Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Các loại cá cho bé ăn dặm mẹ nên chọn loại nào?

Các loại cá cho bé ăn dặm loại nào tốt cho bé và loại nào mẹ không nên cho bé ăn? Cách chế biến các loại cá cho bé ăn dặm như thế nào? Mẹ hãy cùng Marry Baby tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.Các loại cá cho bé ăn dặm

Các loại cá cho bé ăn dặm

Trừ loại hải sản có vỏ (tôm, cua, sò, vẹm), bạn có thể cho bé cưng nhà mình ăn cá dạng nghiền nhừ vào khoảng 6 tháng, khi con bắt đầu ăn dặm.

1. Các loại cá cho bé ăn dặm nào tốt nhất?

Cá nhiều dầu như cá ngừ đóng hộp, cá mòi, cá bơn halibut và cá hồi là những nguồn cung cấp omega-3 tốt nhất. Tuy nhiên, cá mòi không thích hợp cho bé còn quá nhỏ, còn cá bơn và cá ngừ lại nhiều thủy ngân hơn. Điều đó khiến cá hồi thành nguồn thực phẩm chứa DHA tốt nhất và lành mạnh nhất với trẻ con lẫn người lớn.

Nhưng hầu hết hải sản đếu chứa omega-3, vì vậy mẹ thử cho con ăn nhiều loại cá ít thủy ngân khác nhau nhé. Cá pô-lắc (cá minh thái) cũng là một lựa chọn tốt nếu mẹ muốn cho bé ăn cá trong bước khởi đầu ăn dặm.

2. Không nên cho bé ăn loại cá nào?

Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân và các chất gây ô nhiễm cao. Mẹ cần chọn loại ít thủy ngân, dù trẻ nhỏ có thể ăn đến 85g/tuần loại cá chứa “thủy ngân mức trung bình” (người lớn có thể ăn tới 170g).

Nhớ tránh xa toàn bộ các loại cá có lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá mập. Cuối cùng, mẹ đừng quên rằng tôm cua cũng có khả năng gây dị ứng; bác sĩ có thể khuyến nghị bạn nên chờ con đến 2 tuổi mới cho ăn món này.

Các loại cá cho bé ăn dặm
Hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ cao nên mẹ không nên cho bé ăn loại cá này thường xuyên nhé

3. Những chất dinh dưỡng nổi bật trong các loại cá cho bé ăn dặm

Sở dĩ các chuyên gia khuyến khích cho bé ăn cá là bởi món ăn này chứa DHA và là một nguồn protein tuyệt vời. Cá cũng cung cấp vitamin A, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thị giác.

Trẻ sơ sinh tiếp nhận khoản 300mg DHA/ngày, hơn một nửa đó là lấy từ nguồn sữa mẹ được bú hàng ngày hoặc sữa công thức bổ sung DHA. Quan trọng hơn hết là tập cho em bé biết ăn thức ăn rắn tổng cộng khoảng 57g cá hồi tự nhiên mỗi tuần.

Khi con ngừng uống sữa công thức hoặc sữa mẹ, thử tăng lượng cá hồi này lên 170-198g mỗi tuần. Nếu bạn thấy khó đạt đến mức này, hãy cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung để tạo nên khác biệt. Tuy nhiên, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn kỹ càng chuyện ăn uống của con.

4. Bí quyết khuyến khích bé ăn cá

Chế biến món cá theo nhiều cách khác nhau là bí quyết hàng đầu để khuyến khích con. Dưới đây là 2 gợi ý cho món cá hồi:

♦ Trải đều lớp cá: Nghiền cá hồi đã nấu chín (đóng hộp hoặc tươi) với chanh, dầu ô-liu và gia vị rồi trải đều cá lên bánh mì hoặc bánh quy giòn.

♦ Cá hồi kết hợp bánh mì vụn: Nhúng miếng fillet cá hồi rộng khoảng 2,5cm vào phần trứng đã đập sẵn và phủ một lớp hỗn hợp gồm bột mì nguyên cám, vụn bánh mì làm từ bột mì nguyên cám, phô mai Pác-ma (parmesan cheese) và một chút muối. Sau đó nướng miếng cá khoảng 8 phút. Dù đã chuẩn bị nhiều thứ, mẹ cũng nhớ cho bé ăn miếng cá ngay từ đầu và biết đâu nó sẽ trở thành món yêu thích của béCác loại cá cho bé ăn dặm

Câu hỏi về việc cho bé ăn cá

1. Tôi đang mang bầu/cho con bú mẹ. Tôi có nên ăn cá nhiều hơn?

Nếu bạn không muốn ăn vào quá nhiều thủy ngân nhưng vẫn tiếp nhận được nguồn DHA lành mạnh, hãy luôn chú ý liều lượng khuyến nghị đối với món cá và ngoài ra cần đảm bảo vitamin trước khi sinh của bạn có chứa DHA (hầu hết đều có). Cố gắng dùng tối thiểu 300mgr một ngày.

Nguyên tắc vàng khi cho bé ăn hải sản

1. Loại hải sản nào an toàn cho bé?

Hầu hết các loại hải sản đều chứa một lượng lớn canxi và omega-3, dưỡng chất đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trong đó, cá hồi có hàm lượng omega-3 gần như cao nhất. Tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn.

Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm tôm biển để bổ sung đạm và canxi. Với các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, mẹ nên đợi đến khi bé được 1 tuổi. Đây là những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, thành phần cấu tạo nên các enzyme trong cơ thể, rất cần thiết cho sự tăng trưởng của bé.

Lưu ý dành cho mẹ: Chọn hải sản tươi sống. Tuyệt đối không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn.Các loại cá cho bé ăn dặm

2. Bé bao nhiêu tuổi, cho ăn bấy nhiêu

  • Từ 7-12 tháng tuổi: Mỗi bữa bé có thể ăn từ 20g cá, tôm nấu với cháo, bột. Trung bình 1 tuần có thể ăn từ 3-4 lần.
  • Bé từ 1-3 tuổi: Bé có thể ăn từ 180-210g hải sản mỗi tuần, tương đương với khoảng 30-40g mỗi bữa.
  • Từ 4 tuổi trở lên: Mỗi bữa có thể ăn 50-60g thịt của hải sản. Lúc này, mẹ có thể cho bé ăn luôn cả vỏ tôm.

3. Cách chế biến hải sản an toàn cho bé

  • Ăn hải sản chín kỹ: Hải sản sống, chưa chín kỹ có thể chứa ký sinh trùng, vi trùng gây nhiễm trùng đường ruột. Với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, nguy cơ này đặc biệt cao hơn.
  • Bé dưới 3 tuổi ăn hải sản nên xay, nghiền nhỏ tôm, cá để nấu cháo. Với các loại cá nhiều xương, mẹ nên luộc chín và gỡ xương trước khi cho bé ăn. Cua có thể giã, lọc lấy nước nấu cháo. Với tôm, mẹ có thể bóc vỏ, sau đó xay hoặc băm nhỏ.
  • Bé trên 3 tuổi có thể ăn hải sản luộc, hấp như cua hấp, tôm hấp

4. Mách mẹ cách tập cho bé quen dần với hải sản

Tập cho bé ăn từ sớm để hải sản có thể trở thành món yêu thích của bé. Lúc mới bắt đầu, mẹ có thể trộn xay nhỏ cá, tôm và nấu cháo cho bé. Với những bé lớn hơn, mẹ có thể làm phi lê cá hồi tẩm trứng, áo qua một hỗn hợp của bột mì, vụn bánh mì, pho mát Parmesan và muối rồi nướng trong khoảng tám phút. Một món ăn vặt hấp dẫn nhưng giàu dinh dưỡng cho con yêu.

[inline_article id=169008]

Cá là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng tốt cho bé đâu mẹ nhé. Vì vậy mẹ cần biết được các loại cá cho bé ăn dặm loại nào tốt và không tốt cho bé để lựa chọn khi chế biến thực phẩm cho con nhé.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Nên cho con ăn một ngày mấy bữa?

Bạn biết rõ bé nên ăn những món gì, nhưng có những ngày cho con ăn bất cứ món nào cũng là một nhiệm vụ đầy thách thức. Kén cá chọn canh là chuyện bình thường ở các bé tuổi tập đi. Để tối ưu hóa dinh dưỡng tốt, mẹ nên đặt ra cho bé một thời khóa biểu ăn uống lành mạnh đều đặn mỗi 2-3 tiếng. Trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày? Nhằm đảm bảo cục cưng nạp đủ dưỡng chất cho cơ thể đang phát triển, bạn cần duy trì bữa sáng, trưa, tối và ít nhất 2 bữa phụ tốt cho sức khỏe mỗi ngày.

Cho con ăn mấy bữa một ngày?
Mẹ cần cho con ăn đủ các bữa chính và bữa phụ để đảm bảo duy trì năng lượng cho các hoạt động của bé

Buổi sáng

Bữa sáng: Khởi động ngày mới của con bằng một bữa ăn cân bằng được dọn ra ở cùng thời điểm và nơi chốn hàng ngày để biến giờ ăn thành thông lệ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bé ở tuổi tập đi đã sẵn sàng cho việc ăn uống theo thời khóa biểu. Nhưng không giống với người lớn, bữa sáng không nhất thiết phải là bữa ăn hoành tráng nhất trong ngày. Bao tử của trẻ tuổi tập đi vẫn còn nhỏ và không thể ăn những khẩu phần lớn. Chính vì vậy, mẹ không chỉ cần chú ý cho con ăn các bữa chính, các bữa phụ cũng cần thiết để giúp bé nạp năng lượng trong ngày.

Hãy bắt đầu bằng một phần thức ăn nhỏ phù hợp với trẻ mới tập đi. Nếu sau khi hết phần ăn, con vẫn còn muốn ăn thêm, bạn hãy thêm một ít thức ăn nữa. Mục đích của việc chia nhỏ bữa ăn là để con không cảm thấy ngán. Một bữa sáng đầy dinh dưỡng có thể chứa ngũ cốc cộng thêm 2 nhóm thực phẩm khác (sữa, rau và trái cây..)

[inline_article id=124184]

Bữa phụ giữa buổi sáng: Hãy cho con ăn bữa phụ đều đặn giữa các bữa chính, bắt đầu bằng một phần ăn cách bữa trưa ít nhất 1,5 tiếng. Hãy xem đó là phần bổ sung dinh dưỡng cho bữa chính, nên mẹ nhớ tránh thực phẩm chế biến sẵn và đồ ngọt, và cố gắng chọn ra ít nhất 2 nhóm thức ăn trong mỗi bữa phụ (và tối thiểu 3 nhóm thực phẩm trong bữa chính).

Thành phần dinh dưỡng cao của bữa phụ rất cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Một phần bánh sandwich kẹp phô mai, yogurt trái cây có thể là gợi ý tuyệt vời cho một bữa phụ ở tuổi này.

Buổi trưa

Bữa trưa: Mẹ nên cho con ăn các nhóm thực phẩm khác với món con đã ăn vào bữa sáng. Nếu bé ăn sữa chua và dâu tây trong bữa sáng, bữa trưa có thể là bánh mì ngũ cốc nguyên hạt với bơ nghiền nhừ và chút đậu hầm hoặc đậu đen, hoặc cơm nát với cá hồi và rau củ… Dù khẩu vị trẻ mới biết đi có thể thay đổi hàng ngày, mẹ cần chú ý xem con có liên tục ăn vào bữa trưa hoặc tối hay không. Nếu bữa phụ quá sát bữa chính, thử bỏ qua bữa phụ và dọn bữa trưa sớm hơn. Hoặc nếu bụng con đang đầy thức ăn lỏng nhiều calorie, mẹ cần hạn chế ở mức 480ml sữa và 120-180ml nước ép nguyên chất mỗi ngày.

[inline_article id=130076]

Bữa phụ xế chiều: Một bữa xế lành mạnh sau bữa trưa 2-3 tiếng sẽ tiếp thêm năng lượng và không để bé uể oải vào buổi chiều. Mẹ có thể cho con ăn các lát táo mỏng với vài mẩu phô mai hoặc một quả trứng luộc kỹ cắt nhỏ. Dù là bữa phụ, trẻ cũng cần ăn uống dinh dưỡng vào thời điểm và nơi chốn cố định. Điều này giúp bé không ăn vặt linh tinh và hiểu vai trò của bữa phụ như một phần trong chế độ ăn lành mạnh. Khi ăn bữa phụ bé nên được đưa ngồi vào bàn, chứ mẹ đừng để bé vừa cầm đồ ăn vừa chạy quanh nhà.

Buổi tối

Bữa tối: Đây là bữa mà trẻ thường ăn ít nhất vì bé đang mệt, đã được đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, hoặc có thể đã hết đói nhờ bữa phụ trước đó. Mẹ đừng căng thẳng nếu cho con ăn mà trẻ tỏ ra không hào hứng. Cứ tin vào cảm giác của con khi bé nói “con no rồi”. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên cha mẹ ghi nhớ vài món ăn dinh dưỡng trẻ ưa thích và thường xuyên xoay tua các lựa chọn dự phòng cho thực đơn tối trong.

Bữa phụ: Tùy thuộc trẻ đã ăn nhiều đến mức nào trong ngày, bé có thể cần thêm phần ăn phụ trước giờ ngủ. Mẹ hãy cho bé món nào thật nhẹ bụng để con dễ đi vào giấc ngủ, chẳng hạn một tách sữa cho bé còn quá nhỏ hoặc món nào nhẹ và ít đường như một ít bột ngũ cốc chẳng hạn. Bữa phụ ban đêm có thể không cần thiết nếu giờ ăn tối và giờ lên giường chỉ cách nhau chưa đầy 2 tiếng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bữa ăn của bé 18 – 24 tháng có gì mới?

Bữa ăn của bé 18 – 24 tháng cần những gì? Mẹ nên biết những thông tin này để bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho bé trong giai đoạn phát triển này nhé.Bữa ăn của bé

Bữa ăn của bé 18 – 24 tháng có gì mới?

1. Sự tiến bộ trong kỹ năng ăn uống

Nếu chưa biết dùng muỗng, bé cũng đã sớm sử dụng được ống hút, hoặc uống bằng ly mà không đổ. Sự xuất hiện của răng hàm làm cho kỹ năng nhai của bé sẽ được củng cố hơn bao giờ hết. Điều này là nét mới đáng kể nhất đối với các bữa ăn của bé.

2. Vẫn cần chia nhỏ bữa ăn

Bụng của bé là rất nhỏ so với người lớn, vì vậy bé sẽ không thể ăn nhiều trong một lần. Thay vào đó, bé sẽ thích được ăn thêm những bữa phụ lành mạnh.

3. Thức ăn càng đa dạng càng tốt

Từ những miếng pho mát hoặc trái cây, yến mạch, bánh gạo và bánh mì que đều là lựa chọn tốt cho bé. Bé cũng có thể sẽ thích rau sống, chẳng hạn như gậy dưa chuột, cà rốt và cà chua cherry. Càng được ăn đa dạng, bé càng có cơ hội tối ưu lượng dưỡng chất mà mình hấp thụ.

4. Từ chối thức ăn là một cách thể hiện sự độc lập

Khi những kỹ năng ngôn ngữ của bé phát triển, bé sẽ có thể yêu cầu được ăn món này hoặc nói “không” với món khác. Bé đang học tập cách để thể hiện sự độc lập và việc chọn hay từ chối một món ăn cũng là một phần của sự độc lập ấy. Điều này không liên quan đến chuyện mẹ làm thức ăn ngon hay dở, cũng không hẳn là do bé thực sự thích hay ghét món ăn đó.

bữa ăn của bé
Bé đang học tập cách để thể hiện sự độc lập và việc chọn hay từ chối một món ăn cũng là một phần của sự độc lập ấy.

5. “Phong độ” ăn thất thường

Có một điều hoàn toàn bình thường ở giai đoạn này là bé có thể ăn rất nhiều trong một bữa ăn, và không ăn gì trong bữa tiếp theo. Nhưng nếu bạn đang lo lắng con đang trở thành một đứa trẻ biếng ăn, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và không gây áp lực cho con.

6. Bé bắt chước cách ăn uống của bố mẹ

Trong cuộc sống của một đứa trẻ 1-2 tuổi, bố mẹ là hình mẫu lý tưởng nhất. Nếu bé thấy bạn ăn một cái gì đó xa lạ, và nói với bé như thế món đó rất ngon thì nhiều khả năng bé sẽ có hứng thú thử món ăn đó. Hãy thử đặt các món ăn khác nhau ở giữa bàn để mọi người có thể tự phục vụ, vì bé cũng sẽ cố gắng tập ăn một cách độc lập như bố và mẹ vậy.

7. Bé bị hấp dẫn bởi cách bày trí thức ăn

Bé thực sự là một fan của nghệ thuật trang trí thức ăn. Nếu mẹ biến đĩa thức ăn của bé thành một bức tranh, một khuôn mặt cười hay hình con thú nào đó, bé sẽ thích thú ăn đến miếng cuối cùng cho mà xem.

Bữa ăn của bé
Bé thực sự là một fan của nghệ thuật trang trí thức ăn

8. Thỉnh thoảng ăn đồ nghiền nhuyễn cũng không sao

Phần lớn các bé ở độ tuổi này vẫn thích những món cháo, canh hay súp. Đặc biệt, trong những ngày bé bị ốm thì bạn càng nên trổ tài làm những món sinh tố hay súp bổ dưỡng để con dễ ăn hơn.

Thêm sắt vào bữa ăn của bé

Sắt giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra hemoglobin, huyết sắc tố chuyên chở dưỡng khí trong máu và myoglobin chứa oxy trong các cơ. Tại Việt Nam, khoảng 50% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu sắt. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy mẹ cần bổ sung sắt cho bé đúng cách dưới đây.

1. Lượng sắt cần thiết cho bé

  • Từ 1-3 tuổi: 7mg mỗi ngày
  • Từ 4-8 tuổi: 10mg mỗi ngày
  • Nếu bé của mẹ chỉ ăn rau củ, mẹ nên cho bé “nạp” gấp đôi lượng sắt trên vì chất sắt có trong những thực phẩm không bắt nguồn từ động vật sẽ khiến bé khó hấp thu hơn.Bữa ăn của bé

2. Sự khác nhau giữa nguồn sắt động vật và sắt thực vật

Sắt heme từ thịt động vật, hải sản, gia cầm… giúp bé dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Ngược lại, sắt non-heme các thực phẩm như rau lá màu xanh đậm, đậu, bánh mì, ngũ cốc và trái cây khô khiến cơ thể bé mất nhiều thời gian hấp thu hơn.

Mẹ có thể tăng lượng sắt non-heme cho bé bằng cách kết hợp với những thực phẩm chứa sắt heme hoặc giàu vitamin C như cam, dâu, ớt chuông, đu đủ, bông cải xanh, bưởi, dưa đỏ, cà chua, xoài và khoai lang.

3. Thực phẩm bổ sung sắt cho bé

Chất sắt có trong rất nhiều thực phẩm khác nhau, tùy theo độ tuổi và khẩu vị mà mẹ có thể cho bé ăn các loại khác nhau:

• 1/2 tách ngũ cốc ăn liền: 12mg
• 1/2 tách bột yến mạch: 5mg
• 1/4 tách đậu hủ nguyên chất: 2.22mg
• 1/4 tách đậu nành: 2mg
• 1/4 tách đậu lăng luộc: 2mg
• 1/4 tách đậu nấu với thịt và sốt cà: 2mg
• 1/4 tách đậu navy: 1mg
• 1/4 tách đậu tây: 1mg
• 28g thịt bò om: 1mg
• 1 muỗng mật mía: mg
• 1/2 cái hamburger nướng với 95% nạc: 1mg
• 1/4 tách đậu garbanzo: 1mg
• 1/4 tách rau chân vịt đã nấu chín: 0.9mg
• 1/4 tách đậu đen: 0.9mg
• 1/4 tách đậu pinto: 0.9mg
• 1 miếng bánh mì lúa mì: 0.9mg
• 1/4 tách nho khô: 0.7mg

Lượng sắt trong thực phẩm thay đổi tùy thuộc vào thương hiệu hoặc sự cắt giảm thịt. Lưu ý rằng nho khô và các loại đậu có thể gây nguy hiểm cho đường hô hấp của bé nên mẹ cần cắt nhỏ trước khi cho bé ăn.

[inline_article id=81808]

bữa ăn của bé ở giai đoạn nào cũng cần cân bằng dưỡng chất và bổ sung đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé để con phát triển toàn diện mẹ nhé

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bánh ăn dặm cho bé bị dị ứng sữa bò

Vì sao trẻ bị dị ứng sữa bò?

Trước tiên các bố mẹ cần phân biệt dị ứng sữa bò và tình trạng bất dung nạp Lacstose (một loại đường thường có trong thành phần sữa). Bất dung nạp lastose xảy ra khi cơ địa của bé không thể tiêu hóa được lastose. Dị ứng sữa bò xảy ra khi hệ miễn dịch của bé yêu “chống lại” một cách bất thường đối với thành phần Protein có trong sữa. Về cơ bản có thể hiểu nguyên nhân là do protein của sữa bò (thành phần cơ bản của sữa công thức) khác với protein trong cơ thể bé. Tình trạng dị ứng sữa bò và sữa công thức của trẻ có thể thay đổi theo thời gian; còn bất nạp lastose là bất biến.

Bánh ăn dặm cho bé dị ứng
Bé bị dị ứng sữa do protein trong sữa bò không phù hợp với cơ thể

Ngoài protein, các bé có biểu hiện dị ứng sữa cũng có thể do các thành phần khác trong sữa như: trứng, đậu phộng, gluten (một thành phần có trong bột mì)…

Theo các thống kê cho thấy, có từ 1- 10% bé bị dị ứng với các protein chứa trong sữa bò do bố mẹ cho bé uống sữa bò sớm hoặc cho bé dùng sớm các sản phẩm từ sữa bò. Để đề phòng cho bé, tốt nhất, trong sáu tháng đầu đời, bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn. Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò chỉ nên dùng cho bé trên 10 tháng tuổi.

Trong thời gian bé 5 đến 7 tháng tuổi là độ tuổi bé bắt đầu tập ăn dặm và làm quen với các thức ăn ngoài sữa mẹ, các bố mẹ chỉ được cho bé ăn dặm bột ngọt, bánh ăn dặm ngọt. Không cho bé ăn các loại bột ăn dặm mặn (có muối) vì thận bé chưa đào thải được muối, bé dễ bị suy thận. Về thành phần bột, ban đầu, bạn chỉ cho bé ăn ngũ cốc (gạo,khoai,sắn…) và các loại rau.

Khi bé 8 tháng, bạn bắt đầu cho bé tập ăn bột mặn và cho bé tiếp xúc dần với nguồn protein động vật và thực vật như các sản phẩm từ đậu nành; các loại thịt trắng như lườn gà, thịt cá… Đây cũng là các loại thịt chứa ít chất béo bão hòa, giúp bé dễ tiêu hơn.

Khi bé 10 tháng tuổi, bạn có thể cho bé dùng lại sữa bò để kiểm tra sự dung nạp. Nếu bé vẫn tiếp tục bị dị ứng với sữa hay các sản phẩm protein, bạn lại tiếp tục cho bé dùng các sản phẩm thay thế. Sau đó, cứ từ 3-6 tháng, bạn lại thử cho bé dùng lại một lần.

Bánh ăn dặm cho bé bị dị ứng
Cần đưa bé tới gặp bác sĩ khi phát hiện bé bị dị ứng

Để phòng dị ứng cho bé, bạn cần luôn kiểm tra nhãn mác, thành phần trên các sản phẩm sử dụng cho con. Bạn cần khuyến cáo người nhà, người chăm sóc bé không cho bé ăn đồ lạ và chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng để tại nhà để phòng bệnh cho bé. Bạn nên tới gặp bác sỹ để được cấp loại thuốc phù hợp nhất.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dị ứng sữa bò như thế nào?

Trong thời gian bé bị dị ứng với sữa, bố mẹ vẫn có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé và cho bé tập ăn với các loại bột ăn dặm và bánh ăn dặm cho bé có cơ địa dị ứng.

Bánh gạo organic ăn dặm Apple Monkey với thành phần không chứa sữa bò , không đậu phộng và glutenm đặc biệt phù hợp cho bé có cơ địa dị ứng. Sản phẩm là thức ăn phù hợp cho giai đoạn tập ăn dặm và cần bổ sung dưỡng chất ngoài sữa mẹ của bé từ 6 đến 3 tuổi.

Bánh ăn dặm Appl Monkey
Bánh gạo ăn dặm Apple Monkey

Bánh ăn dặm cho bé Appple Monkey được bổ sung DHA & Omega 3 cần thiết cho sự phát triển của mắt và trí não, hàm lượng dinh dưỡng cân đối cho bé phát triển toàn diện. Bánh ăn dạm cho bé Apple Monkey được làm từ mầm gao và các thành phần rau củ tự nhiên (bánh ăn dạm Organic cho bé) có chứa rất ít đường và muối từ các rau củ tự nhiên giúp bảo vệ thận và hệ tiêu hóa của bé.

Bánh ngon ngon, giòn giòn dễ tan trong miệng nên các bố mẹ sẽ không sợ bé bị hóc. Độ cứng của bánh vừa phải giúp bé tập nhai và phát triển cơ hàm cũng như việc tập ăn. Kích thước mỗi chiếc bánh phù hợp với bàn tay của bé, bánh có hình oval giúp bé tập cầm nắm. Mỗi chiếc bánh được đóng gói trong những gói riêng biệt tiện dụng mỗi khi dùng mà không ảnh hưởng đến chất lượng của những chiếc bánh còn lại.

Sử dụng như thế nào?

  • Dùng mỗi ngày cho bé như một loại bánh snack vào các bữa phụ và giờ chơi của bé.
  • Cho bé cầm nắm bánh một cách tự do.
  • Có thể dùng ngay sau khi mở, bố mẹ không mất thời gian chế biến lại.

Bánh ăn dặm Apple Monkey

Mua ở đâu?

Bánh ăn dặm cho bé Apple Monkey được công ty Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quốc Hưng nhập khẩu trực tiếp từ Thương hiệu Apple Monkey Thái Lan và phân phối trên toàn Quốc. Bố mẹ có thể mua bánh online tại website thương mại điện tử Earthmama.vn. Tại đây có bán các loại bánh ăn dặm cho bé, bánh tập nhai organic.

Thông tin liên hệ:

Công ty Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quốc Hưng

178A Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh

Website: Earthmama.vn

Hotline: 1900 58 58 69

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Công thức 5532 cho bé thực đơn dinh dưỡng đủ chất

Những thức ăn cần thiết cho bé 1-3 tuổi

Cũng giống như người lớn, bé cần đủ tất cả các nhóm thức ăn, từ thức ăn chứa chất bột đường, các loại thịt cá cho đến rau củ quả.

-Thực phẩm chứa tinh bột

Những loại thực phẩm này không chỉ bao gồm tinh bột, chúng còn mang lại vitamin B, chất xơ cho bé. Chúng là loại thực phẩm chính mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày như cơm, mì, bún, phở…

Đối với các bé trong độ tuổi từ 1-3, một khẩu phần lương thực chính chỉ bằng 1/4 – 1/3 của người lớn mà thôi, tức là vào khoảng 2-4 thìa cơm hay mì trong mỗi bữa.

Rau và trái cây

Đây là phần không thể thiếu trong dinh dưỡng cho bé. Nhóm thực phẩm vô cùng phong phú này cung cấp vitamin, chất xơ, trong đó có những vitamin đặc biệt quan trọng như vitamin C, E…

Tùy theo độ tuổi, bé sẽ cần một khẩu phần từ 1/2 đến 3 muỗng canh rau trong mỗi bữa. Đối với trái cây, bé có thể ăn khoảng 1/4 đến 1/2 trái chuối, 1/2 trái táo cỡ trung bình, 1 đến 3 trái cà chua cỡ nhỏ, 3 đến 8 trái nho.

-Các thực phẩm cung cấp protein

Thịt, cá, trứng đều là những thực phẩm điển hình của nhóm này. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể đổi món cho con bằng những loại đậu hũ, đậu và hạt.

Tùy theo độ tuổi, bé cần từ 2 đến 4 muỗng canh thịt băm, 1-2 miếng cá cắt to bằng ngón tay, 1/2 – 1 quả trứng lấy cả lòng đỏ và lòng trắng.

-Sữa và thực phẩm từ sữa

Nhóm thực phẩm này cung cấp môt dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé, đó là canxi. Ngoài ra, chúng cũng cung cấp protein, chất béo, vitamin D và một số chất dinh dưỡng khác. Mỗi bữa, bé cần 1 phần thực phẩm thuộc nhóm này, tương đương với khoảng 100 ml sữa, 1 hũ yogurt, 1 miếng phô mai.

Công thức 5-5-3-2 là gì?

Công thức 5-5-3-2 chính là tỷ lệ từng nhóm thức ăn mà bé cần mỗi ngày. Dựa theo công thức này, bạn có thể đảm bảo cho con ăn uống đủ chất mà không phải lo lắng rằng khẩu phần của bé có quá nhỏ hay không.

Cụ thể, công thức này sẽ được diễn giải như sau

5 – 5 Phần thực phẩm chứa tinh bột

5 – 5 Phần rau và trái cây

3 – 3 phần sữa và thực phẩm từ sữa

2– 2 phần thực phẩm cung cấp protein (Nếu gia đình bạn và bé ăn chay thì hãy tăng số lượng lên 3 phần).

Dinh dưỡng cho bé 1-3 tuổi
Để bé hấp thụ tốt dinh dưỡng, bạn cần tạo cho bé niềm vui và hứng thú trong mỗi bữa ăn

Lưu ý, một số bé có thể ăn nhiều hoặc ít hơn những bé cùng tuổi khác. Do đó, đừng vận dụng công thức một cách cứng nhắc mà cần dựa trên nhu cầu thực tế của bé.

[inline_article id=124184]

Ngoài việc bổ sung đủ các nhóm thực phẩm, bố mẹ cũng đừng quên cho bé uống đủ nước. Được uống đủ nước, bé sẽ không có cảm giác kiệt sức, mệt mỏi, nhất là trong những lúc ốm bệnh. Nước trắng nên được dùng làm thức uống chính vì nó làm giảm nguy cơ sâu răng cho bé.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

10 thực phẩm “cấm ăn” khi trẻ đói

1/ Sữa

Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, việc uống sữa lúc đói sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn là các chất dinh dưỡng đồng thời gây tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ do dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, khi bụng đói, axit dịch vị tiết ra nhiều, dịch vị dạ dày gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa.

[inline_article id=127126]

2/ Chuối

Chuối là loại quả rất lành và cực kì bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong chuối có chứa nhiều magiê, ăn chuối lúc đói sẽ khiến magiê trong cơ thể đột ngột tăng cao, phá vỡ sự cân bằng của magiê và can xi trong máu, gây ức chế mạch máu tim, không có lợi cho sức khỏe.

Chuối là thực phẩm không nên ăn khi đói

3/ Dứa

Dứa chứa nhiều enzyme mạnh, ăn dứa lúc bụng “rỗng” sẽ làm tổn thương dạ dày, khiến cơ thể nôn nao, khó chịu và giảm thành phần dinh dưỡng trong dứa. Bởi vậy, tốt nhất nên cho bé ăn loại quả này sau bữa ăn mới hấp thụ được tốt.

4/ Quả hồng

Hồng cũng chính là một trong số loại quả được nhiều bé yêu thích.Thế nhưng, hồng chứa nhiều axit tannic và pectin, phản ứng với axit trong dạ dày và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sỏi thận. Vì thế, mẹ nhớ cẩn thận khi cho trẻ ăn lúc đói nhé!

Quả hồng cũng là một món không nên ăn khi đói

5/ Quả cam, quýt

Trong hai loại quả này có chứa rất nhiều axit hữu cơ, axit, acid citric, acid ,…nên ăn khi đói sẽ làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến tổn thương cho dạ dày, Ngoài ra, còn gây nên cảm giác đầy bụng, bức bối và có thể dẫn đến ợ chua và ói mửa.

6/ Cà chua

Cà chua cũng là loại quả rất tốt nhưng lại chứa nhiều axit có thể gây ra phản ứng với dịch dạ dày và là nguyên nhân gây ra sỏi thận. Do vậy, khi bé đang đói các mẹ không nên cho bé ăn các món chứa nhiều cà chua, nó có thể làm hại dạ dày của trẻ đấy!

Cà chua

7/ Đồ lạnh

Với cái bụng đói mà mẹ để bé ăn uống các đồ lạnh là điều không nên vì có thể làm dạ dày co lại, lâu dần sẽ gây phản ứng enzyme bất thường và khiến cơ thể dễ bị bệnh.

8/ Khoai lang

Bình thường khoai lang rất tốt cho tiêu hóa của trẻ nhưng nếu với cái bụng đói mà mẹ cho bé ăn  sẽ dẫn đến ổn thương dạ dày. Vì các chất trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày gây nên cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua,…

Khoai lang

9/ Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo là món đồ ăn vặt ưa thích của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, kẹo chứa hàm lượng đường cao, ăn nhiều lúc đói sẽ khiến cơ thể trong một thời gian ngắn không thể tiết ra đủ lượng insulin để duy trì lượng đường bình thường trong máu, klàm cho lượng đường trong máu tăng cao, không tốt cho sức khoẻ.

Bên cạnh đó, ăn kẹo trước bữa ăn, khi bụng bé đang rỗng chỉ khiến cho bé ngang dạ, không còn cảm giác muốn ăn bữa chính và không hấp thu được các loại thực phẩm bổ dưỡng. Đó là lí do vì sao để trẻ nhỏ ăn bánh kẹo trước bữa ăn dễ dẫn đến tình trạng bé chán ăn, chậm lớn.

Kẹo

10/ Snack

Snack là thứ dễ tiêu hoá có thể thúc đẩy insulin tăng cao và ngay sau đó là giảm đột ngột. Loại thức ăn vặt này chứa đường, muối, chất béo, nếu mẹ thường xuyên cho bé ăn khi đói sẽ khiến bé đầy bụng, chán ăn, gây gánh nặng cho thận, nguy cơ suy dinh dưỡng ở thể béo phì cao và mắc bệnh tiểu đường.

[inline_article id=126853]

 

 

 

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

[INFOGRAPHIC] 6 lựa chọn hoàn hảo cho lần đầu ăn dặm

Ngoài nguồn dinh dưỡng từ sữa, khi đến độ tuổi ăn dặm, bé cưng cũng cần được giới thiệu những món mới, đa dạng cả về hương vị và kết cấu. Không chỉ là một bước tiến tất yếu trong hành trình phát triển của bé, giai đoạn cho bé ăn dặm còn là tiền đề quan trọng giúp bé hình thành thói quen ăn uống về sau. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho bé trong giai đoạn này rất quan trọng. Vừa phải phù hợp với độ tuổi, thực phẩm cho bé ăn dặm vừa phải đảm bảo dinh dưỡng và đáp ứng tiêu chí dễ “gặm”.

Tham khảo infographic dưới đây để biết thêm về 6 siêu phẩm không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng cho bé mẹ ơi.

6 siêu phẩm ăn dặm cho bé
Đừng bỏ qua 6 thực phẩm này khi tập cho bé ăn dặm, mẹ nhé!
Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé 8 tháng tuổi đã ăn được quả su su chưa???

Tình hình là nhà e được cho su su sạch, e định nấu bột cho con ăn nhưng bà nội cản lại bảo chưa được vì su su có nhựa độc, mom nào có kinh nghiệm tư vấn giúp e cái, chứ e nghĩ là ăn được rồi 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Mẹ đã biết lượng vitamin E trẻ cần là bao nhiêu?

1/ Tầm quan trọng của vitamin E với sức khỏe và sự phát triển của bé

Vitamin E có vai trò rất quan trọng trong cơ thể của trẻ em. Vitamin E tham gia vào quá trình chuyển hóa của các tế bào, giảm oxy hóa các protein tan trong mỡ do đó giúp con bạn ngăn ngừa được bệnh xơ vữa động mạch. Loại vi chất này còn giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương, do đó sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các vi trùng. Khả năng chống oxy hóa của vitamin E còn làm giảm nguy cơ bé bị đục nhân mắt và các bệnh khác có thể khiến bé bị suy giảm thị lực.

[inline_article id=77864]

2/ Nhu cầu vitamin E cho trẻ cần là bao nhiêu?

Từ 1-3 tuổi: 6 mg, hoặc 9 IU (đơn vị quốc tế) vitamin E hàng ngày.

Từ 4-8 tuổi: 7 mg hàng ngày, hoặc 10,5 IU hàng ngày.

Nhiều trẻ em không có đủ vitamin E từ chế độ ăn uống, nhưng cũng không thiếu hụt vitamin E nghiêm trọng và gây ra các vấn đề sức khỏe. Ở Hoa Kỳ, đa số người lớn và trẻ em tiêu thụ vitamin E thấp hơn một chút so với mức khuyến nghị. Bé không cần phải đạt đủ lượng vitamin E cần thiết mỗi ngày. Thay vào đó, mẹ nên tính lượng vitamin E trung bình trong vài ngày hoặc một tuần.

3/ Nguồn thức ăn chứa nhiều vitamin E cho trẻ

Dưới đây là một số trong những nguồn thực phẩm tốt nhất của vitamin E:

Thực phẩm nhiều vitamin E
Vitamin E có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bao gồm trái cây, rau, các loại hạt và hạt giống.

– 28g hạnh nhân sấy khô: 7mg

– 1 muỗng cà phê dầu mầm lúa mì: 6mg

– 28g hạt hướng dương rang khô: 6mg

– 1 muỗng canh hạnh nhân bơ: 4mg

– 1 muỗng canh bơ từ hạt hướng dương: 4mg

– 1 muỗng canh bơ đậu phộng mịn: 2mg

– 28g đậu phộng rang khô: 2mg

– 1 muỗng cà phê dầu hướng dương: 1,8mg

– 1 muỗng cà phê dầu cây rum: 1,5mg

– ½ trái kiwi vừa (bóc vỏ): 1mg

– 1 muỗng cà phê dầu bắp: 0,6mg

– ¼ chén rau bina nấu chín đông lạnh: 0,8mg

– ¼ chén bông cải xanh đông lạnh: 0,6mg

– 1 muỗng cà phê dầu đậu tương: 0,4mg

– ¼ chén xoài: 0,9mg

Lưu ý: Các loại hạt khô có nguy cơ gây nghẹn cho trẻ. Do đó, bạn nên nghiền hoặc cắt nhỏ. Tương tự, bạn cũng nên phết lớp mỏng bơ từ các loại hạt trước khi cho trẻ ăn. Trẻ em có thể ăn nhiều hoặc ít hơn số lượng nêu trên tùy vào độ tuổi và khẩu vị của trẻ. Do đó bạn có thể ước lượng hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

[inline_article id=122000]

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

10 lưu ý bố cần biết khi cho con bú bình

Được mẹ nhờ cho con bú sữa công thức, hẳn ông bố trẻ nào cũng vừa hăm hở vừa lo lắng với nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong hành trình chăm con hàng ngày. Bố sẽ rất cần những tuyệt chiêu cho con bú bình đúng cách như bên dưới để cả hai bố con hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mẹ giao.

Bố cho con bú
Nắm vững những bí quyết cho con bú bình đúng cách sau, bố thậm chí có thể cho con bú giỏi ngang ngửa mẹ

1. Chỉ cho bé yêu bú sữa công thức đạm whey trong năm đầu tiên

Trên thị trường, dạng này thường được gọi là “sữa cho những tháng đầu đời” (first infant milk). Có hai loại sữa công thức chính chia theo thành phần protein: sữa đạm whey (whey-based milk) và sữa đạm casein (casein-based formula). Cả hai đều được làm từ sữa bò đã qua xử lý, nhưng sữa công thức đạm casein không được khuyến nghị dùng cho trẻ sơ sinh, bố đừng quên nhé!

2. Lưu ý khi chọn sữa cho con bú

Không bao giờ cho con uống trực tiếp sữa bò thông thường hay pha chung với sữa công thức khi bé chưa tròn một tuổi, vì trẻ rất khó tiêu hóa loại này. Nó lại không chứa đủ chất sắt và các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu của con.

Ngoài ra, bố còn nên tránh mua các loại sau: sữa cừu, sữa dê, sữa đặc, sữa đặc không đường, sữa bột hoặc “thức uống có sữa” làm từ gạo, yến mạch và hạnh nhân.

3. Cho con bú bình đúng cách: Làm theo chỉ dẫn

Bố luôn luôn nhớ đọc kỹ và làm theo các chỉ dẫn ghi trên hộp sữa nhé. Nếu lỡ tay pha quá nhiều bột sữa công thức, cơ thể trẻ sẽ dễ bị khử nước hoặc táo bón. Nhưng đong quá ít bột so với chỉ dẫn lại có thể khiến bé yêu của bố nhận thiếu dưỡng chất từ sữa đấy!

4. Đếm số thìa bột khi pha sữa

Bố nên đếm lớn tiếng số thìa đong bột những lúc pha sữa công thức với nước. Nếu không, các ông bố trẻ sẽ rất dễ quên mình đã đong đến thìa bột thứ mấy, đặc biệt là khi bố đang ở trong tình trạng ngái ngủ vì phải bật dậy pha sữa cho cục cưng vào thời điểm nửa đêm.

[inline_article id= 64577]

5. Cho bột pha sữa vào từng hộp nhựa nhỏ

Chia bột sữa công thức vào vài hộp nhựa nhỏ theo liều lượng thích hợp dành cho mỗi ngày. Động tác này sẽ giúp bố tiết kiệm thời gian và tránh rơi vào thế rối rắm khi pha sữa cho con, nhất là những lúc trẻ gào khóc vì đói và không thể kiên nhẫn chờ đợi thêm.

Bên cạnh đó, bố sẽ thấy rất tiện lợi khi đặt gọn những chiếc hộp này vào túi đựng đồ em bé mỗi dịp cần đưa con ra khỏi nhà.

6. Thay vợ cho con bú

Phụ mẹ cho bé bú bình nhiều nhất trong khả năng có thể. Điều này không chỉ gia tăng tình cảm và sự gắn bó giữa hai bố con mà còn giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là vào những buổi tối sau khi bố tan sở.

7. Cho con bú bình đúng cách: Không hâm sữa bằng lò vi sóng

Tránh dùng lò vi sóng để hâm nóng bình sữa. Vì lò vi sóng thường làm nóng sữa không đều, tạo nên những phần quá nóng có thể gây phỏng miệng em bé.

8. Mặc đồ cũ khi cho con bú

Mặc áo thun cũ khi cho bé bú bình hoặc giúp con ợ hơi. Nguyên nhân rất đơn giản: đây là cách tránh làm những chiếc áo xịn của bố dính đầy phần sữa rơi vãi và vết nôn trớ.

9. Đeo yếm cho bé

Đeo yếm cho con trước mỗi lần bé bú bình. Nó sẽ là công cụ thấm sữa nhỏ giọt, chất nôn trớ và nước dãi của bé, bố sẽ không phải mất thời gian thay áo nhiều lần cho bé trong các cữ ăn.

10. Cho con bú bình đúng cách: Không ép con bú

Đừng bắt buộc con phải bú hết sạch bình sữa. Cơ thể mỗi trẻ có tần suất và cơ chế nạp lượng sữa khác nhau. Vì vậy, khi “cục vàng” báo động mình đang đói, bố chỉ cần cho con bú vừa đủ theo nhu cầu của bé. Nếu bố cứ cố ép con bú cạn bình, có thể sau đó bé sẽ nôn trớ hết những gì vừa nạp vào cơ thể.

[inline_article id=69778]