Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

6 bước xử lý vết thương hở cho bé an toàn, tránh nhiễm trùng

Bé hiếu động và hay nghịch ngợm nên chuyện bị trầy xước hay chảy máu là rất dễ xảy ra. Sau đây là những thông tin cần thiết cho mẹ để sơ cứu và theo dõi vết thương cho bé.

Xử lý vết thương hở cho bé đúng cách và an toàn sẽ giúp trẻ tránh bị nhiễm trùng. Đồng thời, bảo vệ bé trước khi vết thương bị biến chứng quá nặng nề.

Để viết cách sơ cấp cứu, xử lý vết thương hở do bị cắt vào da và trầy xước. Cha mẹ cần hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này ở con.

1. Nguyên nhân gây vết cắt, vết trầy xước ở trẻ

 

Các nguyên nhân phổ biến gây vết cắt, vết trầy xước cho bé đó là:

  • Tai nạn khi đi bộ, khi đạp xe hoặc là đang đi xe buýt.
  • Vết đâm, chọc vào da do bị động vật cắn, hoặc kim đâm.
  • Bị ngã do nghịch ngợm, chơi đùa trên các mặt đường hoặc nơi có nhiều góc nhọn.
  • Bị rạch da do cứa phải các vật sắc nhọn như dao, kéo, mảnh thủy tinh, cạnh bàn, ghế bằng sắt, inox.

Với những lý do gây vết thương hở cho bé như vậy, để xử lý kịp thời. Mẹ hãy làm theo các bước gợi ý ở nội dung sau.

Xử lý vết thương hở cho bé
Cách cầm máu và xử lý vết thương hở cho bé kịp thời và đúng cách sẽ giúp ích nhiều cho quá trình phục hồi vết thương

2. Cách xử lý vết thương hở cho bé khi bị chảy máu và trầy xước

2.1 Hướng dẫn cách cầm máu và xử lý vết thương hở cho bé

Bước 1: Cha mẹ cần bình tĩnh. Đồng thời, trấn an trẻ là vết thương hở này có thể xử lý cho bé được.

Bước 2: Rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi sơ cấp cứu và xử vết thương hở cho bé để tránh nhiễm trùng.

Bước 3: Sau đó, cha mẹ hãy nâng cao phần cơ thể bị vết thương hở để làm chậm quá trình chảy máu của bé.

Bước 4: Rửa sạch vết cắt hoặc vết thương bằng nước. Sau đó, cha mẹ dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch đắp trực tiếp lên vết thương cho đến khi máu ngừng chảy.

Lưu ý:

  • Nếu 10 phút sau khi sơ cấp cứu vẫn không cầm máu được; cha mẹ phải đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
  • Trường hợp máu thấm qua miếng băng; cha mẹ hãy đặt một miếng băng khác lên trên miếng băng đầu tiên và tiếp tục ấn.

Bước 5: Khi máu đã ngừng chảy, kiểm tra xem có mẩu thủy tinh, đất cát hoặc dị vật khác trong vết thương hay không. Nếu có, cha mẹ thử rửa trôi chúng một lần nữa dưới vòi nước lạnh. Nếu không thể rửa trôi khi xử lý vết thương hở cho bé, thử dùng nhíp cẩn thận gắp ra.

Bước 6: Nhẹ nhàng rửa sạch vết thương bằng nước ấm rồi cẩn thận thấm khô. Nếu bé không chịu ngồi yên, cha mẹ có thể giả vờ như là đưa bé đi tắm để làm sạch vết thương.

Lưu ý: Cha mẹ không nên thổi vào vết thương vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương; mặc dù việc này có thể giúp bé cảm thấy đỡ hơn.

các bước sơ cứu vết thương
Các bước sơ cứu và xử lý vết thương hở cho bé trẻ sơ sinh an toàn

2.2 Có nên dùng thuốc sát trùng vết thương cho trẻ sơ sinh không?

Cha mẹ có thể bôi các loại thuốc sát trùng như Povidine sau khi rửa sạch và làm khô vết thương; điều này sẽ giảm được nguy cơ viêm nhiễm.

Lưu ý: Không dùng rượu thuốc, iốt, oxy già, hoặc thuốc đỏ để sơ cấp cứu vết thương. Vì chúng không những khiến bé đau hơn; mà còn làm chậm quá trình lành vết thương.

Mẹ có nên dùng kháng sinh dạng xịt cho bé không? Thuốc mỡ và thuốc xịt kháng sinh được dùng phổ biến để chăm sóc vết thương; nhưng chúng không cần thiết cho vết thương sạch.

Lý do là thuốc kháng sinh cũng có những mặt trái như: gây viêm da tiếp xúc dị ứng (phát ban đỏ ngứa) ở trẻ em và làm tăng vi khuẩn kháng kháng sinh. Chính vì thế, mẹ hãy bỏ qua kháng sinh và theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ. Nếu vết thương chảy nước vàng, sưng, có mủ… hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

3. Lưu ý sau khi đã xử lý vết thương hở cho bé thành công

3.1 Lưu ý trong cách cầm máu cho trẻ sơ sinh hoặc vết trầy xước cho bé

Các vết cắt và vết trầy nhỏ sẽ nhanh lành hơn nếu được thoáng khí. Vì vậy, nếu vết thương không nằm ở nơi có thể bị dính bẩn hoặc tiếp xúc với quần áo, bạn có thể không cần băng bó sau khi đã sơ cấp cứu.

Với các vết cắt và vết xước sâu hơn, cha mẹ có thể dùng băng cá nhân. Hãy nhớ là chỉ băng khi da đã sạch và khô. Nếu là vết cắt, cha mẹ cần dán miếng băng sao cho hai mép da được kéo lại gần nhau. Tuy nhiên, đừng để miếng băng dính quá chặt gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.

Nên đổi băng hàng ngày hoặc bất cứ khi nào băng bị ướt và kiểm tra sự hồi phục của vết thương. Nếu vết thương hở miệng hoặc không có chuyển biến tốt, bạn nên thay băng cho bé.

Khi vết thương đã đóng vảy hoặc liền da, mẹ không cần tiếp tục băng cho con. Tuy nhiên, nếu bé hay táy máy tìm cách gỡ vảy vết thương; mẹ nên tiếp tục băng cho bé.

Vào buổi tối, nếu vết thương nghiêm trọng hoặc bé hay táy máy với vết thương, cha mẹ nên băng lại; còn không bạn nên gỡ băng ra cho vết thương mau khô.

Lưu ý sau khi xử lý xong vết thương hở cho bé
Lưu ý sau khi xử lý xong vết thương hở cho bé

3.2 Giúp bé bớt đau sau khi xử lý vết thương hở cho trẻ sơ sinh

Cha mẹ có thể cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ em theo đúng hướng dẫn về liều lượng trên bao bì. Đừng bao giờ cho bé uống aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye; một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm với trẻ nhỏ.

Tốt nhất, để xử lý cơn đau do vết thương hở cho bé bằng thuốc; cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ bị bỏng bôi gì tránh để lại sẹo?

4. Khi nào để bác sĩ xử lý vết thương hở cho bé?

Dù đã biết xử lý vết thương hở cho bé, cha mẹ vẫn cần lưu ý những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bé đi bác sĩ:

  • Vết thương sâu cần được khâu lại.
  • Vết thương hở không thể cầm máu trong 10 phút.
  • Vết thương có các dị vật mà cha mẹ không thể lấy ra.
  • Vết thương hở do bé bị động vật hoặc bạn đồng trang lứa cắn.
  • Các vết thương trên mặt bé cần có bác sĩ kiểm tra vì chúng có thể để lại sẹo.
  • Vết thương sâu hoặc vết cắt do các vật bẩn gây ra, bé có thể cần được tiêm phòng uốn ván.

Những trường hợp nêu trên, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

[key-takeaways title=””]

Cha mẹ nhớ luôn theo dõi tình hình vết thương dù cha mẹ có đưa bé đến bác sĩ hay không. Nếu vết thương có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như: sưng đỏ, tạo mủ, rỉ nước, nóng ran; nên để bác sĩ kiểm tra vì có thể phải dùng đến kháng sinh để điều trị nhiễm trùng cho bé.

[/key-takeaways]

Khi nào đưa bé đi gặp bác sĩ?
Khi nào để bác sĩ xử lý vết thương hở cho bé?

Khi nào cần phải khâu vết thương?

Cha mẹ lưu ý, việc khâu vết thương chỉ nên được tiến hành bởi các y bác sĩ và những người có chuyên môn. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý xử lý vết thương hở cho bé bằng cách khâu vết thương lại.

Các vết cắt sâu và hở, hoặc mép vết thương lồi lõm, hoặc vết thương nằm ở khu vực thường xuyên co duỗi khi vận động như bàn tay và các ngón tay có thể cần phải khâu lại.

Để đạt kết quả tốt nhất, nên khâu vết thương trong vòng tám giờ kể từ khi bị thương. Nếu có thể sớm hơn càng tốt vì sẽ tránh được tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và gây sẹo.

>> Cha mẹ xem thêm: 13 tác hại khi cho trẻ xem tivi có thể khiến bạn bất ngờ

Hy vọng các thông tin trên đã giúp cha mẹ biết cách xử lý vết thương hở cho bé; cũng như hiểu rõ cách cầm máu cho trẻ sơ sinh; cách dùng thuốc sát trùng vết thương cho trẻ sơ sinh.