Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

Bộ não non nớt của bé hấp thụ âm thanh, giai điệu và ngôn ngữ để chuẩn bị bập bẹ cất tiếng nói đầu đời. Những bé có ba mẹ thường xuyên trò chuyện có xu hướng hình thành kỹ năng ngôn ngữ; và đàm thoại thành thạo hơn. Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh tốt nhất là ba mẹ bắt chước cách bé bập bẹ như ma-ma hay ba-ba để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Mẹ hãy cùng tìm hiểu những lý do tại sao ba mẹ nên nói chuyện với trẻ sơ sinh; và những cách nói chuyện với bé theo từng độ tuổi để phát triển cảm xúc và trí não của trẻ nhé.

Tại sao ba mẹ nên nói chuyện với trẻ sơ sinh?

tại sao ba mẹ nên nói chuyện với con
Biết cách nói chuyện với trẻ sơ sinh sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ dễ dàng hơn, đồng thời, tạo sự kết nối giữa mẹ và bé

Trẻ nhỏ có xu hướng chú ý nhiều và đáp lại háo hức khi mẹ bắt chước cách bé bập bẹ. Âm thanh cao vút và cường điệu từ ngữ của ba mẹ sẽ kích thích trí não của con phát triển.

Theo nghiên cứu, 80% sự phát triển thể chất của não bộ sẽ diễn ra trong 3 năm đầu đời. Khi bộ não bé bắt đầu lớn dần sẽ hình thành những sự liên kết để suy nghĩ, học hỏi và xử lý thông tin. Tất cả kết nối này gọi là khớp thần kinh; hình thành với tốc độ siêu nhanh trong vài năm đầu đời của trẻ.

Ba mẹ nói chuyện với con thường xuyên sẽ giúp kích hoạt các khớp thần kinh quan trọng trong phần não mang chức năng ngôn ngữ. Bé nghe được càng nhiều từ thì kết nối thần kinh đó càng mạnh. Trẻ sơ sinh càng bập bẹ nhiều thì lúc lên 2 tuổi bé sẽ nói được nhiều hơn.

Những cách cơ bản để nói chuyện với bé trẻ sơ sinh

cách nói chuyện với chuyện với trẻ sơ sinh
Các bước cơ bản trong cách nói chuyện với chuyện với trẻ sơ sinh

Để tương tác với bé dễ dàng hơn, mẹ nên biết cách nói chuyện với trẻ sơ sinh từ những bước cơ bản nhất. Dưới đây là những bước cơ bản trong cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để mẹ có thể thủ thỉ cùng con:

  • Hãy nói chuyện thường xuyên với con để bé hoạt bát hơn.
  • Hãy dành thời gian chơi cùng bé khi không có người khác bên cạnh.
  • Khi bé cố gắng trả lời, ba mẹ đừng ngắt lời hoặc quay chỗ khác.
  • Mẹ nên vừa nói chuyện vừa nhìn thẳng vào mắt trẻ.
  • Xem tivi nhiều có thể làm ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ sơ sinh. Thay vào đó, cha mẹ nên thu hút con bằng cách thủ thỉ với bé nhiều hơn.
  • Bật các đoạn nói chuyện thông thường cho bé nghe; để cảm thụ được các âm thanh trong cuộc sống hàng ngày.
  • Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng nên áp dụng các cách nói chuyện với trẻ sơ sinh này để giúp con thông minh hơn.

>> Mẹ xem thêm: Bé mấy tháng biết vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay?

[key-takeaways title=”Những câu, những điều không nên nói với trẻ sơ sinh”]

  • “Đừng khóc lóc bù lu bù loa lên!”. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng bé thể hiện cảm xúc khi trưởng thành.
  • “Cha mẹ làm tất cả mọi thứ chỉ vì con.”. Liên tục nhắc nhở bé về điều này sẽ khiến con thấy áp lực; thay vì được yêu thương.
  • “Đừng có mà trẻ con như vậy!”. Câu nói này có thể khiến trẻ cảm thấy mẹ đang không hiểu cho mình.
  • “Mẹ đã nói biết bao nhiêu lần rồi; mẹ còn phải nói gì nữa đây?”. Điều này sẽ khiến trẻ khó hiểu và không biết con phải làm gì tiếp theo.
  • “Mẹ thất vọng vì con!”. Câu nói này có thể gây tổn thương và khiến trẻ lớn lên tin rằng con là nỗi thất vọng của gia đình.

[/key-takeaways]

Cách nói chuyện với bé yêu để con thông minh

Trong năm đầu đời của con, cha mẹ cần biết cách nói chuyện với bé trẻ sơ sinh để phù hợp với từng mốc phát triển trí não và cảm xúc của con.

1. Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi

Bé từ 1-3 tháng tuổi nói chuyện bằng tất cả các hành động như nói bi bô, khóc, cười, đạp chân, quơ tay… Vì thế, cha mẹ nên thử các cách dưới đây để nói và trò chuyện với trẻ sơ sinh:

  • Hát, thủ thỉ, bi bô và chơi ú oà cùng con.
  • Nói lại cho con biết ba mẹ đang làm gì hay nhìn thấy gì trong lúc bé tắm, ăn…
  • Đọc sách và mô tả các bức tranh cho con nghe.
  • Cười và làm những hành động vui nhộn để khích lệ tinh thần khi bé bập bẹ hay đập chân tay…
  • Ở tháng thứ 2, bé bắt đầu bi bô những nguyên âm đơn giản như a-a, o-o. Ba mẹ hãy bắt chước và trộn lẫn với một số từ gần gũi để nói chuyện với trẻ sơ sinh.
  • Mẹ nên đối đáp liên tục và chờ bé trả lời để dạy con cách trò chuyện.

2. Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh từ 4-7 tháng tuổi

cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển trí thông minh cảm xúc
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh từ 4-7 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé cố gắng bắt chước những âm thanh xung quanh và thể hiện cảm xúc thông qua giọng nói. Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh độ tuổi này gồm:

  • Nói với con những từ gần giống với từ bé nói ra để kích thích từ vựng của trẻ phát triển. Ví dụ bé nói “a-a”, mẹ sẽ nói “ba-ba”.
  • Kéo dài cuộc nói chuyện với trẻ bằng cách nói chậm, nhấn giọng một vài từ nhất định và khuyến khích bé đáp lại.
  • Tập cho bé làm quen với các đồ vật khác nhau bằng cách cho bé nhìn và chỉ tay vào bức tranh hoặc đồ vật rồi ba mẹ mô tả đồ vật ấy cho bé.
  • Đọc sách, báo cho trẻ nghe hàng ngày, đặc biệt là những cuốn sách có nhiều tranh ảnh. Ba mẹ nên mô tả những hình ảnh đó và nên khen ngợi khi con bi bô theo.

3. Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh từ 8-12 tháng tuổi

Bé bắt đầu hiểu một số từ nhất định như “không” và cũng nói vài từ như “mama”, “baba”. Ở giai đoạn này, bé đã gần một tuổi nên sẽ hiểu một số câu nói nhất định như “bye-bye đi con”.

Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh độ tuổi này mẹ cần lưu ý:

  • Nói chuyện với con về những gì mà cả hai cùng nhìn thấy và thêm vào các từ khác làm sinh động hơn. Ví dụ, bé chỉ vào chiếc xe hơi và nói “xe”, mẹ đáp lại: “Đúng rồi, đó là chiếc xe hơi màu đỏ đó con”.
  • Gọi tên tất cả các món đồ mà bé tiếp xúc hàng ngày như thìa, sữa, quả bóng (trái banh)… Cha mẹ cũng nên gọi tên một số bộ phận cơ thể để con nhận biết như vai, bàn tay…
  • Giúp con diễn đạt cảm xúc bằng lời nói.
  • Khi muốn ngăn trẻ làm gì thì ba mẹ đừng la hét và giải thích dài dòng mà chỉ nói “không được”.
  • Hãy cùng hát và diễn theo lời bài nhạc với con.

>> Mẹ xem thêm: Bé mấy tháng biết ngồi và cột mốc quan trọng đầu đời

[inline_article id=683]

Bên cạnh quan tâm đến chiều cao và cân nặng của trẻ, mẹ cũng nên tương tác với bé nhiều hơn để con phát triển toàn diện. Tuy nhiên, mỗi trẻ nhỏ đều học nói với tốc độ riêng nên ba mẹ đừng quá lo lắng khi con không nói nhanh như bạn bè cùng tuổi. Điều bạn cần làm đó là học cách nói chuyện với trẻ sơ sinh thường xuyên hơn, con yêu sẽ lớn khôn một cách tự nhiên trông thấy!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cháo khoai tây cho bé ăn dặm: 4 cách nấu ngon và bổ dưỡng

Khoai tây là một loại thực phẩm được xếp vào danh sách giàu vitamin và khoáng chất, có tác dụng hỗ trợ cho sự phát triển hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu cách nấu cháo khoai tây cho bé ăn dặm vừa ngon vừa đơn giản dưới đây nhé.

1. Hàm lượng dinh dưỡng có trong cháo khoai tây

Khoai tây cho bé ăn dặm được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ bởi vì dễ ăn mà còn bởi vì lượng dinh dưỡng phong phú có trong đó:

  • Protein: Thành phần protein trong khoai tây có giá trị gần tương đương với trứng và sữa. Ngoài ra, trong khoai tây còn chứa các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được như lysine, methionine,… Các chất dinh dưỡng này có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các bé.
  • Năng lượng: Khoai tây cung cấp năng lượng cho cơ thể thấp hơn nhiều so với gạo, ngô, hay bột mì. Tuy nhiên chúng lại tốt cho những người ăn kiêng. Nen mẹ không cần lo bé hấp thụ quá nhiều dẫn đến thừa chất, béo phì.
  • Vitamin C: Với những trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi, cơ thể bé sẽ cần khoảng 15g vitamin C mỗi ngày. Tương đương với khoảng 100g khoai tây. Vitamin C trong khoai tây không chỉ giúp cơ thể bé bảo vệ tế bào. Mà còn giúp giải trừ độc tố, chống dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng cho bé yêu.
  • Kali: Việc tiêu thụ khoai tây sẽ giúp bé bổ sung kali. Qua đó hỗ trợ phát triển xương và phòng chống nguy cơ loãng xương của trẻ nhỏ.
  • Magie: Trong khoai tây chứa hàm lượng magie khá cao. Đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ của trẻ. Qua đó, cũng phòng tránh các tình trạng chậm lớn, các hiện tượng kèm theo như chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi,…

>> Mẹ xem thêm: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mẹ nên nắm rõ

2. Hướng dẫn cách nấu cháo khoai tây cho bé ăn dặm

2.1 Cách nấu cháo khoai tây cho bé ăn dặm với cà rốt và thịt heo

cách nấu cháo khoai tây cho bé với cà rốt
Cháo khoai tây cho bé ăn dặm với cà rốt và thịt heo

Khoai tây được nấu chín có chứa hàm lượng vitamin C cao, dễ dàng hấp thụ và tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Đặc biệt là các bé trong độ tuổi ăn dặm. Cách nấu cháo khoai tây cho bé kết hợp với cà rốt và thịt heo băm nhuyễn sẽ giúp hỗ trợ phát triển đề kháng; trí não và chiều cao ở trẻ nhỏ.

Nguyên liệu:

  • 1/2 củ cà rốt.
  • 1 củ khoai tây.
  • 1 bát gạo trắng.
  • 100g thịt heo nạc băm nhuyễn.
  • Hành ngò, các gia vị cần thiết khác.

Cách nấu cháo khoai tây, cà rốt, thịt heo cho bé:

  • Gạo đem vo sạch, ngâm nước 30 phút rồi để ráo.
  • Rang gạo hơi nóng trên ngọn lửa nhỏ (không nhất thiết phải đợi gạo vàng) để cháo thơm ngon hơn.
  • Cà rốt và khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn.
  • Thịt heo nạc xay nhuyễn rồi ướp thêm một chút gia vị, trộn đều và để khoảng 15 phút.
  • Gạo sau khi rang xong, mẹ cho vào nồi nước nấu tới nhừ.
  • Khi gạo nở bung ra, cho cà rốt, khoai tây vào nồi cháo, khuấy đều tay.
  • Đổ 1 ít nước vào nồi rồi cho thịt đã xay nhuyễn vào để giúp thịt không bị vón cục.
  • Đun nồi cháo đến nhừ, khi tất cả các nguyên liệu đều chín thì tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát, thêm 5ml dầu ô liu để bổ sung thêm dinh dưỡng cho con.

>> Mẹ xem thêm: Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân, ngừa táo bón

2.2 Cách nấu cháo khoai tây cho bé ăn dặm 6 tháng với thịt bò

cách nấu cháo khoai tây cho bé với thịt bò
Cháo khoai tây cho bé ăn dặm 6 tháng với thịt bò

Món cháo được kết hợp giữa khoai tây và thịt bò sẽ mang lại hương vị tuyệt vời với các dưỡng chất tốt cho đường ruột, tiêu hóa cũng như sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.

Nguyên liệu:

  • 1/2 củ khoai tây.
  • Hơn 2 bát nước.
  • 2 thìa súp gạo lứt giã nát.
  • Nước mắm, đường và hành.
  • 1 thìa súp thịt bò xay nhuyễn.

Cách nấu cháo khoai tây, thịt bò cho bé:

  • Mẹ mang gạo lứt rửa thật sạch rồi ngâm với nước ấm khoảng 1 tiếng cho gạo nở ra.
  • Khoai tây rửa sạch, hấp chín rồi tán thật nhuyễn. Đem thịt bò băm nhuyễn đánh tơi với 1/2 bát nước rồi hấp chín.
  • Khi nấu cháo, bạn cho gạo và 2 bát nước vào nồi rồi đun cho đến khi chín nhừ.
  • Tiếp đến cho hỗn hợp thịt bò đánh tơi và khoai tây tán nhuyễn vào nấu cùng. Mẹ lưu ý khuấy đều tay.
  • Khi tất cả nguyên liệu đã được nấu chín thì nêm thêm chút gia vị cho món cháo rồi tắt bếp.
  • Thêm một chút dầu mè rồi khuấy đều để tăng hương vị, kích thích vị giác của bé, giúp bé ăn ngon hơn.

[inline_article id=279252]

2.3 Cách nấu cháo khoai tây cho bé với thịt gà

cách nấu cháo khoai tây cho bé với thịt gà
Cháo khoai tây cho bé với thịt gà

Cách nấu cháo khoai tây với thịt gà phù hợp cho bé trong những độ tuổi dưới đây:

  • 6,5-7 tháng tuổi (ăn dặm kiểu truyền thống)
  • 7-8 tháng (ăn dặm kiểu Nhật)
  • 9-12 tháng (ăn dặm tự chỉ huy, giai đoạn bé tập dùng thìa để xúc ăn).

Nguyên liệu:

  • 25g bột gạo.
  • Nước hầm từ xương gà.
  • 1 củ khoai tây nạo sạch vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Một chút dầu óc chó hoặc dầu ăn dặm cho bé.
  • 20g thịt ức gà rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi xay thật nhuyễn.

Cách nấu cháo khoai tây cho bé thịt gà:

  • Đem khoai tây hấp đến khi chín mềm rồi đem xay nhuyễn với nước hầm xương gà.
  • Đánh tơi thịt gà đã xay với nước hầm xương rồi cho lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi sôi thì xay lại lần nữa để gà nhuyễn.
  • Hòa tan 25g bột gạo vào trong 200ml nước hầm xương gà rồi cho lên bếp đun với lửa nhỏ. Mẹ lưu ý nhớ khuấy đều tay đến khi bột sôi.
  • Thêm vào bột gạo phần thịt gà và khoai tây đã được xay nhuyễn rồi nấu tiếp tới khi bột sôi.
  • Khi tất cả thực phẩm đều đã chín thì mẹ tắt bếp rồi đổ bột ra bát.
  • Cho thêm 1 thìa dầu óc chó hoặc dầu ăn dặm cho bé để món cháo thịt gà khoai tây của bé hấp dẫn và dễ ăn hơn.

>> Mẹ xem thêm: Cháo gà cho bé ăn dặm nấu với rau gì? 15 công thức dễ làm

2.4 Cách nấu cháo khoai tây cho bé với lươn

cách nấu cháo khoai tây cho bé với lươn
Cháo khoai tây cho bé với lươn

Nguyên liệu:

  • 100g gạo vo sạch.
  • 1 thìa cà phê hành tím.
  • 200g lươn bóp với 1 ít muối để bớt nhớt.
  • 100g khoai tây đã được làm sạch, thái nhỏ.
  • Rau mùi, hạt nêm, dầu ăn và các loại gia vị khác.

Cách nấu cháo khoai tây lươn cho bé:

  • Cho gạo vào 1 lít nước rồi đem nấu đến khi chín nhừ. Khoai tây đem hấp chín.
  • Lươn cho vào nồi và hấp tới chín, rồi vớt ra, chỉ lấy thịt và lọc kỹ phần xương, đem thái thành miếng nhỏ rồi ướp với 1 thìa hạt nêm.
  • Hành tím phi cho thơm với dầu ăn rồi cho thịt lươn vào xào tới khi thịt lươn săn và thơm.
  • Cho lươn vào nồi cháo đã được nấu chín mềm rồi khuấy đều, nêm thêm chút gia vị để món cháo ăn dặm được hấp dẫn hơn.

>> Mẹ xem thêm: Bé mấy tháng ăn được lươn? Những lưu ý khi cho trẻ ăn lươn mẹ cần biết

[inline_article id=254500]

Các mẹ lưu ý khi múc cháo ra cho bé ăn hãy kiểm tra lại nhiệt độ của cháo để tránh bỏng nhiệt nhé. Trên đây là 4 cách nấu cháo khoai tây cho bé ăn dặm dinh dưỡng. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho các mẹ và bé yêu.

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Hoa chuối nấu gì ngon? 4 cách nấu hoa chuối ai ăn cũng phải khen

hoa chuối nấu gì ngon?
Hoa chuối nấu gì ngon? Cách nấu hoa chuối ai ăn cũng phải khen!

Nếu là một người sành ăn bún bò, bạn sẽ không thể nào bỏ qua hoa chuối trong khẩu phần ăn của mình để gia tăng hương vị. Không chỉ là một loại rau để ăn thêm với bún mà hương vị này còn được dùng để nấu những món ăn chính cho cả gia đình. Vậy hoa chuối nấu gì ngon? Dưới đây là 4 công thức chế biến món ăn từ hoa chuối. Bạn hãy cùng tìm hiểu để trổ tài thết đãi gia đình mình những món ngon nhé.

1. Cách nấu hoa chuối với cá lóc

hoa chuối nấu gì ngon? Hoa chuối nấu cá lóc

Hoa chuối nấu gì ngon? Hoa chuối có tác dụng thanh nhiệt cơ thể rất tốt nên vào mùa hè oi bức thì món hoa chuối nấu cá lóc là một sự kết hợp lý tưởng để giải nhiệt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 400g cá lóc
  • 300g hoa chuối
  • 2 quả cà chua
  • 3 củ hành tươi hoặc hành khô
  • 1 củ nghệ
  • 3 cây sả
  • 1 trái ớt
  • Thì là và hành lá thái nhỏ

Sơ chế nguyên liệu

  • Bước 1: Rửa sạch cá lóc và cắt cá thành khoanh khoảng 2-3cm vừa ăn.
  • Bước 2: Băm nhỏ hành tươi hoặc hành khô rồi ướp với cá.
  • Bước 3: Cho các gia vị vào ướp cá rồi trộn đều cho cá ngấm gia vị.
  • Bước 4: Hoa chuối rửa sạch rồi bào thành từng sợi nhỏ, ngâm hoa chuối đã bào vào nước chanh pha loãng để hoa chuối không bị đen
  • Bước 5: Cà chua rửa sạch, cắt múi cau rồi xào chín sơ cùng với một ít đường, muối và hạt nêm.

Cách thực hiện

  • Bật bếp xào cà chua cho mềm rồi cho phần cá lóc đã sơ chế vào.
  • Sau đó cho một lượng nước dùng vừa đủ vào đun sôi.
  • Khi nước đã sôi và cá đã gần chín, cho phần hoa chuối bên ngoài vào nấu cùng.
  • Quan sát thấy phần hoa chuối gần chín thì tắt bếp và cho vào một ít hành lá.

[inline_article id=242960]

2. Cách làm nộm hoa chuối với rau răm

Hoa chuối nấu gì ngon? Nộm hoa chuối với rau răm

Hoa chuối là một loại thực phẩm “vàng“ vì cung cấp nhiều sắt, đồng và canxi giúp cải thiện sức khỏe tử cung, điều hòa kinh nguyệt và điều trị thiếu máu. Vậy hoa chuối nấu gì ngon? Dưới đây là cách làm nộm hoa chuối với rau răm vừa lạ vừa ngon. Hãy cùng làm thử nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1 cái bắp chuối xiêm (chuối hột, chuối sáp) cắt bỏ những lá già, sâu mọt
  • 4 quả chanh
  • 1/2 bát giấm
  • Rau răm
  • Muối, đường, ớt, tỏi

Sơ chế nguyên liệu

  • Bước 1: Vắt chanh vào một thau nước chuẩn bị sẵn
  • Bước 2: Hoa chuối tách thành từng lá rồi ngâm vào chậu nước chanh đã chuẩn bị. Bạn tách lá đến phần lõi thì ngưng, còn phần lõi thì cắt làm đôi
  • Bước 3: Rau răm nhặt lá, rửa sạch với nước và để cho ráo
  • Bước 4: Băm nhỏ 3 tép tỏi cùng 3 trái ớt bỏ hạt, vắt khoảng 3 quả chanh lấy nước vào bát và cho thêm 5 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối rồi khuấy lên cho tan.
  • Bước 5: Bạn đặt một nồi nước lên bếp, cho thêm 1 ít giấm và 1 thìa cà phê muối rồi cho hoa chuối vào. Lưu ý hoa chuối khi luộc luôn phải ngập dưới nước.
  • Bước 6: Hoa chuối chín vớt ra và cho vào chậu nước lạnh đã chuẩn bị sẵn rồi vớt ra, để ráo nước.
  • Bước 7: Cho hoa chuối ra chậu, thêm vào nửa phần chanh đã pha đường rồi dùng tay xé hoa chuối theo chiều dọc thành sợi. Bạn bóp cho đến khi nước chanh đường thấm vào hoa chuối rồi vắt thật ráo và cho ra một thố khác để trộn.

Cách thực hiện

Rau răm cắt nhỏ rồi cho vào thố cùng với hoa chuối đã được sơ chế. Tiếp đến, bạn cho nửa phần nước chanh có đường còn lại với tỏi ớt băm vào thố rồi trộn lên cho thật đều. Trình bày ra đĩa để cả nhà thưởng thức.

Vị chua chua ngọt ngọt của món nộm hoa chuối với rau răm này rất ngon, gia đình bạn chắc chắn sẽ thích thú khi thưởng thức món này đấy!

3. Hoa chuối nấu gì ngon? Hoa chuối xào chua ngọt

hoa chuối nấu gì ngon? Hoa chuối xào chua ngọt

Nếu bạn đang thắc mắc hoa chuối nấu gì ngon thì hãy thử món hoa chuối xào chua ngọt để đổi khẩu vị cho cả gia đình. Món này chắn chắn sẽ không làm bạn và gia đình phải thất vọng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Hoa chuối thái sợi nhỏ, ngâm cùng với giấm trong khoảng 30 phút thì vớt ra, rửa thật nhiều lần cho hết nhựa và vắt thật khô
  • Lá tía tô thái sợi
  • Đậu phộng rang chín
  • Ớt thái nhỏ
  • Tỏi đập nhỏ
  • Dùng chanh, muối, đường nêm vừa miệng để pha nước sốt chua ngọt

Cách thực hiện

  • Cho một ít dầu ăn vào chảo và phi tỏi cho thơm, sau đó cho hoa chuối vào xào nhanh rồi cho nước sốt chua ngọt vào xào tiếp.
  • Khi gần chín, bạn cho lá tía tô đã thái sợi vào và đảo đều cho đến khi chín hẳn.
  • Cho hoa chuối ra đĩa, rắc một ít lạc (đậu phộng) lên trên để tăng phần hấp dẫn.

Vị chua ngọt dai sần sật của hoa chuối sẽ làm cho món ăn này trở nên ngon và hấp dẫn hơn. Mọi người sẽ phải thèm thuồng khi nhắc đến món ăn này do bạn nấu đấy!

4. Cách làm hoa chuối hấp thịt heo

hoa chuối hấp thịt heo

Hoa chuối nấu gì ngon? Một món ăn đậm đà đầy chất dinh dưỡng không thể bỏ qua đó chính là hoa chuối hấp thịt heo. Món ăn kết hợp giữa hoa chuối và vị ngậy bùi của thịt heo sẽ khiến gia đình bạn không khỏi say đắm mỗi khi bạn trổ tài.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 200g thịt ba chỉ
  • 1 bắp chuối
  • 1 quả dưa chuột (dưa leo)
  • Rau thơm
  • Lạc (đậu phộng)
  • Gia vị gồm có nước mắm, chanh, muối, đường, tỏi, ớt…

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cắt mỏng hoa chuối và cho vào chậu nước chanh pha loãng để giữ được màu trắng của hoa.
  • Bước 2: Gọt vỏ dưa leo rồi cắt miếng.
  • Bước 3: Rang đậu phộng, rồi mang đi ủ.
  • Bước 4: Chọn những miếng thịt vừa có mỡ vừa có nạc, tránh những miếng quá nhiều mỡ sẽ nhanh ngấy. Xát muối vào thịt để khử mùi rồi mang đi luộc chín. Bạn chỉ nên luộc thịt đến khi chín tới để thịt ngon hơn và không bị xác.
  • Bước 5: Sau khi luộc xong, bạn vớt thịt ra ngâm vào bát nước lạnh khoảng 5 phút rồi thái từng lát mỏng sao cho vừa ăn.
  • Bước 6: Bạn pha nước mắm ngon với tỷ lệ 2:1:1:1 lần lượt cho nước mắm, đường, nước cốt chanh, tỏi ớt. Bạn khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan vào nhau nhé!
  • Bước 7: Cho thịt ba chỉ, dưa chuột cùng bắp chuối cắt lát mỏng vào một cái tô riêng, dùng tay trộn đều để phần nguyên liệu có thể thấm được vào thịt rồi cho một ít rau thơm vào để tăng phần hấp dẫn.

Món hoa chuối trộn thịt lợn là một món ăn khá đơn giản và dễ làm. Hương vị ngọt tự nhiên của thịt luộc cùng với nước mắm chua chua ngọt ngọt sánh đặc rưới cùng sẽ kích thích vị giác của nhiều người mặc dù chỉ mới nhắc tới.

Để món ăn thêm thơm ngon, bạn cần nên biết cách chọn hoa chuối. Hoa chuối ngon sẽ có màu đỏ sậm, còn nguyên vẹn, có lớp phấn trắng bên ngoài, chưa qua bào mỏng và cầm nặng tay.  

[inline_article id=249706]

Hoa chuối thường có vị nhạt và chát, nên trở thành một món ăn cực kỳ hấp dẫn nếu bạn biết cách kết hợp với những loại nguyên liệu khác như cá, thịt, rau củ… Không chỉ vậy, người ta còn dùng hoa chuối để làm nhiều phương thuốc và thảo dược chữa bệnh. Vì thế, bạn hãy trổ tài nấu những món ăn này để tẩm bổ sức khỏe cho cả gia đình nhé. Hỵ vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hoa chuối nấu gì ngon.

Nguyễn Lê Anh Thư 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ mấy tháng ăn được tôm? Cách chế biến tôm an toàn cho bé ăn dặm

trẻ mấy tháng ăn được tôm?
Trẻ mấy tháng ăn được tôm? Cách chế biến món ngon từ tôm cho bé

Tôm là hải sản tươi ngon, giàu dinh dưỡng và dễ dàng chế biến cho người lớn cũng như trẻ nhỏ. Thế nhưng, trẻ mấy tháng ăn được tôm? Cách chế biến những món ngon từ tôm cho bé như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Trẻ mấy tháng ăn được tôm?

Tôm là hải sản chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người nên được các gia đình lựa chọn chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, tôm là thực phẩm quan trọng để bổ sung canxi, protein, chất đạm cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng của bé. Theo bác sĩ, trẻ em bắt đầu từ tháng thứ 7 có thể bổ sung tôm vào thực đơn ăn dặm là tốt nhất.

Giá trị dinh dưỡng trong tôm

trẻ mấy tháng ăn được tôm? Giá trị dinh dưỡng trong tôm

– Tôm có chứa nhiều protein:

Trong 100g tôm tươi có đến 18,4g protein, hơn thế nữa protein có trong tôm là dạng protein tinh khiết, rất tốt cho sức khỏe.

– Tôm giàu vitamin B12:

Vitamin B12 là một loại vitamin đóng vai trò to lớn và quan trọng trong việc sinh hóa và chuyển hóa năng lượng bên trong cơ thể, giữ nhiệm vụ tổng hợp nucleotide, protein… Trong tôm có rất nhiều vitamin B12, 100g tôm chứa 0.0115mg vitamin này.

– Tôm giúp bổ sung chất canxi:

Canxi là một chất quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành hệ thống xương khớp khỏe mạnh. Do đó nếu thiếu canxi sẽ gây tình trạng loãng xương, viêm khớp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì 100g tôm có chứa đến 200mg canxi.

– Tôm chứa nhiều omega-3:

Trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ thì việc bổ sung đầy đủ omega-3 là rất quan trọng bởi chất này giúp phát triển não bộ của bé, để bé có trí nhớ tốt. Ngoài ra, trong tôm còn có nhiều khoáng chất khác như: kẽm, kali, sắt…

[inline_article id=171151]

Cách chế biến tôm cho con ăn dặm

trẻ mấy tháng ăn được tôm? Cách nấu cháo tôm cho con

Khi đã biết trẻ mấy tháng ăn được tôm, mẹ cũng có thể thắc mắc cách chế biến tôm cho con ăn dặm thế nào để vừa bổ dưỡng, vừa an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là cách chế biến tôm cho con ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo:

– Bỏ hết vỏ tôm, chỉ lấy phần thịt để chế biến bởi vỏ tôm rất cứng, kể cả khi đã xay nhuyễn, sẽ làm bé dễ bị hóc. Thịt tôm cũng cần mềm và hơi nát để bé tập nhai.

– Đối với bé bắt đầu ăn dặm thì bạn nên xay nhuyễn thịt rồi chế biến nấu cháo tôm hoặc bỏ vào trong bát bột ăn dặm để bé dễ ăn.

– Đối với trẻ em trên 3 tuổi thì có thể nấu tôm với miến, phở hoặc có thể làm tôm hấp…

– Phải chế biến chín trước khi cho bé ăn. Tuyệt đối không cho bé ăn tôm sống hay còn tái nhằm tránh trường hợp ký sinh trùng hay vi khuẩn từ vỏ tôm gây nhiễm trùng đường ruột, nguy hiểm tới sức khỏe của bé.

– Điều quan trọng nhất là mẹ cần chọn tôm tươi, không mua tôm đã chết mà chế biến vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho trẻ.

Trẻ nên ăn bao nhiêu tôm là đủ trong ngày?

trẻ mấy tháng ăn được tôm? Bé nên ăn bao nhiêu tôm trong ngày?

Trẻ nhỏ nên ăn tôm từ từ, từng ít một để con thích nghi dần dần. Vậy nên tùy theo độ tuổi của trẻ mà mẹ nên cho bé ăn tôm với lượng phù hợp nhất.

– Với trẻ từ 7 tháng đến 12 tháng tuổi, mỗi bữa có thể ăn từ 20-30g thịt tôm (đã bỏ vỏ) nấu với bột, cháo. Mỗi ngày có thể cho bé ăn 1 bữa nhưng tối thiểu là 3-4 bữa/tuần.

– Trẻ em từ 1 tuổi đến 3 tuổi, mỗi ngày ăn 1 bữa tôm nấu với cháo hoặc miến, bún, súp… mỗi bữa ăn 30-40g thịt tôm.

– Trẻ em từ 4 tuổi trở lên có thể ăn 1-2 bữa tôm 1 ngày, mỗi bữa ăn từ 50-60g thịt tôm. Tôm to có thể ăn 1-2 con/bữa.

[inline_article id=162175]

Giá trị dinh dưỡng của tôm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì thế việc bổ sung nguồn dưỡng chất này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển trẻ nhỏ. Trẻ mấy tháng ăn được tôm là an toàn tùy thuộc nhiều vào khả năng nhai, nuốt thức ăn của bé. Mẹ hãy để ý xem bé đã sẵn sàng thử món mới chưa để trổ tài nấu những món ngon từ tôm an toàn cho con yêu ăn dặm nhé.

Ngọc Hoa 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc không? 8 lợi ích tốt cho bé

Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc không? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa; hãy cùng MarryBaby khám phá những tác dụng của âm nhạc đối với con yêu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc không?

có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc không
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc? 8 lợi ích của việc nghe nhạc với bé

Âm nhạc là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày như giúp giải trí; giảm căng thẳng hay trị liệu cho các vấn đề về tâm lý…

Không chỉ vậy, âm nhạc còn là công cụ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh, chẳng những tác động đến trí não mà còn kích thích quá trình phát triển của bé.

[key-takeaways title=””]

Theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhận định trẻ nghe nhạc sẽ thúc đẩy não bộ phát triển. Vì thế, mẹ nên cho trẻ nghe nhạc để nhận được nhiều lợi ích.

[/key-takeaways]

2. Lợi ích của âm nhạc đối với trẻ sơ sinh

Dưới đây là những tác dụng của âm nhạc đối với trẻ sơ sinh; để mẹ đừng bỏ lỡ công cụ hữu ích này trong đời sống hàng ngày của trẻ nhé.

2.1 Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc? Có vì tốt cho các giác quan

Trong suốt thời thơ ấu, não của bé sẽ tiếp nhận tất cả sự vật; hiện tượng xung quanh thông qua các giác quan để học theo và lặp lại với tốc độ đáng kinh ngạc. Đây là nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này.

Để thúc đẩy sự phát triển của các giác quan, cha mẹ nên cho bé cảm thụ âm nhạc và có thể chơi một số nhạc cụ đơn giản như trống con, lắc, đàn gỗ… cũng như tiếp nhận các âm thanh sinh hoạt hàng ngày.

Điều này làm kích thích các hoạt động của giác quan, giúp bé sau này học tập hiệu quả và mở rộng mạng lưới liên tưởng trong não bộ của trẻ.

2.2 Âm nhạc cải thiện kỹ năng đọc viết của trẻ

Âm nhạc cải thiện kỹ năng đọc viết của trẻ
Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc để cải thiện kỹ năng đọc viết?

Nhiều mẹ thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc không vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Tuy nhiên, thói quen này giúp cải thiện kỹ năng đọc viết của trẻ khá hiệu quả đấy.

Khi nghe hoặc nhìn thấy một từ mới trong một hoàn cảnh mới, não bộ của trẻ sẽ tạo ra một mạng lưới liên tưởng và dần mở rộng, từ đó giúp hướng dẫn và học từ mới, làm tăng khả năng đọc viết sớm.

Âm nhạc không chỉ tạo ra liên tưởng mới mà còn làm tăng khả năng nghe và xử lý thông tin. Bé càng tiếp xúc sớm với âm nhạc thì càng có thể cải thiện thính giác và thu thập các thông tin thích hợp từ văn bản viết.

Ngoài ra, những bài hát cho thiếu nhi còn giúp trẻ sơ sinh phát triển khả năng xử lý của thính giác. Thói quen nghe nhạc từ sớm sẽ giúp con hiểu các ký tự âm thanh tạo ra các từ ngữ hay còn gọi là học đánh vần để đọc các từ mới gặp.

2.3 Nghe nhạc giúp trẻ sơ sinh thông minh và làm toán giỏi

Theo quan điểm của một số chuyên gia; nếu mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc cổ điển (như nhạc Mozart) để giúp kích hoạt một phần não bộ thực hiện các nhiệm vụ của toán học, từ đó làm tăng khả năng kích hoạt và tương tác.

Theo vòng tuần hoàn này, thói quen nghe nhạc sẽ thúc đẩy sự yêu thích toán học ở trẻ và ảnh hưởng tích cực đến sở thích âm nhạc của con.

Ngoài ra, âm thứ kích hoạt não phải và ngược lại âm trưởng kích thích não trái. Do đó mẹ có thể tìm thấy nhiều bài nhạc đặc biệt được viết riêng để kích thích não bộ bé phát triển.

2.4 Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc vì âm nhạc giúp cải thiện tâm trạng của bé yêu

Cha mẹ có thể sử dụng âm nhạc để giúp con cảm thấy hứng thú với một việc nào đó; hoặc giúp con cảm thấy bình tĩnh để vượt qua cơn tức giận. Theo lẽ đó, mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc lúc ngủ; vì khi bé thư giãn, con sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Đồng thời, những bài hát ru của mẹ sẽ giúp bé ngủ ngon giấc hơn.

2.5 Tác dụng của âm nhạc giúp trẻ cải thiện vốn từ vựng

trẻ sơ sinh nghe nhạc để cải thiện vốn từ

Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc? Một lợi ích của âm nhạc đối với trẻ sơ sinh đáng được nhắc tới là giúp bé mở rộng và cải thiện vốn từ vựng. Khi trẻ nghe nhạc, não bộ hoàn toàn hòa nhịp và sẵn sàng hấp thụ vốn từ. Âm nhạc còn giúp bé chủ động học một ngôn ngữ khác để hát được bài nhạc mình yêu thích.

Tất cả thể loại âm nhạc đều kích thích trí não. Vì thế, bạn hãy tìm cho con nghe một thể loại mà bé yêu thích để kích thích não phát triển.

2.6 Âm nhạc giúp cải thiện khả năng phối hợp và kỹ năng vận động thô

Âm nhạc không chỉ tác động tích cực đến học tập và các lĩnh vực học thuật; mà còn là một công cụ tuyệt vời để cải thiện thể chất và khả năng phối hợp của con.

Bài hát sôi động sẽ tiếp thêm sinh lực cho bé yêu và kích thích vận động. Trong khi bé vừa nghe nhạc vừa vận động theo nhịp điệu thì hệ cơ và xương sẽ phát triển khỏe mạnh. Vận động thô là những hoạt động được hình thành tự nhiên trong thời ấu thơ như đi lên cầu thang, chạy, đứng, đi…

Mẹ nên có cho trẻ sơ sinh nghe nhạc vì bên cạnh sự phát triển các kỹ năng vận động thô; cha mẹ có thể hướng dẫn cho con một số hành động vui nhộn kết hợp với bài hát mà bé yêu thích. Điều này sẽ làm cho bé để ý, thu hút tâm trí và cơ thể vào bài nhạc. Hát kết hợp với nhiều hành động cùng lúc sẽ cải thiện được khả năng phối hợp của con yêu.

2.7 Tác dụng của âm nhạc giúp con tăng khả năng tương tác

có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc để tăng khả năng tương tác?
Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc để tăng khả năng tương tác?

Trẻ sơ sinh nghe nhạc có nhiều hiểu biết nên dễ hòa nhập với xã hội nhờ âm nhạc. Bé có thể chia sẻ những bản nhạc vui nhộn với cha mẹ; hoặc tham gia lớp học âm nhạc với bạn bè cùng trang lứa.

Khi trưởng thành, bé có thể tham gia hoạt động trong ban nhạc, dàn nhạc, dàn hợp xướng. Điều này không chỉ giúp não bộ bé phát triển mà còn giúp tăng tương tác với bạn cùng chí hướng.

Ngoài ra, con bạn cũng có thể lựa chọn một số bộ môn thể thao dựa vào sự kết hợp với âm nhạc như khiêu vũ, thể dục dụng cụ và các hoạt động nghệ thuật sân khấu…

2.8 Nên có cho trẻ sơ sinh nghe nhạc vì âm nhạc giúp con phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

Nếu bạn còn đang thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc không, thì hãy cùng tìm hiểu tác dụng cuối cùng của âm nhạc với con đó là giúp bé giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

Khi bé nghe những bài hát đề cập đến trải nghiệm và cảm xúc của nhân vật chính, bé sẽ ghi nhớ điều này trong tâm trí. Sau này, khi con gặp những việc tương tự, bé sẽ nhớ lại bài hát đó và xử lý vấn đề hợp lý hơn.

Âm nhạc cũng xây dựng sự đồng cảm của trẻ theo cách này. Bé hòa nhập với nhân vật đã từng xem trước đó và học các kỹ năng đa sắc thái để đi đúng theo chuẩn mực của xã hội và tương tác tốt hơn với cộng đồng.

3. Cách đưa âm nhạc vào thói quen hàng ngày của con

cách đưa nhạc vào đời sống hàng ngày cho trẻ

Trường hợp mẹ đang tìm kiếm một số ý tưởng để đưa âm nhạc vào cuộc sống hằng ngày của con; vì thấy được nhiều lợi ích từ môn nghệ thuật này. Có cách mẹ nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc để tham khảo:

  • Bật nhạc khi làm việc nhà: Cho dù mẹ đang dọn dẹp nhà bếp; hút bụi hay gấp quần áo; hãy bật nhạc lên trong khi làm việc. Đây là một cách giúp trẻ bỏ thói quen xem tivi và hào hứng với âm nhạc hơn.
  • Tổ chức tiệc khiêu vũ: Bạn bật bài hát mà con thích khiêu vũ, để thu hút và tăng thêm năng lượng cho con.
  • Kết hợp bài hát vào thói quen của bạn: Bạn hãy nói lại với con mình bé đã làm gì khi nghe bài hát. Điều này sẽ khiến bé nhớ lại bài hát vào lần tới khi đánh răng, rửa tay hoặc chuẩn bị đi ngủ.
  • Bạn hãy nhảy theo nhạc: Bạn hãy thể hiện cho con thấy mình thích nghe và nhảy với nhạc như thế nào để bé bắt chước theo.

4. Loại âm nhạc nào tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh?

Có nên kén chọn cho trẻ sơ sinh một loại nhạc cụ thể không? Các chuyên gia cho rằng; bé không nên kén chọn về âm nhạc (cũng giống như trẻ sơ sinh không thể phân biệt ngôn ngữ cho đến khoảng 6 tháng tuổi vậy).

Hẳn nhiều mẹ được khuyên có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc Mozart; vì theo quan niệm phổ biến, trẻ sơ sinh nghe nhạc cổ điển (ngay cả khi còn là thai nhi trong bụng mẹ); sẽ giúp phát triển trí thông minh. Nhưng điều này chưa được khẳng định ở nhiều nghiên cứu.

[key-takeaways title=”Cho trẻ sơ sinh nghe nhạc nhiều có tốt không?”]

Nhìn chung, cha mẹ có thể cho trẻ sơ sinh nghe bất kỳ thể loại nhạc gì; chỉ cần đảm bảo kiểm soát âm lượng vừa phải. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có ống tai rất nhạy cảm; do đó, cha mẹ không để bé tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian dài.

[/key-takeaways]

Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi: “Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc không?”; mẹ hãy tìm hiểu những lợi ích của âm nhạc cũng như biết cách lựa chọn những bài nhạc mang lại nhiều tích cực cho con. Hãy thử cho bé yêu nghe những bài hát thiếu nhi từ vui động đến nhẹ nhàng để khám phá lợi ích của công cụ này đối với trí não của bé nhé. Trẻ sơ sinh sẽ phát triển theo nhiều cách hơn nhờ tiếp xúc với những điều kỳ diệu từ âm nhạc đấy.

Categories
Gia đình Giải trí

Xem tướng môi phụ nữ để đoán tính cách của nàng

Đôi môi gợi cảm không chỉ là vũ khí khiến “phái đẹp” trở nên quyến rũ mà còn là một phần nói lên tính cách nội tâm của bạn. Nhìn môi đoán tính cách phụ nữ ngày càng được nhiều người tìm hiểu vì không chỉ vui mà còn khá chính xác. Hãy cùng xem tướng môi phụ nữ dưới đây để đoán tính cách của mình nhé bạn.

1. Xem tướng môi phụ nữ dựa trên hình dạng đôi môi

1.1 Đặc điểm tính cách môi phụ nữ to và đầy đặn

xem tướng môi phụ nữ to, đầy đặn
Xem tướng môi phụ nữ to, đầy đặn

 

Người phụ nữ sở hữu tướng môi to và đầy đặn xem ra thường là người thích quan tâm người khác. Nếu bạn sở hữu đôi môi này; bạn hẳn đã dành rất nhiều thời gian của mình để chăm sóc cho những chú mèo đi lạc; hoặc bận rộn làm chuồng cho cún con không có nơi ở.

Bạn còn dành sự quan tâm đặc biệt cho con yêu của mình từ giấc ngủ tới bữa ăn. Thậm chí khi bạn gặp áp lực trong cuộc sống; bạn vẫn muốn bảo vệ cho người khác trước cả bản thân mình. Xem tướng môi phụ nữ to và dầy dặn, cho thấy bạn là một người có tính cách mạnh mẽ trong việc muốn bảo vệ người khác. Và bạn sẽ là một người mẹ rất tốt.

1.2 Xem tướng môi phụ nữ: Môi trên lớn hơn môi dưới

xem tướng môi phụ nữ: môi trên lớn hơn môi dưới

Tướng môi phụ nữ có môi trên lớn hơn môi dưới xem ra là người đơn giản, yêu cuộc sống và cởi mở

Người có tướng môi trên vểnh lên khá đơn giản; nhưng lại muốn trở thành trung tâm của sự chú ý. Bạn là người giàu tình cảm, lôi cuốn, cởi mở, yêu cuộc sống; và đặc biệt bạn thích tạo ra những điều mới mẻ nhằm thu hút ánh nhìn từ mọi người.

Bạn thường đề cao quan điểm về bản thân và yêu thích sự tán dương từ người đối diện, bằng cách tạo ra các câu chuyện hài hước, những trò đùa dí dỏm để thu hút họ lắng nghe bạn nói.

[key-takeaways title=”Xem tướng phụ nữ có môi trên vểnh lên”]

Tướng môi trên vểnh lên xem ra là người biết cách kiếm tiền giỏi nhưng tiêu xài hoang phí, không có của cải, tiền bạc để dành nên thường hay rơi vào tình cảnh túng thiếu, khó khăn. Đồng thời, họ cũng luôn gặp phải đau ốm thất thường, sức khỏe yếu.

[/key-takeaways]

1.3 Xem tướng môi phụ nữ: Môi trên nhỏ hơn môi dưới

môi trên nhỏ hơn môi dưới

Phụ nữ có môi trên nhỏ hơn môi dưới, xem xét theo tướng, họ là người hướng ngoại, thích giao tiếp và thích nghi tốt với sự thay đổi

Những người phụ nữ có tướng môi dưới dày hơn môi trên thường sở hữu tính cách hướng ngoại, thích khám phá sự mới mẻ. Bạn không muốn dành thời gian của mình trong môi trường văn phòng; hoặc công việc ít giao tiếp hay ít có sự đổi mới.

Bạn có lối sống tràn đầy năng lượng, thích giao lưu, kết bạn với những người quen mới; ưa thích tìm tòi những địa điểm lạ để ghé thăm và chụp ảnh. Bạn hòa đồng, cởi mở; và muốn trải nghiệm mọi thứ mới mẻ cùng người khác.

[key-takeaways title=”Con gái môi trên mỏng môi dưới dày”]

  • Là người sống rất trọng tình cảm, tuy nhiên họ chú trọng tình dục nhiều hơn. Họ dễ dàng làm quen, kết thân và lấy lòng của người khác.
  • Con gái môi trên mỏng môi dưới dày cũng là những người thiếu sự kiên trì; thường hay bỏ cuộc giữa chừng. Không thể quyết định được bất kỳ chuyện gì nên thường gặp khó khăn trong phát triển sự nghiệp.
  • Con gái môi trên mỏng, môi dưới dày thường được nhiều người yêu mến; số đào hoa nhưng chuyện tình cảm lại không suôn sẻ. Họ là những người dễ thay lòng, bị hấp dẫn bởi những điều mới mẻ.

[/key-takeaways]

1.4 Xem tướng môi phụ nữ với miệng nhỏ, cân xứng

xem tướng môi phụ nữ nhỏ và cân xứng

Xem tướng môi phụ nữ nhỏ nhắn, cân đối là người có khả năng điều hòa và cân bằng cảm xúc tốt

Tướng môi phụ nữ có miệng nhỏ và cân xứng là người có tính cách lạc quan, biết lắng nghe người khác. Nếu sở hữu đôi môi này, bạn là người có cách giải quyết vấn đề khá đơn giản; và luôn trong trạng thái cân bằng cảm xúc. Bạn không quan tâm đến những điều nhỏ nhặt xung quanh khiến bạn buồn phiền.

Điểm mạnh của người có tướng môi cân xứng nằm ở khả năng lắng nghe người khác. Thực tế là bạn không dễ cáu gắt và luôn yêu đời trong mọi trường hợp.

>> Cùng chủ đề xem tướng môi phụ nữ: Nằm mơ thấy mình có bầu là điềm gì?

1.5 Xem tính cách cô gái sở hữu đôi môi mỏng

xem tướng môi phụ nữ với môi mỏng

Phụ nữ môi mỏng cho thấy tính cách bạn là người cô độc và cầu toàn trong công việc. Bạn muốn tự mình giải quyết các vấn đề trong công việc, không thích nhờ vả cũng như nhận sự giúp đỡ từ người khác.

Nếu sở hữu một đôi môi mỏng này, bạn là kiểu người không cần đến bạn bè, hay người thân khi đi thăm viện bảo tàng hoặc thậm chí khi đi nghỉ ở những hòn đảo xa xôi. Tuy bạn thích sự cô độc nhưng vẫn có thể nhanh chóng tìm được tiếng nói chung với mọi người xung quanh và luôn làm chủ các vấn đề trong công việc.

>> Cùng chủ đề xem tướng môi phụ nữ: Tướng bàn tay giàu có trông như thế nào?

2. Xem tướng môi phụ nữ dựa trên đường nét của đôi môi

2.1 Nét tính cách của phụ nữ có đường kẻ sắc nét

Môi có đường kẻ sắc nét

Phụ nữ có tướng môi đường kẻ sắc nét, xem ra họ có khả năng sáng tạo tuyệt vời; và thường trở thành những người nghệ sĩ, nhạc sĩ tài ba trong tương lai. 

Ngoài ra, bạn có khả năng ghi nhớ chi tiết khuôn mặt và tên những người bạn từng quen. Bạn cũng hòa đồng, nỗ lực thể hiện bản thân dưới mọi hình thức và hầu như luôn đạt được kết quả tốt trong công việc.

Bé gái có tướng môi này có thể tự quyết định vận mệnh của mình mà không cần phụ thuộc vào người khác.

2.2 Môi trên có có đường kẻ tròn hình cánh cung

môi trên có đường kẻ hình cánh cung

Nếu bạn sở hữu tướng môi trên có có đường kẻ tròn hình cánh cung, cho thấy bạn là người giàu lòng nhân hậu; thương người và tốt bụng. Bạn luôn cảm thấy buồn, đau xót với những mảnh đời bất hạnh.

Khi các thầy xem tướng môi này của phụ nữ, phần lớn những người này dành hầu hết thời gian của mình để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

>> Bạn có thể xem thêm: 10 đặc điểm tướng bàn chân sướng báo hiệu phụ nữ có số giàu sang, hậu vận rực rỡ

2.3 Xem tướng môi phụ nữ sở hữu môi trên không có đường kẻ

phụ nữ sở hữu môi trên không có đường kẻ

Bạn là người có trách nhiệm, đáng tin cậy và luôn hoàn thành mọi công việc đúng thời hạn. Kể cả bạn gặp khó khăn đến thế nào. Chính vì vậy, bạn luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ mọi người.

Đồng thời, phụ nữ có tướng môi này thường sở hữu tính cách nhanh nhẹn, nên có thể giải quyết những vấn đề khó khăn một cách suôn sẻ. 

2.4 Xem tướng môi phụ nữ nhỏ và đầy đặn

 

Bạn là người thông minh và đầy sáng tạo nên rất giỏi trong việc thuyết phục người khác làm theo sự chỉ đạo của mình. Bạn có tính cách khá mạnh mẽ, biết cách chủ động theo đuổi công việc đến cùng vì bản thân và luôn tràn đầy năng lượng.

Kiểu phụ nữ môi nhỏ và đầy đặn thường là người có khả năng tự quyết định cuộc sống của mình mà không cần người khác. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn gặp khó khăn trong việc phát triển các mối quan hệ lãng mạn, vì bạn hơi nguyên tắc và cứng nhắc.

>> Cùng chủ đề xem tướng môi phụ nữ: Đàn ông môi dày là người như thế nào?

3. Cách giúp bạn chăm sóc đôi môi của mình

Có thể thấy, một đôi môi đẹp, hồng hào không chỉ giúp bạn trông tự tin hơn, đẹp hơn; mà đôi khi cũng có ảnh hưởng tích cực đến vận mệnh, và số mệnh của bạn. Do đó, bạn cũng nên dành chút thời gian để chăm sóc đôi môi của mình nhé.

[key-takeaways title=”Cách chăm sóc đôi môi của bạn:”]

  • Dành thời gian tẩy tế bào chết cho môi: Loại bỏ vảy da chết khô bằng cách chải nhẹ môi bằng bàn chải đánh răng hoặc khăn mềm, ướt. Bạn làm 1 lần mỗi tuần.
  • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm đôi môi: Môi dễ bị khô và nứt nẻ, vì chúng không chứa tuyến dầu. Vì vậy bạn hãy uống nhiều nước để giữ nước và tăng độ ẩm cho môi.
  • Bảo vệ môi với kem chống nắng: Môi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là môi dưới. Do đó bạn hãy sắm cho mình một tuýp kem chống nắng dành cho môi, và nhớ dùng thường xuyên, vì kem trên môi rất dễ trôi.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Giải mã ý nghĩa nốt ruồi ở ngực của phụ nữ

Việc xem tướng môi phụ nữ để đoán tính cách không còn quá xa lạ với chị em phụ nữ. Mặc dù vậy, nhưng bạn cũng không nên quá phụ thuộc vào những kết luận khi xem tướng môi phụ nữ. Thay vào đó, bạn hãy luôn ưu tiên chăm sóc và yêu thương bản thân mình nhé.

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Uống thuốc tránh thai bị ra máu có nguy hiểm không?

Uống thuốc tránh thai bị ra máu có nguy hiểm không
Uống thuốc tránh thai bị ra máu có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết hoạt động uống thuốc tránh thai bị ra máu là hiện tượng thường thấy và không đáng lo ngại bởi triệu chứng sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu kéo dài hơn 6 tháng, bạn cần đi khám ngay để tìm hiểu nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

[inline_article id=184490]

Nguyên nhân uống thuốc tránh thai bị ra máu

nguyên nhân uống thuốc tránh thai bị ra máu

Trong 6 tháng đầu khi mới sử dụng thuốc tránh thai, một số chị em có thể thường xuyên thấy tình trạng chảy máu bất thường. Điều này là do tác dụng của lượng hormone ức chế từ thuốc ảnh hưởng đến cơ thể. Trong thuốc tránh thai có chứa hormone progestin (một dạng tổng hợp của progesterone). Khi đi vào cơ thể, hormone này sẽ lập tức cản quá trình rụng trứng, ngăn chặn tinh trùng gặp trứng và thụ tinh. Tuy nhiên, quá trình này có thể khiến lớp nội mạc tử cung bị mỏng dẫn đến chảy máu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp một số vấn đề dưới đây khi dùng thuốc tránh thai:

  • Đối với thuốc ngừa thai hằng ngày được kê toa, nếu bạn quên uống nhiều hơn 2 ngày thì sẽ xảy ra tình trạng băng huyết.
  • Thuốc tránh thai có thể khiến bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy do cơ thể chưa kịp hấp thụ các hormone trong thuốc.
  • Nếu bạn bị nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng nấm men hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) khi uống thuốc tránh thai thì có thể bị kích ứng, viêm tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Bạn có thể bị tương tác thuốc trong khi đang dùng thuốc tránh thai, ví dụ như thuốc kháng sinh có thành phần Rifampin dùng để trị ho, cảm cúm. Thuốc này gây ức chế và cản trở hiệu quả của thuốc tránh thai.
  • Bạn cũng có thể mang thai dù đã uống thuốc thuốc. Khi mang thai, bạn sẽ thấy âm đạo ra một ít máu nâu (máu báo có thai). Do vậy, nếu sau khi uống thuốc tránh thai mà thấy dấu hiệu này, bạn hãy dùng que thử thai để kiểm tra hoặc đến phòng khám để siêu âm.

Uống thuốc tránh thai bị ra máu có nguy hiểm không?

uống thuốc tránh thai bị ra máu có nguy hiểm không

Thông thường, hoạt động uống thuốc tránh thai bị ra máu là khá phổ biến và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu cơ thể không phù hợp với thuốc đang dùng, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu dưới đây:

  • Hàm lượng hormone lớn có thể gây ức chế lên buồng trứng, làm thay đổi nội tiết tố dẫn đến bong niêm mạc tử cung. Cơ thể bạn lúc này cần nhiều estrogen hơn để làm dày niêm mạc tử cung và giảm khả năng xuất huyết.
  • Cơ thể không phản ứng với progestin tổng hợp trong thuốc. Lúc này, bạn cần sử dụng thuốc tránh thai khác phù hợp với cơ thể hơn và hạn chế tình trạng chảy máu.

Tuy nhiên, nếu lượng máu ra nhiều kèm theo đau bụng dưới dữ dội, chóng mặt nặng hoặc chảy máu kéo dài hơn 6 tháng thì đó là dấu hiệu của những bệnh tiềm ẩn sau:

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) như bệnh lậu, giang mai
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): Một dạng nhiễm trùng cơ quan sinh sản ở nữ giới
  • Lạc nội mạc tử cung (endometriosis)
  • U xơ tử cung

Cách để ngừng ra máu khi uống thuốc tránh thai

Cách để ngừng ra máu khi uống thuốc tránh thai

Khi uống thuốc tránh thai bị ra máu, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để hạn chế tình trạng này và tận dụng được tối đa hiệu quả của thuốc tránh thai.

  • Uống thuốc đúng thời gian và liều lượng được chỉ định để thuốc phát huy tác dụng.
  • Sử dụng thuốc thường xuyên và lâu dài để cơ thể hoàn toàn thích nghi với các thành phần trong thuốc.
  • Khi sử dụng thuốc tránh thai, bạn cần kiểm tra những loại thuốc khác đang sử dụng chung để đảm bảo không ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai.
  • Nếu sử dụng thuốc tránh thai hơn 6 tháng vẫn thấy xuất huyết, bạn nên đến bác sĩ để được kê toa và chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.
  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, dùng quá 2 lần/tháng có thể gây nhờn thuốc, khiến chị em mang thai ngoài ý muốn. Bạn sử dụng lâu dài có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Việc uống thuốc tránh thai bị ra máu ở tình trạng nhẹ không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của chị em phụ nữ. Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày hoặc quần lót đủ dày để tránh làm bẩn quần áo.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Phần lớn chị em phụ nữ ít gặp vấn đề khi sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, một số người khác lại nhạy cảm với thành phần của thuốc. Nếu gặp phải những tình trạng đặc biệt dưới đây, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám ngay:

  • Chảy máu liên tục 7 ngày dù đã sử dụng thuốc hơn 6 tháng.
  • Xuất huyết nhiều, phải sử dụng băng vệ sinh và thường xuyên phải thay băng sau 2 tiếng.
  • Tình trạng máu đông thành cục, đau bụng, đau ngực, đau chân dữ dội hoặc chóng mặt buồn nôn.

Nếu sử dụng thuốc đã lâu mà tình trạng chảy máu vẫn còn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thay đổi thuốc có liều lượng estrogen hoặc progestin phù hợp hơn.  

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến một số triệu chứng bất thường như suy giảm hệ miễn dịch, sốt cao, đau hoặc khó chịu vùng xương chậu. Đây là những dấu hiệu mà bạn đã bị nhiễm trùng và cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

[inline_article id=173794]

Như vậy, uống thuốc tránh thai bị ra máu có thể là hiện tượng nguy hiểm hoặc không. Bạn cần chú ý theo dõi để sớm phát hiện các vấn đề bất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe và gặp bác sĩ khi cần thiết để điều trị kịp thời nhé.

Đào Phương Anh

 

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Bà đẻ gội đầu bằng gì vừa sạch vừa an toàn cho sức khỏe?

bà đẻ gội đầu bằng gì
Bà đẻ gội đầu bằng gì vừa an toàn vừa sạch tóc?

Sau thời gian ở cữ, bạn chỉ muốn tắm nhanh để đỡ nhớp nháp mồ hôi khó chịu. Vậy sau sinh bao lâu thì bạn có thể gội đầu và bà đẻ gội đầu bằng gì là an toàn nhất? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Sau sinh bao lâu thì sản phụ được gội đầu?

Theo quan niệm xưa, sau mỗi lần vượt cạn, sản phụ phải kiêng gội đầu từ 1-3 tháng. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Để đầu bẩn lâu ngày không những khiến các mẹ khó chịu mà còn tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, dễ gây ra nấm trên da đầu, có khi còn ảnh hưởng đến em bé.

Vì thế, các mẹ sinh thường có thể gội đầu sau 3-4 ngày sinh. Các mẹ sinh mổ thì cần đợi 6-7 ngày nghỉ ngơi cho đến khi vết thương hồi phục. Thời gian này, bạn đã vận động lại được nên hoàn toàn có thể gội đầu cho thoải mái và sạch sẽ.

[inline_article id=176166]

Bà đẻ gội đầu bằng gì để đảm bảo an toàn?

Các nguyên liệu từ thiên nhiên luôn là lựa chọn tối ưu và an toàn nhất cho sức khỏe của mẹ. Sau đây là một số nguyên liệu từ thiên nhiên dễ tìm nhưng mang lại nhiều dưỡng chất cho tóc và an toàn cho sản phụ.

1. Bồ kết giúp tóc giảm gãy rụng

bà đẻ gội bằng gì? Bồ kết tốt cho mẹ

Bồ kết nằm trong danh sách những nguyên liệu tự nhiên phổ biến nhất, luôn được chị em tin dùng từ xưa đến nay. Thành phần này giúp giảm gãy rụng tóc, ngăn ngừa gàu, giúp tóc chắc khỏe và có khả năng loại trừ nấm cho da đầu.

Bạn nên chọn những quả bồ kết chín, già, có màu đen và đem phơi nắng. Kế đến, bạn nướng bồ kết trên than hồng để tạo mùi thơm rồi nấu nước bồ kết chừng 5-10 phút. Sau đó, bạn pha nước ấm là có thể dùng để gội đầu được.

2. Tinh dầu bưởi giúp kích thích mọc tóc

Bà đẻ gội đầu bằng gì sau sinh? Tinh dầu bưởi chính là một lựa chọn sáng suốt cho mẹ bởi thành phần tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại và an toàn cho mẹ. Loại tinh dầu này có thể giúp kích thích mọc tóc để tóc bóng đẹp và chắc khỏe tự nhiên. Mẹ có thể pha một vài giọt tinh dầu bưởi cùng nước ấm rồi sử dụng nước này thay cho dầu xả.

3. Nước cốt chanh giúp tóc căng độ bóng

Bà đẻ gội bằng đầu bằng gì? Nước cốt chanh

Sau sinh gội đầu bằng nước cốt chanh cũng giúp tóc mẹ tăng độ bóng. Trong chanh chứa nhiều vitamin C và axit tự nhiên. Chúng có tác dụng tẩy tế bào chết và kháng khuẩn hiệu quả. Bạn gội đầu bằng nguồn nguyên liệu tự nhiên này sẽ giúp loại bỏ gàu, phòng ngừa bệnh viêm chân tóc và vi khuẩn gây nấm da đầu. Bạn có thể pha nước cốt chanh với nước ấm để gội đầu rồi xả lại tóc bằng nước ấm.

4. Gội đầu khô cho mẹ sau sinh

Mẹ sau sinh cũng có thể dùng dầu gội khô đổ ra tay và xoa lên tóc. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng massage thư giãn khắp da đầu để tạo bọt. Cuối cùng bạn dùng khăn sạch lau lại đầu một cách nhẹ nhàng. Mẹ lưu ý là nên chọn dầu gội đầu khô chính hãng tại các cửa hàng có uy tín.

5. Bà đẻ gội đầu bằng gì? Hãy chọn cây sả

bà đẻ gội đầu bằng gì? Hãy chọn cây sả

Phụ nữ sau sinh cũng nên chọn sả là nguyên liệu để gội đầu. Trong sả có chứa nhiều nhiều dưỡng chất cung cấp cho tóc và giúp ngăn rụng tóc hiệu quả. Bạn có thể gội đầu bằng cách nấu 3-4 củ sả với một nắm lá bưởi và để sôi khoảng 2-3 phút. Sau đó, bạn hòa nước sả – lá bưởi với nước ấm để gội đầu. Nước gội đầu này rất an toàn và không gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.

[inline_article id=262300]

Những lưu ý khi gội đầu cho mẹ sau sinh

Khi biết bà đẻ gội gội đầu bằng gì, bạn cũng nên lưu ý một số điều dưới đây để bảo vệ sức khỏe:

  • Nên gội nhanh, thời gian gội từ 5-10 phút là vừa đủ.
  • Nên gội đầu vào buổi trưa hoặc xế trưa.
  • Nơi gội đầu phải là kín gió, thông thoáng
  • Gội đầu bằng nước ấm (37-40°C) kể cả mùa nóng hay mùa lạnh.
  • Không tắm và gội đầu cùng một lúc.
  • Sau khi gội đầu xong, phải lau đầu thật khô, có thể dùng máy sấy cho nhanh rồi giữ ấm cơ thể.
  • Chỉ nên gội đầu 1-2 lần/tuần.

Gội đầu sau sinh bằng các nguyên liệu tự nhiên là giải pháp số một về sự an toàn và hiệu quả. Không những thế, mùi hương của các nguyên liệu tự nhiên sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu và thư giãn hơn. Bạn cũng có thể chọn phương pháp gội khô an toàn để gội đầu nhằm bảo vệ sức khỏe của mình nhé.

Nguyễn Lê Anh Thư 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh

các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh
Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh

Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết sữa và chất lượng nguồn sữa của con. Trẻ thiếu sữa mẹ sẽ dễ quấy khóc, đói, khó ngủ… Vì thế, mẹ cần lưu ý các loại rau làm mất sữa dưới đây để không làm ảnh hưởng đến nguồn dưỡng chất và hệ thống tiêu hóa còn non nớt của con.

[inline_article id=239406]

Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh xa

Các loại rau làm mất sữa sẽ không chỉ khiến mẹ bị tắc tia sữa, làm giảm lượng sữa mẹ mà thậm chí còn khiến cơ thể mẹ không thể sản sinh ra nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay các loại thực phẩm từ rau làm mất sữa dưới đây để tránh mắc phải sai lầm nhé!

1. Lá lốt là thực phẩm làm mất sữa hàng đầu

Lá lốt là một trong các loại rau làm mất sữa hàng đầu và nhanh chóng. Nếu không muốn bé yêu bỏ lỡ nguồn dưỡng chất thuần khiết nhất từ bầu ngực mẹ, bạn hãy tránh xa những món ăn có chứa lá lốt như chả lá lốt, bò cuốn lá lốt, chuối lá lốt…

2. Bắp cải là một trong các loại rau làm mất sữa nhanh

bắp cải là một trong các loại rau làm mất sữa sau sinh

Những mẹ muốn cai sữa cho con thường hay lựa chọn biện pháp đắp lá bắp cải lên ngực để giảm dần lượng sữa mẹ, giảm đau và làm tắc tia sữa. Tuy nhiên, nếu mẹ đang cho con bú mà thực hiện hành động này thì sẽ làm mất sữa nhanh chóng.

3. Các loại rau làm mất sữa không thể thiếu bạc hà

Từ xa xưa, ông bà ta đã uống trà bạc hà để giảm tiết sữa khi đang cai sữa cho con. Vì vậy, mẹ đang cho con bú nên hạn chế dùng các sản phẩm có chứa bạc hà như kẹo bạc hà, thuốc ho điều chế từ bạc hà, dầu bạc hà…

4. Măng tây là thực phẩm làm mất sữa mà mẹ nên tránh

măng tây là các loại rau làm mất sữa mẹ

Măng tây được xếp vào danh mục các loại rau làm mất sữa dù cho thực phẩm này có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon miệng, chống ngán cho mẹ đang ở cữ.

Theo nhiều nghiên cứu, trong măng tây có chứa cyanide, một chất có thể gây dị ứng, ngộ độc thậm chí là tử vong nếu bạn không chế biến và nấu măng kỹ. Chất này cũng khiến mẹ nhanh chóng bị mất sữa nên làm ảnh hưởng lớn đến cả hai mẹ con. Vì thế, bạn nên tránh loại thực phẩm này khi đang cho con bú nhé.

5. Rau mùi tây làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ

Rau mùi có làm mất sữa không? Trong các loại rau làm mất sữa mẹ, không thể không nhắc đến rau mùi tây. Nếu bạn chỉ ăn một vài nhánh rau mùi khi đang cho con bú thì sẽ không sao, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm này thì sẽ gặp rủi ro cao bị mất sữa đấy.

6. Dùng lá dâu tằm cũng có thể gây mất sữa

lá dâu tằm

Lá dâu tằm là loại lá dân gian thường được ông bà xưa dùng để cai sữa cho con. Do đó, đây chính là thực phẩm được liệt kê vào danh sách các loại rau làm mất sữa mẹ. Để tránh điều này, bạn hãy nhớ không nên uống nước đun lá từ cây dâu tằm nhé.

7. Rau răm làm giảm lượng sữa mẹ

Ăn rau răm có mất sữa không? Các mẹ thường thích dùng rau răm để làm gia vị cho nhiều món ăn ngon như canh cá, canh củ, các món xào… Tuy nhiên, rau răm chính là “kẻ thù” không đội trời chung với mẹ đang cho con bú đấy. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng loại rau này để tránh làm giảm lượng sữa mẹ nhé.

8. Ăn mướp đắng có mất sữa không? Câu trả lời là có

khổ qua là một trong các loại rau làm mất sữa mẹ

Bà đẻ có ăn được mướp đắng không? Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng. Mướp đắng (khổ qua) được xếp vào thực phẩm làm giảm lượng sữa mà mẹ nên tránh. Mặc dù mướp đắng là một vị thuốc rất tốt cho thận, gan, hệ tiêu hóa…, nhưng không phải là một thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh bởi những lý do dưới đây:

  • Mướp đắng làm mẹ giảm huyết áp, gây đau đầu, chóng mặt
  • Một số độc tố trong mướp đắng có thể truyền qua sữa mẹ, gây hại cho hệ miễn dịch của con
  • Có thể gây ra các chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hậu sản, co thắt tử cung sau khi ăn nhiều mướp đắng.

Mẹ nên lưu ý gì khi đang cho con bú?

Ngoài tránh các loại rau làm mất sữa mẹ, bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây để tăng tiết dịch sữa, bảo vệ sức khỏe của mình và bé yêu:

[inline_article id=77756]

Mẹ nên kiêng cữ các loại rau làm mất sữa mẹ khi đang cho con bú để lựa chọn những thực phẩm phù hợp giúp kích thích nguồn sữa như khoai lang, rau đay, rau má, rau hoàng kỳ, cây thì là, rong biển… Các sản phẩm này sẽ đảm bảo cơ thể mẹ có thể sản xuất đủ sữa để con luôn được cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất và phát triển khôn lớn, khỏe mạnh.

Hoa Vũ 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

8 bệnh lý về hô hấp khiến trẻ bị khó thở mà mẹ nên biết

8 bệnh khiến trẻ bị khó thở
Mẹ nên biết 8 bệnh về hô hấp khiến trẻ bị khó thở để điều trị kịp thời cho con

Trẻ bị khó thở là một tình trạng phổ biến, đặc biệt khi thời tiết giao mùa. Vậy nguyên nhân của biểu hiện này là gì cũng như cách phòng bệnh ra sao? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Các bệnh hô hấp thường gặp khiến trẻ bị khó thở

Đường hô hấp của con người trao đổi không khí với môi trường bên ngoài bằng cách hít khí oxy vào và thải khí carbonic ra ngoài nên dễ làm vi trùng xâm nhập và gây bệnh. Các bệnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp – mũi, họng và phổi rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em chưa hình thành khả năng miễn dịch đối với các loại virus và vi khuẩn thông thường.

Các bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ này có thể ảnh hưởng đến bé yêu vào một thời điểm nào đó. Bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ nhi khoa nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Dưới đây là những những bệnh về hô hấp khiến trẻ bị khó thở mà mẹ không nên bỏ qua.

1. Bệnh cảm cúm khiến trẻ bị khó thở

Nguyên nhân khiến trẻ bị khó thở

Cảm cúm thường gây sốt cao từ 5 đến 7 ngày, khiến người bệnh đau cơ, mệt mỏi, ho và chảy nước mũi. Các biến chứng của bệnh cúm có thể rất nghiêm trọng và gây ra viêm phổi cũng như nhiễm khuẩn thứ phát.

Bệnh cúm có thể nguy hiểm, thậm chí gây chết người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Các cơn sốt ở trẻ em có xu hướng cao hơn ở người lớn và các triệu chứng tiêu hóa của bé cũng thường tồi tệ hơn.

2. Bệnh cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp trên, là lý do chính khiến trẻ em phải ở nhà để nghỉ ngơi và không thể đến trường. Các triệu chứng của cảm lạnh thường bao gồm:

  • Sổ mũi
  • Đau họng
  • Ho khan
  • Hắt xì
  • Nhức đầu và đau nhức cơ thể

3. Bệnh hen suyễn khiến trẻ bị khó thở

bệnh hen suyễn khiến trẻ bị khó thở

Theo CDC, hơn 6,2 triệu trẻ em ở Hoa Kỳ, hoặc khoảng 8% tổng số trẻ em Hoa Kỳ, mắc bệnh hen suyễn. Hen suyễn là một bệnh phổi có khả năng gây ra tình trạng nghiêm trọng, các triệu chứng thường gặp như:

  • Ho khan
  • Tức ngực hoặc nặng ngực
  • Thở gấp hoặc khó thở
  • Thở khò khè hoặc có ran rít khi thở ra

Một số yếu tố có thể làm kích hoạt cơn hen suyễn là hít phải bụi, phấn hoa hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng như lông thú cưng. Đây là bệnh khiến trẻ có nguy cơ cao bị viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Nếu bé ho nhiều, ho khi vận động kèm khó thở, thở khò khè có ran rít hoặc bị viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần, bạn hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để khám và đánh giá tình trạng của bé.

4. Bệnh viêm xoang khiến trẻ bị khó thở

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang thường là do nhiễm trùng. Đây là bệnh được phân loại theo cấp tính và mạn tính, thường đi kèm với cảm lạnh, cảm cúm hoặc có thể do dị ứng gây ra. Viêm xoang có thể dẫn đến:

  • Ho và sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Đau và cảm giác nặng ở mặt, đặc biệt là sau mắt và mũi
  • Chảy dịch mũi có thể gây đau họng, hôi miệng, buồn nôn hoặc nôn.

[inline_article id=176386]

5. Bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản thường do virus gây ra và có thể phát triển sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm. Sau khi virus đào thải ra khỏi cơ thể, bé có thể ho liên tục kéo dài từ 3-4 tuần. Ngoài ho tức ngực, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sổ mũi
  • Sốt và ớn lạnh
  • Đau ngực và tắc nghẽn
  • Đau họng
  • Thở khò khè
  • Khó chịu hoặc mệt mỏi

6. Bệnh viêm thanh khí phế quản

bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Viêm thanh khí phế quản còn được gọi là viêm thanh quản, thường do một loại virus gây sưng ở khí quản và thanh quản. Viêm thanh quản có xu hướng ảnh hưởng đến trẻ nhỏ dưới 4 tuổi và có đặc điểm nổi bật là nói khàn, ho khan và suy hô hấp.

7. Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn khá phổ biến ở trẻ em. Cứ 10 trẻ em viêm họng thì có đến 3 trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn. Các triệu chứng thường gặp là cổ họng có cảm giác đau, khó nuốt thức ăn, nước bọt. Các hạt cũng có thể sưng lên tại cổ họng dẫn đến cảm giác ngứa hay vướng họng.

Trẻ em và người lớn bị viêm họng do liên cầu khuẩn cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu chậm trễ, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sốt thấp khớp, một tình trạng viêm nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, khớp, hệ thần kinh và da, thậm chí gây bệnh thấp tim và bệnh thận.

8. Bệnh viêm phổi khiến trẻ bị khó thở 

Viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng do tác nhân virus, vi khuẩn, nấm và có thể trở thành một tình trạng nguy hiểm. Các triệu chứng bao gồm:

  • Thở nhanh
  • Sốt cao và ớn lạnh
  • Ho khan
  • Mệt mỏi
  • Đau ở ngực, đặc biệt là khi thở
  • Các triệu chứng có thể ít rõ ràng hơn ở trẻ em so với người lớn, nên có thể khó chẩn đoán hơn.

Cách phòng ngừa tình trạng khó thở ở trẻ

cách phòng ngừa tình trạng khó thở ở trẻ em

Để tránh những triệu chứng bệnh về hô hấp khiến trẻ bị khó thở, bạn hãy thực hiện các cách dưới đây để phòng ngừa bệnh:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh để tránh lây nhiễm.
  • Rửa tay thường xuyên cho trẻ hoặc dạy trẻ rửa tay thường xuyên.
  • Lau dọn nhà cửa và làm sạch những khu vực nhiều người sử dụng: Các bệnh về đường hô hấp lây truyền qua nước bọt và dịch tiết mũi khi tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, chạm vào các bề mặt dùng chung như tay nắm cửa và mặt bàn có khả năng cao làm lây bệnh.
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm: Tiêm vắc-xin ngừa cúm giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm phổi hoặc phải nhập viện do tiếp xúc với người bị bệnh cúm.

[inline_article id=176386]

Những nguyên nhân khác khiến trẻ bị khó thở

Trẻ bị khó thở thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó bệnh về đường hô hấp là chủ yếu. Ngoài ra, một số nguyên nhân hiếm gặp dưới đây cũng có thể khiến trẻ bị khó thở:

  • Tim mạch (bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, loạn nhịp tim, viêm cơ tim…)
  • Thần kinh, cơ (bệnh liệt thần kinh hoành, bệnh thần kinh cơ bẩm sinh, loạn dưỡng cơ…)
  • Chuyển hóa (chuyển hóa, tăng urê máu, cường giáp…)
  • Thiếu máu (bệnh bạch cầu, bệnh thalassemia, bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm…)
  • Tâm lý (hội chứng tăng thông khí, hội chứng loạn chức năng dây thanh, giả hen…)

Nếu nghi ngờ trẻ bị khó thở không phải do mắc bệnh về hô hấp mà là đang mắc một bệnh khác, bạn hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để điều trị kịp thời. 

Bạn nên đưa bé tới bệnh viện nhi để điều trị ngay khi thấy con có triệu chứng sốt cao, ho nặng tiếng, thở nhanh, khó thở, ngủ li bì, bỏ ăn uống, quấy khóc nhiều. Nếu lo lắng về những biểu hiện bất thường của trẻ, bạn cũng nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ khám, tư vấn và điều trị đúng cách nhé.

Lục Hoàng Linh