Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Xử trí và phòng ngừa vết bỏng do kiến ba khoang

Kiến ba khoang từ đâu đã trở thành nỗi ám ảnh của các bà mẹ có con nhỏ. Bởi loài côn trùng nhỏ xíu này có thể gây tổn thương da của bé nặng nề bằng những vết cắn chứa độc tố khiến trẻ đau nhức, ngứa ngáy. Mẹ hãy cùng Marry Baby đi tìm cách diệt kiến ba khoang để bảo vệ bé yêu nhé.Kiến ba khoang 1

Kiến ba khoang sống ở đâu?

Xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và đặc biệt “yêu thích” ánh đèn ban đêm, kiến ba khoang có xu hướng bay vào nhà theo ánh đèn và “tạm trú” trên khăn mặt, quần áo, giường chiếu, chăn màn. Tuy có vẻ ngoài nhỏ nhắn, nhưng loại kiến này cắn rất đau và có thể tiết ra chất dịch làm tổn thương da người.

Kiến ba khoang đốt có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, loại chất độc tồn tại trong cơ thể kiến có tên gọi là pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12-15 lần so với độc tính của rắn hổ và có thể tồn tại trong cơ thể kiến ngay cả khi chúng chết đi.

Bị kiến ba khoang đốt, xử làm sao?

  • Khi bị kiến ba khoang cắnvùng da tiếp xúc với độc tố có thể xuất hiện những vết ban đỏ. Trong trường hợp này, mẹ nên lập tức dùng nước muối sinh lý để làm sạch độc chất còn sót lại trên da. Tuy nhiên, không nên dùng tay chà xát để tránh là dây độc chất ra những vùng da khác.
  • Dùng hồ nước bôi lên vết cắn kiến ba khoang để làm mát và tránh phồng rộp. Nếu da đã bị nổi mụn, phồng rộp như vết bỏng, mẹ cũng có thể tiếp tục bôi hồ nước để làm sạch và dịu vết thương cho bé.
  • Kiến ba khoang cắn bôi gì? Nếu da xuất hiện mủ, mẹ có thể dùng dung dịch xanh methylen bôi lên da để sát khuẩn và tránh nhiễm trùng.
  • Khi vết thương khô, không còn chảy dịch, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc mỡ có tính kháng sinh loại dịu nhẹ để bôi cho bé.
  • Nếu bé có triệu chứng bị kiến ba khoang đốt nặng, mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để vết thương nặng hơn.Kiến ba khoang đốt

Mách mẹ cách phòng chống kiến ba khoang

Không phải là loại côn trùng chủ động đốt người và cũng không truyền bệnh, kiến ba khoang thực chất không đáng ghét như suy nghĩ của nhiều mẹ. Thậm chí, kiến ba khoang còn được xem là loại côn trùng rất có lợi cho nhà nông. Vì vậy, thay vì tìm cách tiêu diệt, mẹ chỉ nên tìm cách “đuổi” chúng ra khỏi nhà.

  • Đóng kín của vào buổi chiều tối để kiến không thể chui vào nhà
  • Buông rèm để tránh ánh sáng lọt ra ngoài không thu hút kiến
  • Có thể làm lưới ngăn côn trùng ở cửa sổ, lỗ thông khí trong nhà
  • Không nên cho bé ngồi gần đèn hoặc các nguồn sáng khác trong nhà
  • Khi tiếp xúc với kiến, nên sử dung găng tay, giấy mềm lót, tránh tiếp xúc trực tiếp vì dung dịch từ bụng kiến có thể khiến bạn bị bỏng da
  • Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi sử dụng

3 sai lầm khi xử lý vết kiến ba khoang đốt

1. Xử dụng thuốc “tự chế” cho con

Kiến ba khoang đốt phải làm sao? Thấy da của con có dấu hiệu phồng rộp, sưng đỏ, mẹ tự ý dùng một vài loại thuốc bôi kiến ba khoang của “dân gian” đẻ đắp lên da con với hy vọng có thể làm vết thương dịu hơn. Song, thực tế, điều này chỉ khiến nguy cơ viêm nhiễm trên da của bé trở nên nguy hiểm hơn.

Trong những trường hợp bé bị kiến ba khoang cắn, mẹ nên sử dụng hồ nước bôi lên da của con để làm mát và tránh làm da bị phồng rộp. Thậm chí nếu da con đã lỡ bị sưng, mẹ cũng có thể dùng hồ nước để làm dịu vết thương cho bé. Nếu da có dấu hiệu mưng mủ, nhiễm trùng, mẹ có thể dùng dung dịch xanh methylen để sát khuẩn.Kiến ba khoang đốt

2. Tay không diệt kiến

Lo sợ con bị kiến cắn nên ngay khi vừa thấy chúng xuất hiện trong tầm ngắm, nhiều mẹ đã nhanh tay “trừ khử” ngay. Tuy nhiên, ngay chính lúc mẹ dùng tay giết kiến, chất độc pederin có thể bị tiết ra, dính vào da của bé và ngay cả da của mẹ gây phồng rộp, ngứa rát. Để tránh trường hợp này, khi nhìn thấy “kẻ địch”, mẹ nên dùng giấy báo hoặc bất kỳ vật dùng nào để đuổi chúng ra khỏi người con trước đã nhé! Tuyệt đối không dùng tay không bắt hay giết kiến.

3. Không đưa con đi khám kịp thời

Bị kiến ba khoang cắn có lây không? Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch rất kém nên các vết cắn có thể dễ dàng trở nên viêm nhiễm hơn so với người lớn. Đặc biệt, trẻ con chưa ý thức được nên rất thường xuyên gãi, càng khiến nguy cơ bị bội nhiễm cao hơn. Chính vì vậy, ngay khi thấy vết thương của bé trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.

[inline_article id=88785]

Con kiến ba khoang nhỏ xíu nhưng độc tố của nó lại có tính sát thương cao, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Vì vậy ba mẹ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tìm cách phòng ngừa hoặc tiêu diệt kiến ba khoang đúng cách để bảo vệ trẻ nhỏ nhé.

Marry Baby

 

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Mẹ đã biết cách sơ cứu khi bé bị ngã?

Tổn thương não bộ, dưới dạng chảy máu hoặc chấn động não do va đập là mối lo ngại lớn nhất của các mẹ khi bé bị té ngã. Tuy nhiên, não bộ của con người được bảo vệ bởi hộp sọ và một lớp da với hệ thống mạch máu chằng chịt. Vì vậy, trong phần lớn các trường hợp bé ngã đập đầu thường chỉ gây chấn thương hộp sọ chứ không ảnh hưởng đến não bộ. Thậm chí, những trường hợp chảy máu gây tụ máu cũng có thể xẹp đi nếu được chườm lạnh.

Làm sao khi bé ngã dập đầu?
Mặc dù bé bị té ngã không phải là chuyện hiếm hoi, nhưng mẹ nên cẩn thận với những trường hợp bé ngã đập đầu

Làm gì khi bé ngã đập đầu?

Khi bé bị ngã, điều đầu tiên và quan trọng nhất mẹ cần lưu ý là phải giữ bình tĩnh, tránh la hét hoảng loạn vì như vậy có thể khiến trẻ sợ hãi hơn. Mẹ nên kiểm tra tổng thể những vết thương trên người của con. Nếu chảy máu, mẹ có thể dùng bông băng để giúp bé cầm máu tạm thời.

Trong trường hợp đầu bé nổi lên một cục bướu to, mẹ nên dùng khăn để chườm lạnh cho bé khoảng 20 phút. Nếu cần, mẹ có thể ngưng 5 phút, và tiếp tục chườm lạnh thêm 20 phút. Nếu bé tỉnh táo và không có triệu chứng nào bất thường, mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên, mẹ cần tiếp tục theo dõi bé thêm từ 1-2 ngày. Nên giữ bé tỉnh táo trong ít nhất 1 tiếng sau khi bé bị ngã, và có thể cho con ngủ một giấc ngắn sau đó, nhưng không quá 20 phút. Nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu nhận thấy bé bị thương nghiêm trọng và trở nên mất ý thức.

Thông thường, sau khi bị ngã, dù không phải chấn thương sọ não nhưng nhiều bé vẫn bị nôn ói từ 1- 2 lần. Vì vậy, trong 1-2 giờ đầu sau khi bé ngã, mẹ chỉ nên cho bé uống nước hoặc bú mẹ, không nên cho bé ăn thức ăn dạng rắn, đặc.

[inline_article id=4220]

Nguy hiểm khi bé ngã đập đầu

Chấn thương sọ não là một di chứng nguy hiểm nhất khi bé bị ngã. Vì vậy, bạn nên đưa bé đi cấp cứu ngay nếu bé có những biểu hiện sau:

– Bất tỉnh

– Da trở nên nhợt nhạt, tím tái, nhịp thở không đều

– Co giật

– Rối loạn tri giác: Bé không nhìn vào mắt, không làm theo yêu cầu hoặc không nhận ra bạn

– Nôn ói nhiều lần

– Không giữ được thăng bằng, đi đứng loạng choạng, mất phương hướng.

Quấy khóc bất thường

– Liên tục kêu đau đầu ( với những bé lớn)

– Gặp khó khăn khi cử động một bộ phận nào đó

– Chảy máu mũi hoặc chảy máu tai

– Ngủ nhiều

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc hóa chất

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc hóa chất
Dấu hiệu về tiêu hóa: Trẻ bị đau họng, buồn nôn và nôn, môi và lưỡi đỏ, phồng rộp, chảy máu, đau khu trú vùng thượng vị, mũi ức hoặc đau lan tỏa khắp bụng.

Dấu hiệu về hô hấp: Trẻ bị khó thở, thở nhanh, mặt tím tái, cánh mũi phập phồng, co kéo cơ hô hấp ở cổ, hõm ức là các biểu hiện của suy hô hấp. Ngoài ra có thể nghe thấy tiếng thở rít do co thắt thanh quản.

Các dấu hiệu khác: da tái lạnh, nhợt nhạt, có khi nổi các vân tím; trẻ bị ngộ độc hóa chất có thể bị rối loạn ý thức, hốt hoảng la khóc, nhưng cũng có thể hôn mê.

Cách sơ cứu
Trước tiên, cho trẻ uống nước hoặc sữa để pha loãng độc chất. Hầu hết các trường hợp uống nhầm phải hóa chất gia dụng như: xà phòng tắm, dầu gội đầu, nước rửa bát, chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa để pha loãng hóa chất, làm giảm kích thích niêm mạc. Cho trẻ uống nhiều nhưng phải từ từ để tránh bị sặc.

Tiếp theo, nếu trẻ tỉnh táo, không rơi vào tình trạng hôn mê, cần tiến hành gây nôn cho trẻ. Lấy khoảng 200 – 300ml nước muối 0,9% cho trẻ uống, rồi ngoáy họng bằng tay để trẻ nôn ra hóa chất. Không gây nôn khi uống các hóa chất ăn mòn mạnh (acid, bazơ hoặc xăng dầu)

Ngoài ra, có thể dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc. Nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat để tạo phản ứng kết tủa, hạn chế sự ảnh hưởng của chất độc.

Sau khi sơ cứu cho trẻ, cha mẹ cần trấn an để trẻ không sợ hãi, hợp tác để giúp tìm hiểu và xử trí chính xác. Kiểm tra các hóa chất trong nhà để xác định tên hóa chất mà trẻ đã uống phải, hỏi trẻ nhiều lần để xác định và kiểm tra các thông tin về loại hóa chất, số lượng, thời gian uống và các thông tin liên quan khác.

Khi đã được sơ cứu nhưng trẻ vẫn trong tình trạng suy hô hấp, mạch đập bất thường, tụt huyết áp, vã mồ hôi, cần nhanh chóng chuyển đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Sơ cứu khi bé bị ngộ độc hóa chất
Nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện nếu bé có dấu hiệu bị ngấm hoá chất độc hại.

Phòng tránh ngộ độc hóa chất cho bé
Các hóa chất gia dụng phải được để tại những nơi kín đáo, xa tầm với của trẻ em. Những chất có độc tính cao (các dung môi pha sơn, các hóa chất diệt côn trùng như thuốc xịt muỗi…) cần để ở những nơi riêng biệt, có khóa, không để trẻ em lấy được.

Không đựng các đồ uống vào các chai lọ trước đây đã đựng hóa chất. Ngược lại không đựng các hóa chất vào các vỏ chai vốn đựng nước uống dễ gây nhầm lẫn.

Không để bất cứ loại hóa chất nào trong khu vực các bé thường vui chơi qua lại. Đặc biệt, không để trẻ tự chơi một mình.

TT

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Cách sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ

1. Sơ cấp cứu khi bé nghẹn, hóc vật lạ:
Nuốt phải những vật lạ là tai nạn thường gặp ở các bé dưới 2 tuổi, do các bé còn quá nhỏ và vẫn còn thói quen bỏ vào miệng bất cứ thứ gì. Ngoài ra, ở độ tuổi này các bé cũng dễ bị sặc đồ ăn, thức uống trong khi đang khóc. Thông thường, cha mẹ lấy tay vuốt lưng hay ngực bé để dị vật trong cổ họng “xuôi xuống”, nhưng thực tế động tác này không có tác dụng giúp thức ăn hay dị vật đi xuống.

Cách sơ cấp cứu tốt nhất cho bé lúc này là cha mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi bạn, đầu chúi về phía trước, thấp hơn phần thân, dùng tay chụm lại và vỗ nhẹ vào lưng bé. Với những bé lớn trên 3 tuổi, bạn có thể yêu cầu bé đứng chúi đầu xuống đất, phần đầu thấp hơn ngực, rồi lấy tay vỗ vào giữa hai xương bả vai của con khoảng 5-7 cái với động tác dứt khoát.

Cách sơ cấp cứu thứ hai với tai nạn hóc dị vật này là: Đặt bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra đằng sau, lưng dựa vào người bạn, dùng hai ngón tay ấn vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn khi ấn phải chú ý ấn vào bên trong và hơi đưa lên trên, động tác phải dứt khoát, nhanh và mạnh. Với những bé lớn có thể nắm lại thành quả đấm (ngón cái nằm trong) rồi cũng ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn của bé, hướng lên trên.

Nếu với 2 cách làm trên vẫn không giúp bé đẩy vật là ra ngoài, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất.

sơ cấp cứu
Sơ cấp cứu đúng cách, việc chữa lành vết thương sẽ dễ dàng hơn

2. Sơ cấp cứu khi bé bị bỏng:
Với bản tính hiếu động, tò mò, thích khám phá mọi thứ xung quanh, nên bị bỏng là tai nạn các bé rất dễ gặp phải.

Nếu con bạn bị bỏng do nước sôi, nước canh nóng hay chạm phải bô xe máy, trước tiên cần làm mát vết bỏng trong nước lạnh. Nhẹ nhàng ngâm chỗ vết thương của bé trong chậu nước sạch, hoặc mở vòi nước để xả nhẹ lên vết bỏng. Ngâm vết thương trong nước lạnh ít nhất 10 phút, điều này sẽ giúp bé giảm đau và sưng phồng.

Nếu bị bỏng do hóa chất thì khi xối nước cần cẩn thận để tránh dây ra các vị trí khác không bị bỏng.

Sau khi ngâm vết bỏng trong nước lạnh, hãy băng vết thương lại cho bé bằng miếng vải sạch không nhiều sợi lông. Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặng hoặc to hơn bàn tay thì phải đưa trẻ đến bệnh viện.

3. Sơ cấp cứu khi bé bị điện giật:
Với tai nạn này, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử trí, nếu bạn luống cuống có thể sẽ khiến cả bé và chính bản thân mình gặp nguy hiểm.

Không được chạm trực tiếp vào người bé nếu bé vẫn còn trong nguồn điện. Trước tiên, hãy cắt ngay nguồn điện nếu có thể. Nếu không hãy tìm cách lấy nguồn điện ra khỏi người bé. Để làm điều này, bạn phải đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, và dùng thứ gì đó bằng vật liệu không dẫn điện như: nhựa, gỗ, vải khô để tách bé và nguồn điện.

Kiểm tra hơi thở của bé, để bé nằm nghiêng qua một bên, co một đầu gối lên, hạ đầu bé xuống để bé không nuốt phải nước dãi chảy ra. Đỡ cổ bằng một cái gối. Với trẻ sơ sinh, bế trong tay, đỡ đầu và hướng mặt xuống để tránh bị nghẹn. Tư thế này giúp bé thở dễ dàng hơn và không bị nghẹn. Sau khi sơ cấp cứu, nhanh chóng đưa bé đến ngay cơ sở y tế.

4. Sơ cấp cứu khi bé chảy máu cam:
Khi con bạn đột nhiên bị chảy máu cam, đầu tiên hãy cho bé ngồi xuống và hơi ngửa đầu về phía sau để ngăn máu không tiếp tục chảy xuống mũi. Lấy tay bịt mũi của bé lại trong 10 phút, yêu cầu bé không thở bằng mũi mà thờ bằng miệng. Nếu máu vẫn không ngừng chảy bạn để bé tiếp tục động tác bịt mũi, thờ bằng miệng như vừa rồi thêm 2 lần nữa.

Khi thấy máu ngừng chảy, lấy khăn hoặc giấy ướt lau sạch mũi cho bé. Hạn chế không cho bé nói chuyện, chạy nhảy hay khụt khịt mũi bởi nó có thể làm vỡ mạch máu đã lành trong mũi và lại gây chảy máu.

Lưu ý không để bé ngửa hẳn cả đầu ra sau bởi máu sẽ có thể chảy ngược vào cổ họng gây khó chịu. Sau hơn 30 phút, máu cam vẫn tiếp tục chảy, ngay lập tức đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị.

5. Sơ cấp cứu khi bé bị các vật sắc nhọn đâm:
Những đồ vật, dụng cụ gia dụng hàng ngày như: dao, kéo, đinh,…rất có thể là “thủ phạm” gây ra tai nạn cho các bé.

Khi thấy bé gặp phải tai nạn này, cha mẹ tuyệt đối không tìm mọi cách để lấy vật sắc nhọn đã cắm sâu ra khỏi vết thương. Trước tiên hãy rửa sạch và sát trùng vết thương cho bé bằng oxy già hoặc nước muối, và băng cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu. Nếu vết thương rất sâu và chảy nhiều máu, sau khi sơ cấp cứu phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Đặc biệt, khi các vật gây thương tích có dính bùn đất, hoặc gỉ sét có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa bé đi tiêm phòng.

TT

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

6 bước xử lý vết thương hở cho bé an toàn, tránh nhiễm trùng

Xử lý vết thương hở cho bé đúng cách và an toàn sẽ giúp trẻ tránh bị nhiễm trùng. Đồng thời, bảo vệ bé trước khi vết thương bị biến chứng quá nặng nề.

Để viết cách sơ cấp cứu, xử lý vết thương hở do bị cắt vào da và trầy xước. Cha mẹ cần hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này ở con.

1. Nguyên nhân gây vết cắt, vết trầy xước ở trẻ

 

Các nguyên nhân phổ biến gây vết cắt, vết trầy xước cho bé đó là:

  • Tai nạn khi đi bộ, khi đạp xe hoặc là đang đi xe buýt.
  • Vết đâm, chọc vào da do bị động vật cắn, hoặc kim đâm.
  • Bị ngã do nghịch ngợm, chơi đùa trên các mặt đường hoặc nơi có nhiều góc nhọn.
  • Bị rạch da do cứa phải các vật sắc nhọn như dao, kéo, mảnh thủy tinh, cạnh bàn, ghế bằng sắt, inox.

Với những lý do gây vết thương hở cho bé như vậy, để xử lý kịp thời. Mẹ hãy làm theo các bước gợi ý ở nội dung sau.

Xử lý vết thương hở cho bé
Cách cầm máu và xử lý vết thương hở cho bé kịp thời và đúng cách sẽ giúp ích nhiều cho quá trình phục hồi vết thương

2. Cách xử lý vết thương hở cho bé khi bị chảy máu và trầy xước

2.1 Hướng dẫn cách cầm máu và xử lý vết thương hở cho bé

Bước 1: Cha mẹ cần bình tĩnh. Đồng thời, trấn an trẻ là vết thương hở này có thể xử lý cho bé được.

Bước 2: Rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi sơ cấp cứu và xử vết thương hở cho bé để tránh nhiễm trùng.

Bước 3: Sau đó, cha mẹ hãy nâng cao phần cơ thể bị vết thương hở để làm chậm quá trình chảy máu của bé.

Bước 4: Rửa sạch vết cắt hoặc vết thương bằng nước. Sau đó, cha mẹ dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch đắp trực tiếp lên vết thương cho đến khi máu ngừng chảy.

Lưu ý:

  • Nếu 10 phút sau khi sơ cấp cứu vẫn không cầm máu được; cha mẹ phải đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
  • Trường hợp máu thấm qua miếng băng; cha mẹ hãy đặt một miếng băng khác lên trên miếng băng đầu tiên và tiếp tục ấn.

Bước 5: Khi máu đã ngừng chảy, kiểm tra xem có mẩu thủy tinh, đất cát hoặc dị vật khác trong vết thương hay không. Nếu có, cha mẹ thử rửa trôi chúng một lần nữa dưới vòi nước lạnh. Nếu không thể rửa trôi khi xử lý vết thương hở cho bé, thử dùng nhíp cẩn thận gắp ra.

Bước 6: Nhẹ nhàng rửa sạch vết thương bằng nước ấm rồi cẩn thận thấm khô. Nếu bé không chịu ngồi yên, cha mẹ có thể giả vờ như là đưa bé đi tắm để làm sạch vết thương.

Lưu ý: Cha mẹ không nên thổi vào vết thương vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương; mặc dù việc này có thể giúp bé cảm thấy đỡ hơn.

các bước sơ cứu vết thương
Các bước sơ cứu và xử lý vết thương hở cho bé trẻ sơ sinh an toàn

2.2 Có nên dùng thuốc sát trùng vết thương cho trẻ sơ sinh không?

Cha mẹ có thể bôi các loại thuốc sát trùng như Povidine sau khi rửa sạch và làm khô vết thương; điều này sẽ giảm được nguy cơ viêm nhiễm.

Lưu ý: Không dùng rượu thuốc, iốt, oxy già, hoặc thuốc đỏ để sơ cấp cứu vết thương. Vì chúng không những khiến bé đau hơn; mà còn làm chậm quá trình lành vết thương.

Mẹ có nên dùng kháng sinh dạng xịt cho bé không? Thuốc mỡ và thuốc xịt kháng sinh được dùng phổ biến để chăm sóc vết thương; nhưng chúng không cần thiết cho vết thương sạch.

Lý do là thuốc kháng sinh cũng có những mặt trái như: gây viêm da tiếp xúc dị ứng (phát ban đỏ ngứa) ở trẻ em và làm tăng vi khuẩn kháng kháng sinh. Chính vì thế, mẹ hãy bỏ qua kháng sinh và theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ. Nếu vết thương chảy nước vàng, sưng, có mủ… hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

3. Lưu ý sau khi đã xử lý vết thương hở cho bé thành công

3.1 Lưu ý trong cách cầm máu cho trẻ sơ sinh hoặc vết trầy xước cho bé

Các vết cắt và vết trầy nhỏ sẽ nhanh lành hơn nếu được thoáng khí. Vì vậy, nếu vết thương không nằm ở nơi có thể bị dính bẩn hoặc tiếp xúc với quần áo, bạn có thể không cần băng bó sau khi đã sơ cấp cứu.

Với các vết cắt và vết xước sâu hơn, cha mẹ có thể dùng băng cá nhân. Hãy nhớ là chỉ băng khi da đã sạch và khô. Nếu là vết cắt, cha mẹ cần dán miếng băng sao cho hai mép da được kéo lại gần nhau. Tuy nhiên, đừng để miếng băng dính quá chặt gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.

Nên đổi băng hàng ngày hoặc bất cứ khi nào băng bị ướt và kiểm tra sự hồi phục của vết thương. Nếu vết thương hở miệng hoặc không có chuyển biến tốt, bạn nên thay băng cho bé.

Khi vết thương đã đóng vảy hoặc liền da, mẹ không cần tiếp tục băng cho con. Tuy nhiên, nếu bé hay táy máy tìm cách gỡ vảy vết thương; mẹ nên tiếp tục băng cho bé.

Vào buổi tối, nếu vết thương nghiêm trọng hoặc bé hay táy máy với vết thương, cha mẹ nên băng lại; còn không bạn nên gỡ băng ra cho vết thương mau khô.

Lưu ý sau khi xử lý xong vết thương hở cho bé
Lưu ý sau khi xử lý xong vết thương hở cho bé

3.2 Giúp bé bớt đau sau khi xử lý vết thương hở cho trẻ sơ sinh

Cha mẹ có thể cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ em theo đúng hướng dẫn về liều lượng trên bao bì. Đừng bao giờ cho bé uống aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye; một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm với trẻ nhỏ.

Tốt nhất, để xử lý cơn đau do vết thương hở cho bé bằng thuốc; cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ bị bỏng bôi gì tránh để lại sẹo?

4. Khi nào để bác sĩ xử lý vết thương hở cho bé?

Dù đã biết xử lý vết thương hở cho bé, cha mẹ vẫn cần lưu ý những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bé đi bác sĩ:

  • Vết thương sâu cần được khâu lại.
  • Vết thương hở không thể cầm máu trong 10 phút.
  • Vết thương có các dị vật mà cha mẹ không thể lấy ra.
  • Vết thương hở do bé bị động vật hoặc bạn đồng trang lứa cắn.
  • Các vết thương trên mặt bé cần có bác sĩ kiểm tra vì chúng có thể để lại sẹo.
  • Vết thương sâu hoặc vết cắt do các vật bẩn gây ra, bé có thể cần được tiêm phòng uốn ván.

Những trường hợp nêu trên, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

[key-takeaways title=””]

Cha mẹ nhớ luôn theo dõi tình hình vết thương dù cha mẹ có đưa bé đến bác sĩ hay không. Nếu vết thương có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như: sưng đỏ, tạo mủ, rỉ nước, nóng ran; nên để bác sĩ kiểm tra vì có thể phải dùng đến kháng sinh để điều trị nhiễm trùng cho bé.

[/key-takeaways]

Khi nào đưa bé đi gặp bác sĩ?
Khi nào để bác sĩ xử lý vết thương hở cho bé?

Khi nào cần phải khâu vết thương?

Cha mẹ lưu ý, việc khâu vết thương chỉ nên được tiến hành bởi các y bác sĩ và những người có chuyên môn. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý xử lý vết thương hở cho bé bằng cách khâu vết thương lại.

Các vết cắt sâu và hở, hoặc mép vết thương lồi lõm, hoặc vết thương nằm ở khu vực thường xuyên co duỗi khi vận động như bàn tay và các ngón tay có thể cần phải khâu lại.

Để đạt kết quả tốt nhất, nên khâu vết thương trong vòng tám giờ kể từ khi bị thương. Nếu có thể sớm hơn càng tốt vì sẽ tránh được tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và gây sẹo.

>> Cha mẹ xem thêm: 13 tác hại khi cho trẻ xem tivi có thể khiến bạn bất ngờ

Hy vọng các thông tin trên đã giúp cha mẹ biết cách xử lý vết thương hở cho bé; cũng như hiểu rõ cách cầm máu cho trẻ sơ sinh; cách dùng thuốc sát trùng vết thương cho trẻ sơ sinh.