theo cùng, bạn có thể cho bé làm những việc bé thích vào những ngày ít bận rộn hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 2 tuổi: Những trạng thái cảm xúc

Các bé 2 tuổi luôn bộc lộ cảm xúc của mình một cách tự nhiên và bộc phát, từ giọng nói, vung tay, giậm chân và kể cả những giọt “nước mắt cá sấu”.

Cha mẹ hiếm khi phải đoán trạng thái cảm xúc của bé 2 tuổi. Việc trải qua nhiều loại cảm xúc khác nhau là một điều lành mạnh, thậm chí kể cả những cảm xúc không vui. Vì vậy, bạn không cần tỏ ra quá sốt sắng để vỗ về khi thấy trẻ phụng phịu hay sụt sịt.

Nên để cho con của bạn biết rằng đôi khi không thoải mái cũng là một điều tốt vì nó là một phần của cuộc sống. Nếu lúc đó nhảy ngay vào để can thiệp, bạn sẽ khiến trẻ suy nghĩ sai lầm rằng: Buồn và giận dỗi là trạng thái không bình thường.

Khi bạn giải quyết mọi vấn đề giùm con của bạn cũng đồng nghĩa với việc bạn đang cướp đi cơ hội giúp bé trải nghiệm các thể loại cảm xúc của riêng mình.

Những trạng thái cảm xúc ở bé 2 tuổi
Đối với bé 2 tuổi, việc trải nghiệm các cảm xúc khác nhau, cả vui lẫn buồn, là cơ hội cho bé học hỏi

Mẹ nên làm gì lúc này?
Nói cho trẻ biết về trạng thái hiện tại của trẻ, ví dụ: “Giờ con đang nổi giận với mẹ vì hôm nay mẹ không cho con đi chơi công viên”.
Để cho trẻ biết bạn cũng có những cảm xúc tương tự: “Con cảm thấy buồn khi tạm biệt bà ngoại, mẹ cũng vậy”.

Nếu con của bạn hét lên hoặc đánh đấm lung tung khi bé buồn hoặc tức giận, chỉ cho bé cách để giải tỏa cảm xúc của mình như đấm vào một cái gối hoặc giậm chân xuống sàn.

Cuộc sống của mẹ
Có lúc bạn thấy như mình là nhân vật chính của quyển tiểu thuyết “hai năm kinh hoàng”. Thật ra đây đã là năm thứ hai của chặng đường đầy thử thách này và những ngày tháng sắp tới có phần yên bình hơn đôi chút với nhiều niềm vui đang chờ đón.

Bé 2 tuổi đã có thể di chuyển tự tin hơn và cần ít sự coi sóc hơn. Trẻ cũng biết cách thể hiện những mong muốn của mình tốt hơn so với trước đây, dù chưa diễn đạt được trọn vẹn.

Đồng thời, sự tò mò vô biên của trẻ được cân bằng chút ít bởi việc hiểu được những quy tắc. 2 tuổi là lứa tuổi luôn thách thức những ranh giới và phản đối với cha mẹ, nhưng trẻ cũng mong muốn làm hài lòng bạn nhiều hơn.

Trẻ luôn muốn trở thành đứa trẻ tốt và trẻ muốn được giúp đỡ, vì vậy, thói quen và tính nhất quán trong câu nói của bạn giúp trẻ học được sự xâu chuỗi và giữ cho cuộc sống hàng ngày phát triển theo đúng quy luật.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 2 tuổi: Phát triển ngôn ngữ

Ở tuổi này, vốn từ của trẻ đang trên đà phát triển nhanh chóng. Bé 2 tuổi biết khoảng 50 đến 75 từ và bắt đầu biết xâu chuỗi lại với nhau thành cụm từ và câu.

Các bé 2 tuổi thường dùng những cấu trúc đơn giản chỉ gồm 2 từ: danh từ và động từ như “Con ngủ”, “Uống sữa”. Qua thời gian, trẻ sẽ bắt đầu thể hiện mình bằng những câu dài hơn. Nếu con bạn thường dùng ít hơn 20 từ, hoặc có biểu hiện chậm hơn bạn bè trong việc phát triển ngôn ngữ, bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra thính giác.

Những câu đầu tiên trẻ nói thường ngắn và thường dùng để nhấn mạnh như: “Mẹ giúp con”, “Ba chơi bóng”. Trước tuổi đi học, trẻ có xu hướng lặp lại những từ trẻ thường nghe thấy như “Tạm biệt” hoặc “Hết rồi!!!”, vì vậy bạn nên cẩn thận khi nói chuyện trước mặt bé nhé.

Bé 2 tuổi: Phát triển ngôn ngữ
Nếu được quan tâm phát triển đúng đắn từ những năm đầu đời, khả năng ngôn ngữ của bé 2 tuổi sẽ bộc lộ rõ khi bé đến tuổi đi học

Làm gì để khuyến khích bé 2 tuổi nói câu hoàn chỉnh?
– Nên mở rộng cụm từ trong câu trả lời của bạn dựa trên những từ chính trẻ vừa nói, ví dụ: “Con muốn mẹ giúp con mang vớ phải không?”, “Được rồi, ba sẽ chơi bóng với con nhé”.
– Không nên chỉnh ngữ pháp của trẻ vì vẫn còn quá sớm để chỉ ra lỗi ở thời điểm này, bạn chỉ nên tình cờ lặp lại câu trẻ vừa nói và dùng đúng từ.
– Không nên nhấn mạnh và bắt trẻ lặp lại một câu đầy đủ như: “Con hãy nói: Mẹ giúp con mang vớ”, điều này chỉ khiến bé con thất vọng và phá vỡ sự phát triển bình thường của trẻ.
– Thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe bằng cách tương tác, hỏi trẻ những gì trẻ thấy trong sách hoặc đố trẻ những gì sẽ xảy ra tiếp theo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Cuộc sống của mẹ
Có lẽ bạn không phải là người mẹ đầu tiên cảm thấy sự bề bộn đang tràn ngập trong tổ ấm của mình, thậm chí tăng lên theo thời gian khi bé con lớn dần.

Các bé 2 tuổi không chỉ luôn nằng nặc đòi mua thêm thật nhiều đồ chơi mới mà còn là những đồ chơi đi theo bộ hoặc “phức tạp” hơn như đồ chơi xếp hình lego, xếp hình ro bot, mô hình xe hơi… mà trẻ có thể tháo rời, lắp ghép và tha hồ khám phá.

Bạn nên thử bỏ từng loại đồ chơi vào một hộp đựng riêng, để tiết kiệm có thể tận dụng lại những hộp đựng khăn giấy ướt của bé. Thêm vào đó, bạn thử ra quy định là trẻ chỉ được chơi 1 hoặc 2 loại đồ chơi cùng lúc. Điều này giữ cho trẻ sự hào hứng và lâu chán đồ chơi mới, đồng thời sàn nhà của mẹ cũng sạch sẽ, gọn gàng hơn.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Sự phát triển của thai 39 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu tổng quan về sự phát triển của thai 39 tuần; những thay đổi trong cơ thể của mẹ và được giải đáp một số câu hỏi thường gặp.

Sự phát triển của bé khi thai 39 tuần

1. Thai 39 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Khó mà nói được chắc chắn bây giờ bé đã lớn chừng nào. Nhưng theo Hiệp hội Sản phụ Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), một trẻ sơ sinh thường có cân nặng trung bình khoảng 3,3 kg và dài khoảng 50,8cm bằng kích cỡ một quả bí đao già. Các khớp sọ chưa liền lại, chúng có thể chồng lên nhau một chút để có thể chui lọt qua ngả âm đạo của mẹ.

Sau khi biết thai 39 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 39 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 89-97 mm, trung bình 93 mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 68-82 mm, trung bình 73 mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 295-405 mm, trung bình 350 mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 322-362 mm, trung bình 342 mm
  • Cân nặng ước tính (EFW): 2851-4019 g, trung bình 3435 g

Do hiện tượng chưa liền khớp sọ nên đầu thai nhi có thể thu hẹp lại để đi qua ống sinh dễ dàng; đây cũng chính là lý do vì sao phần đỉnh đầu của bé khi mới sinh ra trông hơi giống hình chóp. Mẹ yên nhé, tình trạng này là bình thường và chỉ tạm thời thôi.

Những số đo trên sẽ không thay đổi nhiều kể từ bây giờ cho tới lúc sinh ra. Vậy mẹ đã biết thai 39 tuần nặng bao nhiêu và chỉ số thai 39 rồi đó. Song não của trẻ vẫn đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc; và sẽ duy trì tốc độ này trong ba năm đầu đời.

2. Thai nhi tuần 39 phát triển như thế nào?

Chưa có nước mắt

Hiện thai 39 tuần chưa có nước mắt, song mẹ thường nghe nói trẻ sơ sinh khóc nhiều? Đây là sự thật, vì mẹ sẽ sớm phát hiện ra, thường là bé hay khóc vào lúc nửa đêm.

Song điều mẹ có thể chưa nghe là trẻ nhỏ không tiết ra những giọt nước mắt khi chúng khóc; vì ống dẫn nước mắt của chúng chưa mở hoàn toàn để hoạt động. Tuy nhiên, khoảng hơn 1 tháng hoặc 2 tháng sau sinh, mẹ sẽ thấy nước mắt rơi ra trên má con. 

[inline_article id=173663]

Da bé trắng

Da của bé cuối cùng đã chuyển từ màu hồng sang màu trắng, bất kể màu sắc cuối cùng là gì (sắc tố sẽ xuất hiện ngay sau khi sinh). Đó là do một lớp mỡ dày hơn đã được tích tụ trên các mạch máu, làm cho má của bé trở nên tròn trịa và đáng yêu hơn.

Thai 39 tuần nặng bao nhiêu?
Thai 39 tuần nặng bao nhiêu?

2. Thai 39 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu mẹ  mang thai được 39 tuần thì mẹ đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Chỉ còn một hoặc hai tuần để gặp bé thôi. Vậy mẹ đã biết thai 39 tuần là bao nhiêu tháng rồi đó!

>> Mẹ có thể quan tâm: Thai nhi tuần 39 canxi hóa độ 1 

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 39 tuần

1. Ợ chua hoặc khó tiêu

Chứng ợ chua có thể lên đến đỉnh điểm vào thời điểm này. Do đó, trong thời điểm hiện tại, mẹ hãy hạn chế các chất kích thích như thức ăn cay và caffein và không ăn quá nhiều trong một lần.

2. Đau vùng xương chậu

Đầu của trẻ đang tạo áp lực lên xương chậu của mẹ; khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Các triệu chứng khó chịu khác có thể bao gồm chuột rút và khó tiêu; đây cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Đau lưng

Áp lực vùng chậu gia tăng khi thai nhi quay đầu xuống xương chậu. Mẹ sẽ có cảm giác vùng chậu nặng nề, khó chịu, cảm giác như muốn đi vệ sinh.

Cơn đau lưng của mẹ có thể nặng hơn bây giờ khi mẹ đếm ngược những tuần cuối cùng. Mẹ có thể làm dịu cơn đau lưng bằng cách sử dụng vòi hoa sen và xả nước ấm.

Bệnh trĩ

Nếu mẹ đang bị tiêu chảy, bệnh trĩ có thể đã bớt đau hơn vì mẹ không phải cố gắng di chuyển ruột như khi bị táo bón. Chỉ cần lưu ý rằng rặn đẻ trong quá trình chuyển dạ có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ; vì vậy hãy dự trữ tất cả các loại thuốc xoa dịu giúp mẹ giảm đau.

Nút nhầy tử cung làm mẹ mang thai 39 tuần

Nút nhầy tử cung có lẫn máu có thể bong ra để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Nhiều mẹ mang thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, đây là giai đoạn mẹ có thể thấy tiết dịch nhiều hơn và thậm chí đi ngoài ra chất nhầy (trong suốt, màu vàng hoặc nâu đã đóng vào cổ tử cung của mẹ trong suốt thai kỳ); khi cơ thể mẹ đang chuẩn bị cho việc sinh con. Điều này có thể là báo hiệu chuyển dạ; nhưng mẹ vẫn cần chờ thêm vài ngày hoặc thậm chí vài tuần nữa.

Các cơn co thắt Braxton Hicks

Các cơn co thắt Braxton Hicks. Khi mang thai được 39 tuần, tình trạng chuột rút hoặc co thắt tử cung diễn ra liên tục. Đây là những cơn chuyển dạ “luyện tập”, mẹ sẽ bớt đau khi đổi tư thế. Cơn chuyển dạ thực sẽ bắt đầu ở đáy tử cung, cơn đau diễn ra thường xuyên và đều đặn hơn. Song khi thai nhi 39 tuần gò nhiều, mẹ cần đi khám ngay.

Braxton Hicks, các cơn co chuyển dạ giả, có thể đến thường xuyên hơn; và ngày càng dữ dội. Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với các dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 39 tuần phát triển tốt

1. Chế độ dinh dưỡng: Mẹ mang thai 39 tuần nên ăn gì?

Trong tháng thứ 9 của thai kỳ, chất xơ là chất dinh dưỡng chính giúp ngăn tăng nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Nguyên nhân là trong quá trình phát triển kích thước của thai nhi tăng dần sẽ tạo gánh nặng lên người mẹ dễ phát sinh tình trạng táo bón, nguy hiểm hơn có thể có thể dẫn tới trĩ nội, trĩ ngoại trong tương lai.

Do đó, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày như bánh mì nguyên chất, cần tây, cà rốt, khoai lang, khoai tây, giá đỗ, súp lơ và các loại rau, trái cây tươi.

Một số nhóm thực phẩm phụ nữ mang thai trong giai đoạn này nên sử dụng gồm có:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Ngô, gạo lứt, trái cây, hoa atiso, đậu các loại, rau quả tươi, các loại hạt tốt, bánh mì nguyên cám,…
  • Thực phẩm giàu sắt: cá hồi, thịt gà, thịt đỏ, nho khô, hạt bí ngô, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, cải bó xôi,…
  • Thực phẩm giàu axit folic: là loại axit giúp chống dị tật bẩm sinh ở trẻ, hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu và cấu trúc DNA. Mẹ bầu tháng thứ 9 nên hấp thu khoảng 600-800 mg axit folic mỗi ngày đến từ các thực phẩm như rau có màu xanh đậm, trái cây họ cam chanh, hạt hướng dương, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, măng tây, dưa vàng, quả bơ,…
  • Thực phẩm giàu canxi: cá, trứng, thịt nạc, chuối, yến mạch, hạnh nhân, các loại hạt, rau lá xanh, sản phẩm từ sữa.

2. Vận động khi mang thai 39 tuần

Tư thế squat khi chuyển dạ hiệu quả có thể mở rộng vùng xương chậu của mẹ, cho phép em bé dễ ra ngoài hơn. Nhưng việc squat có thể đặc biệt gây mệt mỏi cho các cơ ở đùi. Dưới đây là cách tập đơn giản:

  • Đứng với hai bàn chân rộng bằng vai, từ từ hạ người xuống tư thế ngồi xổm; giữ lưng thẳng và gót chân đặt trên sàn.
  • Giữ từ 10 đến 30 giây với hai tay đặt trên đầu gối.
  • Tường và bàn chân cách nhau rộng bằng vai.
  • Cẩn thận với đầu gối cong cho đến khi mẹ ở tư thế ngồi (như thể có một chiếc ghế vô hình bên dưới mẹ).
  • Thử đặt tay lên đùi để giữ thăng bằng.
  • Đầu gối/ngón chân hướng về phía trước. Giữ trong vài giây và nâng người lên trở lại.
  • Thực hiện tối đa 10 lần lặp lại.

3. Mẹ đừng quá lo lắng khi chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ

Sau nhiều tháng trông đợi, ngày dự sinh đã cận kề. Thế nhưng mẹ vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu đặc biệt nào. Thật sốt ruột và lo lắng! Bình tĩnh mẹ nhé. Ngày dự sinh dựa vào kỳ kinh cuối chỉ mang tính tham khảo mà thôi. Nếu mẹ rụng trứng trễ hơn thời điểm dự kiến thì nhiều khả năng bé sẽ sinh ra trễ hơn ngày dự sinh. Kể cả với ngày dự sinh được tính toán chính xác, cũng có những phụ nữ mang thai kéo dài hơn mà không có lý do rõ ràng.

Mẹ vẫn còn vài tuần nữa trước khi được xem là “sinh muộn”. Để chắc chắn rằng bé vẫn khỏe mạnh, bác sĩ sẽ siêu âm và làm các test đánh giá sức khỏe của thai và quyết định xem có nên chấm dứt thai kỳ không.

Mẹ sẽ được đo trắc đồ sinh vật lí (BPP), trong đó bao gồm khám siêu âm kiểm tra các cử động toàn thân của thai nhi, cử động hô hấp, trương lực cơ; cũng như lượng nước ối bao quanh bé, phản ánh nhau thai đang hỗ trợ bé tốt thế nào.

Việc theo dõi nhịp tim thai qua test không xâm lấm (non-stress test) sẽ được thực hiện riêng lẻ hoặc cùng với các xét nghiệm kể trên.

Nếu kết quả trắc đồ sinh vật lí (BPP) không chắc chắn chẳng hạn như mức nước ối quá thấp, mẹ sẽ được can thiệp để chuyển dạ. Nếu tình hình nghiêm trọng, mẹ có thể được mổ lấy thai ngay lập tức. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem cổ tử cung của mẹ đã sẵn sàng về vị trí, độ mềm, mỏng và giãn nở hay chưa. Kết quả này sẽ quyết định việc “kích thích chuyển dạ” sẽ được thực hiện như thế nào và vào lúc nào.

>> Xem thêm: Chỉ số nước ối tuần 39 bao nhiêu thì phải mổ?

Nếu cơ thể không tự bắt đầu quá trình chuyển dạ, mẹ sẽ được can thiệp, thường là vào khoảng giữa tuần 40 và 41.

4. 9 dấu hiệu cảnh báo mẹ không nên bỏ qua

Một số người sẽ sinh con ở tuần 39. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy đến bệnh viện ngay lập tức nhé:

  • Tiết dịch màu nâu hoặc hồng.
  • Máu chảy ra từ âm đạo.
  • Ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Đau đầu khủng khiếp và dai dẳng.
  • Các vấn đề về thị lực (mờ, nhạy sáng, nhìn thấy các điểm hoặc đèn nhấp nháy).
  • Đau ngay dưới xương sườn.
  • Phù bàn chân, mắt cá chân, bàn tay và mặt.
  • Những cơn đau dạ dày dai dẳng.
  • Nhiệt độ cao (trên 37,5ºC) nhưng không có các triệu chứng cảm cúm hoặc cảm lạnh khác.

>> Xem thêm: Thai nhi tuần 39 chưa có dấu hiệu sinh phải làm sao?

5. Một số cách kích thích và giúp mở cổ tử cung

  • Đi dạo: Hãy mang giày thể thao và đi bộ nhẹ nhàng. Đây không phải là một phương pháp gây chuyển dạ khi thai 39 tuần, song một số chuyên gia tin rằng việc đi bộ sẽ đẩy em bé xuống cổ tử cung và áp lực bắt đầu giãn ra.
  • Châm cứu: Điều này chưa được chứng minh, nhưng có một số bằng chứng cho thấy châm cứu giúp điều chỉnh lưu lượng máu, kích thích cổ tử cung giãn ra. Tuy nhiên, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
  • Quan hệ tình dục: Một số người tin rằng đạt cực khoái có thể giúp mang lại các cơn co thắt. Do đó mẹ vẫn có thể quan hệ tình dục vào thời điểm này nếu cơ thể thấy thoải mái.

6. Chuẩn bị cho quá trình sinh nở

  • Hãy thư giãn hết mức có thể! Mẹ có thể thuê vài bộ phim, chọn đọc một cuốn tiểu thuyết hoặc tạp chí, nghe một đĩa CD mới, ngủ hoặc chợp mắt bất cứ khi nào có thể. Mẹ đang ở điểm cuối của thai kỳ và xứng đáng được có những khoảng thời gian tĩnh! Nếu mẹ vận động liên tục đến lúc sinh, mẹ sẽ kiệt sức sau khi sinh bé.
  • Tìm hiểu về việc mang thai sau sinh. Điều này không hề thừa nhé. Nhiều người nghĩ đang cho con bú không có kinh thì không thể mang thai. Song đừng tin kẻo lại “vỡ kế hoạch” mẹ nhé. Cho con bú bị vô kinh nhưng khả năng mang thai vẫn xảy ra. Vì thế, mẹ nên có biện pháp ngừa thai hiệu quả như đặt vòng, dùng bao cao su, cấy que tránh thai

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 39 tuần

1. Thai 39 tuần mổ được chưa?

Nhiều mẹ thắc mắc thai 39 tuần mổ được chưa? Hầu hết các ca sinh mổ đều thực hiện khi thai 38 đến 39 tuần. Trong trường hợp bình thường; không có những cảnh huống đặc biệt xảy ra; hầu hết các mẹ bầu chọn sinh mổ sẽ ở tuổi thai 38 đến 39 tuần thay vì 40 tuần. Thời điểm này được đưa ra dựa trên mốc phát triển của thai nhi.

2. Thai 39 tuần bụng chưa tụt?

Trong trường hợp thai nhi 39 tuần tuổi mà bụng mẹ vẫn chưa tụt xuống thì có thể là do ngôi thai ngược.

Lúc này, nếu mẹ có những dấu hiệu chuyển dạ trong vòng 24 giờ, chẳng hạn như đau bụng dữ dội, vỡ ối, tử cung giãn ra thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ phẫu thuật mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

3. Mẹ bầu 39 tuần quan hệ có sao không?

Mẹ bầu 39 tuần quan hệ có sao không? Theo các khuyến nghị của chuyên gia, việc quan hệ tình dục khi mang thai tương đối an toàn; kể cả khi thai được 40 tuần. Nhưng quan hệ tình dục bây giờ có thể sẽ cảm thấy không dễ chịu.

Lưu lượng máu tăng lên có thể khiến quan hệ tình dục trở nên thú vị hơn trong tam cá nguyệt thứ hai của mẹ có thể dẫn đến cảm giác tê.

4. Thai 39 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ?

Mẹ mang thai 39 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bổ sung những thực phẩm sau nhé:

  • Dứa: Dứa có enzyme bromelain giúp làm mềm cổ tử cung và kích hoạt các cơn co thắt.
  • Thực phẩm cay: Thực phẩm cay có thể gây kích ứng ruột của mẹ, gây ra chuột rút và co thắt tử cung cho những phụ nữ đã giãn nở.
  • Trà lá mâm xôi đỏ: Trà thảo mộc làm từ lá cây mâm xôi đỏ được cho là có tác dụng thúc đẩy lưu lượng máu đến tử cung và do đó kích hoạt các cơn co thắt.

>> Mẹ xem thêm 3 cách chuyển dạ nhanh, ít đau khi sinh thường

5. Thai 39 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Lượng nước ối đến tuần 39 đến 42 giảm xuống còn khoảng 540 đến 600ml. Đây là khoảng thời gian mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ.

[inline_article id=2473]

Hy vọng qua bài viết mẹ đã biết thêm về sự phát triển của thai 39 tuần tuổi. Cũng như cách chăm sóc cho chính bản thân mình trong giai đoạn này! Chúc mẹ đón con chào đời thật thuận lợi!

BÁCH SƠN 

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Sự phát triển của thai 33 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

Thai 33 tuần đã phát triển như thế nào? Thai 33 tuần nặng bao nhiêu? MarryBaby mời mẹ cùng khám phá sự phát triển của thai nhi tuần thứ 33 trong bài viết sau nhé!

1. Thai 33 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), ở tuần thai thứ 33, bé đã có cân nặng khoảng 2-2,3kg, to gần bằng một quả bí đao và dài gần 42cm.

Thực tế, mỗi bé sẽ có sự tăng trưởng và phát triển khác nhau trong thời gian này. Chính vì vậy, nếu cân nặng và chiều dài của bé hơi khác một chút so với những số liệu trên, mẹ cũng không cần phải quá lo.

Ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 33 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 78 – 88mm, trung bình là 83mm.
  • Chiều dài xương đùi của thai (FL): 60 – 66mm, trung bình là 63mm.
  • Chu vi bụng của bé (AC): 269 – 308mm, trung bình là 288mm.
  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 289 – 318mm, trung bình là 303mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 1807g – 2419g, trung bình là 2103g.

Vậy mẹ đã biết thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; và những chỉ số thai nhi 33 tuần rồi đó. Tuy nhiên, các con số này chỉ mang tính chất tham khảo mẹ nhé. Khi siêu âm bác sĩ sẽ căn cứ trên các bộ số liệu của quần thể tham chiếu gần nhất với mẹ để theo dõi.

thai 33 tuần
Hình ảnh thai 33 tuần cho mẹ biết thai 33 tuần nặng bao nhiêu?

Thai 33 tuần phát triển như thế nào?

Mẹ biết được thai 33 tuần phát triển như thế nào sẽ giúp con tốt nhất có thể để lớn khỏe mạnh trong bụng mẹ.

1. Lớp mỡ thai 33 tuần tuổi dày hơn

Lớp mỡ của bé đang đầy lên giúp bé tròn trĩnh hơn. Ngoài ra, lớp mỡ này có tác dụng giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra. Da của bé cũng mịn hơn.

2. Thai 33 tuần sinh được chưa?

Thai 33 tuần tất nhiên là chưa thể sinh được, nhưng nếu vì một số lý do không thể thay đổi như:

  • Chuyển dạ sanh non.
  • Nhau bong non.
  • Nhau tiền đạo ra huyết nhiều.
  • Tiền sản giật nặng.
  • Bệnh lý nội khoa, ngoại khoa của mẹ không cho phép kéo dài thai kỳ thì việc bé phải ra đời là bất khả kháng. 

Khi thai nhi 33 tuần tuổi, mỗi thời khắc sống trong buồng tử cung đều rất ý nghĩa với sinh mạng của trẻ, kết cục sẽ còn tùy thuộc nhiều yếu tố trong đó tiềm lực y tế rất quan trọng.

3. Mẹ cảm nhận những cú đạp của thai nhi rõ ràng hơn

Thai 33 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ có thể cảm nhận những cú đạp rõ ràng của con
Thai 33 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ có thể cảm nhận những cú đạp rõ ràng của con

Mẹ thường thắc mắc thai 33 tuần đạp nhiều hay ít? Đến giai đoạn này, lượng nước ối trong bụng mẹ đã đạt mức tối đa khi mang thai 33 tuần. Em bé lớn, chiếm nhiều chỗ hơn trong tử cung. Nhờ đó, mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những cú đạp của thai nhi.

4. Thai 33 tuần tuổi biết làm gì? Bé đã có thể phân biệt ngày và đêm

Mẹ có đang tự hỏi thai 33 tuần tuổi biết làm gì không? Trong giai đoạn này, thai nhi hoạt động ngày càng giống em bé; mắt nhắm lại trong khi ngủ; và mắt mở khi thức. Lúc thai nhi 33 tuần, thành tử cung ngày càng mỏng hơn, ánh sáng xuyên qua tử cung giúp thai nhi phân biệt giữa ngày và đêm.

5. Hệ thống miễn dịch của thai nhi đang phát triển

Thai nhi tuần 33 đã đạt được một cột mốc quan trọng: Bé có hệ thống miễn dịch của riêng mình. Các kháng thể vẫn tiếp tục truyền từ mẹ sang con khi hệ miễn dịch của thai nhi tiếp tục.

Mang thai 33 tuần là mấy tháng?

Nếu đang mang thai 33 tuần, mẹ đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ. Chỉ còn khoảng 1-2 tháng nữa là mẹ gặp mặt bé rồi. Vậy là mẹ đã biết mang thai 33 tuần là mấy tháng rồi đó!

Thai 33 tuần phát triển như thế nào? Hình ảnh của thai nhi 33 tuần tuổi
Thai 33 tuần phát triển như thế nào? Hình ảnh của thai nhi 33 tuần tuổi

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 33 tuần

1. Xuất hiện những nốt đỏ, ngứa

Nếu nhận thấy có những lằn hay nốt đỏ ngứa ngáy trên bụng mình; hoặc ở bắp đùi và ở mông nữa thì có thể mẹ đang bị tình trạng sẩn ngứa mề đay hay nốt sần thai kỳ, gọi tắt là PUPPP.

Tình trạng này do thai 33 tuần và mẹ tăng cân nhanh, các tế bào da phát triển không kịp nên bị rạn da kèm theo các triệu chứng khó chịu. Có số ít thai phụ mắc phải PUPPP, ước tính khoảng 1 trong 150 thai phụ gặp vấn đề này; tuy không gây nguy hiểm nhưng đây là tình trạng khá khó chịu.

Nếu không an tâm, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp bị ngứa khắp người, kể cả khi không hề bị nổi ban, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra, vì điều này có thể báo hiệu vấn đề về gan.

2. Mệt mỏi

Đến thời điểm thai 33 tuần, mẹ sẽ lại cảm thấy mệt mỏi, dù không đến nỗi khổ sở như trong giai đoạn đầu thai kỳ. Sự mệt mỏi này hoàn toàn dễ hiểu với những căng thẳng mà cơ thể mẹ đang phải chịu đựng, cùng những đêm không ngủ được do thức dậy đi tiểu thường xuyên và lật trở người để được thoải mái.

Giờ là lúc mẹ cần làm mọi việc một cách nhẹ nhàng, chậm rãi cũng như theo dõi kỹ những dấu hiệu chuyển dạ để sẵn sàng cho việc sinh nở. Nếu mẹ đang ngồi hay nằm lâu, đừng bật dậy quá nhanh. Máu có thể dồn xuống chân gây nên tình trạng giảm huyết áp tạm thời khiến mẹ cảm thấy chóng mặt.

bà bầu bị cảm
Đến thời điểm thai 33 tuần, mẹ sẽ lại cảm thấy mệt mỏi, dù không đến nỗi khổ sở như trong giai đoạn đầu thai kỳ.

3. Mất ngủ

Khi thai nhi 33 tuần tuổi, cơ thể mẹ bầu đối diện với sự thay đổi nội tiết tố, đi tiểu lúc nửa đêm, bị “chuột rút” ở chân, ợ nóng và bụng to như quả bóng rổ… Những hiện tượng này dễ khiến mẹ gặp triệu chứng mất ngủ.

Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ thử tắm nước ấm, tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng… Mẹ cũng có thể đọc một quyển sách, nghe một đoạn nhạc êm dịu để giấc ngủ tới dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ tránh ăn hoặc uống quá gần giờ đi ngủ vì sẽ gây no bụng và làm khó ngủ.

4. Hay quên 

Mẹ mang thai 33 tuần dễ có chứng hay quên. Nguyên nhân có thể do sự tăng lượng hormone trong cơ thể làm giảm hoạt động của một số nơ ron thần kinh, cũng có thể mẹ có nhiều vấn đề lo nghĩ nên làm giảm tập trung những việc khác, đôi khi hay quên là vì mẹ mệt mỏi, ngủ không đủ giấc.

5. Móng tay mẹ giòn hơn

Mẹ có thể thấy móng mọc nhanh và trở nên giòn hơn. Nếu móng tay bị giòn, hãy thử bổ sung nhiều biotin bằng cách ăn chuối, bơ, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt an toàn trong thai kỳ.

6. Cơn co thắt Braxton Hicks

Tử cung của mẹ bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh nở với các cơn co thắt Braxton Hicks, đôi khi được gọi là các cơn co thắt tử cung luyện tập cho việc mẹ sinh nở. Mẹ có thể cảm nhận những cơn co thắt này giống như cảm giác siết chặt bụng trong 20 đến 30 giây. Trong trường hợp các cơn co thắt gây đau đớn quá sức chịu đựng, mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra.

Các mẹ mang thai 33 tuần gò cứng bụng thường xuyên. Và cảm thấy hoang mang vì không biết thai 33 tuần gò nhiều có sao không? Theo các bác sĩ, mẹ mang thai 33 tuần cơn gò cứng bụng như vậy cần kiểm tra xem cơn gò kéo dài trong bao nhiêu giây và bao lâu sau thì cơn gò này cứng lại, sự “thường xuyên” và “gò cứng bụng, đau nhiều” đều là cảm giác chủ quan của mẹ và tuỳ cảm nhận, mức độ lo lắng từng người, do đó cần được đánh giá khách quan và thăm khám cụ thể.

Nếu thực sự mẹ đau bụng nhiều và cơn gò xảy ra lặp lại nhiều hơn những cơn co Braxton Hicks, kèm theo các bất thường khác thì có thể là doạ sinh non hoặc chuyển dạ sanh non,. Mẹ có thể phân biệt cụ thể như sau:

Nếu cơn gò là trường hợp dọa sinh non:

  • Mẹ sẽ thấy đau bụng có tính chất từng cơn; tức nặng bụng dưới, đau lưng; ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy.
  • Cơn co tử cung với tần suất 2 cơn/10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây; cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm.

Nếu cơn gò là dấu hiệu sinh non:

  • Mẹ sẽ thấy đau bụng từng cơn, tính chất đều đặn và tăng dần; ra dịch âm đạo, dịch nhầy, máu và nước ối.
  • Cơn co tử cung có tính chất dày hơn từ 2 – 3 lần/10 phút, và tăng dần theo thời gian; cổ tử cung mở trên 2cm; thành lập đầu ối và vỡ ối.
thai 33 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của cơ thể mẹ
Thai 33 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của cơ thể mẹ

7. Giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có thể xuất hiện với các hiện tương các mạch máu nổi gồ, dễ dàng nhìn thấy ở bắp chân. Nhiều mẹ bầu còn có cảm giác đau nhức, nặng nề ở chân. Nếu hiện tượng này chỉ xảy ra khi mẹ mang thai thì nó cũng sẽ hết sau khi bé chào đời.

8. Đau dây chằng tròn

Nếu bị đau bụng khi ngồi dậy đột ngột, mẹ có thể bị đau dây chằng tròn. Hiện tượng này xảy ra không thường xuyên và nếu không bị chảy máu hoặc sốt thì mẹ không cần phải quá lo âu.

Lời khuyên của bác sĩ thai nhi 33 tuần phát triển tốt

1. Thai nhi 33 tuần nên ăn gì?

1.1. Axit béo omega-3

Mẹ bầu nên ăn gì khi thai 33 tuần? Mẹ hãy bổ sung thực phẩm giàu axit béo omega-3
Mẹ bầu nên ăn gì khi thai 33 tuần? Mẹ hãy bổ sung thực phẩm giàu axit béo omega-3

Axit béo omega-3 (DHA) có nhiều trong dầu cá. Chất này có thể thể liên quan với việc giảm chuyển dạ sinh non và ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.

Ngoài ra, trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi cũng cần tích lũy nhiều axit béo omega-3 (DHA) để phát triển trí não và thị lực.

Mẹ mang thai 33 tuần nên bổ sung thức ăn chứa DHA trong bữa chính khoảng 2 lần/tuần, cụ thể như nhiều loại cá và động vật có vỏ nấu chín, ít thủy ngân, như tôm, cá lóc, cá hồi, cá da trơn…, không nên ăn cá kiếm, cá mập và cá ngừ có thể chứa độc tố không an toàn cho thai kỳ.

DHA cũng có nhiều trong tảo và trứng. Trong trường hợp mẹ không thích ăn các loại thực phẩm này thì có thể lựa chọn viên bổ sung DHA.

1.2. Canxi

Mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng nhiều cách ngoài việc uống sữa. Mẹ có thể trộn sữa vào sinh tố. Hoặc mẹ cũng có thể thay thế sữa bằng sữa chua hoặc phô mai. Hãy nhớ rằng bỏ qua sữa có nghĩa là không chỉ thiếu canxi mà còn vitamin D. Sữa chua và phô mai không chứa nhiều vitamin D. Tuy nhiên, mẹ có thể bổ sung vitamin D bằng ánh sáng mặt trời.

>> Xem thêm: Hình ảnh chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu theo từng tháng

2. Chế độ vận động dành cho mẹ bầu 33 tuần

Tập thể dục giúp cho cơ thể mẹ bầu trở nên dẻo dai, làm tăng trương lực cơ. Tuy nhiên, mẹ bầu mang thai tuần 33 nên tập các bài thể dục nhẹ, vừa phải; nếu có nâng tạ nên dùng loại tạ có trọng lượng nhẹ. Phụ nữ chỉ nên tập nặng khi đã hoàn toàn hồi phục sau khi sinh nở.

3. Chăm sóc bản thân: Vượt qua chứng mất ngủ

Khi mang thai 33 tuần, cơ thể người mẹ cần được nghỉ ngơi. Do đó, mẹ hãy cố gắng hết sức để có được sự thoải mái; trước và trong khi đi ngủ.

Hãy thử tắm nước ấm và uống một cốc sữa ấm trước khi bước vào, tránh tập thể dục, ăn hoặc uống quá gần giờ đi ngủ và mát xa cơ thể. Nếu giấc ngủ vẫn còn làm mẹ khó chịu, hãy đọc một cuốn sách hoặc nghe nhạc êm dịu cho đến khi cơn buồn ngủ ập đến.

Tư thế nằm ngủ cũng cần lưu ý trong giai đoạn này. Một số chuyên gia cho rằng, nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ lý tưởng cho cả mẹ và thai nhi; vì nó cho phép lưu lượng máu và chất dinh dưỡng đến nhau thai tối đa. Nó cũng có thể giúp giảm sưng ở bàn chân, mắt cá chân và bàn tay của mẹ.

tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu 33 tuần

4. Mẹ cần cảnh giác với liên cầu khuẩn nhóm B

Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn phổ biến; có tới 2/5 người bị vi khuẩn này sống trong cơ thể. Liên cầu khuẩn này có thể gây hại cho thai kỳ như dẫn tới chuyển dạ sinh non, vỡ màng ối non, viêm màng ối. Mẹ hãy hỏi đến vấn đề này đi khám để được bác sĩ tư vấn nhé.

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 33 tuần

1. Thai 33 tuần chưa quay đầu có sao không?

Thông thường, sau tuần 30 trẻ quay đầu thành ngôi thuận và giữ tư thế đó cho đến hết thai kì. Tuy nhiên, có trẻ gần đến lúc sinh mới ổn định tư thế ngôi thai. Để xác định ngôi thai, bạn cần đến gặp bác sĩ để khám và siêu âm, việc bạn cảm nhận thấy trẻ quay ngang quay dọc có thể bạn nhầm lẫn thai cử động trong bụng mẹ hoặc buồng ối quá rộng do đa ối hoặc do trẻ chưa ổn định tư thế.

Bạn không cần lo lắng quá, hãy tập thể dục nhẹ mỗi ngày 30p, đi bộ nhiều hơn, cho bé nghe nhạc bằng cách đặt tai nghe ở 2 bên xương mu, và thường xuyên theo dõi thai ở chuyên khoa sản.

Thai 33 tuần chưa quay đầu có sao không?
Em bé xoay về ngôi thai đầu sẽ giúp mẹ thuận lợi trong việc sinh nở

2. Thai 33 tuần đau bụng lâm râm có sao không?

Nhiều mẹ lăn tăn thai 33 tuần đau bụng lâm râm có sao không? Đau bụng là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai, khi thai bắt đầu làm tổ trong lớp nội mạc tử cung.

Trong thời kỳ 3 tháng cuối, đau bụng có thể xuất hiện vì tử cung phải căng ra để chứa thai đang phát triển. Một số mẹ bị ợ nóng do trào ngược dạ dày, thực quản hoặc cảm thấy da của bụng đang căng ra.

Nếu đau bụng ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể do một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Mẹ bầu cần thăm khám với bác sĩ khi có triệu chứng sau:

  • Khi xảy ra với các triệu chứng khác, chẳng hạn như ngứa.
  • Đau bụng bất ngờ hoặc dữ dội.
  • Đau bụng liên tục.
  • Đau ở một vị trí cụ thể.
  • Đau xuất hiện cùng với sốt, buồn nôn hoặc nôn.
  • Đau xuất hiện cùng với chảy máu âm đạo.

3. Thai 33 tuần độ trưởng thành 2 là như thế nào?

Độ trưởng thành của thai nhi haу còn gọi là độ trưởng thành nhau thai. Đâу là khái niệm dùng để chỉ mức độ lắng đọng canхi trong bánh nhau (ᴠôi hóa) của nhau thai. Khi thai nhi càng lớn thì ѕự tích tụ canхi càng tăng dần; ᴠà khi thai trưởng thành (khoảng trên 38 tuần) thì ѕẽ хảу ra hiện tượng ᴠôi hóa bánh nhau. Tuу nhiên đâу là hiện tượng bình thường, bác sĩ sẽ dựa ᴠào đó để đánh giá mức độ trưởng thành của em bé.

Tình trạng vôi hóa sớm bánh nhau chủ yếu quan sát trên hình ảnh siêu âm. Nếu cân nặng thai nhi đủ theo tiêu chuẩn thì mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Thai 33 tuần tuổi phát triển như thế nào? Thai 33 tuần độ trưởng thành 2 là gì?
Thai 33 tuần tuổi phát triển như thế nào? Thai 33 tuần độ trưởng thành 2 là gì?

4. Thai 33 tuần ăn gì cho con tăng cân?

Mẹ bầu tham khảo những nhóm thực phẩm sau nhé:

  • Sắt và canxi giúp thai nhi phát triển hệ xương chắc khỏe.
  • Chất béo giúp phát triển trí não và tăng cân cho thai nhi.
  • Sữa, trứng, thịt bò, gan động vật bổ sung protein cho trẻ phát triển.
  • Các loại hạt.
  • Vitamin và chất xơ giúp tăng sức đề kháng.
  • Gạo lức.
  • Quả bơ.
  • Nước cam.

>> Mẹ xem thêm bài viết hướng dẫn Ăn gì để tăng cân nhanh

5. Mẹ nên lên kế hoạch sinh nở như thế nào?

Lên kế hoạch dự phòng cho việc sinh nở. Dù thời gian mang thai lý tưởng là 40 tuần, mẹ có thể sẽ sinh sớm hơn hoặc có biến chứng nào đó buộc phải ở lại bệnh viện lâu hơn dự tính. Hãy đưa chìa khóa nhà cho người thân để phòng trường hợp mẹ cần thứ gì đó trong khi không thể về nhà. Lên danh sách những người sẽ giúp mẹ những việc sau đây:

  • Bà bầu nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
  • Đưa đón những trẻ lớn đi học hoặc các lớp ngoài giờ.
  • Những việc vặt ở nhà như chăm sóc vật nuôi, tưới cây cảnh.
  • Làm thay công việc của mẹ tại chỗ làm hay bất cứ nghĩa vụ nào khác.

[inline_article id=2466]

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã hiểu hơn về sự phát triển của thai 33 tuần. Đồng thời cũng nắm trong tay những bí kíp chăm sóc bản thân; và được giải đáp một số thắc mắc thường gặp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Tháng thứ 27: Bé thích cắn bạn

Bé 2 tuổi thích cắn bạn
Một số bé 2 tuổi thường hay cắn khi bé giận dỗi hoặc cảm thấy bị đe dọa, bởi vì bé không biết cách bày tỏ cảm xúc của mình và việc bày tỏ thông qua hành động sẽ mạnh hơn là dùng lời nói, bằng cách… cắn!

Không vì thế mà bạn chấp nhận cho hành động ấy của bé nhé. Hơn ai hết, bạn cần cho con biết đây không phải là thói quen tốt và cần phải bỏ ngay. Nên tỏ ra bình tĩnh và nghiêm nghị khi nói với bé: “Con không được cắn vì như thế sẽ làm người khác đau”. Sau đó bạn hãy quay sang trẻ bị bé cắn và xoa dịu. Việc làm rối lên và quá kích động sẽ chỉ âm thầm khích lệ bé tiếp diễn tình trạng này vào một lần khác.

Bạn có thể tỏ ra đồng cảm với bé nhưng vẫn lặp lại nguyên tắc cư xử đúng đắn cho bé biết: “Mẹ biết con bực bội vì bạn lấy đồ chơi của con, nhưng con không được phép cắn bạn. Nếu giận, con có thể dùng lời nói cho bạn biết hoặc nói với mẹ”.

Đôi khi “căn bệnh thích cắn” của một đứa bé 2 tuổi được ví như một bệnh dịch bắt nguồn từ môi trường những người chăm sóc bé hàng ngày như mẫu giáo hay sân chơi. Điều này xảy ra bởi các bé 2 tuổi rất thích quan sát và học hỏi hành vi ứng xử được tạo ra bởi những người xung quanh bé, đặc biệt là người lớn. Chính vì vậy, bạn càng cần bình tĩnh hơn khi xử lý tình huống này để làm gương cho bé.

Cuộc sống của mẹ: Để bé ngồi yên dễ hay khó
Bé con hiếu động của bạn liệu có thể ngồi yên trong bao lâu? Chắc chắn là ngắn hơn nhiều so với một buổi lễ nhà thờ, họp dân phố, một bài phát biểu hay buổi lễ kỷ niệm nào đó.

bé 2 tuổi thích cắn bạn
Thật khó để bắt một đứa bé 2 tuổi ngồi yên ngoan ngoãn như thế này

Trẻ 2 tuổi ưa bốc đồng và hay ngọ nguậy, bé vẫn chưa định hình đâu là cách ứng xử phù hợp trong những tình huống như thế này. Khoảng thời gian tập trung thông thường của bé là từ 3 đến 5 phút, tương ứng với mỗi năm tuổi đời của trẻ.

Khi dự một cuộc họp trang trọng nào đó mà bạn phải dắt bé theo cùng, chắc chắn rằng bạn có mang theo những trò chơi tiêu khiển nhẹ nhàng cho bé như cuốn truyện, bút chì màu, gấu bông hay những món đồ chơi yêu thích của bé, bánh kẹo cũng là một cách hay.

Bạn cũng nên chọn ngồi ở những nơi nào đó trong hội trường để có thể dễ dàng lánh ra ngoài khi bé phát sinh sự cố nào đó mà không gây sự chú ý cho mọi người.