Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

5 món ngon cho bé 2 tuổi ăn no, chóng lớn

món ngon cho bé 2 tuổi
Món ngon cho bé 2 tuổi đổi khẩu vị

Khi trẻ bắt đầu lên 2, bé sẽ thường xuyên chán ăn và quấy khóc khiến các mẹ cảm thấy lo lắng không biết phải làm sao để con có thể ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh. Cách chế biến các món ngon cho bé 2 tuổi đơn giản sẽ giúp mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất và cung cấp năng lượng cần thiết cho con yêu đấy.

[inline_article id=169309]

Các món ăn cho bé 2 tuổi đổi khẩu vị

Bạn hãy cùng tham khảo 5 món ăn cho bé 2 tuổi vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng dưới đây để con yêu ăn hoài không ngán mà mẹ cũng yên tâm hơn nhé.

1. Thịt viên sốt cà chua đậm vị, bắt mắt

thịt viên sốt cà chua

Đây là món ngon cho bé 2 tuổi “ăn hoài không chán” vì vị ngọt, chua, mặn hòa quyện cùng nhau trong miệng khi nhai.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Thịt nạc vai rửa sạch, băm nhỏ
  • Mộc nhĩ (nấm mèo) rửa sạch, ngâm nở và băm nhỏ
  • 2 quả cà chua rửa sạch, thái nhỏ, cắt hạt lựu
  • Các loại gia vị

Các bước thực hiện

  • Bạn trộn thịt chung với mộc nhĩ, thêm 1 ít cà phê dầu hào, nước mắm vào rồi trộn đều và vo thành từng viên nhỏ.
  • Phần cà chua bạn cho vào chảo dầu đã nóng rồi xào cho nhừ.
  • Khi cà chua đã nhừ, bạn cho thịt viên vào, hạ nhỏ lửa và nấu cho tới khi thịt chín mềm.
  • Bạn nếm lại với ít nước mắm, dầu hào và đường cho vừa ăn thì tắt bếp.

2. Cháo cá hồi bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng

Cháo cá hồi bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng

Cháo cá hồi là món ngon cho bé 2 tuổi không chỉ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà còn dễ bắt mắt bé vì có nhiều màu sắc hấp dẫn của cá, bí đỏ…

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gia vị
  • 2 lát gừng cạo vỏ, cắt sợi và băm nhỏ
  • 200g bí đỏ gọt vỏ, cắt khúc và rửa sạch
  • 1 bát gạo tẻ vo sạch
  • Hành lá rửa sạch, cắt nhuyễn và để riêng phần đầu trắng
  • 200g phi lê cá hồi đã rửa sạch bằng nước giấm, để ráo và cắt làm đôi

Các bước thực hiện

  • Bạn đun khoảng 300ml nước với 1/3 thìa cà phê muối, đợi nước sôi thì cho cá hồi vào và thêm vài lát gừng nhỏ để khử mùi tanh.
  • Đến khi cá chín, bạn gắp ra và giữ lại phần nước luộc cá. Cá hồi bạn đánh tơi nhỏ và loại bỏ sạch xương để con không bị hóc.
  • Đợi nước luộc cá sôi, bạn vớt bọt và cho gạo tẻ vào nấu cho đến khi hạt gạo chín nhừ.
  • Bạn luộc bí đỏ ở một nồi riêng trong 15 phút thì vớt ra, dùng thìa nghiền nhuyễn rồi cho bí vào nồi cháo cá hồi, khuấy trong 1-2 phút thì tắt bếp.
  • Đặt chảo lên bếp, đổ dầu và cho đầu trắng hành lá cùng gừng vào phi thơm, rồi cho cá vào đảo đều trong 1 phút.
  • Cho 1 thìa cà phê nước mắm và 1/3 thìa cà phê đường vào cá cho vừa ăn.
  • Múc cháo ra bát, để phần cá hồi đã xào lên trên và rắc thêm hành lá.

3. Món ngon cho bé 2 tuổi: Đậu hũ nhồi tôm

món ngon cho bé 2 tuổi: đậu hũ nhồi tôm

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 200g tôm tươi
  • 1 hộp đậu hũ chiên sẵn
  • Hành, tỏi băm
  • Các loại gia vị khác

Các bước thực hiện

  • Bạn rửa sạch tôm, bóc vỏ rồi để ráo nước.
  • Sau đó bạn cho 1 thìa cà phê hạt nêm, nửa thìa tiêu, nửa thìa đường vào tôm rồi trộn đều và đem xay nhuyễn.
  • Đậu hũ bạn cắt miếng, rạch giữa rồi cho tôm vào trong làm nhân, mang hấp cho tôm chín sơ.
  • Kế đến, bạn đun nóng dầu ăn trên chảo, phi hành và tỏi cho thơm thì cho 1 thìa súp dầu hào, 3 thìa súp nước lạnh, ít đường và hạt nêm rồi đảo đều cho thành nước sốt.
  • Cho đậu hũ nhồi tôm vào chảo chiên chín, trở mặt đều tay để đậu không bị cháy và thấm nước sốt đều. Khi tôm chín, bạn tắt bếp.

4. Trứng cuộn: Món ngon cho bé 2 tuổi nào cũng thích

món ngon cho bé 2 tuổi: trứng cuộn

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Trứng gà
  • Nước dừa
  • 1 thìa súp sữa
  • Nửa thìa giấm trắng
  • Cà rốt gọt vỏ, nấm hương, măng tây
  • Hành tây, hành lá và các loại gia vị khác

Các bước thực hiện

  • Bạn rửa sạch hành lá, hành tây, cà rốt, măng tây, nấm hương rồi sau đó thái nhỏ
  • Trứng gà bạn đập và cho vào bát, thêm muối, tiêu, giấm, sữa và đánh đều tay rồi lọc qua rây cho hết cặn.
  • Đun nóng dầu ăn trên chảo đến khi dầu nóng thì cho cà rốt, hành lá, hành tây, măng tây, nấm hương vào đảo đều cho tới khi vừa chín tới.
  • Đổ trứng vào chảo, trải đều trứng với rau củ và chờ cho trứng hơi chín thì cuộn lại. Khi trứng chín hẳn, bạn tắt bếp, cắt khoanh nhỏ rồi đưa bé thưởng thức.

5. Canh rau ngót nấu thịt nạc thanh mát

món ngon cho bé 2 tuổi: canh rau ngót thịt nạc

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Tôm rửa sạch, bóc vỏ, rút chỉ đen, để ráo nước
  • Hành lá rửa sạch, cắt khúc nhỏ
  • Rau cải xanh rửa sạch, cắt khúc nhỏ, để ráo nước
  • Các loại gia vị khác

Các bước thực hiện

  • Bạn đun nóng một ít dầu ăn trên bếp rồi phi thơm hành lá và cho tôm vào xào chín sơ.
  • Sau đó, bạn đổ nước vào ngập tôm rồi đun sôi.
  • Khi nước bắt đầu sôi, bạn cho cải vào nấu chín mềm, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Khi chế biến món ăn cho bé 2 tuổi, bạn nên trang trí món ăn cho đẹp mắt để kích thích thị giác trẻ khiến con muốn ăn ngay.

Nhu cầu dưỡng chất cho bé 2 tuổi

món ngon cho bé 2 tuổi bổ sung nhiều dưỡng chất

Bên cạnh biết cách chế biến những món ăn ngon, bạn cũng cần lưu ý thực đơn cho bé 2 tuổi cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu dưới đây:

  • Chất bột đường: Ngũ cốc, khoai tây, gạo và các sản phẩm từ bột mì
  • Chất đạm: Thịt, cá, gia cầm, trứng, hải sản
  • Các sản phẩm từ sữa: Sữa, phô mai, sữa chua…
  • Vitamin và khoáng chất: Rau, củ, quả và trái cây

Hàm lượng dinh dưỡng bé cần bổ sung cho cơ thể trong 1 ngày bao gồm: 150-200g gạo, 120-150g thịt, 150-200g cá, tôm, 150-200g rau xanh, 30-40g dầu ăn hoặc mỡ. Bé cũng cần được ăn từ 3-4 quả trứng/tuần.

Bữa ăn hàng ngày của con cũng cần tập trung vào các tiêu chí dưới đây:

  • 3 bữa chính (2 bữa cơm nát và 1 bữa cháo) với đa dạng nhóm dưỡng chất thiết yếu.
  • 2 bữa phụ với 1 bữa phụ là hoa quả chín, sinh tố, chè…; 1 bữa phụ khác là các thực phẩm từ sữa.

Lượng sữa bạn nên bổ sung cho con hàng ngày ở khoảng 400ml sữa ít béo hoặc sữa tách béo để bổ sung canxi cho con. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé bổ sung thêm sữa chua và phô mai để đa dạng món ăn cho bé.

Dạ dày của trẻ 2 tuổi còn khá yếu, bạn không nên ép bé ăn quá nhiều trong 1 bữa. Đồng thời, cơm phải đủ nát và thức ăn đủ mềm, nhuyễn để giúp bé dễ dàng tiêu hóa. Bạn cũng cần tránh nấu những món khó tiêu hay tránh cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không nên cho trẻ ăn các loại hạt lớn, kẹo cứng, kẹo cao su, quả nho chưa cắt, rau sống, bắp rang bơ, hay miếng thịt lớn… Những loại thực phẩm này sẽ dễ khiến bé bị mắc nghẹn hoặc khó tiêu hóa.

[inline_article id=67099]

Các món ngon cho bé 2 tuổi ăn cơm không chỉ tiện lợi nhằm giúp mẹ tiết kiệm thời gian mà còn bổ dưỡng, ngon miệng để tăng cường nhiều năng lượng cho bé. Vì thế, mẹ hãy chịu khó vào bếp để trổ tài nấu nướng giúp con yêu luôn hứng thú trong mỗi bữa ăn để lớn nhanh, khỏe mạnh nhé.

Hoa Vũ 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

4 tác dụng của quả nho đối với sức khỏe của trẻ

tác dụng của quả nho
Tác dụng của quả nho đối với trẻ

Quả nho cũng giống như các loại quả khác, thường có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Loại quả này mọc thành từng chùm với nhiều màu sắc như xanh thẫm, vàng, đỏ, đen… Đây cũng là loại trái cây ưa thích của trẻ nhỏ do có vị ngọt và mọng nước. Vì thế, bạn có thể chế biến nho thành nhiều món ngon để bé ăn dặm hoặc ăn tráng miệng nhằm tăng cường sức khỏe. Vậy tác dụng của quả nho đối với trẻ là gì? 

Bạn hãy cùng tìm hiểu 4 tác dụng của quả nho đối với trẻ và cách chế biến món ngon từ quả nho cho bé yêu bổ sung nhé.

Tác dụng của quả nho đối với trẻ

Tác dụng của quả nho đối với trẻ

Quả nho không chỉ giúp cấp nước cho cơ thể mà còn có tác dụng kháng viêm, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và tăng cường năng lượng cho trẻ.

1. Tác dụng của quả nho giúp bổ sung nước cho bé

Quả nho mọng nước nên có thể giúp bổ sung nước cho con của bạn, nhất là khi bé yêu thường xuyên vận động. Loại trái cây này cũng giúp hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

2. Tác dụng của quả nho có khả năng chống viêm

Một tác dụng khác của quả nho là có khả năng chống viêm, nên giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt và sổ mũi khiến cơ thể bé dễ bị mất nước. Để tránh điều này xảy ra, bạn hãy cho bé ăn nho khi bé bị cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng…

[inline_article id=176166]

3. Quả nho bổ sung cho bé nhiều chất dinh dưỡng

Nho cũng cung cấp cho bé nhiều calo và các hợp chất dinh dưỡng khác như vitamin, kali và canxi.

• Vitamin C: Một chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ, góp phần vào quá trình hình thành sự phát triển của các mô.

• Kali: Natri có sẵn trong cơ thể bé kết hợp với kali trong quả nho sẽ giúp bé kiểm soát sự cân bằng nước của cơ thể, do đó giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ mắc sỏi thận.

• Canxi: Ngoài kali và vitamin C, quả nho còn cung cấp rất nhiều canxi cho bé. Đây là chất rất cần thiết cho sự phát triển răng và xương của trẻ.

4. Tác dụng của quả nho cung cấp năng lượng cho trẻ

Nho có  sự kết hợp của 2 chất là glucose và fructose. Điều này không chỉ tạo nên vị ngọt và thơm ngon cho quả nho mà còn mang đến nhiều năng lượng cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, vỏ của quả nho và hạt nho cũng có nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sự phát triển của trẻ.  

Những món ngon từ quả nho cho bé

món ăn từ quả nho cho bé

Để giúp bé nhận được tác dụng của quả nho nhằm tăng cường sức khỏe, bạn có thể chế biến nhiều món ngon đa dạng cho bé từ loại quả này. Một số món ăn từ quả nho bao gồm:

  • Sữa chua quả nho
  • Rau câu kết hợp với nho và một số trái cây khác
  • Nước ép nho bổ dưỡng thay thế cho soda không tốt cho trẻ
  • Làm sinh tố nho nhiều màu sắc và thơm ngon để hấp dẫn bé

Gợi ý cách làm sinh tố nho cho trẻ

sinh tố nho

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 cốc nho không hạt
  • 1 cốc sữa nguyên chất
  • 1/2 cốc sữa chua không đường
  • 1 cốc kem

Cách thực hiện

Bạn cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay rồi xay nhuyễn hỗn hợp và thưởng thức sinh tố. Nho có sẵn hàm lượng đường khá cao nên bạn không cần thêm đường vào sinh tố mà hãy giữ hương vị thơm ngon tự nhiên của loại quả này. 

[inline_article id=211987]

Lưu ý khi cho bé ăn nho

Bạn cho trẻ tiêu thụ quá nhiều nho sẽ không tốt. Ngoài có chứa nhiều calo, nho còn chứa nhiều fructose và glucose nên dễ làm tăng huyết áp. Vì thế, bạn chỉ nên cho bé ăn quả nho điều độ.

Ngoài ra, quả nho còn có thể khiến bé bị mắc nghẹn nếu vô tình cho nguyên quả vào miệng và nuốt chửng nên bạn hãy cắt nhỏ trái này trước khi cho con ăn nhé. 

Tác dụng của quả nho rất tốt cho trẻ nhỏ nếu bạn cho bé ăn đúng cách. Mặc dù quả nho tốt cho bé nhưng bạn cũng nhớ bổ sung những loại trái cây và rau, củ, quả khác để giúp bé cân bằng chế độ dinh dưỡng. Bạn hãy bổ sung những thực phẩm lành mạnh cho con như quả nho để giúp con luôn thông minh và khỏe mạnh nhé.

Nguyễn Kiều Vân

 

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

5 bài tập yoga sau sinh nhẹ nhàng giúp bạn giảm mệt mỏi

Bài tập yoga sau sinh giúp mẹ thư giãn và rèn luyện thể chất

Tác dụng của những bài tập yoga sau sinh sẽ giúp hỗ trợ bạn cải thiện sức mạnh cho sàn chậu, làm cơ bắp săn chắc lại, giúp thư giãn vai, cổ, duy trì xương sống thẳng, làm tăng khả năng chịu đựng và ngừa chứng trầm cảm sau sinh. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cơ thể để bạn trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bình thường.

Vậy sau sinh bao lâu có thể tập yoga? Nếu sinh thường, bạn có thể tập yoga sau ít nhất 6 tuần sinh con. Trong trường hợp bạn sinh mổ thì cần đợi ít nhất 12-16 tuần sau sinh.

[inline_article id=203301]

Dưới đây là 5 bài tập yoga nhẹ nhàng cho phụ nữ sau sinh nhanh hồi phục sức khỏe.

Bài tập yoga sau sinh cho mẹ nhanh hồi phục sức khỏe

Các bài tập yoga nhẹ nhàng dưới đây đã được chứng minh là có thể giúp cải thiện lưu lượng máu, củng cố hệ thống thần kinh và thư giãn cơ thể cũng như tâm trí của bạn.

1. Bài tập yoga sau sinh gác chân lên tường

bài tập yoga gác chân lên tường

Đây là bài tập yoga sau sinh giúp bạn thư giãn, thiền định và hỗ trợ máu lưu thông theo hướng ngược lại.

Bạn duỗi người, hai chân đặt lên tường, giữ thẳng, hai tay để duỗi thả lỏng tự nhiên. Sau đó, bạn nhắm mắt và chú ý hít thở đều.

2. Tập tư thế em bé để cơ thể thư giãn

tư thế em bé

Bài tập yoga sau sinh này khá nhẹ nhàng, giúp bạn giảm đau đầu, cổ, ngực, đồng thời giúp mở sàn chậu, hông và lưng dưới. Mẹ đang cho con bú thường dễ bị đau lưng. Vì vậy, tư thế em bé sẽ rất phù hợp cho bạn để giảm thiểu những mệt mỏi.

Bạn quỳ trên sàn, đặt mông ngồi vào gót chân. Sau đó, bạn từ từ vươn thân người lên phía trước, tay và lưng duỗi thẳng, hai đầu gối dần dần mở rộng ra. Bạn thả lỏng cằm, cổ, mặt và cơ thể rồi hít thở đều.

Trong lúc tập tư thế em bé, bạn có thể kết hợp thực hiện bài tập kegel sau sinh sẽ giúp củng cố các cơ sàn chậu đã bị suy yếu trong quá trình sinh nở. Bạn hãy thực hiện động tác như đang nín tiểu và giữ như vậy trong 2-3 giây rồi lại thả lỏng 2-3 giây. Sau đó, bạn nên lặp lại động tác này 4-5 lần liên tiếp.

3. Tư thế ngọn núi tốt cho cơ bắp và thăng bằng

tư thế ngọn núi

Tư thế ngọn núi là bài tập yoga sau sinh làm săn chắc vùng bụng, xương chậu, thân mình và lưng.

Bạn mở hai bàn chân vừa phải, thả lỏng hai cánh tay, lòng bàn tay hướng ra ngoài, giữ lưng thẳng và cổ thon dài.

Khi thực hiện tư thế, bạn hít thở sâu, khi thở ra thì hóp bụng, siết chặt chân, mở ngực, mở vai, giữ lưng người thẳng. Bạn thực hiện động tác với nhịp thở đều đặn trong 5 nhịp.

4. Tư thế cây cầu tốt cho cột sống lưng

tư thế cây cầu mang lại nhiều lợi ích của yoga

Sau khi sinh con, bạn rất dễ bị mỏi người do phải dành nhiều thời gian ngồi và nằm trông con. Bài tập yoga sau sinh này sẽ giúp bạn giảm bớt sự khó chịu ở cột sống, tăng cường sức mạnh cho đôi chân, kéo căng các cơ hông, đồng thời mở rộng vai nên hỗ trợ bạn thư giãn tinh thần và giảm mệt mỏi hiệu quả.

Bạn nằm thẳng, gập đầu gối, để khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai. Sau đó, bạn đan tay vào nhau, hít sâu rồi nâng lưng, hông và ngực. Kế đến, bạn thở đều, chậm rãi và giữ tư thế tầm 30 giây thì nghỉ và thực hiện lại động tác 3 lần.

5. Tư thế yoga mặt bò giúp ngừa tật gù vai

bài tập yoga sau sinh - tư thế yoga mặt bò

Tư thế yoga mặt bò rất hiệu quả trong việc giúp bạn kéo dài hông, cũng như cổ và vai. Bạn thực hành tư thế này cũng có thể giúp chống lại tật gù vai khi phải ngồi lâu cho con bú hay bế bé yêu trong thời gian dài.

Bạn ngồi thẳng lưng trong tư thế quỳ, chân phải gập đặt lên chân trái và đảm bảo 2 đầu gối chồng lên nhau. Bạn giơ tay trái lên, gập khuỷu tay và đưa ra sau lưng, còn tay phải bạn đưa ra sau và cố gắng nắm hai bàn tay lại với nhau. Bạn giữ nguyên tư thế trong khoảng 10-20 giây, rồi đổi bên và lặp lại động tác.

Những lưu ý khi tập yoga sau sinh

những lưu ý khi tập yoga sau sinh

Để ngăn ngừa phần cơ bụng ngoài bị tách ra làm 2 hay còn gọi là xổ bụng sau sinh (abdominal separation), bạn không nên thực hiện những động tác như gập bụng, vặn người sâu, hay ngửa toàn bộ thân trên ra sau. Bởi những động tác này sẽ tạo áp lực cho vùng bụng và khiến cơ bụng căng quá mức.

Dưới đây là một số tư thế yoga cụ thể mà bạn không nên tập sau sinh, đặc biệt nếu đang bị xổ bụng hoặc có bất kỳ vết rách nào lớn trong quá trình sinh nở.

  • Tư thế plank
  • Tư thế con bò
  • Tư thế con mèo
  • Tư thế tam giác vặn
  • Tư thế ngồi xổm malasana
  • Tư thế xoạc chân hanumanasana

Ngoài những tư thế trên, bạn cũng hãy lưu ý tránh các tư thế khiến bụng hướng xuống dưới hoặc những tư thế kéo căng người tác động nhiều vào vùng bụng. Bạn chỉ nên dần dần thực hiện những tư thế này khi cơ thể đã hoàn toàn bình phục.

[inline_article id=188538]

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ bài tập yoga sau sinh nào nhé.

Bạn cũng cần hỏi bác sĩ trước khi tập yoga nếu bị xổ bụng. Tình trạng này khi không được chữa lành đúng cách sẽ gây yếu bụng, yếu sàn chậu hoặc các vấn đề khác nghiêm trọng hơn.

Khi có em bé, cuộc sống của bạn sẽ càng trở nên bận rộn và nhiều căng thẳng hơn. Tuy nhiên, nếu có ý thức tốt về sức khỏe của mình bằng cách tập yoga sau sinh nhẹ nhàng, bổ sung hoa quả và sống lành mạnh, bạn sẽ tận hưởng được cuộc sống ngay cả những lúc tất bật chồng con, công việc. Bạn hãy chia sẻ công việc với bạn đời để có thêm thời gian thư giãn cho bản thân hoặc chỉ cần đơn giản thực hiện những bài tập thở sâu cũng giúp giải phóng hiệu quả những mệt mỏi và căng thẳng đấy.

Hoa Vũ

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn dâu tây được không? 5 lợi ích bất ngờ từ dâu tây đối với bà bầu

Bạn hãy cùng tìm hiểu bà bầu ăn dâu tây có tốt không, tác dụng của dâu tây với bà bầu, những lưu ý khi sử dụng và cách làm sinh tố dâu chuối để bạn tăng cường sức khỏe cho mình cũng như cho bé yêu trong bụng nhé.

Bà bầu ăn dâu tây được không?

Bà bầu ăn dâu tây đúng cách sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và của thai nhi. Ngược lại, đây còn là loại quả mang đến cho bạn và bé rất nhiều lợi ích. Cụ thể, tác dụng của quả dâu tây có khả năng giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ sinh non và giúp bé tránh khỏi rủi ro bị dị tật bẩm sinh.

Tác dụng của quả dâu tây với bà bầu

tác dụng của dâu tây với bà bầu

Dâu tây có thể giúp cho bà bầu phòng ngừa nhiều bệnh tim mạch, cải thiện thị lực, tăng cường miễn dịch và làm trẻ hóa làn da.

1. Dâu tây giúp bà bầu ngừa bệnh tim mạch

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng dâu tây có chứa một số chất làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và giảm mảng bám xơ vữa trong động mạch. Do đó, bà bầu ăn dâu tây giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim và hỗ trợ bạn có sức khỏe tốt.

2. Bà bầu ăn dâu tây để cải thiện thị lực

Dâu tây có chứa một lượng lớn vitamin A nên hỗ trợ rất tốt cho các hoạt động trên giác mạc và võng mạc của mắt, từ đó giúp tăng cường và bảo vệ đôi mắt sáng khỏe. Tác dụng của dâu tây còn giúp giảm nguy cơ mắc chứng thoái hóa điểm vàng do tuổi hoặc thậm chí là đục thủy tinh thể.

3. Dâu tây giúp tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C trong dâu tây rất đáng kể. Do đó, dâu tây có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bầu ăn cam có tốt không? 8 lợi ích bất ngờ đối với bà bầu khi ăn cam

4. Bà bầu ăn dâu tây để ngừa lão hóa sớm

Mỗi ngày, cơ thể bạn phải hấp thụ rất nhiều chất độc ở trong không khí, thức ăn, môi trường ô nhiễm… Các chất độc tích tụ trong cơ thể lâu dần sẽ gây ra những tổn thương và làm tăng tốc độ lão hóa.

Các chất dinh dưỡng khác nhau có trong dâu tây sẽ giúp bạn sửa chữa những hư hỏng và ngăn ngừa nguy cơ lão hóa sớm để bạn luôn trông tươi trẻ.

5. Giúp phòng ngừa ung thư

Các chất chống oxy hóa có trong dâu tây đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong việc chống lại các gốc tự do tồn tại trong cơ thể để bảo vệ các cơ quan và các DNA khỏi bị hư hại. Điều này cũng có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa ung thư.

Lưu ý cho bà bầu khi ăn dâu tây

lưu ý cho bà bầu ăn dâu tây

Dâu tây thường khá an toàn trong việc sử dụng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, loại quả này có thể gây rủi ro cho phụ nữ mang thai. Cụ thể là dị ứng và có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.

• Dị ứng: Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng với dâu tây, bạn cũng có thể bị dị ứng khi ăn loại quả này. Bà bầu ăn dâu tây bị dị ứng có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

• Có nguy cơ bị nhiễm trùng: Bà bầu ăn dâu tây chưa được làm sạch kỹ lưỡng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, bao gồm E.coli và nhiều loại ký sinh trùng có trong dâu tây. Những vi khuẩn này đi vào cơ thể mẹ bầu có thể gây hại cho bé yêu trong bụng. Vì thế, bạn cần nhớ rửa sạch dâu tây trước khi sử dụng để tránh gây hại cho con.

[inline_article id=31098]

Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp bạn an toàn khi thưởng thức dâu tây đồng thời giữ được hương vị thơm ngon của loại quả này:

  • Nên rửa sạch dâu tây trước khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh và tránh vi khuẩn
  • Chọn những loại dâu tươi, không giập nát, cuống xanh, đều màu, không có đốm xanh hay trắng.
  • Không sử dụng những loại mứt dâu tây hay những sản phẩm khác đã được bảo quản hay để lâu.
  • Kiểm tra xem bạn có bị dị ứng với dâu tây không trước khi thêm loại quả này vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Cân bằng dâu tây với các loại trái cây và rau quả khác để đảm bảo bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn thịt bò được không? Ăn như thế nào mới tốt cho cả mẹ và bé?

Cách làm sinh tố dâu chuối cho bà bầu

cách làm sinh tố dâu chuối cho bà bầu

Bạn kết hợp sinh tố dâu chuối với bữa sáng sẽ là lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng. Dưới đây là cách làm sinh tố dâu chuối mà bạn có thể thực hiện tại nhà nhằm tăng cường sức khỏe.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1/2 cốc sữa chua
  • 1/2 chén yến mạch
  • 1/2 cốc sữa hạnh nhân
  • 1 quả chuối
  • 1 cốc dâu tây

>>> Bạn có thể tham khảo: 5 gợi ý bữa sáng cho bà bầu 3 tháng đầu đủ dinh dưỡng và an toàn

Các bước thực hiện

  • Bạn xay tất cả các thành phần với nhau cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn thì đổ sinh tố ra ly.
  • Nếu muốn thưởng thức sinh tố sệt hơn, bạn có thể đổ thêm sữa vào đồ uống.
  • Bạn cho thêm một ít đá viên nếu thích uống lạnh và trang trí một vài lát dâu tây lên trên.

[inline_article id=176166]

Bà bầu ăn dâu tây rất tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ăn loại trái cây này điều độ, rửa sạch trước khi ăn và tránh dùng quả dâu nếu bạn bị dị ứng để không phải gặp những rủi ro đáng tiếc nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu đắp mặt nạ được không? 4 công thức từ tự nhiên cho mẹ

Hãy cùng tìm hiểu bà bầu đắp mặt nạ được không để bạn chọn cho mình phương pháp làm đẹp đúng cách nhằm bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con nhé.

Bà bầu đắp mặt nạ được không?

Trong quá trình mang thai, bạn vẫn nên biết cách chăm sóc làn da của mình để trông rạng rỡ và tươi tắn bằng những sản phẩm làm đẹp an toàn và tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như mặt nạ dưỡng da.

Tuy nhiên, bạn cần phải rất cân nhắc trong việc lựa chọn mặt nạ để thành phần trong sản phẩm này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và của bé. Nói cách khác, bà bầu đắp mặt nạ được không tùy thuộc vào cách bạn lựa chọn sản phẩm.

Bạn hãy đọc kỹ nhãn hiệu sản phẩm và chỉ nên mua mặt nạ có thành phần 100% từ tự nhiên được cơ quan uy tín chứng nhận hoặc tự làm mặt nạ dưỡng da tại nhà bằng những nguồn nguyên liệu tự nhiên.

Nguyên nhân là vì những thành phần hóa chất có trong sản phẩm dưỡng da có thể thấm vào máu qua da bạn và gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bé yêu trong bụng. Những thành phần hóa chất độc hại thường được tìm thấy trong mặt nạ và những sản phẩm dưỡng da khác là Hydroquinone, Retinol, Axit beta hydroxy, Diethanolamine (DEA), Parabens, Phthalates, kem chống nắng hóa học… Những chất này đã được chứng minh là có thể gây rối loạn nội tiết tố cho bà bầu và bé, gây dị ứng da, ung thư, làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sinh non…

[inline_article id=174453]

Bạn cũng cần lưu ý trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm làm đẹp thật giả lẫn lộn. Một số sản phẩm có nhãn hiệu cam kết thành phần từ thiên nhiên nhưng sự thật không phải là như vậy. Vì thế, nếu bạn không chắc chắn về sản phẩm mình lựa chọn có thật sự an toàn và đúng như những lời nhà sản xuất quảng cáo hay không thì tốt nhất là chỉ nên tự làm mặt nạ dưỡng da tại nhà.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách làm mặt nạ bơ tại nhà dưỡng da trị mụn hiệu quả

Cách làm mặt nạ cho bà bầu dưỡng da tại nhà

cách làm mặt nạ cho bà bầu

Bà bầu đắp mặt nạ được không tùy thuộc nhiều vào thành phần nguyên liệu mà bạn chọn. Những thành phần từ tự nhiên phù hợp cho quá trình đắp mặt nạ làm đẹp của bạn là rau củ, quả, hoa, lá, trái cây…

Tác dụng của đắp mặt nạ từ những nguyên liệu tự nhiên sẽ mang đến cho bà bầu khá nhiều lợi ích như:

  • Không có chất bảo quản nên an toàn 100%.
  • Nguyên liệu đảm bảo thành phần từ tự nhiên, không có hóa chất.
  • Được tự tay mình lựa chọn những thành phần làm đẹp còn tươi và mới.
  • Có thể lựa chọn những nguồn nguyên liệu ưa thích, phù hợp với da mặt mình.

Dưới đây là một số gợi ý làm mặt nạ cho bà bầu từ thiên nhiên để bạn chăm sóc làn da mình tươi tắn và khỏe mạnh hơn.

1. Mặt nạ mật ong và sữa chua

Tác dụng của mặt nạ mật ong và sữa chua sẽ giúp nuôi dưỡng sâu cho làn da của bạn và giữ ẩm tốt cho da.

Bạn trộn 1 thìa cà phê mật ong và 1 thìa cà phê sữa chua không đường rồi đắp lên mặt và nằm thư giãn trong 30 phút. Sau đó, bạn rửa sạch mặt lại bằng nước ấm.

2. Mặt nạ yến mạch và sữa chua

mặt nạ cho bà bầu dưỡng da

Mặt nạ yến mạch và sữa chua sẽ giúp bạn làm sạch mụn trứng cá, loại bỏ các tế bào da khô và tẩy tế bào chết để da mặt bạn tươi sáng hơn.

Bạn rửa mặt sạch rồi trộn vài thìa cà phê yến mạch vào sữa chua không đường rồi đắp lên mặt. Sau đó, bạn rửa sạch mặt lại bằng nước ấm sau 10 phút.

3. Mặt nạ hạnh nhân và chuối

Sự kết hợp giữa hạnh nhân và chuối có chứa một số vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa phong phú nên giúp làn da của bạn mềm mại và săn chắc. Mặt nạ này cũng giúp bạn tăng cường sản xuất collagen cho làn da và có tác dụng chống lão hóa.

Bạn lấy 2/3 quả chuối chín cắt nhỏ, nghiền nát và cho vào 1 cái bát. Tiếp theo, bạn cho 1 thìa bột hạnh nhân vào chuối rồi trộn đều và đắp lên mặt. Bạn đắp hỗn hợp lên mặt đã rửa sạch trong vòng 15 phút thì rửa mặt lại bằng nước ấm.

4. Mặt nạ mật ong và đu đủ

Mặt nạ mật ong và đu đủ

Mặt nạ mật ong và đu đủ có chứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Hỗn hợp sẽ giúp da mặt bạn đều màu hơn, trị nám và trị tàn nhang hiệu quả, mang lại vẻ tươi tắn và rạng rỡ.

Bạn nghiền nhuyễn một ít đu đủ cùng 2 thìa súp mật ong nguyên chất rồi trộn đều. Tiếp theo, bạn đắp hỗn hợp lên mặt, thư giãn trong 30 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm.

Để những loại mặt nạ này tác huy hết công dụng, bạn cần nên bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài trời, nhất là vào những khung giờ nắng gắt từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách đắp mặt nạ chuối mật ong giúp da sáng mịn tức thì

Bà bầu đắp mặt nạ được không? Câu trả lời hoàn toàn là có. Thói quen chăm sóc da rất quan trọng trong thời kỳ mang thai. Do đó, bạn không nên bỏ qua việc làm đẹp của mình vì lo sợ những ảnh hưởng xấu từ mặt nạ với con. Bạn chỉ cần nhớ một nguyên tắc rất quan trọng là hãy lựa chọn các sản phẩm với nguồn nguyên liệu an toàn từ tự nhiên hoặc tốt nhất là tự làm mặt nạ tại nhà. Như vậy, bạn có thể yên tâm bảo vệ làn da của mình sáng khỏe ngay cả khi ở trong thai kỳ rồi đấy.

Hoa Vũ 

 

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

3 cách làm sinh tố dâu tây bổ dưỡng cho cả gia đình bạn

cách làm sinh tố dâu tây
Cách làm sinh tố dâu tây ngon, bổ dưỡng

Dưới đây là cách chế biến dâu tây cho bé ăn dặm, cách làm sinh tố dâu tây cho bà bầu đỡ mệt mỏi và cách làm sinh tố dâu giúp đời sống vợ chồng bạn thêm viên mãn. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cách làm sinh tố dâu tây sữa chua cho bé ăn dặm

cách làm sinh tố dâu tây cho bé

Dâu tây rất tốt cho bé yêu trong độ tuổi ăn dặm bởi loại quả này có thể giúp cơ bắp của bé khỏe mạnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường trí não, cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư.

Dưới đây là gợi ý về cách làm sinh tố dâu tây sữa chua để bé phát triển khỏe mạnh và tăng cường nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 hộp sữa chua
  • Máy xay sinh tố
  • 1 quả chuối sứ chín
  • 10 quả dâu tây tươi, không giập nát, không sâu mọt

Các bước thực hiện

  • Bạn rửa sạch dâu tây dưới vòi nước rồi đem bỏ cuống.
  • Ngâm dâu tây trong nước muối khoảng 15 phút, xả lại với nước sôi để nguội rồi để ráo và cắt làm đôi.
  • Cho dâu tây vào nồi hấp cách thủy khoảng 2–3 phút rồi để nguội.
  • Phần chuối sứ bạn lột vỏ, cắt khoanh nhỏ vừa ăn.
  • Kế đến, bạn rửa sạch máy xay sinh tố để đảm bảo vệ sinh rồi cho dâu, sữa chua và chuối vào máy xay.
  • Bạn cũng có thể cho 1-2 viên đá bi nhỏ vào xay cùng nhưng đừng nên cho quá nhiều vì sẽ làm bé dễ bị viêm họng.
  • Điều bạn cần lưu ý là xay nhuyễn mịn dâu tây và chuối để bé dễ ăn dặm nhé.
  • Cuối cùng, bạn cho sinh tố dâu tây ra chén và đưa bé thưởng thức.

Bạn cũng có thể biến tấu cách làm sinh tố dâu tây như thay chuối bằng các loại trái cây như đào, lê hoặc táo. Bạn cũng có thể kết hợp dâu tây với bột yến mạch để làm sinh tố cho bé ăn dặm.

Cách chế biến dâu tây cho bà bầu tăng cường sức khỏe

cách làm sinh tố dâu tây cho bà bầu

Bà bầu ăn dâu tây có thể giúp ngăn ngừa lão hóa, tăng cường sức khỏe của mẹ và giúp bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh cũng như hạn chế nguy cơ sinh non.

Bạn có thể học cách làm sinh tố dâu tây dưới đây để mẹ và con cùng khỏe mạnh và ngăn ngừa được nhiều bệnh tật nhé.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Đá viên
  • 1 thìa đường hoặc 1 thìa mật ong để dâu tây có vị ngọt hơn
  • 130ml sữa tươi không đường để giữ được vị dâu nguyên chất
  • 10 quả dâu tươi, còn nguyên cuống xanh, vỏ căng bóng và đều màu, không có đốm xanh hoặc trắng.

Các bước thực hiện

  • Bạn cắt bỏ cuống dâu tây, rửa sạch lại với nước, để ráo rồi cắt nhỏ dâu tây ra làm đôi hoặc làm tư để dễ xay.
  • Cho dâu tây vào máy xay sinh tố, thêm sữa tươi và đá viên vào xay đến khi thành hỗn hợp nhuyễn mịn là được.
  • Nếu thích uống sinh tố đặc, bạn không nên cho đá vào trong quá trình xay mà hãy bỏ vào bước cuối cùng để sinh tố không bị loãng.
  • Bạn nếm lại sinh tố, nếu thấy hơi chua thì có thể thêm 1 thìa đường hoặc mật ong rồi đem xay lại cũng rất ngon.
  • Cuối cùng, bạn đổ sinh tố ra ly rồi thưởng thức.

Cách làm sinh tố dâu tây để vợ chồng thêm mặn nồng

cách làm sinh tố dâu cho vợ chồng

Nếu muốn tìm lại cảm giác yêu và tăng cường ham muốn chốn “phòng the”, bạn có thể thêm dâu tây điều độ vào bữa ăn của gia đình như một trong những cách giúp đời sống vợ chồng viên mãn hơn.

Dâu tây chứa nhiều vitamin C, một loại vitamin không chỉ giúp tăng cường ham muốn cho các cặp đôi mà còn hỗ trợ “đấng mày râu” ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả. Không chỉ vậy, tác dụng của dâu tây còn giúp cải thiện chất lượng tinh trùng ở nam giới để nàng dễ thụ thai hơn do quả có chứa nhiều axit folic tốt cho việc tạo ra các “tinh binh”.

[inline_article id=162113]

Bạn có thể thử cách làm sinh tố dâu tây dưới đây để hâm nóng lại tình cảm vợ chồng mình nhé.

Nguyên liệu chuẩn bị cho 2 ly sinh tố dâu

  • 1 ít hạt chia
  • 1 bát dưa hấu ngọt, thanh mát gọt vỏ, bỏ hạt
  • 5 quả dâu tây tươi, rửa sạch, bỏ cuống, cắt nhỏ
  • 1 cốc sữa hạnh nhân hoặc sữa tươi (có đường hoặc không đường tùy khẩu vị)

Các bước thực hiện

  • Bạn cho dưa hấu, dâu tây vào máy xay sinh tố rồi đổ sữa vào và xay nhuyễn.
  • Sau cùng, bạn cho sinh tố vào 2 ly, thêm một thìa cà phê hạt chia vào mỗi ly rồi thưởng thức cùng bạn đời.

Ngoài cách làm sinh tố dâu, vợ chồng bạn cũng có thể ăn quả dâu tây phủ chocolate khi đang cùng nhau xem tivi để lấy lại tâm trạng và thúc đẩy cảm giác “yêu”.

Bên cạnh lợi ích của dâu tây, chocolate cũng là một gia vị giúp tăng cường sản xuất “endorphin”, một hormone hạnh phúc mang lại “cảm giác tốt” cho não để hai bạn nhập cuộc với “chuyện ấy” dễ dàng hơn.

[inline_article id=192252]

Mặc dù dâu tây có nhiều tác dụng nhưng bạn chỉ nên dùng loại quả này một cách điều độ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như gây dị ứng. Bạn bổ sung sinh tố dâu tây đúng cách vào bữa ăn hàng ngày cho cả gia đình sẽ phát huy được đầy đủ những công năng tốt nhất cho sức khỏe của bé yêu, mẹ bầu hay chuyện vợ chồng đấy.

Cách làm sinh tố dâu tây thơm mát và đơn giản sẽ giúp cả gia đình bạn giải nhiệt mùa hè hiệu quả, có những thời gian xum tụ bên nhau để cười nói vui vẻ và còn tăng cường sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vì thế, bạn nên thường xuyên trổ tài pha chế những thức uống ngon từ quả dâu để cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cả gia đình khỏe mạnh nhé.

Hoa Vũ