Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Khẩn cấp: Bé 10 tuổi tử vong do bị kiến ba khoang cắn mà không biết sơ cứu!

Đã có nhiều trường hợp bé bị kiến ba khoang cắn. Do không được xử lý sơ cứu đúng cách, cấp cứu kịp thời da bé bị lở loét trầm trọng, thậm chí tử vong.

Điển hình nhất là trường hợp của bé N.K.L 10 tuổi quê ở Hà Nội đã tử vong vì bị kiến ba khoang cắn. Được biết nguyên nhân chính là do sự bất cẩn của gia đình trong việc sơ cứu vết thương.

Sự nguy hiểm chết người chỉ vì kiến ba khoang cắn

Được biết, trong ngày bị nạn, bố mẹ đưa bé xuống nhà bà ngoại ăn tiệc. Sau khi ăn xong bé chạy ra vườn chơi thì không may bị kiến cắn làm cho ngứa rát ở sườn và chảy máu.

Theo người thân kể lại: “Con kiến đốt bé rất to, dài, thân chúng có màu đen cam với cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn còn có hai đuôi nhỏ”.

kiến ba khoang cắn 1
Kiến ba khoang là loài côn trùng nhỏ nhưng cực kỳ nguy hiểm

Thế nhưng, do trước giờ chưa từng biết đến loại kiến này, cứ ngỡ như những loại kiến bình thường nên bà của bé đã lấy dầu gió thoa vào vết thương khiến cho chiều hôm đó bé bị sốt cao rồi hôn mê sâu.

Sự nguy kịch không ai có thể ngờ

Cha mẹ thấy vậy tức tốc đưa vào bệnh viện. Tại đây các bác sĩ đã chẩn đoán bé bị nhiễm độc của kiến ba khoang. Đáng tiếc là do không được cứu chữa kịp thời nên bé đã tử vong khiến cho cả gia đình thương tiếc khôn nguôi.

Tương tự là trường hợp của một em sinh viên tên Sơn 18 tuổi, theo như chị Nguyễn Thị Thanh Thúy cho biết: “Cách đây vài hôm tại hẻm này có em Sơn bị kiến ba khoang cắn gây nổi bóng nước khắp nơi.

kiến ba khoang cắn 3
Nếu không sơ cứu đúng cách, vết cắn của kiến ba khoang sẽ để lại hậu quả nặng nề

Do không biết cách khử trùng nên da bị nhiễm trùng nặng gây ngứa trên cơ thể, sau đó đã được bạn bè đưa đi bệnh viện để điều trị”.

Không chỉ tại phía Bắc, qua lời kể của người dân sống tại huyện Nhà Bè, TP.HCM, tình trạng kiến ba khoang xuất hiện từ hai hôm trước. Lúc đầu chỉ vài con nhưng đến hiện tại thì ngày càng nhiều.

Thực tế đã có nhiều hộ dân bị tấn côn. Trong đó có gia đình nọ 4 người đều bị loài kiến này đốt. Từ trẻ nhỏ đến người lớn đến mức phải cấp cứu.

Biến chứng khó hồi phục do điều trị sai

Theo ghi nhận Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời gian gần đây số lượng bệnh nhân tới khám do bị kiến ba khoang đốt tăng cao “đột biến”. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám từ 15-20 ca bệnh/ngày.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay đa phần các trường hợp bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt chỉ đến viện khi có tổn thương nặng, bội nhiễm và nhiều biến chứng.

Bị ngứa trên mặt chị Đỗ Thị Đào (Thanh Hà, Thanh Oai, Hà Nội) có ngãi nhiều, đến ngày hôm sau chị Đào thấy ngứa lan rộng sưng mặt và mắt.

kiến ba khoang cắn 2
Số người bị kiến ba khoang cắn và tổn thương nặng ngày càng tăng

Chị Đào tự ra hiệu thuốc mua thuốc dị ứng về điều trị. Tuy nhiên, triệu chứng chị đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị viêm da do tiếp xúc với độc tố kiến ba khoang.

Trường hợp của bé T.Ch (5 tuổi, Hà Nội) cũng bị viêm da do kiến ba khoang đốt nhưng ban đầu gia đình lại nghĩ bị zona.

Bác sĩ Thành đã từng gặp trường hợp bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt ở mặt tự đắp thuốc tại nhà điều trị. Sau đó, bệnh nhân này bị tổn thương loét thành sẹo thâm và xấu trên mặt.

[inline_article id=84265]

Cách xử lý an toàn khi bị kiến ba khoang đốt

Qua đây là hồi chuông cảnh báo cho mọi người cần phải biết cách sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt. Đặc biệt những ai đang sinh sống tại ký túc xá, chung cư cao tầng – đó là nơi mà chúng xuất hiện nhiều nhất.

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng của bệnh viện Bạch Mai: “Khi bị côn trùng đốt, nhất là với kiến ba khoang thì nạn nhân cần nhanh chóng tiến hành xử lý vết đốt để tránh làm da bị tổn thương nặng”.

Và để chăm sóc con tốt nhất cũng như phòng ngừa chúng tấn công bất cứ lúc nào, bác sĩ Dũng khuyên mỗi gia đình cần chuẩn bị sẵn 3 loại: mỡ corticoid, kem phenaegan và cồn 70 độ.

kiến ba khoang cắn 4
Chỉ cần sơ cứu đúng cách, kiến ba khoang cắn không quá nguy hiểm

Trong trường hợp không may bị chúng đốt thì phải sơ cứu cấp tốc theo từng bước sau:

  • Đầu tiên dùng cồn 70 độ rửa sạch vùng da bị tổn thương để giảm thiểu tình trạng nổi bọng nước sẽ xuất hiện không lâu sau khi bị cắn.
  • Tiếp đến bôi mỡ corticoid từ 4-6 lần/ngày, đồng thời bôi luôn kem phenaegan từ 8-10 lần/ngày, có như vậy vết thương mới mau lành hơn.
  • Đặc biệt phải luôn theo dõi diễn biến vết thương, nếu thấy chúng lan rộng hay cảm thấy sức khỏe xảy ra dấu hiệu bất thường gì thì cần đến cơ sở y tế ngay.

Cũng theo bác sĩ Dũng, thường khi thấy côn trùng bò trên người chúng ta hay có tâm lý dùng tay đập cho nó chết ngay. Tuy nhiên, với loại kiến này mà thực hiện cách thức đó thì chẳng khác nào “tự mình hại mình”.

Nguyên nhân vì chỉ cần đụng vào nó sẽ khiến độc pedetin lan ra. Vậy nên, cách tốt nhất là phải thổi chúng ra xa hoặc để tờ giấy cho nó bò lên và lấy ra khỏi người rồi giết ngay nhé!