Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Top những thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm

Cần tránh khi cho bé ăn dặm
Chọn sai món cho bé ăn dặm, mẹ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho bé

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng 2008, khi cho bé ăn dặm, mẹ nên tránh các loại thực phẩm như lòng trắng trứng, bơ đậu phộng, nghêu, sò ốc và các loại trái cây thuộc họ cam quýt … Các chuyên gia cho rằng, không chỉ có thể gây dị ứng, một số thực phẩm còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Chẳng hạn, đường và muối, những gia vị “‘cấm kỵ” không nên dùng khi chế biến thức ăn cho bé, nhất là với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Thậm chí, nhiều tổ chức y tế vẫn khuyến cáo các mẹ không nên cho bé ăn dặm trước 4-6 tháng tuổi để bảo vệ bé khỏi các bệnh liên quan đến dị ứng. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo nên trì hoãn thời gian trẻ tiếp xúc với những thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò… Tuy nhiên, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khẳng định rằng không có bằng chứng xác thực nào cho thấy việc can thiệp vào chế độ dinh dưỡng của bé sau giai đoạn 4-6 tháng sẽ giúp ngăn chặn các bệnh về dị ứng. Việc nên hay không nên cho bé ăn dặm sớm vẫn tiếp tục nhận được các ý kiến trái chiều của các chuyên gia nhi khoa, một số cảnh báo và một lại “bật đèn xanh” cho vấn đề này.

Năm 2012, sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã loại bỏ một số loại thực phẩm ra khỏi “danh sách đen”, mở rộng thêm số lượng những thực phẩm bạn có thể cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, dù đã loại bỏ khá nhiều, nhưng danh sách thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm vẫn còn khá dài, với những “thành viên thường trực”, có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh nếu mẹ không cẩn thận.

– Mật ong: Với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi có đường ruột còn non yếu, khi dùng mật ong có thể gây tình trạng nhiễm độc Botulium.

– Sữa tươi: Hàm lượng đạm khá cao trong sữa tươi sẽ không phù hợp với hệ tiêu hóa của các bé dưới 12 tháng tuổi, có thể dẫn đến tình trạng quá tải của thận và dạ dày.

– Nhóm trái cây có tính a-xít cao như cam, quýt có thể khiến trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa.

– Dâu tây, những loài có vỏ cứng (shellfish) có thể gây ra một số vấn đề dị ứng nghiệm trọng.

– Súp-lơ và các loại đậu có thể gây chứng đầy hơi, khó tiêu cho các bé 6 tháng tuổi.

Dựa theo khuyến cáo năm 2012 của các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo cho sức khỏe của bé, mẹ chỉ nên cho bé sử dụng những loại thực phẩm sau, khi bé đã đủ tuổi.

Thực phẩm Độ tuổi sử dụng an toàn
Mật ong (không gây ra dị ứng, nhưng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc botulium đối với trẻ dưới 1 tuổi) Trẻ trên 1 tuối
Bơ đậu phộng Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi (trước đây là trên 12 tháng đến 2 tuổi)
Các loại hạt (có thể làm cho bé bị hóc, ngạt thở) Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi (trước đây là trên 12 tháng đến 2 tuổi)

Họ cam chanh

(không gây dị ứng nhưng sẽ làm xót ruột hay rối loạn tiêu hóa do axit. Hàm lượng axit của chanh, thơm và cam là khác nhau. Riêng cà chua, không thuộc họ cam chanh những vẫn có axit)

Trẻ 6 đến 12 tháng (trước đây là trên 12 tháng)
Dâu tây, mâm xôi và dâu tằm tươi Trẻ 6 đến 12 tháng (trước đây là trên 12 tháng)
Bắp (có thể gây dị ứng và không chứa nhiều dưỡng chất) Trẻ 6 đến 12 tháng (trước đây là trên 12 tháng)
Lòng trắng trứng (lòng trắng trứng của món trứng nướng có thể cho bé tầm 8-9 tháng ăn) Trẻ 6 đến 12 tháng (trước đây là trên 12 tháng)
Sữa tươi nguyên kem (thành phần lactose và đạm sữa bò là nguyên nhân gây ra dị ứng và làm bé khó tiêu, ngoại trừ sữa chua và phô mai. Sữa tươi còn gây cản trở quá trình hấp thụ sắt, chất đóng vai trò quan trọng trong năm đầu đời của bé) Trẻ trên 12 tháng
Bột mì (với những bé không có vấn đề với gluten trong yến mạch hay lúa mạch và không có tiền sử dị ứng với lúa mì hay không dung nạp gluten) Trẻ từ 6  đến 12tháng (trước đây là sau 9 tháng đến 12 tháng)
Nho (không gây ra dị ứng nhưng sẽ có nguy cơ làm cho bé hóc, ngạt thở nên cần cảnh giác khi cho bé ăn) Trẻ từ 10 đến 12 tháng
Động vật có vỏ/ Động vật giáp xác (nguy cơ dị ứng cao) Trẻ từ 6 đến 12 tháng (trước đây là từ 1 đến 2 tuổi)

[inline_article id=67715]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Vì sao cần bổ sung kali cho bé? Nguồn thực phẩm giàu kali

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu vì sao cần bổ sung kali cho bé; đồng thời, biết nhu cầu kali cho trẻ theo từng độ tuổi và nguồn thực phẩm giàu kali để mẹ cho bé ăn trong thực đơn mỗi ngày nhé.

1. Vì sao cần bổ sung kali cho bé?

Kali là một khoáng chất đơn giản nhưng giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Việc bổ sung kali cho bé đúng và đủ sẽ:

  • Giúp trẻ điều hoà cân bằng nước và điện giải.
  • Giúp trẻ duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, đặc biệt là của hệ tim mạch, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu và cả hoạt động của các cơ bắp.
  • Cùng với natri, kali giúp cân bằng nước cho cơ thể, duy trì huyết áp khỏe mạnh.
  • Giảm nguy cơ sỏi thận ở trẻ em.
  • Giảm mất xương khi già đi.

Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cảnh báo rằng kali là một trong những chất dinh dưỡng mà trẻ em ở tuổi đi học bị thiếu hụt. May mắn thay, hầu hết trẻ em có thể nhận đủ kali nếu trẻ ăn một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm. Nhưng mẹ cần lưu ý đến nhu cầu kali theo từng độ tuổi; bởi vì bổ sung kali cho bé quá nhiều (tình trạng tăng kali máu) hoặc quá ít (tình trạng hạ kali máu) đều gây hại.

bổ sung kali cho bé

2. Nhu cầu bổ sung kali theo độ tuổi

Theo khuyến cáo, nhu cầu bổ sung kali theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 0-4 tháng tuổi: 400 mg/ngày.
  • Trẻ sơ sinh từ 4-12 tháng tuổi: 600 mg/ngày.
  • Trẻ tập đi từ 1-3 tuổi: 2000 mg/ngày
  • Trẻ ở độ tuổi dậy thì:  2300 mg/ngày cho trẻ em nữ; 3000 mg/ngày cho trẻ em nam.

Trường hợp không đạt đủ lượng kali cho trẻ cần thiết mỗi ngày; mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ hãy tính lượng kali trung bình trong vài ngày hoặc một tuần để có bổ sung hợp lý.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bé không chịu ăn dặm phải làm sao? Mẹ tham khảo 8 cách hay để hóa giải

3. Nguồn thực phẩm giúp bổ sung kali cho bé

Kali có trong rất nhiều loại thực phẩm. Các loại hoa quả và rau xanh là nguồn cung cấp kali quan trọng nhất: các loại đậu quả và đậu hạt, táo, bầu, bí, chuối và đu đủ…

Mẹ cần lưu ý là việc nấu chín trong nước sẽ làm giảm từ 50 – 70% lượng kali trong các loại thực phẩm này. Do đó, chúng ta nên làm chín bằng hơi hoặc bỏ lò hoặc ăn sống để lượng kali trong thực phẩm được hấp thụ tối đa. Kali còn có trong nhiều loại cá, sò biển, sữa chua, hạt bí đao, ngũ cốc, chocolate…

Nguồn thực phẩm giúp bổ sung kali cho bé
Bổ sung kali cho bé bằng cách thêm trái cây, rau vào chế độ ăn uống

Một số nguồn cung cấp và bổ sung Kali cho bé tốt nhất như:

  • 1/2 củ khoai tây nướng vừa: 463 mg.
  • 1/2 ly nước ép mận: 352 mg.
  • 1/4 chén mận khô: 318 mg.
  • 1/4 chén nho khô: 299 mg.
  • 1/2 ly nước ép cà chua: 278 mg.
  • 1/4 chén đậu trắng: 251 mg.
  • 1/2 cốc nước cam: 248 mg.
  • 1/4 chén đậu lima: 242 mg.
  • 29g  hạt hướng dương: 241 mg.
  • 1/2 trái chuối vừa: 211 mg.
  • 1/4 chén cải bó xôi : 210 mg.
  • 28g hạnh nhân: 200 mg.
  • 1/2 quả cà chua: 146 mg.
  • 1/2 chén ngũ cốc với nho khô: 181 mg.
  • 1/2 trái cam: 118 mg.
  • 2 quả chà là sấy khô: 94 mg.
  • 1/2 chén dưa hấu: 85 mg.

>> Mẹ có thể xem thêm: 3 tuyệt chiêu mẹ nên áp dụng ngay khi bé không chịu bú bình

4. Làm thế nào để biết trẻ bị thiếu hoặc thừa kali?

Bổ sung kali cho bé đòi hỏi sự cân bằng; bởi vì quá thiếu hay quá dư thừa kali đều không tốt cho sức khỏe của trẻ.

4.1 Dấu hiệu trẻ bị thiếu kali

Rất hiếm khi trẻ em bị thiếu kali do chế độ ăn uống quá ít. Những trường hợp giảm lượng kali trong cơ thể trẻ thường là do các nguyên nhân như đi ngoài, nôn nhiều lần, bị tiểu đường, rối loạn chức năng thận, sử dụng aspirin, cortisone, thuốc lợi tiểu; hoặc ra mồ hôi quá nhiều dẫn đến mất nước.

Triệu chứng liên quan đến thiếu hụt kali ở trẻ em:

  • Rối loạn nhịp tim, giảm trương lực cơ.
  • Mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, tăng huyết áp.
  • Đầy hơi chướng bụng hoặc giảm nhu động ruột.

Việc giảm kali huyết kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn hệ tim mạch và thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến liệt cơ, thậm chí tử vong.

Việc bổ sung kali cho bé có thể là cần thiết trong trường hợp giảm kali huyết. Tuy nhiên, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ bởi nếu tỷ lệ kali trong máu quá lớn cũng rất nguy hiểm đối với trẻ.

>> Mẹ có thể xem thêm: 8 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân, ngừa táo bón

4.2 Dấu hiệu trẻ bị thừa kali

Nhận quá nhiều kali, hoặc tăng kali máu; cũng nguy hiểm như bị thiếu kali. Tuy nhiên, điều bất thường là trẻ em nhận được quá nhiều kali chỉ từ chế độ ăn uống mà không bổ sung kali hoặc có vấn đề về thận.

Tăng kali máu có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim nghiêm trọng như một triệu chứng đầu tiên, vì vậy điều quan trọng là mẹ không sử dụng viên kali bổ sung cho bé trừ khi bác sĩ nhi khoa khuyến cáo cụ thể. Các triệu chứng khác của tình trạng kali cao có thể bao gồm mệt mỏi nghiêm trọng, tê và ngứa ran ở tứ chi.

>> Mẹ có thể xem thêm: Hướng dẫn cách nấu cơm nát cho bé cùng 4 món ngon bảo đảm bé vét sạch cơm

[inline_article id=195548]

Điều quan trọng là giữ cho kali trong cơ thể ở mức cân bằng, bởi nếu không, về lâu về dài sẽ gặp những tác dụng phụ như yếu cơ và chuột rút, bệnh đường ruột và nhịp tim bất thường. QUa bài viết, hy vọng mẹ đã biết liều lượng và cách bổ sung kali cho bé phù hợp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Lợi ích của magiê với sức khoẻ của trẻ

1/ Ảnh hưởng của magiê đến sức khoẻ của trẻ

Thiếu magiê trẻ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hòa, đưa đến thiếu canxi và phốt pho gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân. Nếu nồng độ magiê trong máu giảm nặng sẽ có triệu chứng yếu liệt cơ, co giật, tăng kích thích, dẫn đến hạ đường huyết, hôn mê.

[inline_article id=77864]

2/ Làm thế nào bổ sung đủ magiê cho trẻ?

Magiê tồn tại với số lượng rất nhỏ, trung bình 30g với cơ thể nặng 60kg, nhưng lại có mặt trong thành phần của gần 300 các men khác nhau, điều hòa các chức năng khác nhau. Khoảng 50 – 75% lượng magiê trong cơ thể tập trung ở xương (magiê kết hợp với canxi và phôt pho trong quá trình tạo xương), đa phần còn lại phân bố ở cơ bắp, các tổ chức mô mềm và một lượng rất nhỏ trong máu. Hàm lượng magiê trong máu luôn được duy trì ở mức ổn định để đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.

Tùy theo độ tuổi của bé mà nhu cầu magiê cũng khác nhau. Lứa tuổi 1 – 3 tuổi: 80 mg mỗi ngày, ở độ tuổi 4 – 8 thì cần 130 mg hàng ngày. Tất nhiên, bé không cần phải đạt đủ lượng magiê cần thiết mỗi ngày. Thay vào đó,  mẹ nên tính lượng magiê trung bình trong một vài ngày hoặc một tuần.

Magiê có mặt trong nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng trong thức ăn thực vật cao hơn động vật, trong lương thực và đậu cao hơn rau, trong rau lá xanh đậm cao hơn rau lá nhạt màu,…

Bổ sung magiê cho trẻ
Bổ sung thực phẩm có chứa magiê vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày rất quan trọng với sức khoẻ của trẻ

Dưới đây là bảng tham khảo thành phần kẽm có trong một số loại thực phẩm giúp bạn chủ động hơn trong quá trình chế biến thức ăn cho bé yêu.

– 1/2 chén ngũ cốc nguyên cám: 93 mg

– Khoảng 28g hạt điều rang khô: 74 mg

– 1/4 chén dầu đậu phộng rang: 63 mg

– 1 cốc sữa đậu nành không đường: 61 mg

– 1 muỗng canh bơ hạnh nhân: 45 mg

– 1/4 chén rau bina: 39 mg

– 1 gói bột yến mạch ăn sẵn: 36 mg

– 1/4 chén đậu đen: 30 mg

– 1 muỗng canh bơ đậu phộng mịn: 25 mg

– 1 lát bánh mì: 23 mg

– 1/2 cốc sữa chua không đường, tách béo: 21 mg

– 1/4 chén gạo lứt hạt dài: 21 mg

– 1/4 chén đậu thận: 18 mg

– 1/4 chén đậu trắng: 17 mg

– 1/2 trái chuối vừa: 16 mg

– 1/2 ly sữa (ít béo): 17 mg

– 1/4 chén nho khô: 12 mg

– 1/4 chén quả bơ cắt hình khối: 11 mg

Lưu ý: Các loại hạt có thể gây nghẹt thở nguy hiểm với trẻ nhỏ và với bơ đậu phộng thì bạn nên phết 1 lớp mỏng trước khi cho trẻ ăn. Tương tự, các thực phẩm khác (như đậu) bạn cũng nên nghiền nhỏ và mịn. Trẻ em có thể ăn nhiều hoặc ít hơn số lượng nêu trên tùy vào độ tuổi và khẩu vị, do đó mẹ có thể ước lượng hàm lượng dinh dưỡng để phân chia phù hợp trong thực đơn hằng ngày của trẻ.

3/ Lượng magiê cung cấp như thế nào là quá nhiều?

Cách cung cấp magiê tốt nhất là thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày bởi trẻ khó có thể nhận “quá liều” magiê từ chế độ ăn uống. Nhưng nếu mẹ cho bé sử dụng chế phẩm bổ sung magiê, bé có thể nạp quá nhiều chất khoáng này vào cơ thể. Mẹ lưu ý rằng, nếu bé uống quá nhiều chế phẩm bổ sung magiê có thể gây ra các vấn đề như tiêu chảy và co thắt dạ dày. Với liều lượng rất lớn, magiê có thể gây ngộ độc. Mức tiêu thụ tối đa trong một ngày mà cơ thể chấp nhận được đối với chế phẩm bổ sung magiê là 65 mg/ ngày cho trẻ lứa tuổi 1 – 3, và 110 mg/ ngày cho trẻ từ 4 – 8 tuổi.

[inline_article id=119272]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Rã đông thực phẩm cho bé: Tưởng dễ mà khó!

Nguyên tắc chung của việc rã đông và hâm nóng thực phẩm cho bé ăn dặm là chỉ nên dùng một lượng thức ăn vừa phải, vừa đủ cho khẩu phần ăn của bé trong ngày, nhiều nhất là trong 2-3 ngày. Việc rã đông rồi tái đông lại thực phẩm không chỉ làm ảnh hưởng đến mùi vị mà chất lượng thực phẩm cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý thêm một số điều sau:

Rã đông thực phẩm cho bé ăn dặm
Dù rã đông hay hâm nóng, mẹ cũng nên kiếm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn

1/ Rã đông thực phẩm

– Nếu sử dụng lò vi sóng, mẹ nên dùng tô, chén bằng thủy tinh. Vì theo nghiên cứu, so với nhựa, vật dụng bằng thủy tinh sẽ an toàn hơn. Khuấy đều thức ăn để đảm bảo thức ăn tan hết, không bị vón cục.

– Chưng cách thủy: Gỡ các viên thức ăn ra rồi cho vào một cái chén nhỏ. Sau đó lấy chén này đặt vào một cái tô lớn hơn đã có sẵn nước sôi trong đó hay chúng ta có thể đặt chén nhỏ này vào một cái nồi /chảo sâu đã đổ nước sẵn rồi bật bếp đun sôi nước khoảng 10-20 phút

– Rã đông bằng tủ lạnh: Chuyển thực phẩm từ ngăn đá xuống ngăn mát của tủ lạnh. Cách này sẽ mất thời gian nhiều hơn so với cách dùng lò vi sóng hay chưng cách thủy. Thức ăn sẽ cần khoảng 12 tiếng để rã đông. Vì vậy, khi chọn phương pháp này, các mẹ cần có kế hoạch từ trước nhé!

Lưu ý dành cho mẹ: Tuyệt đối không rã đông thực phẩm bằng cách để ra môi trường tự nhiên bên ngoài. Cách này chỉ khiến cho các loại vi khuẩn có nhiều cơ hội tấn công thức ăn của bé hơn.

2/ Hâm nóng thực phẩm

– Sử dụng lò vi sóng: Cho lượng thức ăn cần hâm nóng vào một chén thủy tinh, hâm nóng 15 giây/lần. Sau mỗi lần hâm, mẹ sẽ khuấy đều hỗn hợp và tiếp tục hâm thêm cho đến khi hỗn hợp tan đều và đạt độ đặc mong muốn.

– Hâm nóng bằng bếp: Sử dụng nồi nhỏ, lửa nhỏ và khuấy liên tay để thức ăn không bị cháy. Trước khi cho bé ăn dặm, mẹ nên kiểm tra nhiệt độ trước. Có thể thử một lượng nhỏ trên cổ tay.

Lưu ý dành cho mẹ: Lượng thức ăn còn thừa trong chén khi cho bé ăn dặm sẽ lẫn nước bọt hoặc bị nhiễm khuẩn. Mẹ nên bỏ đi phần thức ăn thừa này để đảm bảo cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, mẹ cũng không nên hâm thức ăn quá nóng. Thức ăn sau khi rã đông và hâm nóng chỉ cần bằng nhiệt độ phòng là bé đã có thể ăn được.

Sau khi rã đông và tái đông lại, thực phẩm có thể bảo quản tối đa 72 giờ trong tủ lạnh. Hơn nữa, để tránh bị nhiễm khuẩn, thực phẩm này cần được bảo quản trong hộp có nắp đậy kín.

[inline_article id=114171]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Những điều cần biết về thực phẩm đông lạnh

Bảo quản đông lạnh là phương pháp tốt và đơn giản nhất để cất trữ thức ăn tự nấu cho bé ăn dặm. Sau khi được chế biến và xay nhuyễn, mẹ nên chia thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần tương ứng với một bữa ăn của bé. Cho thức ăn vào khay để vào tủ lạnh. Tốt nhất nên sử dụng nắp đậy để tránh bị ám mùi. Không nên để thức ăn của bé bên cửa tủ. Vì bất cứ khi nào mẹ mở tủ lạnh cũng sẽ làm ảnh hưởng nhiệt độ của khu vực này. Tuổi thọ của từng loại thực phẩm khác nhau cũng là điều mẹ nên lưu ý, để tránh lãng phí hoặc cho bé ăn thực phẩm “hết hạn” khi không để ý.

Theo ý kiến của các chuyên gia, MarryBaby cập nhật cho mẹ những biến đổi về tính chất và chất lượng của các loại thực phẩm khi đông lạnh. Tham khảo ngay nhé!

 

Nhóm thực phẩm Tình trạng trữ đông sau khi xay nhuyễn
Trái cây
Táo Táo đã nấu chín có thể chuyển sang màu nâu khi đông lạnh. Ngoài táo xay nhuyễn, mẹ có thể đông lạnh từng miếng táo lớn và cho con ngậm để giảm đau khi bé mọc răng.
Hỗn hợp xay nhuyễn sẽ chuyển sang màu nâu nên cách trữ đông tốt nhất là để nguyên nửa quả cùng một chút nước cốt chanh (bơ chín nguyên trái)
Có thể không đông cứng và kết cấu sẽ thay đổi (tươi hay nấu chín)
Chuối Hỗn hợp xay nhuyễn sẽ chuyển sang màu nâu nên cách trữ đông tốt nhất là cắt đôi trái chuối, quấn lại rồi đem đông lạnh
Việt quất Trữ đông tốt ở dạng nguyên trái hay xay nhuyễn. Khi rã đông sẽ bị ra nước, dù việt quất tươi hay nấu chín
Dưa Sau khi rã đông có thể sẽ bị sạm đá/ra nước nên cách trữ đông tốt nhất là cắt dưa thành từng cục rồi đông lạnh (tươi hay nấu chín)
Cherry Trữ đông tốt ở dạng nguyên trái hay xay nhuyễn và khi rã đông sẽ bị ra nước (tươi hay nấu chín)
Họ cam quýt Đông lạnh không tốt
Dừa Đông lạnh không tốt
Nho Trữ đông tốt ở dạng nguyên trái, nửa trái
Kiwi Sau khi rã đông có thể sẽ bị sạm đá/ra nước (tươi)
Xoài Sau khi rã đông có thể sẽ bị sạm đá/ra nước nên cách trữ đông tốt nhất là cắt xoài thành từng cục rồi đông lạnh (tươi hay nấu chín)
Đào Đông lạnh tốt, sau khi rã đông có thể sẽ bị sạm đá/ra nước nên cách trữ đông tốt nhất là cắt đào thành từng cục rồi đông lạnh (tươi hay nấu chín)
Đu đủ Đông lạnh tốt, sau khi rã đông có thể sẽ bị sạm đá/ra nước nên cách trữ đông tốt nhất là cắt đu đủ thành từng cục rồi đông lạnh (tươi hay nấu chín)
Có thể chuyển sang màu nâu khi đông lạnh. Sau khi rã đông có thể sẽ bị sạm đá/ra nước (tươi hay nấu chín)
Mận Đông lạnh tốt, sau khi rã đông có thể sẽ bị sạm đá/ra nước (tươi hay nấu chín)
Mận khô Đông lạnh tốt nhưng sẽ không đông cứng và kết cấu có thể bị thay đổi (tươi hay nấu chín)
Bí đỏ Đông lạnh tốt (nấu chín)
Dâu tây Đông lạnh tốt. Có thể để nguyên trái, xay nhuyễn hoặc dùng làm mứt
Rau củ (nấu chín)
Măng tây Đông lạnh tốt nhưng khi rã đông sẽ bị ra nước, tốt nhất nên đông lạnh ở dạng khúc
Bông cải xanh Đông lạnh tốt nhưng khi rã đông sẽ bị ra nước, tốt nhất nên cắt bông cải thành từng cục rồi đông lạnh
Đậu cove Đông lạnh tốt nhưng có thể bị sạm đá/ra nước khi rã đông, tốt nhất nên đông lạnh dạng nguyên trái
Các loại đậu (khô/đậu lăng) Đông lạnh tốt
Củ cải đường Đông lạnh tốt
Cà rốt Đông lạnh tốt
Bông cải trắng Đông lạnh tốt nhưng khi rã đông sẽ bị ra nước, tốt nhất nên cắt bông cải thành từng cục rồi đông lạnh
Bắp Đông lạnh tốt nhưng khi rã đông sẽ bị ra nước, tốt nhất không nên đông lạnh xay nhuyễn
Dưa leo Đông lạnh không tốt
Cà tím Đông lạnh tốt nhưng khi rã đông sẽ bị ra nước, tốt nhất không nên đông lạnh xay nhuyễn
Tỏi tây Đông lạnh tốt nhất khi kết hợp với thực phẩm khác
Hành Đông lạnh tốt nhất khi kết hợp với thực phẩm khác
Đậu Hòa Lan Đông lạnh tốt nhưng có thể bị sạm đá/ ra nước khi rã đông
Ớt chuông Đông lạnh tốt nhất khi kết hợp với thực phẩm khác
Khoai tây Đông lạnh tốt nhưng có thể bị sạm đá/ ra nước khi rã đông và cần hoàn nguyên lại khá nhiều
Khoai lang Đông lạnh tốt
Rau chân vịt Đông lạnh tốt, nhất là khi kết hợp với thực phẩm khác
Bí đỏ hồ lô Đông lạnh tốt
Bí đao Đông lạnh tốt nhưng có thể bị sạm đá/ ra nước khi rã đông
Củ cải trắng Đông lạnh tốt nhưng có thể bị sạm đá/ ra nước khi rã đông
Thịt/ Thực phẩm chứa đạm ( nấu chín)
Thịt bò Nấu kết hợp với thực phẩm khác – Có thể bị sạm đá/ ra nước khi rã đông và đông lạnh khi thịt đã được nấu chín
Thịt gà Nấu kết hợp với thực phẩm khác – Có thể bị sạm đá/ ra nước khi rã đông và đông lạnh khi thịt đã được nấu chín
Trứng Đông lạnh không tốt khi xay nhuyễn nhưng có thể đông lạnh khi nấu kết hợp với thực phẩm khác để làm món trộn hay chiên
Nấu kết hợp với thực phẩm khác – Có thể bị sạm đá/ ra nước khi rã đông và đông lạnh khi cá đã được nấu chín
Thịt heo Nấu kết hợp với thực phẩm khác – Có thể bị sạm đá/ ra nước khi rã đông và đông lạnh khi thịt đã được nấu chín
Đậu hủ Nấu kết hợp với thực phẩm khác – Có thể bị sạm đá/ ra nước khi rã đông và đông lạnh thành từng miếng hình vuông/ chữ nhật ngâm trong nước
Ngũ cốc (nấu chín)
Lúa mạch Chế biến kết hợp với thực phẩm khác – Có thể bị chảy nhựa/ ra nước khi rã đông. Tốt nhất không nên đông lạnh khi đã xay nhuyễn
Kiều mạch Chế biến kết hợp với thực phẩm khác – Có thể bị chảy nhựa/ ra nước khi rã đông. Tốt nhất không nên đông lạnh khi đã xay nhuyễn
Chế biến kết hợp với thực phẩm khác – Có thể bị chảy nhựa/ ra nước khi rã đông, tốt nhất không nên đông lạnh khi đã xay nhuyễn
Yến mạch Chế biến kết hợp với thực phẩm khác – Có thể bị chảy nhựa/ ra nước khi rã đông, tốt nhất không nên đông lạnh khi đã xay nhuyễn
Mì ống Đông lạnh không tốt – Có thể bị chảy nhựa/ ra nước khi rã đông, tốt nhất đông lạnh nguyên sợi
Diêm mạch Chế biến kết hợp với thực phẩm khác – Có thể bị chảy nhựa/ ra nước khi rã đông, tốt nhất không nên đông lạnh khi đã xay nhuyễn
Gạo Chế biến kết hợp với thực phẩm khác – Có thể bị chảy nhựa/ ra nước khi rã đông, tốt nhất không nên đông lạnh khi đã xay nhuyễn

[inline_article id=105760]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bảo quản thức ăn của bé: Chuyện không đơn giản!

Chế biến thực phẩm cho bé ăn dặm
Thực phẩm đông lạnh thường rất dễ bị mất chất và thay đổi mùi vị nếu không được bảo quản đúng cách

1/ “Tuổi thọ” của thực phẩm đông lạnh

– Với thực phẩm đông lạnh, mẹ có thể bảo quản và sử dụng trong vòng 3-6 tháng, nhưng mẹ nên dùng càng sớm càng tốt. Đặc biệt, các viên thức ăn đông lạnh cho bé ăn dặm không nên bảo quản trên ngăn đá quá 3 tháng để đảm bảo chất lượng và dưỡng chất tối ưu cho thực phẩm. Tùy lượng tinh thể nước đóng trên thức ăn và lượng dưỡng chất bị chảy hoặc bốc hơi khi rã đông, mẹ có thể quyết định khi nào nên dùng. Tốt nhất, mẹ chỉ nên sử dụng hết trong vòng 1 tháng.

Trái cây, rau củ bảo quản trong tủ lạnh sẽ có “tuổi thọ” trong vòng 48 giờ. Một số ý kiến cho rằng, hầu hết các loại trái cây và rau củ có thể trữ đông từ 8-12 tháng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này chỉ đúng với trường hợp trữ đông trong trạng thái tự nhiên của chúng cùng với nhiệt độ bảo quản dưới 0 độ C. Bảo quản lạnh sâu là điều kiện tốt nhất để cất trữ thực phẩm đông lạnh trong khung thời gian này.

– Với các loại thịt gia súc, gia cầm, cá, trứng cá các loại nên sử dụng trong vòng 24 giờ bảo quản lạnh

– Tthực phẩm được nấu chín và xay nhuyễn chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh không quá 48 tiếng. Khoảng thời gian hạn định này nhằm giữ cho sự phát triển của vi khuẩn trong thức ăn ở mức thấp nhất và thức ăn không bị nhiễm mùi tủ lạnh. Qui định này được áp dụng cho các loại rau củ, trái cây và thịt…

Thực phẩm cho bé ăn dặm
Rau củ, thịt cá sau khi chế biến và xay nhuyễn chỉ có “tuổi thọ” 48 tiếng, nếu được bảo quản trong tủ lạnh

2/ Sử dụng rau củ hay trái cây đông lạnh làm thức ăn cho bé rồi trữ đông trở lại có an toàn?

Việc sử dụng trái cây và rau củ đông lạnh để nấu ăn là một lựa chọn tốt, chỉ sau thực phẩm tươi. Qui trình đông lạnh nhanh (thức ăn được trữ đông ở nhiệt độ rất thấp và đông lại rất nhanh) sẽ giúp bảo quản và cho phép giữ lại các dưỡng chất trong thực phẩm một cách tối ưu nhất. Và cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc tái cấp đông thực phẩm sẽ có ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, cần phải nấu lại thức ăn này trước khi cấp đông trở lại. Rau củ và trái cây nên cấp đông ở trạng thái tươi, không nên nấu chín trước.

Rau củ thường sẽ được thu hoạch ở giai đoạn “tươi tắn” nhất rồi tiến hành đông lạnh nhanh ngay tại vườn hay kho chứa gần đó. Rau tươi cấp đông này sẽ được luân chuyển qua các xe tải, nhà kho và các nước khác nhau trước khi trở thành những món ăn thơm ngon. Nhưng cũng vì hầu hết các loại rau đông lạnh đều chưa được nấu chín trước khi đóng gói, nên mẹ phải chế biến trước khi dùng. Đọc kỹ nhãn mác và chỉ dẫn trên bao bì trước khi sử dụng. Một số sản phẩm sẽ có xu hướng thay đổi mùi vị và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Tuy nhiên, mẹ có thể nấu phần sản phẩm rã đông trước rồi mới múc riêng ra để nguội và cấp đông trở lại thì được. Nấu chín sản phẩm rã đông sẽ cho phép tái cấp đông sản phẩm đó một lần nữa.

[inline_article id=109048]

3/ Lớp đá đóng trên bề mặt có ảnh hưởng chất lượng thức ăn?

Trong quá trình bảo quản thức ăn cho bé ăn dặm, mẹ có thể nhận thấy hiện tượng lắng đọng một lớp nước trên mặt thức ăn. Không giống lo lắng của nhiều mẹ, lớp đá này không nguy hiểm đến sức khỏe hay ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn.

Khác với tình trạng lắng đọng này, mẹ nên lưu ý tình trạng thực phẩm đông lạnh bị cháy đông, sẽ làm khô và ảnh hưởng chất lượng thực phẩm. Cháy đông là những đốm nâu xám xuất hiện trên bề mặt thực phẩm, hệ quả của quá trình mất nước từ thực phẩm đông lạnh ra môi trường bên ngoài khi trữ đông. Để ngăn ngừa hiện tượng này, mẹ nên loại bỏ bớt không khí trong túi trước khi đem cấp đông. Ngoài ra, khi bị cháy đông, mẹ có thể cắt bỏ phần ảnh hưởng và sử dụng tiếp phần còn lại.

4/ Bảo quản đồ đông lạnh trong hộp thủy tinh: Nên hay không?

Thực tế, thủy tinh không phải là vật liệu được thiết kế cho mục đích đông lạnh, bởi chúng có khả năng bị nứt bể và để lại nhiều mảnh vỡ. Tốt nhất, mẹ nên sử dụng đồ đựng thức ăn cho bé được sản xuất với chức năng đông lạnh hay chịu được nhiệt độ cao.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nhựa được sản xuất để có thể chịu được môi trường nhiệt độ cao và/hoặc đông lạnh. Mẹ có thể tìm thấy biểu tượng của chức năng này dưới đáy lọ và đối chiếu với các biểu tượng tiêu chuẩn tương ứng. Cũng cần lưu ý thêm, những mã này không có nghĩa là đồ đựng này sẽ an toàn 100% khi đun nóng hay đông lạnh, nó chỉ là cơ sở hỗ trợ cho quyết định của mẹ.

[inline_article id=109056]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

3 nguyên tắc an toàn khi chế biến thức ăn dặm cho bé

Bên cạnh mối lo về thực phẩm chứa thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại, những mẹ có con nhỏ hiện nay cũng đang phải đau đầu vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tự nấu thức ăn cho bé ăn dặm ở nhà chắc chắn sẽ thơm ngon, dinh dưỡng hơn hẳn các loại bột chế biến sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo quy tắc an toàn, nguy cơ “ô nhiễm” thực phẩm cho bé sẽ cao hơn. Vì vậy, dù gấp rút thế nào, mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý những quy tắc an toàn sau.

Cách chế biến cho bé ăn dặm
Tuân thủ quy tắc an toàn khi chế biến sẽ giúp mẹ đảm bảo về chất lượng món ăn cho bé

1. Vệ sinh tay và dụng cụ chế biến

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng là điều đầu tiên và cơ bản nhất trước khi chế biến thức ăn dặm cho bé. Ngoài tay, mẹ cũng nên vệ sinh những cụ trong nhà bếp sẽ sử dụng đến như mặt bàn, xoong nồi, dao thớt, máy xay…

Tốt nhất, nên sử dụng xà phòng rửa chén kháng khuẩn tự nhiên. Không dùng chung thớt để cắt thịt và các loại rau củ, trái cây. Đặc biệt, nên dùng thớt riêng biệt khi sơ chế thực phẩm sống và chín. Sử dụng thớt gỗ sẽ an toàn hơn so với thớt nhựa, vì sẽ loại bỏ vi khuẩn dễ dàng hơn.

2. Chế biến thức ăn dặm cho bé: Sơ chế rau củ quả

Rau củ và trái cây trước khi sử dụng nên rửa sạch, nhất là phần vỏ. Dù sử dụng nguyên liệu hữu cơ, mẹ cũng nên rửa sạch trước khi chế biến. Rửa rau dưới vòi nước, có thể ngâm trong nước muối hoặc dung dịch rửa rau trong 5-10 phút. Với trái cây, mẹ nên chờ ráo nước, gọt vỏ, bỏ phần lõi và hạt trước khi nấu. Chuối và bơ sẽ không cần phải nấu khi cho bé ăn dặm, dù là các bé 6 tháng tuổi.

Rửa rau đúng cách
Rửa rau trực tiếp dưới vòi nước để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất độc hại

3. Chế biến thức ăn dặm cho bé: Lưu ý khi chế biến thịt

Mẹ cần rửa tay sạch sẽ ngay từ khâu chuẩn bị và xử lý thịt. Nếu cần có thể đeo găng tay để đảm bảo. Đặc biệt, trước khi chuyển từ việc sơ chế thịt sang sơ chế một món khác, mẹ cũng nên rửa tay lại một lần nữa, nhất là đối với các sản phẩm như thịt gia cầm, trứng.

Nên chia nhỏ thịt trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Khi cần sử dụng, chỉ nên rã đông phần thịt cần dùng trong mỗi lần. Tuyệt đối không để trẻ ăn thịt, thịt gia cầm, cá và trứng còn sống hay chín tái.

Để đảm bảo an toàn tối đa cho các món thịt như thịt gia cầm, thịt có màu đỏ và cá, mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:

– Không được để thức ăn còn sống hay đã nấu chín ở ngoài trong điều kiện nhiệt độ phòng quá 2 tiếng.

– Thực phẩm đông lạnh không nên rã đông rồi lại đông lạnh lại mà không cần nấu qua.

– Thực phẩm đông lạnh nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 0ºC hoặc thấp hơn.

Thức ăn của bé dù đã nấu chín hay chỉ mới sơ chế đều cần được bảo quản trong tủ lạnh và không quá 48-72 tiếng trước khi dùng hay đông lạnh.

– Thức ăn đông lạnh có hạn sử dụng khác nhau. Tốt nhất nên dùng các viên thức ăn đông lạnh của bé trong vòng 1 tháng.

[inline_article id=111859]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Chế độ ăn dặm cho trẻ 10-12 tháng: Tăng cường về chất và lượng

1/ Ăn dặm cho bé trong giai đoạn 10 -12 tháng

Khi được 10 – 12 tháng, thế giới thực phẩm dành cho bé thật sự rất rộng lớn và bé đã có thể chọn ra một vài món mà mình yêu thích. Lúc này, việc để lại một “bãi chiến trường” hoành tráng sau mỗi lần ăn là một phần không thể thiếu trong tiết mục ăn uống của bé. Đồng thời, bé sẽ không còn thích những món ăn xay nhuyễn, lỏng bỏng nữa. Các bé lúc này sẽ biếng ăn hơn. Tuy nhiên, không có nghĩa là tất cả đều như vậy đâu mẹ nhé! Đặc tính dễ ăn hay khó ăn sẽ tùy thuộc vào từng bé, và thông thường sẽ được thể hiện rõ trong giai đoạn tập đi.

Ăn dặm cho bé 10-12 tháng tuổi
Tại thời điểm này, nhiều bé đã có món ăn yêu thích của riêng mình

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé từ chối ăn, ngay cả với những món yêu thích của bé. Chẳng hạn như bé đang bận rộn khám phá thế giới của mình, nhưng mẹ lại bắt bé ngưng hoạt động đó lại và yên vị trên một cái ghế cao để ăn uống. Hiển nhiên, bé sẽ phản ứng gay gắt. Hơn nữa, với sự phát triển độc lập của mình, bé sẽ bắt đầu mò mẫm tìm hiểu một số món ăn nhất định và sẽ từ chối việc ăn bằng muỗng như trước đây.

Trong giai đoạn này, việc ăn uống của bé có lẽ sẽ gây cho mẹ một chút thất vọng, nhưng sẽ không kéo dài quá lâu. Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn cho bé cơ hội để bé có thể tìm ra loại thực phẩm nào bé thích ăn và quyết định lượng thực phẩm mình cần ăn là bao nhiêu, việc này quan trọng và có ý nghĩa với tiến trình phát triển của bé. Đảm bảo cung cấp được cho bé một chế độ dinh dưỡng cần bằng giữa trái cây, rau củ và chất đạm, bé sẽ là người chịu trác nhiệm việc nạp đủ lượng dưỡng chất mà bé cần.

[inline_article id=61207]

2/ Thực đơn ăn dặm cho bé 10 -12 tháng

Các bé ở giai đoạn này sẽ tiếp tục được khám phá các hương vị món ăn mới. Do đó mẹ nên cho bé trải nghiệm thêm một số loại gia vị khác hoặc kết hợp nhiều loại hương vị khác lại với nhau, như món gà nấu cà ri chẳng hạn.

Ngũ cốc và các loại hạt: Tại thời điểm này, bé cưng hầu như đã có thể ăn được tất cả các loại ngũ cốc, nui mì. Mẹ có thể thử chế biến cho bé món mì ống phô mai kết hợp với các loại rau yêu thích của bé. Chắc hẳn bé cưng sẽ rất thích thú.

Trái cây: Thực đơn trái cây của bé đã đa dạng hơn, với hầu hết các loại quả. Mẹ có thể thử kết hợp nhiều loại trái cây với nhau, để bé có cơ hội trải nghiệm nhiều mùi vị khác nhau. Nhưng nhớ, tránh xa những loại có thể gây dị ứng cho con mẹ nhé!

– Rau củ: Món rau củ luộc sẽ là lựa chọn tuyệt vời để bé tập ăn bốc. Hãy thử trộn đều các loại rau củ với nhau. Thêm một ít phô mai bào sợi để tăng thêm mùi vị hấp dẫn cho món salad rau củ. Hoặc mẹ có thể xào hay nướng một ít hành hay ớt chuông rồi thêm vào món ăn của bé.

Cho bé ăn dặm 10-12 tháng tuổi
Tập cho bé ăn bốc vừa giúp phát triển kỹ năng vận động của các ngón tay vừa giúp bé ăn ngon miệng hơn

– Chất đạm: Thịt heo, các loại cá, đậu hũ, trứng… đều là nguồn đạm phong phú mẹ có thể bổ sung trong bữa ăn hàng ngày cho bé. Đồng thời, ngoài cách hấp, nấu thông thường, các bé trong giai đoạn này cũng đã ăn được cá chiên rồi mẹ nhé!

Chế phẩm từ sữa: Khi bé được 12 tháng tuổi sẽ là thời điểm thích hợp để bắt đầu nếu mẹ có ý định cai sữa cho bé. Tại thời điểm này, bé cưng đã có thể uống được sữa tươi. Tuy nhiên, cho đến khi trẻ được 2 tuổi, mẹ cũng đừng nghĩ đến việc cho bé uống sữa tách béo nhé! Trong 2 năm đầu đời, bé cưng rất cần bổ sung chất béo để hỗ trợ cho quá trình phát triển trí não của mình. Ngoài ra, phô mai và sữa chua cũng là những chế phẩm từ sữa dồi dào canxi mẹ có thể bổ sung cho bé.

3/ Nhu cầu dinh dưỡng của bé 10-12 tháng tuổi

Trẻ 10 tháng tuổi có thể biểu hiện sự thèm ăn của mình một cách “người lớn” hơn hẳn. Có bé sẽ kêu đói và đòi ăn liên tục, nhưng cũng có trẻ rất lười ăn. Dù nhóc nhà bạn thuộc loại nào, bạn cũng nên cố gắng đảm bảo bữa ăn hàng ngày của bé phải đa dạng và đầy đủ các nhóm chất. Với các bé hay đòi ăn, mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều trong một lần. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn của bé ra thành nhiều bữa trong ngày, bởi dạ dày bé tại thời điểm này vẫn còn rất nhỏ.

[inline_article id=77955]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bổ sung chất sắt cho bé dưới 6 tuổi theo khuyến cáo từ WHO

Bổ sung chất sắt cho bé qua đường ăn uống là cách khả thi và dễ thực hiện nhất. Nhưng khi nào và bổ sung ra sao để đạt hiệu quả nhất?

1. Vai trò của sắt đối với sức khỏe bé

Sắt là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển; giúp cơ thể của trẻ thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Cụ thể hơn, sắt giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và hỗ trợ khả năng học hỏi của trẻ.

Cơ thể của trẻ cũng cần sắt để tạo ra một số hormone và sản sinh myoglobin để cung cấp oxy cho cơ bắp. Việc bổ sung đủ sắt cho bé giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt; hay thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu (Anemia) là tình trạng không có đủ tế bào hồng cầu trong cơ thể; khiến khả năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể của trẻ bị giảm sút. Việc thiếu oxy do anemia khiến bé cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu ớt. Bé cũng có thể bị khó thở, chóng mặt, nhức đầu hoặc nhịp tim không đều.

Trẻ em không nhận đủ chất sắt từ đồ ăn giàu chất sắt hoặc thực phẩm chức năng có nguy cơ cao bị thiếu máu. Như vậy, việc bổ sung sắt cho bé theo khuyến cáo là rất cần thiết để đảm bảo con có sức khỏe tốt nhất.

2. Bổ sung sắt cho bé theo khuyến cáo của WHO

Theo báo cáo từ WHO, tính đến năm 2011, có hơn 300 triệu trẻ em trên toàn cầu bị thiếu máu. Trong đó, nhóm trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có tỷ lệ thiếu máu cao nhất.

CDC Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung sắt cho trẻ bắt đầu từ 6 tháng tuổi; đặc biệt là với nhóm trẻ sinh non. Vì ở giai đoạn này, sữa mẹ không còn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho bé; do đó, bé cần được bổ sung thêm từ chế độ dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng.

Việc thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em có thể gây suy giảm khả năng phát triển nhận thức; và kỹ năng vận động vì lý do như sau:

  • Nồng độ hemoglobin thấp: Một huyết sắt tố giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
  • Thiếu hụt protein myoglobin: Ảnh hưởng đến việc di chuyển oxy đến cơ bắp, làm suy giảm khả năng vận động.

WHO khuyến nghị các tổ chức y tế công cộng nên chú trọng bổ sung sắt cho bé từ 6 tháng đến ít nhất 5 tuổi. Đặc biệt là những bé sống ở những nơi có tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cao hơn 40%; để tăng nồng độ hemoglobin và cải thiện tình trạng tình trạng thiếu sắt, thiếu máu.

Bổ sung sắt cho bé theo WHO

3. Liều lượng bổ sung cho bé theo từng độ tuổi

Để giảm thiểu tình trạng thiếu máu, WHO khuyến cáo bổ sung sắt cho bé như sau:

  • Từ 6 đến 23 tháng tuổi: 10–12,5 mg sắt nguyên tố mỗi ngày; trong 3 tháng liên tục mỗi năm. Bổ sung bằng siro hoặc nhỏ giọt.
  • Từ 2 tuổi (24 tháng) đến 11 tuổi (59 tháng): 30 mg sắt nguyên tố mỗi ngày; trong 3 tháng liên tục mỗi năm. Bổ sung bằng siro, nhỏ giọt hoặc viên nén.
  • Từ 5 tuổi (60 tháng) đến 12 tuổi: 30 – 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày; trong 3 tháng liên tục mỗi năm. Bổ sung bằng siro, nhỏ giọt hoặc viên nén.

1mg sắt nguyên tố tương ứng với 5mg sắt (II) sulfat; và 3mg sắt fumarat; và 8,3mg sắt gluconat. Tùy vào từng dòng sản phẩm bổ sung sắt cho bé; ví dụ như dạng siro hay nhỏ giọt hay viên uống; mẹ kiểm tra kỹ liều lượng của các loại sắt để bổ sung đúng cho bé.

(*) Lưu ý rằng, liều lượng bổ sung sắt cho bé nêu trên áp dụng cho những địa phương, vùng miền có tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 40% trở lên. Trường hợp mẹ muốn biết liều lượng chính xác; hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ nhi khoa để được giải đáp cụ thể cho trường hợp bé cưng nhà mình.

4. Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu là phù hợp?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, trẻ sinh đủ tháng dưới 4 tháng tuổi và đang bú sữa mẹ không cần bổ sung thêm sắt. Khi bé được 4 tháng tuổi, trẻ bú mẹ một phần hoặc hoàn toàn nên được bổ sung 1 mg/kg mỗi ngày.

Khi bé đã có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm; vào khoảng 6 tháng tuổi. Mẹ có thể cho bé bổ sung sắt thông qua chế độ dinh dưỡng và sử dụng thực phẩm chức năng.

Một số khuyến nghị chung từ AAP về việc bổ sung sắt cho bé trong bao lâu đó là:

  • Trẻ đủ tháng: Từ 4 tháng tuổi, trẻ bú mẹ một phần hoặc hoàn toàn nên được bổ sung 1 mg/kg mỗi ngày chất sắt qua đường uống cho đến khi con bắt đầu ăn dặm và mẹ có thể bổ sung sắt cho bé bằng chế độ ăn uống.
  • Trẻ sinh non: Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bé đã có thể bắt đầu cần bổ sung thêm sắt ngay từ tháng đầu tiên sau sinh. Mẹ cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để biết được liều lượng chính xác. Nhìn chung, khi bé đến tuổi ăn dặm; mẹ đã có thể cung cấp thêm sắt cho con bằng thực phẩm mà không cần phải bổ sung theo bất kỳ cách đặc thù nào.

5. Ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt, thiếu máu ở trẻ em

Một số gợi ý để mẹ đảm bảo bổ sung sắt cho bé đầy đủ đó là:

5.1 Cung cấp thực phẩm giàu chất sắt

  • Lòng đỏ trứng, đậu hủ.
  • Cá ngừ, cá mòi, cá hồi đóng hộp.
  • Sữa công thức đã bổ sung sắt đúng cách.
  • Thịt gia súc, gia cầm (bò, heo, gà tây, gà, gan gà).
  • Động vật có vỏ (trai, sò, tôm…). Chỉ cho bé từ 1 tuổi trở lên.
  • Đậu sấy khô, bí ngô, khoai lang, bông cải/súp lơ xanh và nấm.
  • Các loại rau có màu xanh đậm (rau chân vịt, bông cải xanh, cải xoắn).
  • Mật đường đen (có thể pha một chút với bột ngũ cốc dành cho bé từ 10 tháng trở lên ăn).
    Các loại ngũ cốc (mầm lúa mì, kê, gạo lức, bánh mì, ngũ cốc bổ sung sắt, diêm mạch, kiều mạch, cám lúa mì, bột gạo, bột bắp).

Riêng với thịt bò, mẹ có thể cho bé ăn thịt bò, chứa rất nhiều sắt và chế biến dễ dàng thành các món ăn ngon cho bé thịt bò và rau hầm; món thịt bê nấu với nước xốt kem chua hoặc với bé trên 2 tuổi; có thể làm thêm món spaghetti bolognese, thịt viên Ý…

Các món ăn từ gà như gà nướng bông cải xanh và đậu hầm cũng là bữa ăn tối tuyệt vời; đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sắt hàng ngày của bé.

5.2 Đừng lạm dụng sữa

Sữa mẹ không có chứa nhiều chất sắt. Do đó, mẹ tránh ép bé bú sữa để bổ sung sắt cho con. Điều này có thể dẫn đến tình trạng “dư thừa sữa mẹ” (oversupply) hoặc “tình trạng tăng tiết sữa” (hyperlactation).

Hệ quả là bé bị tăng cân quá nhanh, tăng nguy cơ béo phì; bị đau bụng và rối loạn tiêu hóa; thậm chí, bé có thể bị ngạt thở nếu mẹ ép bú sữa quá nhiều.

5.3 Tăng cường hấp thu

So với lượng sắt từ thực vật (non-heme), sắt từ động vật (heme) dễ hấp thu hơn hẳn. Vì vậy, mẹ nên tăng cường các loại thịt, cá trong thực đơn dinh dưỡng cho bé để đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết.

Vitamin C sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy, bên cạnh những thực phẩm giàu sắt, mẹ cũng nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C. Có thể kể đến như trái cây họ cam quýt; các loại quả mọng cùng táo, chuối, đào, cà chua; và rau củ có màu xanh

Cuối cùng, mẹ cần chú ý đến dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ em bao gồm: Chậm tăng cân; bỏ bú, biếng ăn; da dẻ nhợt nhạt; bé càu nhàu, khó chịu. Điều này giúp mẹ phát hiện sớm vấn đề của bé.

6. Top 11 sản phẩm bổ sung sắt cho bé uy tín và an toàn

6.1 Siro Fitobimbi Ferro C bổ sung sắt, kẽm và vitamin C cho bé

Siro Fitobimbi Ferro C
Siro Fitobimbi Ferro C bổ sung sắt, kẽm và vitamin C cho bé

Về thương hiệu Fitobimbi

Fitobimbi là thương hiệu chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Với 23 năm kinh nghiệm trên thị trường; sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Ý, Châu Âu; và lưu hành tại hơn 50 quốc gia trên thế giới; Fitobimbi cam kết cung cấp những sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng cao; cùng hình ảnh thương hiệu thân thiện, gần gũi với trẻ em.

Đôi nét về Siro Fitobimbi Ferro C

Siro Fitobimbi Ferro C là dòng sản phẩm dành cho trẻ đang bị thiếu máu do thiếu sắt; có sức đề kháng kém; dễ bị ốm và kém hấp thu vitamin và khoáng chất. Với thành phần chiết xuất từ hoa Cúc Đức; sắt gluconat; kẽm gluconat và không gluten, lactose; sẽ giúp trẻ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết; giúp bảo vệ sức khỏe và tăng cường đề kháng cho bé một cách toàn diện nhất.

Ưu điểm:

  • Có chứa vitamin C giúp bé hấp thụ sắt đầy đủ và tối ưu nhất.
  • Chiết xuất quả Sơ ri giúp hấp thu tốt và bảo vệ sắt, kẽm tránh bị phá hủy trước khi bị hấp thu.
  • Chiết xuất hoa Cúc Đức làm giảm mùi tanh của sắt; giúp trẻ dễ uống hơn. Ngoài ra, thành phần làm giảm kích ứng đường tiêu hóa và làm giảm các tác dụng phụ do sắt, kẽm gây ra.

Nhược điểm:

  • Có chứa dịch chiết dược liệu, do đó có thể có các bột dược liệu chưa được hòa tan hết. Nhưng điều này không ảnh hưởng gì đến chất lượng của sản phẩm; mẹ chỉ cần lắc kỹ trước khi dùng để siro được đồng đều.

Giá tham khảo:

335,000 VNĐ/chai với dung tích 200ml.

[affiliate-product id=”324517″ sku=”112900ID1146″ title=”Siro Fitobimbi Ferro C bổ sung sắt, kẽm và vitamin C cho bé” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

6.2 Siro bổ máu Vitabiotics Feroglobin B12

Siro bổ máu vitabiotics
Siro Vitabiotics Feroglobin B12 bổ sung sắt cho bé

Về thương hiệu Vitabiotics

Vitabiotics là thương hiệu từ Thành phố London của Anh Quốc; có hơn 50 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và sản xuất thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Hiện nay, Vitabiotics đứng thứ 2 trên thị trường sản phẩm bổ sung vitamin tại Anh; có mặt trên 100 quốc gia; và đạt được nhiều giải thưởng, chứng chỉ y khoa cho các dòng sản phẩm của mình.

Đôi nét về Siro Vitabiotics Feroglobin

Siro Vitabiotics Feroglobin phù hợp với trẻ thiếu máu do thiếu sắt từ 1 tuổi trở lên và người lớn. Đây là dòng sản phẩm tối ưu vì không chỉ đảm bảo bổ sung sắt cho bé; mà còn cung cấp thêm các vitamin B1, B2, B6 và B12 cùng khoáng chất khác giúp tăng cường sức khỏe của bé tối ưu nhất.

Ưu điểm:

  • Có vị mật ong dễ uống đối với trẻ nhỏ.
  • Bổ sung đầy đủ cả lượng sắt lẫn vitamin B cần thiết cho cơ thể.
  • Thành phần an toàn với người sử dụng: không chất tạo màu, không chứa gluten.

Nhược điểm:

  • Chỉ dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên; không phù hợp với trẻ nhỏ do có thành phần mật ong.

Giá tham khảo:

334,000 VNĐ – 345,000 VNĐ/chai với dung tích 200ml.

[affiliate-product id=”324518″ sku=”112900ID1147″ title=”Siro bổ máu Vitabiotics Feroglobin B12″ newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

6.3 Sắt hữu cơ nhỏ giọt Ferrodue

Sắt Ferrodue
Bổ sung sắt hữu cơ cho bé từ dòng sản phẩm Ferrodue nhỏ giọt

Về thương hiệu Buona

Buona là thương hiệu của Hãng Dược phẩm Steve Jones (Ý); công ty này phát triển và sản xuất thực phẩm chức năng nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe dựa trên các tiêu chí chất lượng; và nghiên cứu khoa học dinh dưỡng; đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của trẻ em.

Đôi nét về sắt hữu cơ nhỏ giọt Ferrodue

Ferrodue là sản phẩm bổ sung sắt hữu cơ cho bé của hãng Buona. Sản phẩm có thành phần sắt II bisglycinate chelate (FeBC) được bào chế dưới dạng nhỏ giọt. Sắt Ferrodue nhỏ giọt là sản phẩm giúp bổ sung sắt và giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em.

Ưu điểm:

  • Có vị dâu tây phù hợp với vị giác của bé.
  • Liều lượng nhỏ (1 giọt) có thể cung cấp 1mg sắt nguyên tố.
  • Sử dụng được cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi; thậm chí trẻ sinh non vẫn có thể dùng.
  • Sản phẩm không chứa Gluten và Lactose; tốt cho trẻ không dung nạp Gluten và Lactose.

Nhược điểm:

  • Sắt Bisglycinate có thể làm giảm sự hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh. Mẹ nên tránh cho bé dùng các sản phẩm cùng thời điểm với thuốc kháng axit.

Giá tham khảo:

215,000 VNĐ/lọ có dung tích 15ml.

[affiliate-product id=”324519″ sku=”112900ID1148″ title=”Sắt hữu cơ nhỏ giọt Ferrodue” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

6.4 Multi Iron Nature’s Way Kids Smart

Multi Iron Nature's Way Kid Smart
Bổ sung sắt cho bé: Multi Iron Nature’s Way Kid Smart

Về thương hiệu Nature’s Way

Nature’s Way là một công ty của Úc tập trung sản xuất sản phẩm có thành phần chính yếu là thảo dược. Hiện nay, công ty sở hữu các nhãn hiệu về thực phẩm chức năng và bổ sung vitamin.

Với hơn 50 năm kinh nghiệm hợp tác với các nông trại; cùng nhà máy sản xuất đạt chuẩn Thực hành sản xuất tốt (GMP); Nature’s Way hứa hẹn cho ra đời những dòng sản phẩm phục vụ tốt nhất cho sức khỏe của mọi người.

Đôi nét về multi iron nature’s way kids smart

Nature’s Way Kids Smart Multi Iron Liquid không chỉ là sản phẩm bổ sung sắt cho bé; mà còn cung cấp choline và 11 loại vitamin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi thương hiệu số 1 về dòng sản phẩm dành cho trẻ em tại Úc.

Ưu điểm:

  • Cung cấp toàn diện các khoáng chất cùng với vitamin giúp trẻ tăng cường chuyển hóa; hấp thu các dưỡng chất tốt vào cơ thể.
  • Sản phẩm bổ sung hương vị trái cây quả mọng thơm ngon giúp trẻ uống dễ dàng; có cảm giác thích thú, hào hứng mỗi lần uống vitamin.
  • Kết hợp sắt với choline giúp đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy; xung thần kinh truyền đi nhanh hơn nên trẻ sẽ năng động, nhạy bén.

Nhược điểm:

  • Chỉ phù hợp với nhóm trẻ từ 1 tuổi trở lên.
  • Có nhiều hàng nhái trên thị trường do đó mẹ cần chú ý phân biệt hàng thật và giả.
  • Sản phẩm không phù hợp với với các bé đang điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Giá tham khảo:

275,000 VNĐ – 450,000 VNĐ/lọ có dung tích 200ml.

[affiliate-product id=”324501″ sku=”112900ID1142″ title=”Multi Iron Nature’s Way Kids Smart” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

6.5 Siro Pediakid Fer + Vitamines B bổ sung sắt cho bé

Bổ sung sắt cho bé Pediakid
Bổ sung sắt cho bé Pediakid

Về thương hiệu Pediakid

Pediakid là thương hiệu của công ty Laborattoires Ineldea (Pháp); chuyên thiết kế công thức, sản xuất và phân phối các chất bổ sung cho chế độ ăn uống và mỹ phẩm.

Đôi nét về siro Pediakid Fer + Vitamines B bổ sung sắt và vitamin

Pediakid Fer + Vitamines B la sản phẩm bổ sung lượng sắt và các vitamin nhóm B đang bị thiếu hụt ở cơ thể trẻ em; phụ nữ có thai; phụ nữ sau sinh an toàn, dễ dàng sử dụng và tăng khả năng hấp thụ.

Ưu điểm:

  • Bổ sung các nhóm vitamin B tăng khả năng hấp thụ sắt.
  • Sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, dưới dạng siro uống, có hương vị chuối dễ uống.
  • Vitamin B là chất xúc tác giúp hấp thụ và chuyển hóa sắt vào cơ thể trẻ một cách tối ưu và hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Siro Pediakid Fer + Vitamines B được đựng bằng chai thuỷ tinh khá dễ vỡ.

Giá tham khảo:

228,000 VNĐ – 285,000 VNĐ/lọ có dung tích 125ml.

[affiliate-product id=”324513″ sku=”112900ID1143″ title=”Bổ Sung Sắt Vitamin Nhóm B PEDIAKID Fer + Vitamines B Cho Trẻ Nhỏ Phát Triển Toàn Diện” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

6.6  Siro BRAUER Kids Liquid Multivitamin With Iron

Siro Brauer Kids
Siro Brauer Kids giúp bổ sung sắt cho bé

Về thương hiệu Brauer

Brauer là thương hiệu thuộc công ty dược liệu Brauer Natural Medicine; đây là một nhà tiên phong về y học vi lượng đồng căn có hơn 91 năm kinh nghiệm đến từ Nam Úc.

Brauer Natural Medicine cam kết phát triển các dòng sản phẩm toàn diện dựa trên kiến thức chuyên môn sâu rộng; và thành phần các loại vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng, thảo mộc và vi lượng đồng căn có nguồn gốc tự nhiên; chất lượng cao.

Đôi nét về Siro BRAUER Kids Liquid Multivitamin With Iron

Siro Brauer kids liquid multivitamin with iron không chỉ giúp bổ sung sắt cho bé; sản phẩm này còn bổ sung 18 loại vitamin thiết yếu như B2, B6, B9, B12, C,… giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cho trẻ. Siro này sẽ phù hợp cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Ưu điểm:

  • Bổ sung sắt dưới dạng Sắt SUNACTIVE giúp tăng cường hấp thu và giảm các tác dụng phụ trên dạ dày.
  • 99% không đường và được bổ sung thêm vitamin C và D3, đây là sản phẩm dễ uống và phù hợp cho bé từ 3 tuổi.
  • Không chứa thành phần gây dị ứng cho bé: gluten, đậu phộng, sữa và chế phẩm từ sữa; không chứa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị nhân tạo.

Nhược điểm:

  • Chỉ phù hợp với trẻ từ 3 tuổi trở lên; nếu trẻ nhỏ tuổi hơn cha mẹ cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ.

Giá tham khảo:

346,000 VNĐ – 550,000 VNĐ/lọ có dung tích 200ml.

[affiliate-product id=”324514″ sku=”112900ID1144″ title=”Siro BRAUER Kids Liquid Multivitamin With Iron – Vitamin bổ sung Sắt & Phát triển Toàn diện cho trẻ từ 3 tuổi (200ml)” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

6.7 Siro ăn ngon centrum kids incremin iron mixture

bổ sung sắt cho bé Centrum
Bổ sung sắt cho bé Centrum kids incremin iron mixture

Về thương hiệu Centrum

Centrum ra đời từ năm 1950 dựa trên nghiên cứu về bệnh ung thư tiến hành bởi Tiến sĩ Leon Ellenbogen tại Phòng thí nghiệm Lederle ở Pearl River, New York.

Lần đầu tiên, centrum ra mắt vitamin tổng hợp vào năm 1978. Kể từ đó, thương hiệu phát triển; nhờ sự hỗ trợ bởi hơn 40 năm khoa học, Centrum hiện là nhãn hiệu vitamin được bác sĩ và các dược sĩ khuyên dùng.

Đôi nét về siro centrum kids incremin iron mixture

Centrum Kids Incremin Iron Mixture của Úc là siro có thành phần chính là Lysine, sắt và vitamin B1, B6, B12. Sản phẩm phù hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên biếng ăn, trẻ kém hấp thụ; trẻ mới ốm dậy; hoặc cần bổ sung dinh dưỡng.

Ưu điểm:

  • Chứa hỗn hợp chứa sắt và các loại vitamin cho trẻ em giúp bổ sung năng lượng cho bé phát triển.
  • Dạng siro dễ uống và nhanh hấp thu; có hương vị hấp dẫn sẽ hỗ trợ bổ sung sắt cho bé về lâu dài.
  • Có thành phần Lysine, một trong những axit amin giúp bé hấp thụ dinh dưỡng và kích thích ăn ngon; phù hợp với trẻ biếng ăn.

Nhược điểm:

  • Rủi ro khi bổ sung quá liều lớn; sắt gây tình trạng táo bón; vitamin B gây triệu chứng kích thích ruột.

Giá tham khảo:

262,000 VNĐ – 345,000 VNĐ/lọ có dung tích 200ml.

[affiliate-product id=”324515″ sku=”112900ID1145″ title=”Siro ăn ngon centrum kids incremin iron mixture” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

6.8 Sắt Hữu Cơ cho bé Ferrolip baby

sắt hữu cơ cho bé Ferrolip Baby
Bổ sung sắt hữu cơ cho bé Ferrolip Baby

Về thương hiệu Ferrolip Baby

Ferrolip Baby là thương hiệu của công ty U.G.A. Nutraceuticals thành lập từ năm 2005; chuyên nghiên cứu, xây dựng; và phát triển thực phẩm bổ sung omega-3 với chất lượng vượt trội.

Đôi nét về sắt Hữu Cơ cho bé Ferrolip baby

Siro Ferrolip baby là thực phẩm bổ sung có chứa một dạng sắt bisglicinate với khả năng hấp thụ tốt hơn. Ferrolip baby làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể trẻ và đảm bảo tính hấp thụ tối ưu nhất.

Ưu điểm:

  • Sản phẩm nhỏ giọt, nên tiện lợi và gọn nhẹ khi sử dụng.
  • Thành phần sắt bisglycinate được chứng minh là an toàn và hấp thụ tốt hơn so với các dạng sắt khác.
  • Được bào chế dưới dạng giọt có hương vị đào thơm ngon để đảm bảo trẻ em có thể sử dụng loại siro này dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Phù hợp với đối tượng trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên; trẻ sinh non, thiếu cân cũng có thể sử dụng.

Giá tham khảo:

295,000 VNĐ – 370,000 VNĐ/lọ có dung tích 30ml.

[affiliate-product id=”324520″ sku=”112900ID1149″ title=” Sắt Hữu Cơ cho bé Ferrolip baby” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

9. Sắt Avisure Safoli Drops hữu cơ bổ sung cho bé

Sắt Avicure
Bổ sung sắt hữu cơ Avisure cho bé

Về thương hiệu Avisure

Avisure là thương hiệu của Công ty Dược phẩm Bảo Minh (Việt Nam); thành lập ngày 13/12/2010. Với đội ngũ dược sĩ giỏi; công ty hiện đang phát triển những sản phẩm được nghiên cứu kỹ lương; và sản xuất với tiêu chuẩn chất lượng cao tại Việt Nam.

Đôi nét về sắt Avisure Safoli Drops hữu cơ bổ sung cho bé

Sắt Avisure Safoli Drops hữu cơ là dòng sản phẩm của Việt Nam; có thành phần sắt hữu cơ IPC có kênh hấp thu chủ động và cấu tạo đặc biệt nên không bị cản trở hấp thu bởi thức ăn; tăng hiệu quả phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt.

Ưu điểm:

  • Giá thành tốt hơn so với sản phẩm sắt hữu cơ nhỏ giọt.
  • Ít gây táo bón, nóng trong, an toàn với dạ dày cho bé đủ sắt, đủ máu.
  • Có hương dâu tự nhiên giúp trẻ dễ uống; gia tăng khả năng duy trì trong thời gian dài.
  • Thành phần chứa Sắt hóa trị III được chứng minh là có khả năng hấp thu vượt trội hơn hẳn so với các dạng sắt khác.

Nhược điểm:

  • Không chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ sung so với các sản phẩm khác.

Giá tham khảo:

128,000 VNĐ – 230,000 VNĐ/lọ có dung tích 20ml.

[affiliate-product id=”324521″ sku=”112900ID1150″ title=”Sắt Avisure Safoli Drops hữu cơ dành cho bé 20ml” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

6.10 Siro Bổ Sung Sắt Và Kẽm Hữu Cơ Cho Bé Fitolabs BioFe

Fitolabs FE
Siro Bổ Sung Sắt Và Kẽm Hữu Cơ Cho Bé Fitolabs BioFe

Về thương hiệu Fitolabs

Fitolabs là thương hiệu thuộc Công ty Cổ phần Dược Thảo Fitolabs (Việt Nam) chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ từ thảo dược. Những dòng sản phẩm của công ty đề chuẩn hoá chất lượng cao nhằm đảm bảo uy tín trên thị trường.

Đôi nét về siro bổ sung sắt và kẽm hữu cơ cho bé Fitolabs BioFe

Siro Fitolabs BioFe giúp bổ sung vi chất sắt cho bé; đồng thời, có bổ sung thêm kẽm, axit folic giúp cho cơ thể trẻ dễ hấp thu. Các thành phần vitamin B6-B9 hỗ trợ quá trình tạo máu; giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Ưu điểm:

  • Giá thành tốt hơn so với các sản phẩm siro bổ sung sắt và kẽm cho bé.
  • Bổ sung sắt và kẽm kết hợp có hiệu quả trong việc cải thiện nồng độ huyết sắc tố và giảm tỷ lệ thiếu máu.
  • Vitamin B giúp các enzym đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng của tế bào, như phá vỡ carbohydrate và vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể; giúp cho bộ não của bé hoạt động bình thường.

Nhược điểm:

  • Chỉ phù hợp cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Giá tham khảo:

126,000 VNĐ – 135,000 VNĐ/lọ có dung tích 120ml.

[affiliate-product id=”324522″ sku=”112900ID1151″ title=”Thực Phẩm Bổ Sung Sắt Và Kẽm Hữu Cơ Cho Bé Fitolabs BioFe Tăng Cường Đề Kháng, Giảm Thiếu Máu, An Toàn Lọ 120ml” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

6.11 Xịt họng Dekabon FE bổ sung sắt và vitamin cho bé

Vitamin xịt Dekabon FE
Xịt họng Dekabon FE bổ sung sắt và vitamin cho bé

Về thương hiệu Dekabon

Dekabon là thương hiệu các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất dành riêng cho bé. Với mong muốn trở thành trợ thủ đắc lực giúp con khoẻ mạnh trên hành trình lớn khôn, Dekabon cùng các chuyên gia đầu ngành đã nghiên cứu và cho ra mắt bộ sản phẩm chứa 4 dưỡng chất đặc biệt quan trọng với trẻ là DHA, D3K2, Fe và Probiotics, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, phát triển thông minh.

Kể từ khi ra mắt, Dekabon nhận được sự đánh giá cao của nhiều y bác sĩ, chuyên gia đầu ngành và được nhiều gia đình có con nhỏ trải nghiệm, đánh giá cao về hiệu quả sử dụng.

Đôi nét về Vitamin xịt Dekabon FE

Xịt họng Dekabon FE Hỗ trợ bổ sung sắt cho cơ thể, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Sản phẩm có bổ sung thêm chất sơ không gây táo bón cho trẻ.

Ưu điểm:

  • Sản phẩm được bào chế dưới dạng xịt, có vị ngọt nhẹ, không mùi tanh dễ sử dụng cho bé nhỏ.
  • Không chứa gluten, không chứa lactose nên không gây dị ứng hoặc các tác dụng phụ ở trẻ khi sử dụng.
  • Có thành phần chính là Fe (III) Hydroxide polymaltose complex nhập khẩu từ Ý; đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
  • Bổ sung vitamin B3 giúp tạo ra hormone trong tuyến thượng thận giúp ngăn chặn chứng viêm. Vitamin B9 cần thiết cho hoạt động của não bộ của bé.

Nhược điểm:

  • Sản phẩm nội địa nhưng giá thành lại khá cao so với các sản phẩm khác cùng công dụng.

Giá tham khảo:

315,000 VNĐ/lọ có dung tích 15ml.

[affiliate-product id=”324523″ sku=”112900ID1152″ title=”Vitamin xịt Dekabon FE 15ml – Bổ sung Vitamin B, Sắt, giúp giảm thiếu sắt cho cơ thể” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

Theo kết quả nhiều nghiên cứu, 1.000 ngày đầu tiên tính từ ngày đầu tiên của thai kỳ đến khi bé tròn 2 tuổi là quãng thời gian duy nhất để mở ra cửa sổ cơ hội cho sức khỏe và tương lai của bé. Chính vì vậy, các bé độ tuổi này cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp. Chính vì vậy hãy theo dõi để bổ sung chất sắt cho bé kịp thời, mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Lần đầu cho bé ăn dặm, bạn thực hiện đúng cách chưa?

lần đầu cho bé ăn dặm
Đừng bỏ lỡ những lưu ý quan trọng giúp lần đầu cho bé ăn dặm dễ dàng hơn, mẹ nhé!

Lần đầu ăn dặm nên cho bé ăn gì?

Ngũ cốc và các loại hạt (bao gồm gạo – yến mạch – lúa mạch)

Gạo và yến mạch là những loại ngũ cốc “hiền” nhất, bởi hầu hết các bé đều không bị dị ứng với 2 loại thực phẩm này. Ngoài ra, theo các chuyên gia, mẹ không nhất thiết phải cho bé bắt đầu bằng ngũ cốc. Chuối hay bơ cũng đều phù hợp cho khởi đầu ăn dặm của bé.

Cách cho bé ăn dặm lần đầu với trái cây bơ – táo – chuối – lê

Sau 8 tháng hoặc sớm hơn một chút, mẹ có thể cho bé ăn trái cây tươi chín mềm nếu bé không gặp phải bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào. Riêng với bơ và chuối, mẹ không cần phải nấu chín trước khi cho bé ăn.

Rau củ, bao gồm khoai lang – bí đỏ – đậu cove

Cho bé ăn rau củ nấu chín cho đến khi bé được hơn 1 tuổi hay khi bé đã có thể nhai tốt và không bị nghẹn/hóc thức ăn khi ăn.

Lần đầu cho bé ăn dặm với chất đạm

Trong giai đoạn mới bắt đầu, chất đạm chưa thực sự cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, nếu có cho bé ăn thịt, mẹ nên nấu chín kỹ. Tuyệt đối không cho bé nếm thử thịt hay cá sống, dù chỉ với một lượng rất nhỏ.

Chế phẩm từ sữa

Trẻ dưới 12 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn non nớt nên chưa thể tiêu hóa được sữa tươi, sữa bò. Vì vậy, trong giai đoạn này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn bổ sung canxi và chất dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ.

[inline_article id=84413]

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé sẽ khác nhau trong từng giai đoạn. Vì vậy, thay vì “chăm chăm” theo công thức cố định, mẹ nên quan sát thái độ, thói quen của bé để thay đổi cho phù hợp.

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên, cho bé ăn bao nhiêu?

Lần đầu tiếp xúc với thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bé chỉ có thể ăn được khoảng 1/2 muỗng nhỏ. Mẹ không nên kỳ vọng rằng bé sẽ ăn nhanh và nhiều trong lần đầu tiên này. Khi lớn và quen hơn với các loại thực phẩm, khẩu phần ăn của bé sẽ tăng thêm.

Tuy nhiên, sữa vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho bé ở giai đoạn này. Kích thức dạ dày của bé lúc này bằng cỡ một nắm tay của bé nên bé sẽ chưa ăn được nhiều và chưa đủ để có thể gọi là một bữa ăn. Vì thế, cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên là mẹ không nên quá đặt nặng việc ăn dặm của bé vào lúc này.

Trong những lần đầu tập ăn, một số bé sẽ tìm cách nhè thức ăn ra ngoài. Đây là một dấu hiệu bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé chưa thực sự sẵn sàng ăn dặm. Mẹ nên quan sát thêm các dấu hiệu và cử chỉ của bé để chắc chắn thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm.

Nhu cầu về sữa của bé từ 0 – 12 tháng tuổi

Để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn dinh dưỡng, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến lượng sữa bé tiêu thụ mỗi ngày. Cố gắng cho bé bú đúng theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi.

0 – 3 tháng: bú mẹ mỗi 1 – 3 tiếng/lần hay 540 – 1200 ml sữa công thức/ngày

4 – 5 tháng: bú mẹ mỗi 2 – 4 tiếng/lần hay 720 – 1300 ml sữa công thức/ngày

6 – 8 tháng: bú mẹ mỗi 3 – 4 tiếng/lần hay 720 – 1100 ml sữa công thức/ngày

9 – 12 tháng: bú mẹ mỗi 4 – 5 tiếng/lần hay 720 – 900 ml sữa công thức/ngày

Từ 12 tháng trở lên, mẹ có thể cho bé làm quen với sữa tươi nguyên kem và dùng thêm một số chế phẩm khác từ sữa như yogurt, phô mai…

[inline_article id=40647]