Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Trẻ bị bỏng bôi gì tránh để lại sẹo?

Trong cuộc sống, bị bỏng có thể xảy ra ở mọi lúc mọi nơi với trẻ. Bỏng có nhiều cấp độ, tùy theo từng cấp độ khác nhau mà có những cách sơ cứu cũng như bôi loại thuốc phù hợp để tránh để lại sẹo.

Bỏng nước sôi, bỏng bô xe máy hay đơn giản là bỏng nắng là những dạng bỏng thường gặp trong cuộc sống. Bước đầu tiên quan trọng nhất là hạ nhiệt cho vết thương. Sau đó, đánh giá độ sâu của vết bỏng và việc quyết định bị bỏng bôi gì cho trẻ mới là bước cuối cùng.

Đánh giá độ sâu của vết bỏng

Y học hiện đại chia bỏng thành 3 cấp độ chính:

Cấp độ 1: Da có dấu hiệu đỏ lên nhưng không có bóng nước. Chỉ lớp da nông nhất bị ảnh hưởng. Nếu trẻ bị bỏng cấp độ này vết thương sẽ nhanh lành và không để lại sẹo. Dạng bỏng ở cấp độ này là bỏng nắng.

Ở mỗi cấp độ bỏng khác nhau mức độ liền sẹo của da sẽ khác nhau

Cấp độ 2: Do sơ ý chạm vào một vậy gây bỏng, da bị tổn thương sâu hơn, bị phồng bọng nước gây đau và bất tiện trong các hoạt động thường ngày. Trường hợp này không nên chọc bọng nước vỡ ra. Da tuy bị tổn thương nhưng vẫn có thể tái tạo được, được sơ cứu và điều trị đúng cách sẽ không để lại sẹo.

Cấp độ 3: Vết bỏng sẽ hủy hoại toàn bộ độ dày của da. Ở cấp độ này bị bỏng do tiếp xúc với hơi nóng quá lâu hoặc bỏng do hóa chất, điện. Dấu hiệu nhận biết là vết bỏng có màu trắng hoặc màu ngà, không có cảm giác đau đớn vì các tế bào thần kinh cảm giác đã bị tê liệt. Trẻ bị bỏng độ 3 chắc chắn sẽ để lại sẹo dù có điều trị đúng cách.

Bị bỏng bôi gì?

Nếu nhận định trẻ bị bỏng cấp độ 1 hoặc 2, bạn có thể sơ cứu và điều trị tại nhà. Cấp độ 3 cần đưa ngay tới bác sĩ hoặc bệnh viện chuyên khoa bỏng. Sau khi loại bỏ nguyên nhân gây bỏng và hạ nhiệt cho trẻ, bạn có thể :

  • Bỏng độ 1: Dùng nha đam (lô hội) để điều trị. Bôi gel nha đam hoặc cắt lá tươi thành từng đoạn, xẻ mỏng, áp vào da để nhựa cây tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng giúp giảm đau và nhanh lành vết thương.
bi bong boi gi 1
Nha đam có tác dụng giảm đau và làm vết bỏng mau lành
  • Bỏng độ 2: Sát khuẩn cho vết thương mỗi ngày bằng nước muối sinh lý. Bôi silver sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene) lên vết bỏng. Dùng dụng cụ đã vô trùng bôi kem lên vết thương giúp nhanh lành và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Lưu ý, mỗi lần bôi cần nhiều kem, nếu sau khi thay băng, toàn bộ kem bôi lần trước đã thấm vào băng, không còn đọng lại trên bề mặt vết bỏng thì bạn dùng thuốc chưa đủ. Khi thấy phần da bị bỏng bong, có lớp da màu đỏ nằm phía dưới, bạn có thể ngừng bôi thuốc cho trẻ.

Phòng tránh bỏng

Phòng bỏng hơn chữa bỏng, vì vậy hãy để các nguyên nhân gây bỏng ở xa trẻ. Đối với trẻ thường xuyên phải giúp đỡ bố mẹ nấu ăn hoặc yêu thích nấu nướng, cần phải hướng dẫn trẻ thao tác nấu ăn an toàn như: Quay cán xoong, nồi, chảo vào phía bên trong; bê xoong, nồi đang nấu ăn bằng tấm lót tay; không để quần áo gần ngọn lửa, cách dập lửa khi có đám cháy nhỏ…

bi bong boi gi 2
Nếu trẻ yêu thích nấu ăn, cần dạy trẻ những quy tắc an toàn với lửa, nước, dầu ăn

Trong tủ thuốc y tế ở nhà, luôn để chai xịt bỏng, thuốc mỡ đặc trị. Mọi thành viên trong gia đình cần phải biết vị trí của các vật dụng quan trọng này. Khi đưa trẻ đi chơi xa cũng cần mang theo nước lọc và thuốc đề phòng trường hợp trên đường không có trạm dừng chân hay hiệu thuốc.

Bỏng ở trẻ lớn như độ tuổi tiền dậy thì không còn quá nguy hiểm như trẻ sơ sinh và ấu nhi tuy nhiên, ngay cả người lớn cũng có vấn đề với bỏng thì bạn cũng không nên chủ quan với trẻ.

Da của trẻ vẫn chưa đạt được độ dày như khi trưởng thành, sẽ bị bỏng nhanh hơn. Chỉ cần 10s với nước 70 độ C là bị bỏng độ 3. Vì vậy, ngoài việc quan tâm trẻ bị bỏng bôi gì bạn cũng nên biết cách phòng bệnh cho trẻ.