Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Sơ cấp cứu là gì và những điều cần biết về sơ cấp cứu cho trẻ em

Sơ cấp cứu là gì và nó quan trọng thế nào? Sơ cấp cứu là 1 việc vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp cứu đến có thể làm nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu được nữa cho dù được đưa đến bệnh viện.

Đặc biệt với trẻ em, vốn là đối tượng có sức khỏe, thể trạng yếu dễ bị tổn hao sức khỏe thân thể do tai nạn, thao tác này càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Sơ cấp cứu là gì?

Sơ cấp cứu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính.

Nếu là người đầu tiên có mặt ở hiện trường, khi tiếp cận nạn nhân, bạn hãy sơ cứu ngay cho nạn nhân bằng kiến thức và các phương tiện sẵn có của mình, đồng thời gọi ngay người trợ giúp và gọi y tế hỗ trợ cấp cứu.

Nếu sơ cấp cứu đúng cách, bạn có thể giúp bản thân và mọi người xung quanh ngăn ngừa tình trạng chấn thương hoặc bệnh tật trở nên tồi tệ. Đối với trường hợp bệnh khẩn cấp và nguy hiểm, bạn thậm chí có thể cứu sống người bị nạn đấy.

sơ cấp cứu là gì
Phụ huynh cần biết sơ cấp cứu là gì để kịp thời xử lý khi bé yêu gặp tai nạn

Quy trình cấp cứu ABCDE

Dưới đây là quy trình cấp cứu chuẩn dành cho các trường hợp tai nạn:

1. Đường thở (A – Airway)

Trong xử trí đường thở, trước hết cần nhận biết nếu bệnh nhân tỉnh, còn tiếp xúc được hay không? Nếu có tắc nghẽn cần thực hiện ngay lập tức các động tác sau:

  • Nghiêng người ghé sát miệng nạn nhân để xem còn thở hay không.
  • Mở miệng nạn nhân kiểm tra xem có đờm dãi, dị vật hay không?
  • Nếu có nhiều đờm dãi thì phải dùng ngón tay móc lấy sạch dị vật đờm dãi.

Nếu nạn nhân còn khó thở thì phải ngửa đầu ra sau, và đẩy hàm dưới nâng cằm lên để giữ cho đường thở được thẳng trục, giúp đường thở thông thoáng hơn.

2. Hô hấp (B – Breathing)

Nếu thấy nạn nhân thở ngáp hoặc ngừng thở, tím tái thì phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo bằng cách thổi hơi vào miệng hoặc mũi của nạn nhân.

Nếu nạn nhân có tổn thương ngực hở rộng, chảy nhiều máu cần đặt ngay miếng gạc lớn hoặc lấy quần áo sạch đặt lên vết thương và băng kín, mục đích cầm máu và hạn chế khí tràn vào khoang ngực (vì khí vào càng làm nạn nhân khó thở hơn).

Tuyệt đối không lấy bỏ dị vật đang cắm trên ngực vì có nguy cơ sẽ gây chảy máu ồ ạt, làm nạn nhân có thể tử vong nhanh chóng.

3. Tuần hoàn (C – Circulation)

Bạn cần đánh giá tuần hoàn dựa vào bắt mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn. Nếu khó bắt hoặc không bắt được thì nạn nhân trong tình trạng sốc nặng, có thể sắp ngừng tim.

Các biện pháp cầm máu như băng ép hoặc ép chặt vào chỗ đang chảy máu bằng quần áo hoặc băng gạc sạch vô khuẩn càng tốt, giữ nguyên cho đến khi nhân viên y tế đến.

Tuyệt đối không bỏ tay đang giữ ép ra hoặc bỏ gạc đang giữ để thay gạc mới sẽ làm cho máu chảy càng mạnh hơn và khó cầm.

Ngoài ra cần nâng cao chi chảy máu cao hơn so với tim và giữ nguyên sẽ có tác dụng làm cho máu dồn về tim, não. Chỉ đặt garo nếu chi đã cắt cụt và còn đang tiếp tục chảy máu.

Trường hợp nạn nhân có ngừng tim, cần tiến hành hồi sức tim phổi bằng ép tim ngoài lồng ngực. Ép tim ngoài lồng ngực với tần số 100-120 lần/phút.

Sau khi ép tim 30 lần, cần thổi ngạt cho nạn nhân 2 lần. Tiến hành 2 người là tốt nhất, một người ép tim, một người thổi ngạt, và có thể thay phiên nhau.

[inline_article id=250355]

4. Thần kinh (D – Disability)

Cần đánh giá nhanh tổn thương hệ thần kinh qua cách đánh giá nhanh nạn nhân tỉnh, có thể giao tiếp được bình thường hay không, có trả lời đúng câu hỏi hay không, có co tay co chân khi véo đau hay không.

Nếu nạn nhân không đáp ứng bằng hỏi hoặc kích thích đau, khi đó nạn nhân đã hôn mê, cần vận chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

5. Kiểm tra toàn thân (E – Exposure)

Một nguyên tắc trong khám và đánh giá sơ bộ tổn thương trong cấp cứu ban đầu là phải cởi bỏ toàn bộ quần áo nạn nhân để đánh giá các tổn thương khác để xử trí.

Nếu nạn nhân nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ hoặc thắt lưng nên lưu ý bất động trong quá trình kiểm tra. Khi kiểm tra cũng cần chú ý khả năng hạ thân nhiệt, nhất là mùa đông, nên phải làm nhanh sau đó che phủ ngay cho nạn nhân.

Phụ nữ cần lưu ý xem có thai hay không. Để nạn nhân bất động trên ván cứng hoặc nền cứng, tránh di lệch xoay trở nạn nhân gây biến chứng nếu có tổn thương cột sống.

Phương pháp sơ cấp cứu DRSABC

Khi biết được phương pháp DRSABC, bạn sẽ bình tĩnh áp dụng các bước cứu người theo đúng trình tự.

DRSABC là tên viết tắt của các từ dưới đây:

  • D – Danger (nguy hiểm): Bạn nên luôn kiểm tra cảnh vật xung quanh người bị nạn có an toàn hay không. Thứ tự đầu tiên là sự an toàn cho bạn, kế đến là những người xung quanh và sau đó là người bị thương. Bạn không nên liều mình vào chỗ nguy hiểm khi trợ giúp người khác.
  • R – Response (phản ứng): Bạn hãy để ý xem họ có còn tỉnh táo không? Họ có trả lời khi bạn nói chuyện, chạm vào tay hay siết chặt vai họ không?
  • S – Send for help (gọi sự giúp đỡ): Bạn hãy gọi cho các bên chuyên môn để giúp đỡ người bị nạn, đặc biệt là gọi số điện thoại cấp cứu y tế 115 và làm theo những lời hướng dẫn từ bác sĩ.
  • A – Airway (đường thở): Bạn hãy để ý đường thở của người bị nạn có rõ ràng và họ có còn thở không? Nếu một người bị bất tỉnh, bạn nên mở miệng của họ và nhìn vào bên trong.

Nếu trong cổ họ có những thứ làm tắc nghẽn đường thở như đờm hoặc vật lạ, bạn hãy làm sạch đường thở bằng cách cẩn thận đặt nạn nhân nằm thẳng với lưng chạm đất.

Sau đó, bạn nhẹ nhàng ngửa đầu nạn nhân ra sau và làm sạch đờm hoặc vật lạ. Nếu nạn nhân bị chấn thương đầu, cổ hoặc chấn thương lưng thì bạn chỉ nên nâng hàm lên trước và tránh di chuyển đầu hoặc cổ.

  • B- Breathing (Hô hấp): Bạn hãy kiểm tra dấu hiệu của hơi thở bằng cách quan sát sự chuyển động của ngực hoặc đặt tai bạn gần mũi và miệng người đó. Bạn cũng có thể cảm nhận hơi thở bằng cách đặt tay lên phần dưới ngực. Nếu người đó bất tỉnh nhưng đang thở, bạn hãy xoay người họ sang một bên, giữ đầu, cổ và cột sống thẳng hàng rồi theo dõi hơi thở của họ. Nếu nạn nhân không thở, bạn hãy tiến hành thực hiện hồi sức tim phổi (CPR).
  • C- Cardiopulmonary Resuscitation (hồi sức tim phổi CPR): Nếu một người bất tỉnh và không thở, bạn hãy đặt họ nằm ngửa và sau đó thực hiện hồi sức tim phổi CPR.

 [inline_article id=224835]

Bộ sơ cứu y tế tiêu chuẩn

Bạn nên chuẩn bị bộ dụng cụ sơ cấp cứu đặt ở trong nhà hoặc nơi làm việc để dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp.

Một bộ dụng cụ sơ cứu tiêu chuẩn nên bao gồm:

  • Nhiệt kế
  • Kim băng
  • Bông gòn
  • Băng cuộn
  • Kéo và nhíp
  • Thuốc aspirin
  • Găng tay y tế
  • Băng tam giác
  • Túi chườm lạnh
  • Băng keo cá nhân
  • Miếng gạc vô trùng
  • Sáp dưỡng ẩm vaseline
  • Xà phòng và nước rửa tay
  • Khăn giấy ướt kháng khuẩn
  • Sách hướng dẫn sơ cấp cứu
  • Thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da
  • Thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen

Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm bộ dụng cụ y tế cho trẻ như nhiệt kế cho trẻ, thuốc siro ho, thuốc hạ sốt, thuốc tiêu chảy, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, kem chống muỗi…

sơ cấp cứu là gì
Mỗi gia đình nên chuẩn bị 1 bộ dụng cụ sơ cấp cứu ngay tại nhà để dùng khi cần thiết

Những lưu ý khi sơ cấp cứu cho trẻ em

Ở cạnh trẻ nhỏ, cha mẹ luôn đề cao cảnh giác tuy vậy vẫn có những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Phần lớn cha mẹ trở nên hoảng loạn hoặc lúng túng không biết nên xử trí như thế nào. Dưới đây là một số cách sơ cấp cứu cho trẻ khi bé gặp vấn đề:

1. Khi bé bị thương

Nếu vết thương chảy máu, bạn có thể dùng gạc hoặc khăn sạch đắp trực tiếp lên vết thương đến khi máu ngừng chảy. Nếu 10 phút sau khi sơ cứu máu vẫn chảy, bạn cần đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Bạn nhớ phải rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi sơ cứu vết thương cho bé để tránh nhiễm trùng.

Khi máu đã ngừng chảy, kiểm tra xem có mẩu thủy tinh, đất cát hoặc dị vật khác trong vết thương hay không. Nếu có, bạn thử rửa trôi chúng dưới vòi nước lạnh.

Nếu không thể rửa trôi, thử dùng nhíp cẩn thận gắp ra. Bạn cũng không nên thổi vào vết thương mặc dù việc này có thể khiến bé cảm thấy đỡ đau hơn vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

Bạn có thể bôi các loại thuốc sát trùng sau khi rửa sạch và làm khô vết thương sẽ giảm được nguy cơ viêm nhiễm. Lưu ý không dùng rượu thuốc, iốt, ôxy già, hoặc thuốc đỏ để sơ cấp cứu vết thương vì chúng không những khiến bé đau hơn mà còn làm chậm quá trình lành vết thương.

Để vết thương thoáng khí và nếu phải dùng băng nhớ thay hàng ngày. Nhớ đừng quên chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ cứu thương cơ bản tại nhà.

2. Khi bé bị đuối nước

Trước tiên, cần nhanh chóng đưa trẻ lên chỗ khô ráo, thoáng khí. Kế đến, hãy kiểm tra đường thở và quan sát lồng ngực xem bé còn thở hay không.

Nếu trẻ không thở, hãy làm hô hấp nhân tạo. Sau hai lần thổi ngạt, tiếp tục kiểm tra tim trẻ có dấu hiệu đập hay không bằng cách áp tai vào lồng ngực trái hoặc bắt mạch.

Nếu trẻ không có dấu hiệu sống, hãy làm song song hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực theo tỷ lệ 15:2, tức 15 lần thổi ngạt và 2 lần ép tim. Sau cùng, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Trường hợp trẻ tự thở được, hãy đặt trẻ nằm nghiêng, cởi hết quần áo ướt và giữ ấm. Sau cùng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để tránh tiếp diễn tình trạng ngạt thở.

sơ cấp cứu là gì
Bé bị đuối nước là tình huống nguy hiểm cần cấp cứu kịp thời

3. Khi bé bị điện giật

Trước hết, đừng vì mất bình tĩnh để biến mình thành nạn nhân tiếp theo. Hãy chắc chắn nguồn điện đã ngắt hoặc nếu không thể tự ngắt, hãy dùng gậy gỗ gạt dây điện khỏi người bé.

Sau đó kiểm tra xem bé còn thở hay không. Nếu bé còn thở, đặt bé nghiêng một bên, cổ kê gối và đầu hạ thấp, đồng thời cho bé co một đầu gối lên cao.

Trường hợp trẻ ngưng thở, hãy nhanh chóng thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực để trẻ thở trở lại. Nhanh chóng chuyển viện để trẻ tiếp tục được cấp cứu kịp thời.

4. Phải làm gì khi bé bị sốc?

Sốc là một tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra do cơ thể không được cung cấp đủ lưu lượng máu và oxy. Sốc cần được điều trị y tế ngay lập tức để tránh tình trạng xấu đi nhanh chóng.

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Mayoclinic (Mỹ) thì triệu chứng khi bị sốc bao gồm:

  • Da lạnh và ẩm, có màu xám hoặc xanh xám.
  • Mạch nhanh và yếu, đôi khi đi kèm với nhịp thở chậm và nông hoặc thở gấp.
  • Mắt trợn và lờ đờ, thường đi kèm với hiện tượng giãn đồng tử.

Nếu bạn nghi trẻ bị sốc, hãy để con nằm ngửa, đặt chân lên vị trí cao hơn đầu, tránh cử động nhiều. Sau đó, nới lỏng quần áo và đắp chăn lên người trẻ. Không được cho con uống bất cứ thứ gì. Thực hiện tất cả các thao tác đó xong, bạn mới nên gọi bác sĩ.

5. Phải làm gì khi bé bị chảy máu cam?

Tuyệt đối không cho bé ngửa đầu vì máu có thể chạy ngược xuống thực quản gây ngạt. Nên để bé cúi đầu về trước và bịt mũi bé lại. Sử dụng miệng để hít thở.

Sau khoảng 10 phút, máu sẽ ngừng chảy. Trường hợp bé không có dấu hiệu chuyển biến tích cực ngay những phút đầu, tiếp tục lặp lại thao tác vài lần trước khi đưa bé đến bệnh viện.

6. Khi bé uống phải hóa chất

Với các hóa chất bay hơi như dầu hỏa hoặc các loại axit, bazơ, tuyệt đối không nên tìm cách cho trẻ nôn vì chất độc có thể tràn vào khí quản, gây bỏng thực quản hoặc làm viêm phổi nghiêm trọng.

Các trường hợp này đều gây nguy hiểm tính mạng. Trước khi chuyển viện, có thể cho trẻ uống từ từ từng ngụm một nước lọc để bé qua cơn rát cuống họng.

Nếu uống nhầm thuốc diệt cỏ, việc gây nôn là điều cần làm ngay trong khoảng 1 tiếng đầu kể từ sau khi nuốt phải. Có thể móc họng hoặc cho bé uống siro ipeca 10-15ml ở trẻ em để gây nôn.

Khi bé nôn, nên để đầu bé hạ thấp hoặc nằm nghiêng để tránh dịch nôn sặc vào phổi hoặc khí quản gây ngạt thở.

Sau khi gây nôn thành công, tiếp tục cho bé uống than hoạt tính 1g/kg/lần pha uống hoặc uống đất sét. Những loại này hấp thụ paraquat trong thuốc trừ sâu rất tốt. Sau cùng, nhanh chóng đưa bé cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.

sơ cấp cứu là gì
Sơ cấp cứu trẻ em cần kỹ thuật để đảm bảo an toàn tối đa

7. Khi bé nuốt phải xà phòng

Nếu bé nuốt phải xà phòng, ngay lập tức cho bé ngậm một viên kẹo ngọt. Trong vài phút, kẹo sẽ làm tan xà phòng và bé sẽ thấy bình thường trở lại. Nếu chỉ giảm triệu chứng, nên đưa bé đến bệnh viện.

8. Khi bé bị mắc xương cá

Khi bé bị hóc xương cá, mẹ yêu cầu trẻ há miệng to ra, dùng đến pin rọi vào cổ họng của trẻ và quan sát vị trí của xương mắc trong cổ họng của trẻ.

Nếu trường hợp trẻ há miệng ra thấy được xương cá thì mẹ có thể dùng kẹp để gắp ra. Trong trường hợp không thấy xương cá và bé quá đau thì nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ xử lý.

9. Phải làm gì khi bé bị bỏng?

Bỏng có nhiều cấp độ. Nếu tiết diện vết bỏng không rộng, bề mặt vết bỏng không gây tổn thương da nghiêm trọng, hãy xả vết thương dưới vòi nước chảy nhẹ trong khoảng 5 phút.

Sau đó dùng khăn mềm sạch thấm khô và thoa thuốc trị bỏng hoặc mỡ trăn. Nếu vết bỏng nặng hơn, gây tổn thương da nghiêm trọng, cần bọc vết bỏng bằng khăn sạch thật chắc và xả nước đến khi bé hết cảm giác nóng rát. Sau đó, chuyển viện để bé được cấp cứu kịp thời.

10. Khi bé bị co giật

Khi bị co giật, bé rất dễ cắn lưỡi. Điều này có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Điều cần làm ngay lúc này là nhét một khăn mềm vào miệng bé. Tiếp đến, cho bé nằm ngửa trên mặt phẳng, đầu kê gối và chuyển viện ngay lập tức.

Mục đích của sơ cấp cứu là nỗ lực cứu sống nạn nhân kịp thời, nhanh chóng bằng mọi biện pháp và phương tiện sẵn có, ngăn không cho tình trạng bệnh lý hoặc tổn thương xấu đi. Ngoài ra, sơ cấp cứu đúng cách sẽ góp phần thúc đẩy quá trình lành bệnh, bệnh nhân nhanh hồi phục và ra viện sớm nhất có thể.

Minh Trung

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Vỡ nhiệt kế thủy ngân có sao không? Cách xử lý an toàn

Thủy ngân là một kim loại nặng ở dạng lỏng, sáng bóng, màu trắng bạc, bốc hơi ở nhiệt độ phòng. Do thủy ngân không mùi nên rất khó để ai đó biết họ đang hít phải thủy ngân trừ phi cơ thể bắt đầu xảy ra phản ứng ngộ độc. Nếu chẳng may vỡ nhiệt kế thủy ngân; việc xử lý luôn đòi hỏi nhiều nguyên tắc khắt khe.

1. Vỡ nhiệt kế thủy ngân có sao không? Tác hại của thủy ngân đối với sức khỏe

vỡ nhiệt kế thủy ngân
Nên làm gì khi vỡ nhiệt kế thủy ngân? Làm vỡ nhiệt kế thủy ngân có sao không?

Thủy ngân trong nhiệt kế có độc không? RẤT ĐỘC. Trong trường hợp vỡ nhiệt kế thủy ngân, một lượng nhỏ thủy ngân lỏng có thể tràn ra ngoài, vỡ thành các hạt nhỏ và lan xa.

Làm vỡ nhiệt kế thủy ngân có sao không?

Thủy ngân cũng có thể bay hơi. Điều đáng lo ngại việc vỡ nhiệt kế thủy ngân sẽ khiến hơi thủy ngân phát tán ra ngoài không khí; và được hít vào phổi, gây ngộ độc cho con người. Đặc biệt, hít một lượng nhỏ hơi thủy ngân cũng có thể gây hại cho hệ thần kinh của thai nhi và trẻ nhỏ.

Hít một lượng lớn hơi thủy ngân có thể gây:

  • Khó chịu, ho, khó thở, nóng rát ngực.
  • Co giật, nôn ói, mất trí nhớ, kích ứng mắt (mắt bị đau, mi mắt sưng đỏ).
  • Tăng huyết áp, tổn thương phổi, thận, tổn thương hệ thần kinh trung ương, suy hô hấp, thậm chí tử vong…

Tuy nhiên, nếu trẻ vô tình nuốt phải thủy ngân khi vỡ nhiệt kế thủy ngân thì mức độ không quá nghiêm trọng như hít phải. Vì thủy ngân hấp thu rất ít qua đường tiêu hóa (khoảng 0.01% qua ruột khỏe mạnh). Thêm nữa, lượng thủy ngân trong nhiệt kế không nhiều.

Kim loại này sẽ được đào thải ra ngoài sau vài ngày trẻ nuốt phải mà không gây các triệu chứng ngộ độc nào. Nhưng nếu người nuốt gặp các bệnh về tiêu hóa như thủng ruột; chắc chắn thủy ngân sẽ dễ dàng hấp thu vào máu và gây ngộ độc cấp tính.

[inline_article id=4220]

2. Các bước xử lý khi vỡ nhiệt kế thủy ngân

các bước xử lý khi vỡ nhiệt kế thủy ngân

2.1 Sơ tán người trong khu vực có thủy ngân

Bước 1: Khi vỡ nhiệt kế thủy ngân, điều đầu tiên phải làm là kiểm tra xem có quần áo ai (trẻ nhỏ, người lớn) dính thủy ngân hay không. Nếu có thì phải nhanh chóng thay quần áo.

Bước 2: Đưa trẻ nhỏ và người nhà ra khỏi khu vực nguy hiểm này.

2.2 Dọn dẹp khu vực vỡ nhiệt kế thủy ngân

Bước 3: Tiếp đến, xử lý nhanh khu vực vỡ nhiệt kế thủy ngân để tránh thủy ngân bay hơi gây hại cho sức khỏe.

Bước 4: Mặc quần áo cũ, đi giày cũ, đeo khẩu trang; găng tay cao su để dọn dẹp hiện trường.

Bước 5: Nhặt các mảnh vỡ thủy tinh và các bộ phận còn lại của nhiệt kế bị vỡ; đặt chúng lên khăn giấy. Sau đó túm lại cho vào bao nilon buộc chặt miệng.

Bước 6: Dùng que bông ướt gạt nhẹ từng hạt thủy ngân vào khăn giấy đặt sát nền. Hoặc cũng có thể dùng chai nhựa rỗng để hút các hạt thủy ngân rồi thả nhẹ trên khăn giấy. Cuộn khăn giấy lại; bỏ vào túi zip có khóa kín hoặc hộp nhựa có nắp.

2.3 Vệ sinh các bề mặt, khu vực dính thủy ngân

Bước 7: Do thủy ngân phản chiếu ánh sáng; nên bạn có thể sử dụng đèn pin để tìm kiếm những hạt thủy ngân còn vương vãi xung quanh để thu gom cho sạch. Dùng dải băng keo để dính các hạt nhỏ hơn rồi bỏ tất cả vào hộp nhựa đậy nắp kín.

Bước 8: Khi vỡ nhiệt kế thủy ngân, nếu thủy ngân đổ lên bề mặt thấm hút như thảm và nệm sẽ khó dọn sạch. Tốt nhất hãy cho chúng vào trong bịch buộc kín để bỏ rác. Với những đồ vật có giá trị; nên liên lạc ngay với cơ quan y tế môi trường địa phương để nhờ tư vấn hướng xử lý.

Bước 9: Sau khi thu gom sạch thủy ngân từ 1-2 tiếng; bạn có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà. Rửa sạch vùng bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch.

Bước 10: Do thủy ngân khi tiếp xúc với nhiệt độ trong phòng thường lan tỏa và gây ô nhiễm không khí nên cần thông gió cho căn phòng. Để phòng thông thoáng trong ít nhất 24-48 giờ trước khi vào ở lại.

3. Các nguyên tắc cần nhớ khi xử lý vỡ cặp nhiệt độ

các nguyên tắc cần nhớ khi xử lý cặp nhiệt độ
Nguyên tắc an toàn khi vỡ cặp nhiệt độ

Khi xử lý tình trạng vỡ cặp nhiệt độ; bạn cần lưu ý:

  • Không bỏ thủy ngân vào cống nước, sẽ làm nhiễm độc nguồn nước và tắc đường cống.
  • Tuyệt đối không cho các túi rác này vào thùng rác của gia đình vì thủy ngân được xem là chất thải độc hại.
  • Không dùng chổi quét vì sẽ làm thủy ngân phân tách thành các hạt nhỏ hơn; gây khó khăn cho việc thu dọn.
  • Không dùng máy hút bụi vì sẽ làm hạt thủy ngân vỡ thành nhiều hạt nhỏ và bốc hơi do không khí nóng trong máy rồi phát tán.
  • Nếu thấy nhức đầu, buồn nôn, đau họng, sốt thì có thể bạn đã ngộ độc thủy ngân; hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế ngay đừng chần chừ.
  • Khi dọn dẹp xong thì cởi bỏ quần áo, giày dép, găng tay, khẩu trang cho vào một bịch nilon, buộc chặt để bỏ rác. Tất cả các bịch rác thải, túi zip, hộp chứa rác… đều ghi chú rõ đây là rác thải có chứa thủy ngân; rồi để ngoài bô rác để giúp nhân viên vệ sinh phân loại trước khi xử lý.
  • Sau khi xử lý xong hiện trường vỡ nhiệt kế thủy ngân; bạn cần uống thật nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi để thanh lọc cơ thể, đào thải chất độc thủy ngân qua đường thận.

Dấu hiệu bị ngộ độc thủy ngân bạn cần chú ý!

Những tác động tức thì của việc hít phải hơi thủy ngân có nồng độ cao bao gồm ho, đau họng, khó thở, đau ngực, nôn mửa và đau đầu.

Nếu bạn hít phải hơi của thủy ngân ở nồng độ thấp sẽ không gây ra tác dụng ngay tức thì; nhưng nếu tiếp xúc với hơi lâu dài lặp đi lặp lại có thể gây ra các vấn đề như:

  • Run rẩy.
  • Đi lại khó khăn.
  • Suy nhược, nhức đầu.
  • Chán ăn, viêm nướu, đỏ da.
  • Huyết áp cao, mạch nhanh, tổn thương thận và thay đổi tính cách.

>> Cha mẹ xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Tầm quan trọng và cách dạy con

4. Cách ngăn ngừa vỡ cặp nhiệt độ

Sau khi biết cách xử lý khi vỡ cặp nhiệt độ; bạn lưu ý một số điều để phòng tránh xảy ra trường hợp tương tự:

  • Nhiệt kế sau khi dùng xong phải cất ở nơi xa tầm tay trẻ.
  • Nên dùng nhiệt kế điện tử để tránh xảy ra việc vỡ nhiệt kế thủy ngân.
  • Không cho trẻ ngậm nhiệt kế để đo nhiệt độ nhằm ngăn ngừa trường hợp nhiệt kế vỡ gây nguy hiểm cho trẻ.

>> Cha mẹ xem thêm: Cách dạy trẻ học nói sớm đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ!

Tóm lại, khi vỡ nhiệt kế thủy ngân, cần xử lý theo đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Cách hô hấp nhân tạo và ép ngực mẹ và bé cần học ngay để cứu nguy khi cấp bách

Cách hô hấp nhân tạo là một phương pháp cứu người đã ngừng thở, trong đó bạn thổi hơi vào miệng nạn nhân. Đồng hành với đó là ép ngực trong thủ thuật hồi sức tim phổi. Tuy nhiên, nếu tim vẫn còn đập thì bạn chỉ cần hô hấp nhân tạo là đủ.

Các tình huống áp dụng hồi sức tim phổi CPR

cách hô hấp nhân tạo cho trẻ

Hồi sức tim phổi gồm 2 hình thức kết hợp là hô hấp nhân tạo và ép ngực, thường được áp dụng trong các tình huống:

  • Hóc dị vật
  • Đuối nước
  • Quá liều thuốc
  • Ngộ độc
  • Ngộ độc khí CO
  • Lên cơn hen suyễn nặng

Nếu không may trẻ bị bệnh tim và lên cơn đau tim thì mẹ đừng thực hiện hô hấp nhân tạo nhé. Bởi vì lúc này, bằng việc mở rộng lồng ngực, phương án hô hấp nhân tạo có thể ức chế máu đến tim.

Do đó chỉ nhân viên y tế được huấn luyện mới có thể đảm bảo hô hấp nhân tạo không cản trở hiệu quả của việc ép ngực.

Nếu mẹ bắt mạch trẻ vẫn thấy đập dù nhịp thở bất thường, thì hô hấp nhân tạo có thể duy trì mạng sống cho đến khi cấp cứu tới.

Dưới đây là cách hô hấp nhân tạo mẹ cần biết.

Chuẩn bị thực hiện hô hấp nhân tạo

  • Khi đối mặt với người đang ngừng thở, mẹ đặt họ nằm ngửa trên sàn nhà.
  • Nhờ ai đó gọi số điện thoại cấp cứu 115, còn bạn thì tập trung cứu người.
  • Kiểm tra mạch đập của bệnh nhân. Nếu nhịp tim vẫn còn thì bạn sẽ tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu không còn nhịp tim, thì bạn nên ép ngực trước, sau đó bạn có thể thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc không.
  • Bạn đặt một tay lên trán bệnh nhân, dùng hai ngón của bàn tay còn lại nâng cằm bệnh nhân lên. Việc nâng cằm giúp uốn thẳng khí quản, tạo ra một đường thông thẳng tắp từ miệng đến phổi.
cách hô hấp nhân tạo
Bạn nâng cầm để mở rộng đường thở. Ảnh minh họa: vectorstock
  • Ghé sát tai vào miệng và mũi nạn nhân để cảm nhận nhịp thở trong 10 giây. Nếu không có dấu hiệu hít thở, bạn hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo. Nếu bạn nghe âm thanh như bị nghẹt, nghĩa là bệnh nhân đang bị tắc nghẹn cái gì đấy.
  • Cuối cùng, nhìn vào sâu trong lưỡi kiểm tra xem có gì đang chặn khí quản của bệnh nhân hay không, chẳng hạn như thức ăn, đồ vật. Bạn có thể cho ngón tay vào để móc dị vật ra.

Lưu ý: Đừng bao giờ hô hấp nhân tạo nếu khí quản của bệnh nhân vẫn còn mắc kẹt dị vật.

Cách thực hiện hô hấp nhân tạo

  • Sau khi đảm bảo khí quản đã thông rồi, bạn bóp mũi bệnh nhân, đồng thời trùm kín miệng mình lên miệng bệnh nhân.
Cho ngón tay vào móc dị vật ra
Cho ngón tay vào móc dị vật ra. Ảnh minh họa: survivalkit
  • Từ từ thở nhẹ vào miệng bệnh nhân để không khí vào phổi, lúc này ngực của bệnh nhân sẽ từ từ phồng lên. Đừng thổi mạnh vì không khí có thể đi vòng qua khí quản và xuống thẳng dạ dày thông qua thực quản. Nếu không khí vào thực quản, bệnh nhân sẽ buồn nôn dù đang bất tỉnh. Mục đích của bạn là đưa khí vào phổi, do đó hãy thổi hơi chậm và đều.
  • Nếu ngực không nhô lên sau lần thổi hơi đầu tiên, bạn lại tiếp tục nghiêng đầu, bóp mũi và thử lại. Nếu ngực vẫn không có dấu hiệu phồng lên, có thể bệnh nhân đang bị sặc. Bạn kiểm tra lại khí quản (đường thở) một lần nữa để xem có dị vật hay bãi nôn tắc nghẽn không.
  • Nếu loại bỏ được dị vật rồi, bạn hãy tiếp tục hô hấp nhân tạo. Nếu không loại bỏ được dị vật và ngực không phồng lên, bạn phải tiến hành ép ngực.
  • Đối với trẻ em, trong trường hợp không có dị vật, bạn tiến hành 5 lần hô hấp nhân tạo trước khi ép ngực.
cách hô hấp nhân tạo
Bịt miệng trẻ và từ từ thổi chậm khí vào phổi của trẻ trong 1 giây. Ảnh minh họa: aboutkidshealth

Cách thực hiện ép ngực

Nếu tim đã ngừng đập, thì việc hô hấp nhân tạo không có tác dụng gì khi mà tim không thể bơm máu chứa oxy lên não và phần còn lại của cơ thể. Lúc này bạn phải thực hiện ép tim.

  • Nếu bạn chưa từng được huấn luyện, thì hãy thực hiện ép ngực 2 lần/giây.
  • Nếu đã được huấn luyện, bạn ép ngực 30 lần theo nhịp 2 lần/giây, sau đó hô hấp nhân tạo 2 lần. Đừng cố gắng làm theo cách này nếu bạn chưa từng thực hiện ép ngực trước đó. Việc thiếu kinh nghiệm có thể khiến tình hình trầm trọng thêm. Do đó bạn chỉ cần ép ngực 2 lần/giây thì tỷ lệ sống sót cũng khá khả quan rồi.
  • Để thực hiện ép ngực, bạn đặt gan bàn tay vào chính giữa ngực chỗ giao 2 xương sườn cuối cùng. Rồi đặt gan bàn tay còn lại lên và ấn mạnh sao cho ngực lõm xuống 5-6cm và bật trở lại, sau đó ấn tiếp. Ấn đều 100-120 lần/phút. Nếu là chuyên nghiệp, cứ sau 30 lần ấn thì bạn lại hô hấp nhân tạo 2 lần, rồi lại tiếp tục ấn tiếp 30 lần và 2 lần hô hấp.
Ép ngực 100-120 lần/phút
Ép ngực 100-120 lần/phút. Ảnh minh họa: theglobalguard
  • Việc hồi sức tim phổi cần được thao tác nhanh chóng và tận lực trong vòng 2 phút đầu tiên. Sau đó bạn tiếp tục kiên trì thực hiện đến khi bệnh nhân có dấu hiệu hồi phục hoặc khi xe cấp cứu tới.
  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bạn dùng lực của chỉ 1 gan bàn tay và ấn ngực sâu xuống khoảng 4cm. Đối với trẻ trên 1 tuổi thì ấn sâu 5cm. Nếu 1 gan bàn tay không đủ lực thì bạn đè thêm bàn tay còn lại. Tất cả các bước khác đều tương tự như ép ngực với người lớn.
Dùng 1 gan bàn tay ép ngực 30 lần
Dùng 1 gan bàn tay ép ngực 30 lần. Ảnh minh họa: aboutkidshealth

Lưu ý: Trong suốt quá trình này, bạn không được ngừng ép ngực nửa chừng hoặc ngừng CPR sớm để kiểm tra dấu hiệu sống cũng như mạch đập của bệnh nhân. Việc ngừng đột ngột này có thể khiến bệnh nhân lại rơi vào trạng thái bất tỉnh ban đầu.

Nếu bệnh nhân đã đập tim trở lại thì bạn vẫn có thể tiếp tục ép ngực cho tới khi cấp cứu tới, việc này không sao cả.

Khi bệnh nhân đã tỉnh lại (ho, động đậy, thở bình thường) thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng theo tư thế hồi phục, đầu hơi ngửa ra sau, tay kê dưới gò má.

Luôn theo dõi phòng trường hợp bệnh nhân lại ngừng thở, tim ngừng đập thì tiếp tục thực hiện hồi sức tim phổi.

các bước hô hấp nhân tạo
Hình 4 là tư thế hồi phục. Ảnh minh hỏa: dreamstime

Hô hấp nhân tạo và ép ngực là 2 kỹ năng vô cùng quan trọng mà có thể bạn không ngờ rằng một ngày nào đó mình sẽ cần dùng đến. Thực tế thì rất ít người có thể làm được chính xác các bước này trong vỏn vẹn chỉ 2 phút sống còn. Do đó tập dợt là điều rất quan trọng, đặc biệt với nhà có trẻ con. Bé có thể bị điện giật, đuối nước, té ngã chấn thương bất ngờ khiến bạn rối bời, tay chân luống cuống. Học được những kỹ năng này sẽ giúp bạn giữ được sự bình tĩnh cần thiết để tiến hành cấp cứu kịp thời.

[inline_article id=4634]

Xuân Thảo

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Các bước sơ cứu gãy xương tay, chân, mũi và cột sống cho trẻ em

Sơ cứu gãy xương không mấy người để ý đến, tuy nhiên việc này rất cần thiết cho các gia đình có trẻ nhỏ. Việc sơ cứu gãy xương cẳng tay, cẳng chân kịp thời có để giúp bé tránh được nhiều biến chứng đáng tiếc trong trường hợp bệnh viện ở xa. Vì thế, ba mẹ nên học cách sơ cứu gãy xương cho bé để phòng ngừa tai nạn không may xảy ra nhé.Sơ cứu gãy xương

Gãy xương không đe dọa tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng liền xương sai lệch. MarryBaby mách bạn các bước sơ cứu khẩn cấp khi bé bị gãy xương, đặc biệt là xương cổ và cột sống.

Các dấu hiệu trẻ bị gãy xương 

Bố mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau để phát hiện bé bị gãy xương bao gồm:

  • Đau khủng khiếp ở vùng bị thương, càng đau hơn khi di chuyển vùng đó
  • Tê tái ở vùng bị thương
  • Chỗ bị thương có màu hơi xanh, sưng lên hoặc biến dạng rõ ràng
  • Xương gãy đâm ra khỏi da
  • Xương hoàn toàn nát và bạn có thể cảm nhận được khi sờ vào
  • Máu chảy dữ dội
Sơ cứu gãy xương
Các dấu hiệu trẻ bị gãy xương. Ảnh minh họa: Verywell health

4 quy tắc cơ bản khi sơ cứu gãy xương cho trẻ em

Trẻ bị gãy xương cẳng chân, cẳng tay, gãy xương ngón tay hoặc ngón chân, cổ tay hay mắt cá… đều có cách sơ cứu như nhau:

1. Cầm máu 

Nâng chỗ bị gãy xương cao hơn tim. Dùng gạc khử trùng hoặc vải sạch tẩm thuốc sát trùng bịt miệng vết thương lại. Nếu máu chảy ít thì bạn dùng bông nhúng thuốc sát trùng để lau sạch vết thương trước khi băng.

2. Cố định chỗ bị thương

Nếu nghi ngờ trẻ bị gãy xương cổ hoặc lưng thì giúp trẻ giữ yên tư thế. Nếu trẻ bị gãy tay chân thì dùng nẹp cố định hai bên và buộc lại. Nếu bị gãy xương sườn thì dùng một cuộn băng đặt ở chỗ xương sườn gãy, sau đó dùng một cuộn khác quấn quanh ngực để cho sườn không bị thụt ra ngoài.

3. Chườm đá

Bọc đá trong tấm vải rồi chườm lên chỗ bị thương khoảng 20 phút, sau đó ngừng lại rồi tiếp tục chườm 4-8 lần trong ngày.

4. Uống thuốc giảm đau

Bạn có thể cho trẻ uống thuốc paracetamol hoặc ibuprofen và tuyệt đối không nên dùng aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi.

5. Gọi số cấp cấp cứu 115

Hoặc gọi taxi đưa trẻ vào bệnh viện.

Cách chế tạo nẹp khẩn cấp để sơ cứu gãy xương cẳng tay, cẳng chân cho trẻ

Khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị gãy xương, ba mẹ hãy tìm các thanh cứng để làm nẹp chỗ bị gãy xương cho bé, ví dụ như gậy, thanh gỗ, bìa cứng hoặc cuộn tờ báo lại cho chắc rồi nẹp hai bên. 

Nếu không có các vật cứng, bạn có thể dùng quần áo hoặc chăn mỏng quấn quanh chỗ bị thương rồi cột lại.

Hoặc bạn có thể buộc phần cơ thể bị thương của bé với phần không bị thương. Ví dụ như buộc ngón tay bị thương với ngón tay lành để cố định lại hoặc cột luôn 2 chân lại với nhau.

cố định ngón tay
Cách cố định ngón tay. Ảnh minh họa: Lin_Manuel/Twitter
cố định ngón chân
Cố định ngón chân

Chiếc nẹp nên có chiều dài hơn vết thương. Khi nẹp, bạn nên buộc chặt hai đầu của nẹp. Bạn có thể dùng dây thắt lưng, vải hoặc băng keo để buộc, sao cho phần buộc không tiếp xúc với vết thương.

Ba mẹ chú ý, không nên buộc vết thương quá chặt vì như vậy máu sẽ không thể lưu thông. Đồng thời, bạn nên thường xuyên kiểm tra vết thương của con xem có bị tái (do mất máu), sưng hoặc tê hay không. Nếu cảm thấy dây buộc quá chặt thì bạn nên nới lỏng ra một chút.

Bạn có thể kiểm tra tuần hoàn máu bằng cách so sánh màu sắc và nhiệt độ ở vùng bị nẹp và vùng không bị nẹp.

Sơ cứu gãy xương
Sơ cứu mắt cá chân. Ảnh minh họa: Adventure medical kits
Sơ cứu gãy xương cẳng chân
Sơ cứu gãy cẳng chân, nẹp lại và kê lên cao. Ảnh minh họa: What-when-how
Sơ cứu gãy xương đùi
Sơ cứu gãy xương đùi. Ảnh minh họa: netnews

Cách sơ cứu gãy xương cho trẻ

1. Cách sơ cứu gãy xương mũi cho bé

Nếu mũi của bé chảy máu, bạn hãy cho con ngồi xuống trong tư thế người hơi nghiêng về phía trước và thở bằng miệng. Cách này để giữ cho máu ở mũi không chảy xuống cuống họng.

Nếu mũi của bé không chảy máu, bạn hãy nâng đầu lên cao để giúp con bớt đau.

Bạn hãy bọc đá vào tấm vải và chườm lạnh khoảng 15-20 phút để vết thương bớt sưng đau. Mỗi ngày nên chườm đá cho trẻ 4 lần. Ngày đầu tiên có thể chườm đá 7-8 lần.

Lưu ý: ba mẹ nên dặn trẻ không được hỉ mũi nhé.

♦ Bé bị gãy mũi, khi nào nên đưa con đến bệnh viện?

Trong trường hợp nặng hơn, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khi con có các dấu hiệu sau:

  • Không thể cầm máu
  • Lỗ mũi và vách ngăn mũi bị cong vẹo hoặc sai lệch so với vị trí ban đầu
  • Bên trong mũi bị sưng tròn như quả nho
  • Khó thở, mũi bị nghẹt nhưng không chảy dịch ra ngoài.

Nếu bị nặng thì bé có thể phải nẹp mũi, băng mũi. Nặng hơn nữa có thể phải phẫu thuật.

2. Cách sơ cứu gãy xương cổ, gãy cột sống cho trẻ

Ba mẹ có thể thực hiện cách sơ cứu gãy xương cổ, cột sống cho bé theo các bước sau:

  • Giữ cơ thể trẻ bất động. Nếu bé đang đội mũ bảo hiểm thì không được tháo mũ.
  • Cuộn 2 cái khăn lớn và đặt 2 bên cổ hoặc giữ vững cổ và đầu (không che lỗ tai để trẻ có thể nghe âm thanh).
  • Nếu trẻ không có dấu hiệu thở, mạch không đập thì tiến hành hồi sức tim phổi. Trong vòng 2 phút, bạn tiến hành ép ngực và hà hơi thổi ngạt. Dùng gan bàn tay ấn xuống ngực trẻ (chỗ giao xương sườn dưới). Ấn lõm ngực xuống 5cm, ép liên tục 30 lần. Sau đó tiến hành 2 lần hà hơi thổi ngạt.
Sơ cứu gãy xương: Dùng 1 gan bàn tay ép ngực 30 lần
Dùng 1 gan bàn tay ép ngực 30 lần. Ảnh minh họa: aboutkidshealth

Bạn không ngửa đầu của trẻ ra mà dùng hai ngón tay nâng cằm lên. Bóp mũi trẻ đồng thời dùng miệng mình bịt kín miệng trẻ và thở ra khoảng 1 giây để khí đi vào phổi thay vì dạ dày. Nếu ngực trẻ không phồng lên, bạn đưa tai lại gần miệng và mũi của bé xem có hơi thở hay không. Nếu không có hơi thở thì tiếp tục thực hiện 30 lần ép ngực và 2 lần hà hơi thổi ngạt. Lúc này việc hồi sức tim phổi quan trọng hơn là vấn đề xương gãy. 

Sơ cứu gãy xương: thực hiện hà hơi thổi ngạt
Dùng 2 ngón tay ngữa cằm lên. Ảnh minh họa: aboutkidshealth
Sơ cứu gãy xương: hà hơi thổi ngạt
Bịt miệng trẻ và từ từ thổi chậm khí vào phổi của trẻ trong 1 giây. Ảnh minh họa: aboutkidshealth
  • Nếu trẻ ói, sặc máu thì bạn phải nghiêng người bé. Trường hợp này, bạn sẽ cần ít nhất 1-3 người giúp đỡ. Một người đỡ đầu và cổ, những người còn lại đỡ lưng và xương chậu cho thẳng hàng rồi đồng loạt nghiêng người trẻ qua một bên để bé dễ nôn. Không để trẻ xoay vẹo người.
  • Nếu trẻ thở bình thường nhưng không có phản ứng thì bạn hãy nhéo tai bé thật đau hoặc bấm vào phần thịt ở cuối ngón tay. Nếu nhéo 1 tai bé vẫn không phản ứng thì hãy chuyển qua nhéo tai hoặc ngón tay còn lại, vì có thể một bên người của trẻ đã bị yếu.
  • Nếu phải đưa trẻ lên cáng cứu thương, bạn cần 4 người cùng thực hiện cố định cổ/đầu, tay, lưng dưới/xương chậu và chân của bé. Tất cả mọi người đếm đến 3 rồi nhấc người bé lên cùng lúc.
Sơ cứu gãy xương: Phải cố định cổ rồi mới tiến hành lăn
Phải cố định cổ rồi mới tiến hành lăn. Ảnh minh họa: clinical guidelines.scot.nhs
Sơ cứu gãy xương
Khi trẻ nghiêng người, bạn đẩy chiếc cáng lại gần rồi để bé nằm ngửa lên cán. Cách này cũng áp dụng khi trẻ muốn nôn. Ảnh minh họa: clinical guidelines.scot.nhs

Tư thế nghiêng này được gọi là tư thế hồi phục, giúp trẻ dễ thở hơn, không bị sặc. Bạn giữ tư thế này cho đến khi có xe cứu thương tới thì hạ lên cáng rồi đưa lên xe.

Trẻ bị gãy xương có thể tự lành mà không cần chữa trị hay không?

Câu trả lời là xương của bé có thể tự lành, tuy nhiên nếu không được điều trị chuyên môn thì xương sẽ không được như ban đầu mà có thể bị cong vẹo. Tình trạng này gọi là ”liền xương sai lệch”.

Nếu xương bị sai lệch thì tay, chân, cột sống có thể khó hoạt động bình thường. Rốt cuộc bệnh nhân vẫn phải phẫu thuật để chỉnh lại xương nhưng quá trình hồi phục sẽ lâu và vất vả hơn nhiều. Do đó, khi bé bị gãy xương, ba mẹ nên đưa con tới bệnh viện để chấn thương chỉnh hình và tuân theo yêu cầu điều trị của bác sĩ.

Trẻ bị gãy xương sau bao lâu thì lành?

Thời gian liền xương của trẻ là từ khoảng 4-6 tuần nhưng cũng có thể kéo dài tới 3 tháng hoặc lâu hơn. Điều này tùy thuộc vào:

  • Sức khỏe tổng thể của trẻ. Bé mắc các bệnh phổi, tiểu đường thì thời gian liền xương sẽ lâu hơn.
  • Tổn thương càng lớn cần can thiệp y khoa mạnh thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.
  • Quá trình cố định xương và bất động xương nếu được tuân thủ tốt thì xương của trẻ sẽ liền tốt và không gây hậu quả. Ba mẹ nên nâng cao vùng bị gãy xương để giảm đau và sưng cho con.

Sau 3-4 tuần điều trị, bác sĩ có thể cho trẻ tập vật lý trị liệu để khôi phục lại chức năng của bộ phận bị gãy. Ba mẹ phải kiên trì để giúp trẻ tập vật lý trị liệu giúp các cơ không bị teo yếu, cà thọt.

Ba mẹ không nên cho bé uống các loại thuốc tốt xương, liền xương được quảng cáo tràn lan trên mạng để giúp xương của bé khỏe nhanh. Cách tốt nhất để giúp bé hồi phục là ba mẹ hãy cho con nghỉ ngơi, bất động vùng bị thương và chờ đợi. Không có gì tốt bằng để xương liền tự nhiên. Sau khi xương đã liền và chịu đựng bất động một thời gian dài thì ba mẹ cần cho con tập luyện để xương trở lại chắc khỏe như ban đầu.

[inline_article id=257481]

Xuân Thảo

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Kỹ năng sơ cứu em bé bị điện giật mẹ nào cũng cần phải biết

Mỗi ngày trôi qua đều không thiếu các trường hợp trẻ em bị điện giật dẫn đến bỏng hoặc hoại tử chi thương tâm. Do đó, bên cạnh việc ngăn ngừa trẻ tiếp xúc với nguồn điện thì cách sơ cứu người bị điện giật là điều phụ huynh nào cũng phải nắm rõ.

Điện giật có thể gây bỏng hoặc không để lại dấu vết gì trên da. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, dòng điện qua cơ thể đều có thể gây nội thương, đau tim hoặc các chấn thương khác. Tùy vào từng hoàn cảnh, dù chỉ bị dòng điện thấp xẹt qua người cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

cách sơ cứu người bị điện giật
Nhà có trẻ nhỏ, cần phải hết sức lưu ý tình hình điện đóm. Ảnh minh họa: childbesafe

Trẻ có thể bị điện giật trong những trường hợp nào?

Có rất nhiều thứ có thể phát điện như sấm sét, dây điện, đồ điện, súng bắn điện, đồ gia dụng, ổ cắm điện…

Giật điện do đồ gia dụng trong nhà ít nguy hiểm so với việc trẻ nhai đầu cắm dây điện, liếm ổ cắm hoặc nghịch bóng đèn.

Bên cạnh nguồn điện, sự nguy hiểm còn phụ thuộc vào loại dòng điện, hiệu điện thế, cách dòng điện tiếp xúc với cơ thể, thời gian bị điện giật, sức khỏe của người bị điện giật và tốc độ cấp cứu.

Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn dòng điện một chiều vì nó khiến cơ bắp co giật khiến trẻ không thể tự thả nguồn điện ra được.

trẻ bị điện giật gây loét bàn tay
Trẻ bị tổn thương nặng do nghịch bóng đèn ở bàn thờ ông Địa. Ảnh Afamily

Các triệu chứng bị điện giật

Triệu chứng bị điện giật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương, bao gồm: bất tỉnh nhân sự, co thắt cơ, tê rần, khó thở, đau đầu, tạm thời mất thị lực hoặc thính lực, bỏng, co giật, nhịp tim bất thường…

Điện giật còn có thể gây ra hội chứng chèn ép khoang. Lúc này cơ bắp bị tổn thương khiến các chi sưng phù. Tình trạng này gây đè nén động mạch, dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng ở tim. Bạn có thể quan sát thấy hội chứng này ngay sau khi trẻ bị điện giật, do đó hãy chú ý tới tay chân của trẻ.

Cách sơ cấp cứu em bé bị điện giật

Cách xử lý khi trẻ bị điện giật: Khi phát hiện trẻ bị điện giật và vẫn còn dính vào nguồn điện, bạn đừng tay không chộp lấy trẻ mà hãy:

  • Lập tức tắt nguồn bằng cách gạt cầu dao toàn bộ ngôi nhà.
  • Nếu không được, bạn hãy mang dép vào rồi dùng cây gỗ hoặc cây chổi tre gạt dây điện ra khỏi tay trẻ. Có thể dùng cây đập vào dây điện chỗ tiếp xúc với tay trẻ cho rớt ra.
cách xử lý khi trẻ bị điện giật
Cách xử lý khi trẻ bị điện giật: Dùng cây gỗ gạt dây điện. Ảnh minh họa: wikihow
  • Di chuyển nguồn điện ra xa khỏi người trẻ. Tuyệt đối không dùng đồ kim loại hoặc đồ ướt đụng vào dây điện, thiết bị điện.
  • Đối với nguồn điện cao thế, bạn phải đứng cách xa trẻ ít nhất 6 mét nếu vẫn chưa tắt được nguồn điện. Bạn có thể dùng cây dài (chẳng hạn cây quét mạng nhện) để gạt nguồn điện ra khỏi người trẻ. Nhưng đây là trường hợp hiếm vì nguồn điện cao thế không ở trong nhà, thường trong các trường hợp mưa bão thì dây điện có thể rớt xuống trước nhà, đường đi.
  • Đưa đi bệnh viện ngay lập tức hoặc gọi số cấp cứu 115 nếu trẻ bị sét đánh hoặc tiếp xúc với dây điện cao thế.
  • Đưa đi bệnh viện ngay lập tức hoặc gọi số cấp cứu 115 nếu trẻ bị khó thở, bất tỉnh, co giật, đau cơ bắp hoặc tê dại, có dấu hiệu đau tim (chẳng hạn tim đập nhanh).
  • Kiểm tra nhịp thở và mạch của trẻ trong 10 giây. Nếu không phát hiện mạch đập (tức tim ngừng đập) thì bạn tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) và hà hơi thổi ngạt trong lúc chờ xe cấp cứu.
  • Lúc này bạn phải bình tĩnh và ưu tiên làm hồi sức tim phổi cho trẻ trong vòng 2 phút. Sau đó mới kêu cứu hoặc gọi cấp cứu. (xem chi tiết bên dưới)
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu sốc như nôn ói, tím tái hoặc ngất, bạn hãy nhẹ nhàng nâng cao chân và bàn chân trẻ. Nhưng nếu làm vậy quá đau thì có thể bỏ qua bước này.
  • Băng gạc vô trùng lên chỗ bị bỏng, đừng dùng băng cá nhân hay bất cứ chất liệu gì có thể dính vào vết bỏng.
  • Giữ trẻ ấm bằng cách đắp áo hoặc chăn lên người.
Tạm thời đắp chăn giữ ấm
Tạm thời đắp chăn giữ ấm. Ảnh minh họa: wikihow
  • Trẻ có thể bị té ngã chấn thương xương sau khi sốc điện, do đó bạn cần tránh di chuyển trẻ ngoại trừ trường hợp phải cách ly xa khỏi nguồn điện hoặc tránh khỏi đồ rơi vỡ…

Cách sơ cứu người bị điện giật: Thực hiện hồi sức tim phổi cho trẻ

Bạn di chuyển hai ngón tay đến phần cuối của lồng ngực để định vị xương ức của trẻ, đó là giao điểm của xương sườn dưới. Đặt gan bàn tay còn lại lên và chỉ ép ngực bằng gan bàn tay này vì xương trẻ yếu hơn người lớn.

Định vị xương ức của trẻ
Định vị xương ức của trẻ. Ảnh minh họa: wikihow
  • Thực hiện 30 lần ép ngực liên tục không ngừng. Nhấn thẳng tay ép ngực xuống độ sâu 5cm. Nếu nghe thấy hoặc cảm nhận được tiếng rắc, đó là dấu hiệu bạn đã ép quá mạnh. Để ngực bật lại hoàn toàn sau mỗi lần ép.
cách sơ cứu khi bị điện giật: ép lồng ngực
Chỉ dùng lực ép của 1 gan bàn tay. Ảnh minh họa: wikihow
  • Đẩy trán xuống đồng thời dùng hai ngón tay nâng cằm để cảm nhận hơi thở của trẻ. Đặt tai gần miệng và mũi của trẻ để lắng nghe hơi thở sự sống.
Ngửa đầu kiểm tra đường thở
Ngửa đầu kiểm tra đường thở. Ảnh minh họa: wikihow
  • Nếu trẻ không thở thì thực hiện hai lần hà hơi thổi ngạt. Dùng ngón tay bịt mũi trẻ đồng thời dùng miệng bịt kín miệng trẻ và thở ra khoảng một giây. Nhớ thở chậm rãi để khí đi vào phổi thay vì dạ dày. Khi khí đi vào, bạn sẽ thấy ngực phồng lên đôi chút và cũng cảm nhận được khí đi ra. Nếu khí chưa vào thì thử lại lần nữa. Nếu vẫn không thở thì tiếp tục ép ngực.
cách sơ cứu cho người bị điện giật: Hà hơi thổi ngạt
Hà hơi thổi ngạt. Ảnh minh họa: wikihow
  • Lặp lại 30 lần ép ngực và hai lần hà hơi thổi ngạt. Tất cả những việc này tiến hành trong 2 phút rồi gọi cấp cứu (nếu chỉ có một mình bạn).

Làm gì nếu chính bạn bị điện giật?

Có thể bạn sẽ rất khó làm được gì nhưng hãy cố gắng:

  • Gỡ, giãy thoát khỏi nguồn điện hoặc tắt nguồn nếu được.
  • Kêu cứu nhờ người đưa vào bệnh viện.
  • Dùng gạc khử trùng phủ lên vết bỏng.

Điều trị khi bị điện giật

Dù trẻ chỉ bị sốc nhẹ và không có triệu chứng nào đáng kể, nhưng vẫn phải đi bệnh viện kiểm tra vì những dấu hiệu nội thương khó mà phát hiện ra được.

– Đối với các vết bỏng, trẻ sẽ được kê toa kem bôi kháng sinh và băng khử trùng.

– Ngoài ra trẻ còn được kê thuốc giảm đau và truyền dịch.

– Tùy thuộc vào nguồn điện, nơi xảy ra điện giật và cách trẻ bị giật, bác sĩ có thể tiêm dự phòng cho trẻ một mũi uốn ván.

Nếu bị sốc nặng, trẻ có thể phải nhập viện vài ngày để bác sĩ theo dõi nhịp tim và các thương tích.

Trong nhà phải luôn có sẵn gạc khử trùng và dụng cụ sơ cứu
Trong nhà phải luôn có sẵn gạc khử trùng và dụng cụ sơ cứu

Điện giật có gây tổn hại lâu dài không?

Một số trường hợp trẻ có thể bị tổn thương lâu dài như sẹo bỏng. Nếu nguồn điện đi qua mắt thì có thể gây đục thủy tinh thể.

Một số tổn thương lâu dài khác bao gồm: tê, yếu cơ do tổn thương bên trong, đau nhức.

Nếu trẻ nhai đầu dây điện thì môi có thể bị thương nặng, chảy máu nhiều ngày do số lượng động mạch nhiều ở môi.

Ngăn ngừa trẻ em bị điện giật

Điện lởn vởn khắp nơi trong nhà, trở thành cái bẫy đối với trẻ, chưa kể nguy cơ hỏa hoạn do chập điện. Phòng của trẻ em thời nay cũng chứa trung bình 10 thiết bị điện, làm tăng 25% nguy cơ trẻ điện giật so với trẻ em thời xưa. Do đó bạn cần thiết phải làm những công tác sau:

  • Không để bất cứ dây điện, dây cáp nào lòng thòng trong tầm với của trẻ.
  • Che chắn các ổ cắm điện. Khi xây nhà hoặc sửa nhà, nên thiết kế ổ cắm điện trên cao.
  • Nồi cơm điện, bếp điện, ấm nước điện, bàn ủi, máy sấy tóc… nên đặt sát vách trên kệ bếp hoặc trong hộc tủ, xa tầm với của trẻ.
  • Khi sạc điện thoại, phải để lên cao, không để trẻ tùy tiện tháo sạc điện thoại. Đặc biệt sạc xong phải rút cục sạc ra, không để dây lòng thòng vì trẻ có thể ngậm vào miệng.
Phải đậy các ổ cắm điện lại
Phải đậy các ổ cắm điện lại. Ảnh minh họa: proparentsupply
  • Nên mua cục sạc tốt, bền, tránh mua nhầm đồ giả rẻ tiền. Không sạc điện thoại ngay đầu giường, để dưới gối có thể gây hỏa hoạn.
  • Dạy trẻ không đút ngón tay vào ổ cắm điện, không nghịch bóng đèn ngủ, đèn bàn thờ… Đặc biệt để ý nhắc nhở trẻ không cầm nĩa thìa, thanh kim loại chọc vào ổ điện.
  • Không thả diều gần đường dây điện.

Giật điện là một tai nạn nghiêm trọng cần được cấp cứu kịp thời và kiểm tra sau đó để tránh nội thương. Nhưng quan trọng nhất là phải che đậy các ổ cắm điện, thiết kế ổ cắm và đồ điện ở trên cao xa tầm với của trẻ. Đồng thời bạn phải khéo léo dạy trẻ cách xa các nguồn điện.

Xuân Thảo 

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Cách sơ cứu khi bị chó cắn – 7 bước sơ cứu khẩn cấp cho trẻ

Cách sơ cứu khi trẻ hoặc người lớn bị chó cắn: Đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iod, nhằm làm giảm tối thiểu lượng vi rút xâm nhập nơi vết cắn. Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương.

Dưới đây là hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn chi tiết hơn. Và những điều cha mẹ cần lưu ý và dặn dò con để hạn chế bị chó cắn.

1. Cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn

Cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn
Cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn khẩn cấp

Trẻ em bị chó cắn dù nông hay sâu, dù là loại chó nào thì cũng phải ngay lập tức đưa tới bệnh viện để tiêm phòng dại. Trước đó, cha mẹ cần sơ cứu cho trẻ theo 7 bước sau:

[key-takeaways title=”Cách sơ cứu khi bị chó cắn khẩn cấp:”]

  1. Rửa vết thương bằng nước ấm.
  2. Cầm máu bằng băng gạc, hoặc tấm vải sạch
  3. Bôi thuốc sát trùng lên vết thương, nơi bị chó cắn.
  4. Băng và cố định vết thương bằng băng gạc, hoặc một tấm vải.
  5. Theo dõi các dấu hiệu của vết thương, và biểu hiện của con chó.
  6. Lập tức đi bác sĩ thú y ngay, khi thấy có sự nghi ngờ bản thân mắc bệnh dại.
  7. Thực hiện tiêm phòng ngừa bệnh dại theo chỉ định của bác sĩ (nếu cần thiết).

[/key-takeaways]

1.1 Rửa sạch vết thương

Đầu tiên, bước quan trọng nhất chính là vệ sinh và rửa vết thương cho trẻ. Bạn cần cởi bỏ quần áo của con, nơi có vết cắn của chó, để tránh nước bọt còn sót lại thấm vào vết thương. 

Cách rửa sạch vết thương an toàn: Để vết thương dưới vòi nước ấm đang chảy, và rửa trôi máu cũng như mầm bệnh.

1.2 Loại bỏ máu chứa mầm bệnh

Sau khi rửa vết thương với nước ấm, cha mẹ hãy loại bỏ phần máu, và mầm bệnh còn đọng trên vết thương.

Cách sơ cứu để loại bỏ máy khi bị chó cắn: Bạn ấn hoặc chà nhẹ quanh miệng vết thương để đẩy máu ra ngoài. Việc này rất quan trọng, để tránh mầm bệnh xâm nhập vào máu.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ bị bỏng bôi gì tránh để lại sẹo?

1.3 Cách sơ cứu khi bị chó cắn – Thoa thuốc sát trùng 

Mặc dù vết thương đang hở và sẽ có phần đau rát, khi bạn sát trùng vết thương cho trẻ. 

Cách sơ cứu và sát trùng vết thương khi bị chó cắn: Bạn dùng bông gòn có thấm với dung dịch sát trùng và thoa lên vết thương; chỗ bị chó cắn. Loại dung dịch sát trùng bạn có thể dùng là oxy già, cồn 70 độ; cồn i ốt (Providine, Betadine); hoặc nước muối sinh lý.

LƯU Ý: Mẹ không nên làm vết thương trầy xước hay bầm dập nhiều hơn. Tránh đắp các bài thuốc theo dân gian để vết thương trầm trọng hơn

1.4 Uống thuốc giảm đau

Sau khi cha mẹ đã sơ cứu bên ngoài vết thương, thì cha mẹ có thể cho con uống thêm thuốc giảm đau để ngăn chặn vết thương bị chuyển biến nặng; cũng như hạn chế vết thương bị viêm.

Cách sơ cứu và chống viêm khi bị chó cắn: Bạn có thể cho trẻ uống các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen,.. và cần uống với liều lượng theo cân nặng của trẻ.

1.5 Nâng cao chỗ bị thương

Nâng vết thương lên cao
Cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn – Nâng vết thương lên cao để cầm máu tạm thời

Trường hợp nếu trẻ bị chó cắn vào chân hoặc cánh tay, bạn hãy yêu cầu con giơ cao vùng vết thương lên. Việc này để ngăn chặn vết thương chảy máu liên tục; và giúp cầm máu tạm thời.

1.6 Cách sơ cứu khi bị chó cắn – Băng bó vết cắn

Cách sơ cứu khi bị chó cắn: Băng bó vết thương bằng băng gạc hoặc một tấm vải sạch. Nhớ là bạn không nên siết vết thương quá chặt; vì mục đích chỉ cần bao bọc vết thương khỏi vi khuẩn; và bụi bẩn bên ngoài.

>> Chủ đề liên quan: 6 bước xử lý vết thương hở cho bé an toàn, tránh nhiễm trùng

1.7 Tiêm phòng dại và huyết thanh kháng dại 

Không nên chần chừ mà hãy đưa bé đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng để được chỉ định tiêm phòng. Nhớ cung cấp thông tin đầy đủ, bao gồm thời điểm bị cắn, hoàn cảnh bị cắn (con chó bỗng dưng cắn bất thình lình hay do bị kích động mới cắn), chó đã được tiêm phòng bệnh tật (bao gồm phòng dại) chưa, tình hình con chó hiện nay như thế nào. 

Bạn theo dõi con chó trong 15 ngày xem nó có bị ốm, bỏ ăn, chết, bỏ nhà đi, bị bán hoặc mổ thịt… thì phải đến điểm tiêm phòng dại để điều trị dự phòng.

Tiêm phòng uốn ván 

Nếu trẻ đã được tiêm nhắc mũi uốn ván thì không cần phải tiêm lại. Mẹ cần nắm rõ lịch tiêm chủng của con bởi vì vaccine uốn ván không miễn dịch suốt đời.

Vì móng của chó có thể truyền virus uốn ván nên nếu vết thương nằm ở xa khu vực thần kinh trung ương; thì nên tiêm phòng uốn ván.

>> Cha mẹ nên xem thêm: Lịch tiêm chủng 2022 cho gia đình mới và đầy đủ nhất

2. Đặc điểm của chó mắc bệnh dại

Dấu hiệu nhận biết chó bị dại
Dấu hiệu nhận biết chó bị dại

Chó dại có hai thể, là thể điên cuồng và thể liệt.

Thể điên cuồng

Sau khi ủ bệnh 3-5 ngày, chó dại thường bỏ ăn, khàn giọng kêu rú ghê rợn, thường chồm vào người, súc vật hoặc đồ vật chung quanh và cắn loạn. Nó có thể bỏ nhà đi rông và gặp ai cũng cắn. Sau vài ngày, chó kiệt sức, gầy rộc, kêu thất thanh rồi bị liệt và chết trong vòng 7 ngày.

Thể liệt

Loại chó này lên cơn nhưng không hung dữ, chỉ nằm im một chỗ, nước bọt chảy nhiều. Nó không sủa, không cắn và chết trong vòng từ 3-5 ngày.

3. Dạy trẻ cách để hạn chế bị chó cắn

Hướng dẫn trẻ cách hạn chế bị chó cắn
Hướng dẫn trẻ cách hạn chế bị chó cắn

Không nên để con chơi một mình với chó, đặc biệt là chó lạ.

Nên vuốt ve chó ở hai bên thân hoặc lưng, tránh vỗ lên đầu hay nắm đuôi.

Dặn bé không được đến gần những con chó đang ăn; đang ngủ; hoặc đang cho con bú.

Nếu con chó trở nên hung tợn, hãy dạy bé không nên quay lưng bỏ chạy hay la hét. Bình tĩnh, không nhìn vào mắt chó và chầm chậm rời đi.

Nếu muốn tập cho bé quen với một con chó, bạn phải hướng dẫn bé bình tĩnh, trầm xuống và không vung tay chân, tạo cơ hội để con chó ve vẩy đuôi và lại gần bé trước.

Nếu nhà có trẻ em thì khi nuôi chó, hãy chọn giống hiền lành, biết nghe lời, không chọn giống quá to hung dữ. Cũng không nên chọn giống chó mà bạn không biết rõ, chưa từng nuôi…

Chó chỉ là bạn của con người khi nó không bị bệnh dại hoặc có hành vi bất thường. Tiêm chủng cho chó là hành động có trách nhiệm, giúp bảo vệ gia đình và cộng đồng. 

Trẻ từ 6 tuổi trở lên thì bố mẹ hãy mang chó về nuôi, tránh nuôi khi con còn quá nhỏ. Các giống nhỏ và ít lông như chihuahua, pug, bull Pháp, corgi, beagle, bull terrier, golden retriever rất thích hợp làm bạn với trẻ.

4. Khi nào cho con đi khám bác sĩ?

Nếu có vết trầy xước dù là nhẹ cũng nên đưa đi bác sĩ để kiểm tra mức độ tổn thương do con vật gây ra. Vì nếu chậm trễ sẽ làm trẻ bị bệnh dại.

Ngay cả là người lớn hoặc là trẻ nhỏ, thì nếu có những dấu hiệu sau đây, bạn cần đi khám bác sĩ ngay! Bạn lưu ý là không nên chần chừ.

  • Bạn không thể cầm máu vết thương.
  • Bạn bị cắn vào mặt, hoặc vùng đầu.
  • Vết thương lớn và sâu vào thịt.

Khi thấy trẻ bị chó cắn, bạn hãy áp dụng ngay cách sơ cứu khẩn cấp khi trẻ bị chó cắn, mà Marrybaby vừa hướng dẫn ở trên.

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Mẹ học cách xử lý khi bé bị rắn cắn, đừng hốt hoảng chỉ thêm hại

Mẹ học cách xử lý khi bé bị rắn cắn, đừng hốt hoảng chỉ thêm hại

Phòng ngừa là cách tốt nhất

Là phụ huynh, bạn nên giảm thiểu nguy cơ con tiếp xúc với rắn bằng cách:

– Không đưa trẻ tới những nơi rậm rạp, cỏ cao, gần các cây chết hoặc ao hồ. Nếu cho trẻ dã ngoại ở những nơi này thì nên hướng dẫn trẻ cầm một cái cây để khua khoắng phía trước tạo ra tiếng động.

– Sân vườn phải cắt cỏ thường xuyên, dọn các cành cây gãy vì rắn thường thích trú ngụ trong đó.

– Diệt chuột quanh nhà, vì chuột thường thu hút rắn.

– Luôn tập cho trẻ mang giày (không phải dép lê) khi đi chơi bên ngoài.

– Dạy trẻ không được cố bắt rắn, thấy rắn phải lập tức báo cho người lớn.

Phần lớn các trường hợp trẻ không nhìn thấy rắn hoặc vô tình dẫm phải con vật, hoặc trẻ tò mò muốn bắt nó. Hầu hết rắn đều sợ con người, cắn là biện pháp tự vệ của chúng. Do đó để phòng ngừa rắn cắn, mẹ hãy dạy trẻ đừng nên chọc tới nơi chúng cư ngụ.

Cách sơ cứu khi trẻ bị rắn cắn mà bố mẹ nên làm

Sau khi phát hiện trẻ bị rắn cắn, phản ứng đầu tiên của phụ huynh là hoảng loạn và điều này không ích lợi gì cả. Bạn phải hết sức bình tĩnh để bé cũng bình tĩnh, không khóc. Cách sơ cứu khi bị rắn cắn cho bạn là:

  • Nhìn kỹ và nhớ nhận dạng, hoa văn của con rắn, nếu có thể chụp ảnh lại thì càng tốt. Nếu con rắn bị đập chết thì bạn nên cho nó vào nhiều lớp túi nilông rồi mang theo tới bệnh viện.
Bạn có thể chụp ảnh con rắn lại để bác sĩ xác định đó có phải là rắn độc
Bạn có thể chụp ảnh con rắn lại để bác sĩ xác định đó có phải là rắn độc. Ảnh: Wikihow
  • Nhớ thời điểm trẻ bị cắn để nói cho bộ phận cấp cứu biết.
  • Đặt trẻ nằm xuống và để vùng bị cắn thấp hơn vị trí tim. Hạn chế cử động.
  • Rửa sạch bằng nước ấm để độc dính ngoài da không tràn vào vết cắn. Rửa lại bằng nước muối sinh lý. Bạn có thể lấy bút bi khoanh vòng vết cắn.
  • Tháo hết nhẫn, vòng tay, quần áo chật để đề phòng vết thương sưng lên.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để loại bỏ độc tố.
  • Lập tức đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất. Không để trẻ tự di chuyển hay vận động vì nhịp tim đập càng nhanh thì độc lan càng nhanh.

Không nên:

  • Không buộc garo để cầm máu vì việc buộc chặt có thể dẫn tới thiếu máu tới bộ phận đó, làm tăng nguy cơ tổn thương mô vĩnh viễn và thậm chí gây hoại tử phải cắt cụt chi. Bạn có thể dùng một ngón tay để cầm máu giúp bé cho đến khi tới bệnh viện.
  • Không rạch vết thương để loại bỏ độc.
  • Không chườm đá, chườm lạnh.
cách sơ cứu khi bị rắn cắn: không buộc garo
Không nên buộc garo để cầm máu hay chặn độc. Ảnh: Wikihow

Các dấu hiệu bé đã bị rắn cắn

Đôi khi bạn sẽ xác định được đó có phải là vết rắn cắn hay không. Nếu không chắc, bạn hãy xem xét các dấu hiệu sau:

  • Vết cắn có máu chảy
  • Trẻ chóng mặt, hoa mắt muốn ngất
  • Có dấu răng nanh
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Cảm giác tê và ngứa ran chỗ vết cắn hoặc miệng bé
  • Chỗ cắn sưng đau
  • Khó thở
phân biệt rắn có độc hay không độc
Dấu răng rắn có độc và không độc. Vì rắn độc có răng nanh nên dấu răng nhìn là nhận ra ngay. Ảnh minh họa: BrightSide

Lúc này, sau khi sơ cứu như trên thì bạn hãy lập đứa đưa trẻ đến bệnh viện. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ bị cắn nhưng không có triệu chứng gì. Không phải rắn nào cũng có độc. Ngay cả khi trẻ bị rắn độc cắn, thì 25-50% những vết cắn này là khô, nghĩa là rắn không tiết ra độc.

Dù trong trường hợp không có triệu chứng, bạn vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để quan sát. Nếu không có hiện tượng gì, bạn có thể đưa trẻ về nhà sau 4-6 tiếng.

Nếu vết cắn có độc, trẻ sẽ được cho dùng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng. Tùy vào loại rắn mà bé có thể được tiêm huyết thanh kháng độc rắn.

Cách nhận biết đâu là rắn độc

Các chuyên gia động vật khuyên bạn nên chú ý các đặc điểm sau khi nhìn thấy rắn:

Đầu: Rắn độc thường có đầu hình tam giác với phần đầu to hơn cổ và thân, trong khi rắn lành thì có đầu bầu dục thoai thoải.

Rắn độc có đầu hình tam giác
Rắn độc có đầu hình tam giác. Ảnh minh họa: BrightSide

Màu sắc: Rắn độc thường có màu sáng, ngoại trừ một số loài sặc sỡ như ”rắn vua đỏ” và ”rắn sữa”. Nếu rắn có hoa văn kim cương trên thân, hoặc có 3 màu thì thường đó là rắn độc.

Âm thanh: Một số loài rắn độc phát ra tiếng kêu xùy xùy như tiếng huýt gió, hoặc âm thanh lạch cạch (rắn chuông).

Hành vi: Rắn độc thường bơi nổi trên nước, trong khi rắn lành chỉ nổi phần đầu.

Mắt: Rắn độc có con ngươi (tròng mắt) hình dọc, trong khi rắn lành có con ngươi hình tròn.

Rắn độc có tròng mắt bổ dọc
Rắn độc có tròng mắt bổ dọc. Ảnh minh họa: BrightSide

Có nên hút độc rắn?

Các chuyên gia có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Một số cho rằng việc hút độc chỉ có hiệu quả trong vòng 15 phút đầu tiên sau khi bị rắn cắn. Nhưng một người thiếu kinh nghiệm thì khó mà hút độc ra được.

Một số ý kiến khác cho rằng việc hút độc có thể loại bỏ tới 50% độc tố, và không gây nguy hiểm cho người hút dù miệng của họ đang có vết thương nhỏ.

Rắn cắn là một tình trạng cấp cứu khá nguy hiểm. Do đó, biết được cách sơ cứu khi bị rắn cắn cho trẻ là rất cần thiết. Sau khi sơ cứu cơ bản, hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất nhé mẹ.

Xuân Thảo

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Khẩn cấp: Bé 10 tuổi tử vong do bị kiến ba khoang cắn mà không biết sơ cứu!

Điển hình nhất là trường hợp của bé N.K.L 10 tuổi quê ở Hà Nội đã tử vong vì bị kiến ba khoang cắn. Được biết nguyên nhân chính là do sự bất cẩn của gia đình trong việc sơ cứu vết thương.

Sự nguy hiểm chết người chỉ vì kiến ba khoang cắn

Được biết, trong ngày bị nạn, bố mẹ đưa bé xuống nhà bà ngoại ăn tiệc. Sau khi ăn xong bé chạy ra vườn chơi thì không may bị kiến cắn làm cho ngứa rát ở sườn và chảy máu.

Theo người thân kể lại: “Con kiến đốt bé rất to, dài, thân chúng có màu đen cam với cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn còn có hai đuôi nhỏ”.

kiến ba khoang cắn 1
Kiến ba khoang là loài côn trùng nhỏ nhưng cực kỳ nguy hiểm

Thế nhưng, do trước giờ chưa từng biết đến loại kiến này, cứ ngỡ như những loại kiến bình thường nên bà của bé đã lấy dầu gió thoa vào vết thương khiến cho chiều hôm đó bé bị sốt cao rồi hôn mê sâu.

Sự nguy kịch không ai có thể ngờ

Cha mẹ thấy vậy tức tốc đưa vào bệnh viện. Tại đây các bác sĩ đã chẩn đoán bé bị nhiễm độc của kiến ba khoang. Đáng tiếc là do không được cứu chữa kịp thời nên bé đã tử vong khiến cho cả gia đình thương tiếc khôn nguôi.

Tương tự là trường hợp của một em sinh viên tên Sơn 18 tuổi, theo như chị Nguyễn Thị Thanh Thúy cho biết: “Cách đây vài hôm tại hẻm này có em Sơn bị kiến ba khoang cắn gây nổi bóng nước khắp nơi.

kiến ba khoang cắn 3
Nếu không sơ cứu đúng cách, vết cắn của kiến ba khoang sẽ để lại hậu quả nặng nề

Do không biết cách khử trùng nên da bị nhiễm trùng nặng gây ngứa trên cơ thể, sau đó đã được bạn bè đưa đi bệnh viện để điều trị”.

Không chỉ tại phía Bắc, qua lời kể của người dân sống tại huyện Nhà Bè, TP.HCM, tình trạng kiến ba khoang xuất hiện từ hai hôm trước. Lúc đầu chỉ vài con nhưng đến hiện tại thì ngày càng nhiều.

Thực tế đã có nhiều hộ dân bị tấn côn. Trong đó có gia đình nọ 4 người đều bị loài kiến này đốt. Từ trẻ nhỏ đến người lớn đến mức phải cấp cứu.

Biến chứng khó hồi phục do điều trị sai

Theo ghi nhận Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời gian gần đây số lượng bệnh nhân tới khám do bị kiến ba khoang đốt tăng cao “đột biến”. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám từ 15-20 ca bệnh/ngày.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay đa phần các trường hợp bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt chỉ đến viện khi có tổn thương nặng, bội nhiễm và nhiều biến chứng.

Bị ngứa trên mặt chị Đỗ Thị Đào (Thanh Hà, Thanh Oai, Hà Nội) có ngãi nhiều, đến ngày hôm sau chị Đào thấy ngứa lan rộng sưng mặt và mắt.

kiến ba khoang cắn 2
Số người bị kiến ba khoang cắn và tổn thương nặng ngày càng tăng

Chị Đào tự ra hiệu thuốc mua thuốc dị ứng về điều trị. Tuy nhiên, triệu chứng chị đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị viêm da do tiếp xúc với độc tố kiến ba khoang.

Trường hợp của bé T.Ch (5 tuổi, Hà Nội) cũng bị viêm da do kiến ba khoang đốt nhưng ban đầu gia đình lại nghĩ bị zona.

Bác sĩ Thành đã từng gặp trường hợp bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt ở mặt tự đắp thuốc tại nhà điều trị. Sau đó, bệnh nhân này bị tổn thương loét thành sẹo thâm và xấu trên mặt.

[inline_article id=84265]

Cách xử lý an toàn khi bị kiến ba khoang đốt

Qua đây là hồi chuông cảnh báo cho mọi người cần phải biết cách sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt. Đặc biệt những ai đang sinh sống tại ký túc xá, chung cư cao tầng – đó là nơi mà chúng xuất hiện nhiều nhất.

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng của bệnh viện Bạch Mai: “Khi bị côn trùng đốt, nhất là với kiến ba khoang thì nạn nhân cần nhanh chóng tiến hành xử lý vết đốt để tránh làm da bị tổn thương nặng”.

Và để chăm sóc con tốt nhất cũng như phòng ngừa chúng tấn công bất cứ lúc nào, bác sĩ Dũng khuyên mỗi gia đình cần chuẩn bị sẵn 3 loại: mỡ corticoid, kem phenaegan và cồn 70 độ.

kiến ba khoang cắn 4
Chỉ cần sơ cứu đúng cách, kiến ba khoang cắn không quá nguy hiểm

Trong trường hợp không may bị chúng đốt thì phải sơ cứu cấp tốc theo từng bước sau:

  • Đầu tiên dùng cồn 70 độ rửa sạch vùng da bị tổn thương để giảm thiểu tình trạng nổi bọng nước sẽ xuất hiện không lâu sau khi bị cắn.
  • Tiếp đến bôi mỡ corticoid từ 4-6 lần/ngày, đồng thời bôi luôn kem phenaegan từ 8-10 lần/ngày, có như vậy vết thương mới mau lành hơn.
  • Đặc biệt phải luôn theo dõi diễn biến vết thương, nếu thấy chúng lan rộng hay cảm thấy sức khỏe xảy ra dấu hiệu bất thường gì thì cần đến cơ sở y tế ngay.

Cũng theo bác sĩ Dũng, thường khi thấy côn trùng bò trên người chúng ta hay có tâm lý dùng tay đập cho nó chết ngay. Tuy nhiên, với loại kiến này mà thực hiện cách thức đó thì chẳng khác nào “tự mình hại mình”.

Nguyên nhân vì chỉ cần đụng vào nó sẽ khiến độc pedetin lan ra. Vậy nên, cách tốt nhất là phải thổi chúng ra xa hoặc để tờ giấy cho nó bò lên và lấy ra khỏi người rồi giết ngay nhé!

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Các dạng phỏng và cách trị phỏng tại chỗ

Dù chăm trẻ cẩn thận, đã lường trước hầu hết các tình huống trẻ có thể bị phỏng tuy nhiên luôn có những tai nạn bất ngờ vì tính hiếu động và ưa khám phá của trẻ. Bị bỏng khó tránh nhưng luôn có cách trị phỏng an toàn cho mỗi trẻ.

Phỏng bô xe máy

Nguyên nhân có thể do trẻ bất cẩn. Bạn cần làm mát vùng da bị bỏng bằng cách dội nước liên tục lên vùng bị bỏng trong 15 phút. Nếu có thuốc mỡ hoặc thuốc dạng xịt nên bôi ngay để vết bỏng nhanh lành.

Băng lại bằng gạc đã tiệt trùng, thay băng sau 24 giờ. Rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý. Không nên chọc vỡ bóng nước mà để tự vỡ. Đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra nếu có dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Bỏng lửa, nước sôi

Điều này rất dễ xảy ra với những trẻ hiểu động. Nếu chẳng may trẻ bị bỏng, cần nhanh chóng đưa trẻ tránh xa nguồn gây bỏng. Nếu vết bỏng phía trong quần áo cần cởi bỏ và đưa trẻ đến vòi nước xả chậm từ 15-20 phút để giảm nhiệt, viêm nhiễm và độ sâu của vết thương.

Khi bị bỏng, bóng nước nổi lên làm trẻ cảm giác khó chịu

Nếu vết bỏng dính vào quần áo thì không nên cởi bỏ đồ mà xả nước ngay lập tức. Không dùng nước lạnh, nước đá trong tủ lạnh làm mát da. Dùng băng gạc hoặc vải sạch che phần bị bỏng.

Kiểm tra độ sâu của vết bỏng, nếu trẻ chỉ bị bỏng nhẹ, cấp độ 1 thì sau khi sơ cứ có thể điều trị tại nhà. Nặng hơn, ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến bác sĩ chuyên môn để điều trị kịp thời.

Phỏng hóa chất ở mắt

Trong các tiết học ở phòng thí nghiệm hay ở nhà cất hóa chất không để ý, trẻ vô tình nghịch và hóa chất văng vào mắt gây tổn thương, nặng có thể bị mù.

Cách trị phỏng trong trường hợp này: Rửa sạch hóa chất bằng cách giữ đầu trẻ cúi, mắt không bị thương nằm trên, mở vòi nước lạnh dội qua mắt bị đau trong 20 phút. Đắp một miếng khăn sạch lên trên vùng mắt bị bỏng.

Sau khi sơ cứu, chuyển trẻ tới cơ sở ý tế gần nhất để được điều trị. Mang theo nhãn mác và loại hóa chất làm trẻ bị bỏng để bác sĩ dễ nhận biết nguyên nhân cụ thể.

Bỏng do điện giật

Bạn nên ngắt ngay cầu dao tổng, dùng cây gỗ để gạt bỏ dây điện, kéo trẻ ra xa nguồn điện. Nếu trẻ bất tỉnh, chuẩn bị hô hấp nhân tạo.

Bỏng điện rất nguy hiểm nếu không kịp thời sơ cứu

Làm mát vết bỏng bằng cách giữ vùng bị thương ít nhất 10 phút dưới nước lạnh đang chảy. Đắp vải sạch hoặc một túi nilon sạch lên vị trí bị bỏng.

Bỏng nắng

Di chuyển quá nhiều dưới trời nắng gắt có thể gây ra hiện tượng này. Da trẻ rất nhạy cảm với các tia cực tím có hại, bỏng nắng trên vùng rộng cần được điều trị sớm.

Nếu trẻ có dấu hiệu khó chịu nên đưa bé vào chỗ râm mát hoặc phòng lạnh, nhiệt độ 28 độ C. Cho trẻ uống nước mát.

Làm dịu những vùng da bị bỏng đỏ bằng thuốc bôi ngoài da calamine hoặc kem thoa sau khi đi nắng. Nếu trẻ bị rộp da hoặc có dấu hiệu say nắng hãy gọi bác sĩ để nhận lời tư vấn thích hợp.

Bỏng nắng rất dễ gặp vì hầu hết các gia đình Việt đều di chuyển bằng xe gắn máy, vì vậy cần nhắc trẻ luôn phải đội nón, mặc áo quần, và bôi kem chống nắng khi ra ngoài nắng. Cho trẻ mặc quần áo chống tia cực tím khi đi nắng.

Cách trị phỏng cho mỗi loại bỏng mà bạn cần nhớ nhất là tránh đưa trẻ tránh xa nguyên nhân bị bỏng, hạ nhiệt và sát khuẩn để tránh viêm nhiễm cho vùng da bị tổng thương. Bỏng có thể không gây hiểm tới tính mạng nhưng không được sơ cứu đúng cách thì gây mất thẩm mỹ về sau cho trẻ.

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Trẻ bị bỏng bôi gì tránh để lại sẹo?

Bỏng nước sôi, bỏng bô xe máy hay đơn giản là bỏng nắng là những dạng bỏng thường gặp trong cuộc sống. Bước đầu tiên quan trọng nhất là hạ nhiệt cho vết thương. Sau đó, đánh giá độ sâu của vết bỏng và việc quyết định bị bỏng bôi gì cho trẻ mới là bước cuối cùng.

Đánh giá độ sâu của vết bỏng

Y học hiện đại chia bỏng thành 3 cấp độ chính:

Cấp độ 1: Da có dấu hiệu đỏ lên nhưng không có bóng nước. Chỉ lớp da nông nhất bị ảnh hưởng. Nếu trẻ bị bỏng cấp độ này vết thương sẽ nhanh lành và không để lại sẹo. Dạng bỏng ở cấp độ này là bỏng nắng.

Ở mỗi cấp độ bỏng khác nhau mức độ liền sẹo của da sẽ khác nhau

Cấp độ 2: Do sơ ý chạm vào một vậy gây bỏng, da bị tổn thương sâu hơn, bị phồng bọng nước gây đau và bất tiện trong các hoạt động thường ngày. Trường hợp này không nên chọc bọng nước vỡ ra. Da tuy bị tổn thương nhưng vẫn có thể tái tạo được, được sơ cứu và điều trị đúng cách sẽ không để lại sẹo.

Cấp độ 3: Vết bỏng sẽ hủy hoại toàn bộ độ dày của da. Ở cấp độ này bị bỏng do tiếp xúc với hơi nóng quá lâu hoặc bỏng do hóa chất, điện. Dấu hiệu nhận biết là vết bỏng có màu trắng hoặc màu ngà, không có cảm giác đau đớn vì các tế bào thần kinh cảm giác đã bị tê liệt. Trẻ bị bỏng độ 3 chắc chắn sẽ để lại sẹo dù có điều trị đúng cách.

Bị bỏng bôi gì?

Nếu nhận định trẻ bị bỏng cấp độ 1 hoặc 2, bạn có thể sơ cứu và điều trị tại nhà. Cấp độ 3 cần đưa ngay tới bác sĩ hoặc bệnh viện chuyên khoa bỏng. Sau khi loại bỏ nguyên nhân gây bỏng và hạ nhiệt cho trẻ, bạn có thể :

  • Bỏng độ 1: Dùng nha đam (lô hội) để điều trị. Bôi gel nha đam hoặc cắt lá tươi thành từng đoạn, xẻ mỏng, áp vào da để nhựa cây tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng giúp giảm đau và nhanh lành vết thương.
bi bong boi gi 1
Nha đam có tác dụng giảm đau và làm vết bỏng mau lành
  • Bỏng độ 2: Sát khuẩn cho vết thương mỗi ngày bằng nước muối sinh lý. Bôi silver sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene) lên vết bỏng. Dùng dụng cụ đã vô trùng bôi kem lên vết thương giúp nhanh lành và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Lưu ý, mỗi lần bôi cần nhiều kem, nếu sau khi thay băng, toàn bộ kem bôi lần trước đã thấm vào băng, không còn đọng lại trên bề mặt vết bỏng thì bạn dùng thuốc chưa đủ. Khi thấy phần da bị bỏng bong, có lớp da màu đỏ nằm phía dưới, bạn có thể ngừng bôi thuốc cho trẻ.

Phòng tránh bỏng

Phòng bỏng hơn chữa bỏng, vì vậy hãy để các nguyên nhân gây bỏng ở xa trẻ. Đối với trẻ thường xuyên phải giúp đỡ bố mẹ nấu ăn hoặc yêu thích nấu nướng, cần phải hướng dẫn trẻ thao tác nấu ăn an toàn như: Quay cán xoong, nồi, chảo vào phía bên trong; bê xoong, nồi đang nấu ăn bằng tấm lót tay; không để quần áo gần ngọn lửa, cách dập lửa khi có đám cháy nhỏ…

bi bong boi gi 2
Nếu trẻ yêu thích nấu ăn, cần dạy trẻ những quy tắc an toàn với lửa, nước, dầu ăn

Trong tủ thuốc y tế ở nhà, luôn để chai xịt bỏng, thuốc mỡ đặc trị. Mọi thành viên trong gia đình cần phải biết vị trí của các vật dụng quan trọng này. Khi đưa trẻ đi chơi xa cũng cần mang theo nước lọc và thuốc đề phòng trường hợp trên đường không có trạm dừng chân hay hiệu thuốc.

Bỏng ở trẻ lớn như độ tuổi tiền dậy thì không còn quá nguy hiểm như trẻ sơ sinh và ấu nhi tuy nhiên, ngay cả người lớn cũng có vấn đề với bỏng thì bạn cũng không nên chủ quan với trẻ.

Da của trẻ vẫn chưa đạt được độ dày như khi trưởng thành, sẽ bị bỏng nhanh hơn. Chỉ cần 10s với nước 70 độ C là bị bỏng độ 3. Vì vậy, ngoài việc quan tâm trẻ bị bỏng bôi gì bạn cũng nên biết cách phòng bệnh cho trẻ.