Categories
Thụ thai

Chậm kinh ra nhiều dịch nhầy: Dấu hiệu mang thai hay bệnh lý nguy hiểm?

Chậm kinh ra nhiều dịch nhầy là dấu hiệu mang thai hay bệnh lý nguy hiểm và làm sao để phân biệt? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Cùng tìm hiểu nhé!

Chậm kinh ra nhiều dịch nhầy là bệnh gì, có nguy hiểm không, có phải dấu hiệu mang thai không? Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết này!

Chậm kinh ra nhiều dịch nhầy, dịch nhầy màu trắng đục có phải mang thai không?

Hiện tượng trễ kinh ra huyết trắng, trễ kinh đau lưng ra dịch trắng hay trễ kinh đau bụng dưới ra huyết trắng đục có phải mang thai không là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm.

Theo các chuyên gia, phụ nữ trễ kinh ra huyết trắng rất có khả năng là đã mang thai, nhất là khi còn thấy xuất hiện máu báo thai. Lượng huyết trắng  ở âm đạo lúc này tiết ra nhiều hơn bình thường, loãng và nhầy dính do phôi thai phát triển trong tử cung người phụ nữ.

Thật ra, kinh nguyệt chỉ đến chậm vài ngày rồi có lại thì đó chỉ là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố. Nhưng nếu kinh nguyệt trễ nhiều ngày và có kèm theo dịch nhầy màu trắng đục xuất hiện ở âm đạo thì cũng không loại trừ khả năng mang thai.  

Lúc này bạn cần dùng que thử thai để có kết quả chính xác nhất!

Giải đáp thắc mắc: Có thai tuần đầu có ra huyết trắng không?

Mang thai là lý do phổ biến khiến các chị em bị chậm kinh ra nhiều dịch nhầy. Với câu hỏi “chậm kinh 5 ngày ra dịch trắng” hay “Có thai tuần đầu có ra huyết trắng không?” thì MaryBaby xin trả lời là có. 

[key-takeaways title=””]

Thông thường chậm kinh 5 ngày đến 7 ngày trong chu kỳ có quan hệ là có khả năng đậu thai rất cao.

[/key-takeaways]

Hiện tượng chậm kinh ra nhiều dịch nhầy là do tinh trùng và trứng đã thụ tinh và làm tổ ở tử cung. Trứng đã thụ tinh và di chuyển vào làm tổ ở niêm mạc tử cung, từ đó nội tiết được duy trì khiến cho hiện tượng bong niêm mạc hay hành kinh không xảy ra. 

Đồng thời khi đó, cơ thể mẹ bầu sẽ gia tăng hormone estrogen và lưu lượng máu, khiến huyết trắng xuất hiện nhiều hơn. Thay đổi này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển, đồng thời bảo vệ buồng và cổ tử cung, vùng xương chậu khi bị giãn nở do mang thai. 

Do đó mới nói trễ kinh đau lưng ra dịch trắng, trễ kinh ra huyết trắng hay trễ kinh đau bụng dưới ra huyết trắng là dấu hiệu mang thai. Nếu bình thường có chu kỳ kinh nguyệt ổn định mà nay lại chậm kinh 5 ngày ra dịch trắng, bạn hãy thử thai ngay nhé.

Chậm kinh ra nhiều dịch nhầy
Chậm kinh ra nhiều dịch nhầy là hiện tượng phổ biến ở phái đẹp

Trễ kinh ra huyết trắng màu vàng có phải hiện tượng nguy hiểm?

Thực chất, khi mang thai, khí hư sẽ có màu trắng đục như bình thường hoặc cũng có thể thay đổi màu sắc khác như: ngả vàng do nội tiết tố thay đổi, ngả hồng do lẫn máu báo thai…

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp chậm kinh ra khí hư màu vàng là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Ví dụ như viêm buồng trứng, suy buồng trứng, ung thư buồng trứng, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, viêm phần phụ… Để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên đến khám bác sĩ để kiểm tra và chữa trị sớm.

Những dấu hiệu khác giúp mẹ nhận biết mình mang thai

Trong nhiều trường hợp, có thể kỳ kinh của bạn chỉ đơn giản là đến trễ vì sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Hãy theo dõi thêm một vài ngày xem sao.

Nếu sau đó bạn có đủ bộ 3 “thử que 2 vạch ra dịch trắng trễ kinh” thì khả năng bạn đã mang thai là rất cao, ngay cả khi trước đó bạn có sử dụng các biện pháp tránh thai rồi.

[inline_article id=68334]

Để chắc chắn xem mình có đang mang thai không, bạn cũng có thể dựa vào một số dấu hiệu nhận biết mang thai sớm sau đây:

  • Đau ngực
  • Buồn nôn/Nôn
  • Chuột rút
  • Mệt mỏi
  • Máu báo thai
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Tâm trạng thất thường
  • Đau đầu
  • Thèm ngủ
  • Nhạy cảm với mùi vị
  • Đau lưng
  • Đau bụng dưới

Trễ kinh đau bụng dưới ra huyết trắng có phải bệnh lý nguy hiểm không?

Chậm kinh ra nhiều dịch nhầy hoặc trễ kinh đau bụng dưới ra huyết trắng có thể là dấu hiệu mang thai. Song nếu đã làm các xét nghiệm mà không phải do mang thai thì sao? Trễ kinh đau bụng dưới ra huyết trắng có phải bệnh lý nguy hiểm không?

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau bụng dưới ra huyết trắng:

1. Dấu hiệu tiền kinh nguyệt

Trước kỳ kinh, nhiều chị em gặp phải hiện tượng đau bụng dưới và ra huyết trắng nhiều hơn bình thường. Sau khi kết thúc kinh nguyệt thì triệu chứng này cũng biến mất nên không đáng lo ngại.

Chậm kinh ra nhiều dịch nhầy
Đôi khi các dấu hiệu trên chỉ là dấu hiệu tiền kinh nguyệt

2. Viêm nhiễm phụ khoa

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ngoài gây đau bụng dưới và ra huyết trắng còn để lại những dấu hiệu khác như:

  • Ngứa ngáy ở vùng kín 
  • Huyết trắng có mùi hôi khó chịu
  • Màu sắc huyết trắng bất thường như xám, xanh hoặc vàng…
  • Đau khi quan hệ và tiểu tiện

3. Trễ kinh đau bụng dưới ra huyết trắng do ung thư 

Đau bụng dưới ra huyết trắng là dấu hiệu của các bệnh ung thư buồng trứng, ung thư âm đạo, âm hộ, ung thư cổ tử cung… Ngoài ra, chị em còn gặp các dấu hiệu như:

  • Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn
  • Tiểu gắt
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Đau khi quan hệ
  • Ngứa dai dẳng ở vùng kín
  • Chảy máu bất thường dù chưa đến kỳ kinh

4. U xơ tử cung

Người bệnh u xơ tử cung thường xuyên có cảm giác bụng chằn tức và ra nhiều huyết trắng. Tốt nhất khi gặp những triệu chứng này, người bệnh nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.

5. Viêm cổ tử cung/lộ tuyến cổ tử cung

Biểu hiện của cả 2 bệnh này đều là đau bụng dưới và ra nhiều huyết trắng, huyết trắng mưng mủ, có màu xanh hoặc vàng bất thường, tiểu rát, tiểu nhiều lần, đau lưng, đau eo, xuất huyết âm đạo (đặc biệt là sau khi quan hệ)…

Chậm kinh ra nhiều dịch nhầy
Chậm kinh ra nhiều dịch nhầy có thể do các vấn đề ở tử cung

Cảnh báo hiện tượng kinh nguyệt không đều và ra nhiều huyết trắng 

Kinh nguyệt không đều và ra nhiều huyết trắng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe người phụ nữ đang gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể do stress, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi không hợp lý, tác dụng phụ của thuốc hay các bệnh lý nguy hiểm…

Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe sinh sản như khó thụ thai, vô sinh, ung thư cổ tử cung…

Chậm kinh ra nhiều dịch nhầy
Khi gặp tình trạng bất thường, bạn cần liên hệ bác sĩ để được thăm khám cụ thể

Vì vậy, khi gặp hiện tượng này, chị em cần đi khám sớm và điều trị để không ảnh hưởng tới tinh thần cũng như sức khỏe, đặc biệt là thiên chức làm mẹ. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Khó thụ thai do đâu? Làm sao để khắc phục?

Như vậy, kinh nguyệt không đều hay thường xuyên chậm kinh ra nhiều dịch nhầy, trễ kinh ra huyết trắng là dấu hiệu nguy hiểm, các chị em không nên chủ quan. Nếu thử que 2 vạch ra dịch trắng trễ kinh, bạn có thể đã mang thai. Nhưng nếu que chỉ hiện 1 vạch, hãy đến bệnh viện khám và chữa bệnh càng sớm càng tốt.

Cát Anh 

By Phạm Trung Hiếu

Biên tập viên Phạm Trung Hiếu đã có hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập thông tin sức khỏe nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents...
Hiện tại, anh đang phụ trách biên tập các tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học và hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhỏ của mình.