Sức khỏe bé sơ sinh sẽ cung cấp cho mẹ những kiến thức khoa học liên quan đến các bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, giúp mẹ biết cách xử trí khi con bệnh và nuôi con đỡ vất vả hơn.
Với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bé không thể tự đẩy lùi cảm giác đầy hơi chướng bụng mà phải cần sự giúp đỡ của người lớn. Mẹ hãy bỏ túi ngay những cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh sau đây nhé!
1. Cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh: Thoát đầy hơi nhờ ợ đúng cách
Đa số các trường hợp bé bị đầy hơi thường là do khi cho con bú, mẹ vô tình tạo ra bọt khí, và những bong bóng khí này từ miệng đi vào dạ dày của con. Vì vậy, cách chữa đầy hơi cho trẻ tốt nhất trong những trường hợp này là giúp con ợ.
Có nhiều cách giúp con ợ, và mỗi bé sẽ thích một cách của riêng mình. Mẹ có thể thử nhiều tư thế và phương pháp trước khi tìm ra “xì-tai” riêng của con.
– Ẵm bé trong tư thế đầu tựa vào vai, và vỗ lưng nhẹ nhàng cho bé.
– Vẫn trong tư thế tựa đầu vào vai, nhưng lần này mẹ nhẹ nhàng xoa lưng bé theo chuyển động tròn dọc từ xương sống lên tới cổ.
– Cho bé ngồi trên đùi, và mẹ dùng tay xoa lưng cho bé.
– Đặt bé nằm sấp trên đùi, xoa hoặc vỗ nhẹ lưng cho bé.
Tuy nhiên, ợ hơi chỉ giúp con thoát khỏi những trường hợp đầy hơi do nuốt phải khí thừa trong quá trình cho bú mà không có hiệu quả với những trường hợp khí được tạo ra do quá trình tiêu hóa.
[inline_article id=69778]
2. Cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh: Massage cho bé
Theo một số nghiên cứu, việc massage cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, không chỉ giúp bé hay ăn chóng lớn, điều hòa nhịp tim, cải thiện hoạt động của não bộ mà còn giúp bé giải phóng khí hiệu quả.
Để bé cưng nằm ngửa, mẹ dùng tay nhẹ nhàng xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên, không nên massage bụng sau khi bé vừa ăn no. Khoảng thời gian hợp lý nhất là khoảng 1 tiếng sau khi ăn. Mẹ nhớ nhé!
3. Cho bé uống thuốc
Nếu những cách trên không hiệu quả, mẹ có thể thử chữa đầy hơi cho bé bằng một số loại thuốc. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc cho con mẹ nhé!
– Thuốc chứa Simethicone: Thuốc có dạng lỏng, dùng để loại bỏ các bọt khí ở đường tiêu hóa nhờ cơ chế làm giảm sức căng bề mặt của các bong bóng khí, khiến chúng “xì hơi” nhanh chóng. Có nhiều loại thuốc chứa simethicone được bày bán rộng rãi ở các hiệu thuốc tây, nhưng nếu muốn dùng cho bé, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết liều lượng hợp lý cho bé.
– Thuốc chữa đau bụng grip-water: Là hỗn hợp của các loại thảo dược tự nhiên, với thành phần chủ yếu là thì là và nước, grip-water vừa có thể dùng để chữa đầy hơi cho trẻ, vừa được sử dụng mỗi khi bé cảm thấy đau và co thắt bụng.
[inline_article id=9140]
4. Hạn chế nguy cơ đầy hơi cho trẻ
– Khi cho con bú, mẹ nên hạn chế bớt lượng khí bé nuốt vào bụng
Hầu hết các bậc cha mẹ thường “rơi” vào thói quen này bởi cho bú và bế bé là công việc “phổ thông” trong thời gian đầu làm cha mẹ. Khoảng thời gian bé vẫn cần ăn mỗi 2-3 giờ và chu kỳ ngủ-thức còn rất lộn xộn, bé cưng thường xuyên ngủ thiếp đi vào cuối bữa ăn. Theo các chuyên gia, trong một vài tháng đầu, bé cưng không có bất kỳ cách nào để làm dịu bản thân, và chưa hình thành những thói quen xấu. Tuy nhiên, khoảng tháng thứ 4, trẻ bắt đầu hình thành về mặt thần kinh và phát triển thói quen ngủ.
Lúc này, cho bú hoặc bế có thể trở thành vấn đề nếu đó là cách duy nhất để trẻ chịu ngủ. Như một cách tự nhiên, bé thức dậy 2-6 lần mỗi đêm, và bất kỳ điều gì bạn làm để dỗ trước khi bé ngủ, bạn sẽ cần phải làm lại điều tương tự bất cứ lúc nào bé có dấu hiệu cựa quậy.
Cách khắc phục: Tạo một thói quen trước khi ngủ sẽ giúp bé liên kết các hoạt động mới của giấc ngủ: cho bé vào phòng tắm, mặc đồ ngủ cho bé, đọc một câu chuyện, sau đó tắt đèn. Lặp lại các việc này mỗi đêm, và bé sẽ bắt đầu hiểu rằng giờ chúng đã đến giờ đi ngủ.
Đối với những bé còn nằm nôi, mẹ nên đặt bé vào trong nôi, nơi dành riêng cho bé trước khi bé quá buồn ngủ, để bé học cách kết nối việc đi ngủ và nôi của mình, chứ không phải trong vòng tay của bạn.
Theo một cách bản năng, tất nhiên mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc muốn dỗ dành khi bé khóc, do đó bé biết bạn sẽ ở đó. Tuy nhiên, khi lớn hơn một chút, bé sẽ sớm nhận ra rằng nước mắt có thể được sử dụng như một “ưu thế”. Thậm chí, một đứa bé 9 tháng tuổi có thể nhớ rằng nó đã làm ầm lên tối hôm trước và mẹ đã để cho nó chơi cho đến khi ngủ thiếp đi.
Cách khắc phục: Mỗi khi bé khóc, mẹ nên xem lại “danh sách” những nguyên nhân có thể khiến con khóc. Liệu bé có đói không? Khát nước? Hay bị ướt do tè dầm? Nếu con chỉ khóc vì muốn bạn ở lại bên cạnh, mẹ có thể thử áp dụng biện pháp sau đây:
Khi rời khỏi phòng, mẹ có thể thử thiết lập một bộ đếm thời gian trong năm phút. Nếu bé vẫn còn khóc sau năm phút, mẹ nên quay trở lại và trấn an bé rằng không sao đâu con, sau đó thiết lập lại thời gian. Kiểm tra lại mỗi năm phút cho đến khi bé đã ngủ. Tối hôm sau, tiếp tục tạo bộ đếm thời gian cho khoảng mười phút. Đến đêm thứ hai, thứ ba, bé có thể ngủ dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia, khóc là một phần của con trẻ học làm cho bản thân bình tĩnh lại, và để con khóc không có nghĩa là bạn đang thờ ơ với chúng.
[inline_article id=79204]
3/ Kéo dài thời gian cho ăn buổi tối
Thông thường, bé sẽ thức dậy vào cuối chu kỳ ngủ và nghĩ rằng mình cần bú hoặc ăn để tiếp tục ngủ. Và hầu hết các mẹ sẽ chọn việc trở dậy một cách mệt mỏi và cho con bú hơn là việc lắng nghe tiếng khóc nức nở của con. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa, với một đứa bé được 6 tháng tuổi, mẹ không cần thiết có các cữ bú giữa đêm, ngay cả khi con của bạn vẫn thức dậy và đòi ăn, thậm chí lớn tiếng và khóc lóc.
Việc ăn đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn mà còn ảnh hưởng đến các bữa ăn khác trong ngày của bé. Nó trở thành một vòng lẩn quẩn: bé nhận được quá nhiều calo vào ban đêm và không ăn được nhiều vào ban ngày, vì vậy bé luôn đói lại vào ban đêm. Thậm chí, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho ăn “ngoài giờ” còn có thể ảnh hưởng đến việc tập ăn dặm bằng bột hoặc ngũ cốc của bé.
Cách khắc phục: không cho ăn sau bữa tối để bé tập thói quen ăn nhiều hơn vào ban ngày. Để làm được điều đó, mẹ có thể cắt giảm dần khẩu phần ăn của bé hoặc số lần bạn cho con bú.
[inline_article id=84524]
4/ Cho bé thức khuya
Bạn nghĩ rằng việc để cho cục cưng của mình thức cho đến khi con không mở mắt nổi sẽ làm cho bé ngủ lâu và sâu hơn. Tuy nhiên, thực tế thì không thường như vậy.
Khi phải thức quá lâu, bé sẽ trở nên mệt mỏi. Hệ quả là bé cưng sẽ mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ và thường thức dậy nhiều lần hơn. Mặc dù theo một cách tự nhiên trẻ sơ sinh có thể đi ngủ muộn vì giấc ngủ của chúng khi đó còn lộn xộn. sau 3 hay 4 tháng đầu hoặc hơn, bé mới sẵn sàng đi ngủ vào khung giờ lúc 7 hoặc 8 giờ tối.
Cách khắc phục: Nếu con bạn ngủ sớm vào buổi tối, bạn có thể chuyển đổi bằng cách: tắm cho bé, mặc đồ ngủ cho con, và nói rằng chỉ 1 đêm thôi nhé. Mẹ cũng có thể chơi với bé hoặc những cách nào đó để kéo dãn thời gian ra 15 phút mỗi ngày đến khi đạt được mốc 7 giờ tối.
Tính nhất quán chính là chìa khóa để đảm báo giấc ngủ của bé đạt cả về lượng và chất. Bé đi ngủ đúng và đủ giờ còn giúp điều tiết hóc-môn theo đúng chu kỳ, đảm bảo sức khỏe. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường “phát ra” những tín hiệu thể hiện việc bé buồn ngủ như ngáp, dụi mắt, hoạt động chậm lại, rên rỉ, nhặng xị và mất hứng thú với việc vui chơi. Nếu mẹ bỏ qua các dấu hiệu đó và không cho bé ngủ theo nhu cầu, khiến cơ thế bé tự “sản xuất” hóc-môn gây stress làm bé khó ngủ, thay vì melatonin – chất làm dịu giúp bé thư giãn.
Chính vì thế, việc phá vỡ lịch trình ngủ nghỉ của con sẽ khiến con bị đảo lộn thời gian, mất giấc ngủ và tâm trạng sẽ luôn cáu gắt. Bố mẹ phải xem xét điều này như một vấn đề ưu tiên để đảm bảo em bé được khỏe mạnh, việc ngủ đúng giờ vô cùng quan trọng cho bé.
Khi bố mẹ tôn trọng mô hình thời gian biểu của bé, bố mẹ sẽ phát triển được các thói quen ngủ nói riêng và những thói quen tích cực khác cho bé.
Thói quen trước khi ngủ là chiến thuật đơn giản làm nên sự khác biệt hoàn toàn khi bé ngủ nhanh thế nào và cần những gì để ngủ say. Khoảng 1 tiếng trước giờ mẹ muốn bé ngủ (6 đến 7 giờ tối là lúc thích hợp cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi), bắt đầu tập cho bé thói quen ngủ. Thói quen trước khi ngủ không những giúp bé được thư giãn trước khi vào nôi mà còn là cách gắn kết tình cảm mẹ con tuyệt vời.
Tắm nước ấm cũng có thể làm con dịu lại, sau đó mẹ hãy bế con về phòng ngủ và thay quần áo trong phòng tối và mở nhạc nhẹ nhàng. Đọc sách và cho bé bú trong vòng tay mẹ. Khi bé sắp buồn ngủ, mẹ có thể đặt bé lên giường.
2. Cho bé lên giường không đúng lúc
Khi bé được 4 tháng tuổi, bé ngủ nhiều nhất là vào ban đêm, bé sẽ ngủ ngày khoảng 3 lần, và bắt đầu chu kỳ ngủ ngày – đêm. Đây là lúc tuyệt vời để tập cho bé theo “thời gian biểu”.
Trẻ sơ sinh và trẻ em thường thèm ngủ vào những giờ nhất định. Mẹ có thể dựa trên những dấu hiệu buồn ngủ của con và thiết lập lịch ngủ phù hợp với từng bé. Quan trọng là, mẹ nên đặt bé xuống giường khi bé buồn ngủ, không phải là khi đã ngủ say. Bé cần học cách để tự đưa mình vào giấc ngủ để bớt phụ thuộc vào mẹ.
3. Tạo không gian quá yên tĩnh
Thực tế, trẻ sơ sinh không cần một không gian “không một tiếng động” để bắt đầu giấc ngủ của mình. Thậm chí, nhiều bé sẽ ngủ ngon hơn nếu trong phòng có những âm thanh đều đều như tiếng quạt máy, tiếng nhạc nhè nhàng…
Đảm bảo là bé có một tấm nệm thoải mái trong nôi và nhiệt độ trong phòng dễ chịu. Phòng bé không nhất thiết là tối đen hoàn toàn, nếu bé thấy thoải mái với ánh sáng dịu nhẹ, mẹ có thể để đèn ngủ cho bé.
4. Bỏ qua dấu hiệu cho thấy bé cần ngủ
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi sẽ phát đi tín hiệu cho thấy sự mệt mỏi và cần được ngủ. Vài dấu hiệu đó thường gặp như: dụi mắt, ngáp dài, lười vận động, làu bàu, bực mình và ít quan tâm đến xung quanh. Nếu mẹ bỏ qua giai đoạn dễ đi vào giấc ngủ này, cơ thể bé sẽ không tiết ra chất melatonin để dịu lại nữa. Thay vào đó, tuyến thượng thận của bé sẽ tiết ra hóc môn cortisol gây căng thẳng và khiến bé không được thư giãn.
Nếu không thể nhận thấy dấu hiệu nào, mẹ nên cho bé vào phòng yên tĩnh, có ánh sáng dịu nhẹ, cho bé thư giãn nhẹ nhàng khi bạn nghĩ đã đến lúc cho bé ngủ, và dần dần dấu hiệu cũng sẽ xuất hiện.
Nếu như bé quá mệt và hiếu động, mẹ nên đưa bé tạm rời khỏi những thứ gây sự chú ý, và đến một không gian yên tĩnh, dành thời gian ru bé ngủ.
5. Để bé quá phụ thuộc vào mẹ để ngủ
Chúng ta đều biết rằng 3 giờ sáng, khi đã hoàn toàn kiệt sức thì bạn sẽ làm mọi thứ để dỗ bé con ngủ lại, thường là ru ngủ, ôm ấp, đi lại, xoay vòng, hát, xoa lưng cho bé … Khi được 3 đến 4 tháng tuổi, thói quen này sẽ khiến bé hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ.
Quan trọng là đặt bé xuống giường khi bé thấy buồn ngủ nhưng vẫn chưa ngủ hẳn để bé học cách tự ngủ lại mỗi khi tỉnh giấc. Mẹ có thể bắt đầu khi bé được 6 hoặc 8 tuần tuổi để phát triển khỏe mạnh hơn.
6. Đổi nôi thành giường ngủ quá sớm
Đây là lỗi kinh điển mà nhiều bố mẹ mắc phải. Theo các chuyên gia, mẹ đừng chuyển bé sang giường ngủ trước khi bé trèo ra ngoài nôi được, hoặc mẹ nên để bé ngủ ở nôi cho đến khi được 2 tuổi, lúc bé sắp đi được. Một bên cũi có thể được dùng để làm rào cản cho giường khi bé chưa hiểu hoặc không vâng lời mẹ.
7. Bạ đâu ngủ đó
Không ai muốn trở thành nô lệ khi phải dỗ bé ngủ nhưng sự thật là xe đẩy, ghế xe hơi, hay ghế cao không mang lại cảm giác dễ ngủ cho bé. Theo các chuyên gia, sự di chuyển làm bé hơi buồn ngủ chứ không rơi vào trạng thú ngủ ngay.
Để đặt ra thói quen tốt cho bé thì bé phải ở trong không gian quen thuộc, nơi bé ngủ cùng khoảng thời gian cố định mỗi ngày. Bạn có thể làm theo quy tắc này khi có dịp quan trọng nhưng hãy cố để nhất quán. Trong thời gian tập luyện thói quen ngủ cho con, mẹ nên hạn chế cho bé “ngủ lang”, và đừng để những buổi tiệc tùng của mình cắt ngang thời gian ngủ của con. Không nên phá lệ để bé thức khuya hơn mọi ngày, chỉ vì bạn đang đi chơi.
8. Phụ thuộc vào kế hoạch cho bé ngủ
Kế hoạch ngủ cho bé rất quan trọng cho đồng hồ sinh học của gia đình. Kế hoạch nhất quán sẽ giúp bé buồn ngủ và đi ngủ vào cùng khoảng thời gian nhất định mỗi ngày. Nếu kế hoạch liên tục bị thay đổi thì cơ thể sẽ không biết khi nào cần ngủ. Nếu bé khó ngủ thì thường là do kế hoạch thiếu sự nhất quán vì bố mẹ cho bé ngủ quá sớm (khi bé chưa mệt) hoặc quá trễ (khi bé quá mệt).
Tuy nhiên, bố mẹ có thể linh động một chút. Có những ngày bé sẽ ngủ ngày ít hoặc nhiều. Khi thấy dấu hiệu bé buồn ngủ, mẹ có thể điều chỉnh một cách dễ dàng. Nếu bé cảm thấy thoải mái thì mẹ cũng sẽ dễ ngủ hơn. Nếu tâm trạng bé không tốt và nhõng nhẽo, mẹ có thể bé cần ngủ nhiều hơn, sớm hơn và dậy trễ hơn.
9. Để bé thức lâu hơn và hy vọng bé sẽ dễ ngủ
Nghe có vẻ là một ý kiến hay. Tuy nhiên, giấc ngủ của bé không diễn ra đúng như mong đợi đâu mẹ ơi. Theo các chuyên gia, đồng hồ sinh học chính là sức mạnh đánh thức bé dậy dù cho bé ngủ trễ vào hôm qua nhiều thế nào. Như vậy nghĩa là, khi mẹ để bé ngủ trễ hơn, mẹ đang làm cho con mệt hơn vào ngày mai, làm con không ngủ đủ giấc của mình.
Việc trẻ dậy quá sớm, trước 6 giờ sáng, có thể là dấu hiệu cho thấy bé ngủ quá muộn, vì vậy hãy thử cho bé ngủ sớm hơn 30 phút hoặc 1 tiếng.
Chăm sóc giấc ngủ của bé: Mẹ có mắc sai lầm?
10. Bỏ qua những thói quen cần có trước đi ngủ
Bé sẽ không thể đi vào giấc ngủ một cách êm ái khi vừa bú sữa xong hoặc vừa đùa nghịch rất vui vẻ thì bị bắt đi ngủ. Những thói quen sinh hoạt trước khi đi ngủ không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, nhận thức được việc sắp đến giờ đi ngủ mà còn có vai trò gắn kết giữa bố mẹ và bé.
Một tiếng trước khi bé đi ngủ, hãy bắt đầu những thói quen như bế bé vào giường hoặc cũi, kéo rèm, bật đèn ngủ, đọc truyện hoặc hát ru cho bé nghe. Bạn cũng có thể tắm hoặc lau người cho bé bằng nước ấm, thay bỉm và quần áo sạch để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những cách đơn giản như thế này sẽ làm bé đi vào giấc ngủ nhanh chóng. Thế nên, mẹ đừng quên cho bé khoảng thời gian thư giãn trước khi ngủ nhé!
11. Cho trẻ ăn no trước khi ngủ hoặc thêm ngũ cốc vào bình sữa
Pha thêm ngũ cốc vào sữa mẹ hoặc sữa công thức để cho bé ngủ ngon hơn là điều mà các bà mẹ hay truyền tai nhau. Nhưng thực sự không có bằng chứng nào cho thấy bé sẽ ngủ nhanh hơn hoặc ngủ ngon hơn nếu được ăn thêm ngũ cốc, thậm chí một bữa ăn no trước khi đi ngủ.
Mẹ nên hiểu rằng, việc trẻ ngủ xuyên đêm hay không thường chẳng liên quan đến việc bé no hay đói. Vì chừng nào hệ thần kinh trung ương của bé chưa hoàn thiện thì chừng đó bé chưa thể ngủ xuyên đêm được (ngủ xuyên đêm nghĩa là ngủ liền 5 tiếng).
Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cũng khuyến cáo, không nên cho bé ăn thức ăn đặc cho đến khi bé được ít nhất 4-6 tháng tuổi. Đồng thời, một vài nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa việc ăn thức ăn đặc sớm và bệnh béo phì, tiểu đường sau này.
Ngoài việc cho thêm ngũ cốc vào bình sữa, nhiều bà mẹ sợ một giấc ngủ đêm dài sẽ làm bé bị đói nên thường cho bé ăn no trước khi ngủ. Tuy nhiên, việc làm này lại phản tác dụng, khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn so với bình thường. Nếu mẹ cho trẻ ăn quá no trước khi đi đủ, bé sẽ không kịp tiêu hóa hết, dẫn đến hiện tượng chướng bụng, đầy hơi.
Việc ăn đêm sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trong khi cơ thể lại cần sự “yên tĩnh” để bước vào nghỉ ngơi, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên trong khi nó cần được hạ thấp. Chính vì những lí do này, việc cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ là một tác nhân làm cản trở giấc ngủ của bé.
Cùng với sổ mũi, ho là một trong những triệu chứng “bệnh tật” phổ biến nhất mỗi khi bé cảm thấy không khỏe. Một cơn ho khủng khiếp có thể làm bé cực kỳ khó chịu, và khiến mẹ đứng ngồi không yên. Thực tế, hầu hết các cơn ho thường là hệ quả đi kèm của những đợt tấn công từ các vi-rút cảm lạnh thông thường. Mẹ không cần quá lo lắng trong những trường hợp này. Thậm chí, ho còn được xem như một biện pháp bảo vệ họng và phổi của cơ thể, giúp “tống” chất nhầy, nhớt ra khỏi phế quản.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng trong một số trường hợp, ho lại là dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần lưu ý:
– Viêm thanh khí phế quản: Bệnh khá phổ biến ở trẻ em, có dấu hiệu ban đầu như một cơn cảm lạnh thông thường, nhưng sau đó từ từ xuất hiện triệu chứng ho khàn tiếng. Viêm thanh khí phế quản sẽ làm sưng phồng cổ họng, gây hẹp đường thở, khiến bé cảm thấy khó thở.
– Ho gà: Là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, ho gà có thể gây tử vong do suy hô hấp hoặc để lại những biến chứng não nghiêm trọng.
– Viêm phế quản: Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viêm phế quản ở trẻ em có tỷ lệ tử vong khá cao, đứng thứ hai sau tiêu chảy.
[inline_article id=63161]
2/ Khi nào mẹ nên đưa con đến bác sĩ?
Nếu trẻ bị ho, và có một trong những điều sau đây, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức:
– Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi
– Bé có dấu hiệu thở gấp, và cảm thấy khó khăn mỗi khi thở
– Ho ra đờm có màu vàng, xanh lá cây hoặc có sọc máu
– Sốt cao ( trên 38 độ C với những bé từ 3-6 tháng tuổi, và trên 39 độ C với những bé từ 6 tháng tuổi trở lên)
– Bé mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim hoặc phổi
– Bé bị nôn, ói mỗi khi ho
– Ho dai dẳng và có cảm giác bị nghẹt thở mỗi lần ho
[inline_article id=82563]
3/ Trị ho cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Ngay cả khi đó là một cơn cảm cúm thông thường, mẹ cũng không nên tự ý cho con uống thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Theo các chuyên gia y tế, các loại siro ho dành cho trẻ em thường không dùng để trị ho, mà chỉ có tác dụng giúp bé dễ chịu hơn. Thực tế, hầu hết các bác sĩ nhi khoa đều không khuyến khích việc cho trẻ dưới 4 tuổi uống các loại thuốc cảm hoặc thuốc ho, bởi đa số các loại thuốc đều chứa dextromethorphan, thành phần gây hại, thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ. Nếu bé trong độ tuổi từ 4-6, bạn cũng chỉ nên sử dụng các loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ, vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Một số cách sau đây có thể giúp bé cưng thoải mái hơn với những cơn ho của mình:
– Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn
– Cho bé bú hoặc uống thêm sữa. Bổ sung thêm nước cho cơ thể là cách đơn giản giúp con chống lại sự nhiễm trùng.
– Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp bé hạ sốt. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc này cho bé. Chỉ những bé sinh đủ tháng, trên 2 tháng tuổi và có cân nặng hơn 4 kg mới có thể sử dụng Paracetamol. Tương tự, những bé có thể sử dụng ibuprofen phải trên 3 tháng và nặng ít nhất 5 kg.
– Xông hơi nước có thể giúp thư giãn đường hô hấp và giảm bớt những cơn ho của bé.
Khi massage cho bé, cách tốt nhất là để bé ở trần. Mẹ nên sử dụng dầu massage để bàn tay có thể di chuyển trơn tru và đem lại cho bé cảm giác dễ chịu. Tư thế tốt nhất để massage cho bé là để bé nằm ngửa với chân hướng về phía mẹ. Nên đợi ít nhất 1 giờ sau khi bé ăn mới có thể tiến hành massage.
Massage bụng chống táo bón cho bé
Đặt 2 ngón trỏ và ngón giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ, sau đó xoay vòng quanh rốn và mở rộng dần vòng tròn cho đến khi ngón tay bạn gần với hông phải. Nên nhớ chiều đi của bàn tay sẽ theo chiều kim đồng hồ.
Nếu bé to con, bạn có thể dùng cả bàn tay thay vì 2 ngón tay. Lưu ý, duy trì lực ấn nhưng ở mức vừa phải.
Động tác này giúp đưa các thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài của ruột.
Kiểu massage “I LOVE YOU” chống táo bón cho bé
Tuyệt chiêu massage thú vị này áp dụng ở vùng bụng của bé. Vì trong tiếng Anh, từ “you” có cách phát âm tương tự chữ “U” nên “I Love You” thường cũng được viết là “I Love U”. Kiểu massage này gồm có 3 bước.
-Bước 1: Đặt tay bên phải rốn bé, vuốt dọc xuống tạo thành hình chữ “I”
-Bước 2: Đặt tay trên rốn một chút, vuốt từ trái sang phải, kéo dọc xuống để tạo thành chữ “L”
-Bước 3: Đặt tay bên trái rồi vuốt thành hình vòng cung trên bụng bé, tạo thành chữ “U”
Lưu ý, bên trái hay bên phải được tính theo chiều của người mẹ.
Massage ngón tay chống táo bón cho bé
Sử dụng ngón cái, bắt đầu ở góc giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái, day đều từ đây dọc theo ngón tay trỏ. Khi đã đến đầu ngón tay, mẹ hãy lặp lại thao tác từ đầu.
Đối với bé sơ sinh, bạn nên day khoảng 200 lần.
Động tác đạp xe chống táo bón cho bé
Nắm lấy hai cổ chân bé và di chuyển hai chân bé theo động tác đạp xe đạp. Các chuyển động này kích thích nhu động ruột, giúp bé đi tiêu dễ dàng.
Co duỗi gối chống táo bón cho trẻ
Dùng tay nắm hai cổ chân hoặc ống quyển của bé, đẩy về phía bụng để hai gối bé gập lại, giữ trong vài giây. Tiếp đó, nhẹ nhàng kéo chân bé duỗi ra trở lại. Lặp lại động tác này vài lần sẽ giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đầy hơi. Động tác này còn kích thích hoạt động của ruột, rất hữu ích cho bé trong trường hợp táo bón.
Bên cạnh việc massage, bạn cần đảm bảo cho bé bú đủ sữa. Nếu bé đã đến tuổi ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm nước tinh khiết hoặc nước cam cho bé. Cam pha loãng theo tỷ lệ 1 nước cam, 4 nước lọc sẽ giúp tăng nhu động ruột.
Dưới đây là gợi ý dầu massage cho bé yêu mau hết táo bón:
Có thể mẹ không biết, nhưng hầu hết giấc ngủ của trẻ sơ sinh có thể diễn ra ở những nơi ồn ào nhất, hoặc nhiều ánh sáng nhất. Bé cưng trải qua 9 tháng trong bụng mẹ, và đó không phải là một nơi yên tĩnh đâu bạn nhé! Thực tế, những âm thanh như nhịp tim của mẹ, tiếng hoạt động của hệ tiêu hóa, và các chức năng khác trong cơ thể cũng khá ồn ào. Thậm chí, theo nghiên cứu, những âm thanh đều đều, lặp đi lặp lại như tiếng quạt máy lại có thể khiến giấc ngủ của trẻ sâu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ cần qua hết giai đoạn này, khi bé đã quen dần với môi trường bên ngoài, và có một lịch trình ngủ nhất định, một tiếng động nhỏ cũng có thể khiến giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn.
2. Trẻ sơ sinh được “cài đặt” để thức dậy vào ban đêm
Mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi khi cứ phải thức dậy giữa đêm để dỗ và cho con bú. Tuy nhiên, hơn 95% các bà mẹ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi cũng phải chịu chung “số phận” với bạn. Trung bình, các bé phải thức ít nhất 3 lần vào mỗi đêm, và điều sự gián đoạn giấc ngủ của trẻ lúc này là rất bình thường. Thậm chí, theo một số chuyên gia về sự phát triển của trẻ sơ sinh, những bé thường xuyên thức dậy vào ban đêm thường có khả năng nhận thức và sự đồng cảm nhiều hơn.
3. Bé cũng nằm mơ khi ngủ
Trong giấc ngủ của trẻ, không chỉ số lần nằm mơ, thậm chí thời gian mơ của bé cưng còn nhiều hơn cả người lớn. Ở người lớn, chỉ có khoảng 20% thời gian ngủ cho một giấc mơ, trẻ sơ sinh thậm chí “tiêu tốn” 50% thời gian ngủ của mình để mộng mơ.
4. Quấn khăn khi ngủ có thể giúp con ngon giấc
Việc quấn khăn cho bé sẽ tạo ra một áp lực nhẹ xung quanh cơ thể bé, tạo cho bé cảm giác an toàn như cảm giác khi con nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, không phải bé nào cũng thích bị bó buộc trong lớp khăn.
5. Trẻ sơ sinh “ồn ào” khi ngủ
Khi ngủ, bé có thể nấc, tạo ra tiếng huýt gió hoặc thậm chí tiếng nuốt nước bọt ừng ực trong cổ họng. Ngoài ra, bởi vì bé dành phần lớn thời gian của mình để nằm mơ, nên cũng sẽ có một số tiếng động con gây ra khi nằm mơ nữa mẹ nhé!
6. Bé có thói quen… đập đầu
Được biết đến như một hành vi tự an ủi ở trẻ sơ sinh, hành vi đập đầu xuống giường của trẻ thường bắt đầu khi bé được 6 tháng tuổi, và phổ biến ở những bé 18-24 tháng tuổi. Mặc dù thói quen này thường sẽ biến mất khi bé 3 tuổi, nhưng đây có thể là một dấu hiệu bất thường về sức khỏe của con. Mẹ nên trao đổi thêm với bác sĩ nếu bé có thói quen này.
7. Cho con đi ngủ sớm thế nào mới chuẩn?
Đối với trẻ nhỏ, 30-36 tháng tuổi, việc bắt bé đi ngủ sớm hơn so với đồng hồ sinh học của bé có thể gây ảnh hưởng xấu về hành vi. Bé có thể “biểu tình” bằng màn la hét, chạy tới chạy lui hoặc thậm chí có thể thức hàng giờ để quấy phá.
Cho bé đi ngủ không đúng giờ có thể gây ra tình trạng giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn, lâu dần có thể khiến bé mắc chứng khó ngủ, sẽ dễ gặp vấn đề về cảm xúc và hành vi sau khi lớn lên.
Giấc ngủ của trẻ sẽ thay đổi, tùy thuộc vào độ thích nghi với mức gia tăng hoóc-môn của cơ thể. Thông thường, hoóc-môn sẽ gia tăng vào buổi chiều tối, khoảng hơn 7 giờ. Nếu mẹ đợi khoảng 1 tiếng rưỡi sau đó mới bắt đầu cho bé ngủ, giấc ngủ của trẻ sẽ dễ dàng đến hơn. Tuy nhiên, với những bé có thời điểm gia tăng lượng hormone trễ hơn, mẹ cần tính toán lại thời gian cho giấc ngủ của bé, cho bé ngủ trễ hơn.
8. Nhu cầu giấc ngủ của trẻ theo độ tuổi
Không chỉ thời gian bắt đầu giấc ngủ, việc ngủ bao nhiêu lâu cũng rất quan trọng. Tùy từng bé sẽ có thời gian ngủ khác nhau, có thể ngủ trưa nhiều nên ngủ tối ít hoặc ngược lại, nhưng mẹ nên đảm bảođể giấc ngủ của trẻ sâu và đủ.
MarryBaby mách mẹ mức thời gian trung bình bé cần để ngủ mỗi ngày, bao gồm ban ngày và đêm:
Tuổi
Ban đêm
Ban ngày
Tổng thời gian
2
10 – 12 tiếng
1 – 3 tiếng
13 tiếng
3
9 – 12 tiếng
1 – 3 tiếng
12 – 13 tiếng
4
9 – 12 tiếng
0 – 2,5 tiếng
11 – 12 tiếng
5
8 – 11 tiếng
0 – 2,5 tiếng
10 – 11 tiếng
6
10 – 11 tiếng
Không cần
10 – 11 tiếng
7
10 – 11 tiếng
Không cần
10 – 11 tiếng
8
10 – 11 tiếng
Không cần
10 – 11 tiếng
Hầu hết trẻ em đều cần ngủ nhiều, thậm chí nhiều hơn mức ba mẹ cho phép. Tuy nhiên, nếu bé có thói quen ngủ ít, hoặc không muốn đi ngủ trước 10 giờ tối, bé có thể đang bị khó ngủ, hoặc mất ngủ.
Đối với trường hợp này, mẹ có thể giúp con có thói quen đi ngủ “quy củ” bằng cách thiết lập một thời khóa biểu ngủ nghỉ hợp lý. Ánh sáng dịu nhẹ sẽ giúp gia tăng lượng hormon điều hòa nhịp sinh học, mẹ chỉ cần kéo dài vừa đủ khoảng thời gian giãn cách để giấc ngủ của trẻ nhẹ nhàng kéo tới.
Tùy thuộc vào độ tuổi và thói quen, mỗi bé sẽ có quãng thời gian “ngủ ngày” khác nhau.
Đây là những trường hợp điển hình, nhưng không phải trẻ nào cũng như vậy. Luôn nhớ rằng mỗi trẻ đều có thói quen ngủ của riêng mình.
Từ những điều thú vị đó, MarryBaby sẽ mách bạn cách chăm chút giấc ngủ của trẻ nhỏ nhé!
Chăm chút giấc ngủ ngày của con
Tập cho bé ngủ theo giờ cố định: Khi được khoảng ba hay bốn tháng tuổi, mẹ có thể giúp bé tạo nên một chu kỳ ngủ phù hợp với thói quen ngủ tự nhiên của bé.
Nhận biết dấu hiệu buồn ngủ: Bé có dụi mắt hoặc bực dọc vào giữa buổi sáng hoặc sau khi ăn trưa không? Bé có thường ngủ vào đầu giờ chiều không? Bạn có nhận thấy một sự khác biệt về sự tỉnh táo và tâm trạng khi bé ngủ nhiều hoặc ít hơn bình thường không? Mẹ nên ghi lại những tín hiệu ngủ và thời gian ngủ của bé trong một hoặc hai tuần. Điều này sẽ giúp bạn biết được chu kỳ ngủ của bé và biết khi nào bé sắp ngủ. Chẳng hạn như, nếu bé luôn tỏ ra cáu gắt và sẵn sàng đi ngủ lúc 10 giờ sáng, mẹ có thể dỗ cho trẻ ngủ trước khi trẻ quá mệt mỏi. Bắt đầu dỗ cho bé ngủ khoảng 15 phút trước các tín hiệu ngủ của trẻ xuất hiện. Cho trẻ ăn, thay tã, đung đưa nhẹ nhàng, và nói nhỏ giọng. Như vậy trẻ đã sẵn sàng ngủ khi cơn mệt mỏi ập đến.
Duy trì thời gian biểu cho giấc ngủ của trẻ: Tính nhất quán chính là mục tiêu của bạn. Cố gắng cho trẻ đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu hôm qua bé ngủ trưa lúc 3 giờ chiều và hôm nay lại ngủ ngay sau khi ăn trưa, bé sẽ khó tạo thành chu kỳ ngủ ổn định. Mẹ nên tránh những hoạt động gây ảnh hưởng thói quen ngủ trưa của bé. Nói cho mọi người biết khi nào bé sắp ngủ, và nên hạn chế mọi người đến thăm trong khoảng thời gian ngủ của bé. Đặc biệt, nếu bé thường xuyên ngủ trưa ở nhà trẻ, mẹ cũng nên duy trì thói quen ngủ trưa đúng giờ khi bé ở nhà vào cuối tuần.
Không quá căng thẳng khi bé “phá luật”: Bạn sẽ không thể thu xếp để cuộc sống cả gia đình xoay quanh chu kỳ ngủ của bé, đặc biệt khi bạn còn có những đứa con khác. Vì vậy, thỉnh thoảng nếu bé có ngủ trễ hoặc không ngủ, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Nếu bé đã tập thành một thói quen ngủ cố định, bé sẽ có thể dễ dàng trở lại chu kỳ cũ nếu lỡ bị gián đoạn. Để thiết lập một chu kỳ ngủ cho bé, mẹ phải thử rất nhiều lần, và chu kỳ này có thể thay đổi khi bé lớn lên. Mẹ nên thường xuyên đánh giá nhu cầu và thói quen ngủ của bé để điều chỉnh chu kỳ ngủ cho phù hợp.
Dỗ ngủ bằng hành động cố định: Theo các chuyên gia, việc thực hiện một số hoạt động như tắm, bú sữa mẹ trước khi ngủ sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Nó sẽ gửi một tín hiệu rằng thời điểm ngủ sắp tới, nên bé sẽ sẵn sàng nghỉ ngơi. Đối với giấc ngủ ngày, bạn chỉ cần cử chỉ âu yếm hoặc một bài hát ngắn là đủ. Vì thực tế, thời gian ngủ trưa của bé thường không nhiều bằng buổi tối.
Ngoài ra, để giúp bé ngủ ngon mỗi ngày mẹ có thể tham khảo thêm những mẹo đặc biệt sau đây nữa nhé!
Mẹo giúp bé ngủ ngon mỗi ngày
1. Xem lại chế độ ăn uống
Đừng cho bé ăn đồ ngọt vào buổi tối vì nó có thể khiến bé dư thừa năng lượng và “tăng động” suốt đêm. Bánh quy, kẹo, ngũ cốc cũng là những thứ cần tránh trước giờ ngủ của con. Bữa ăn tối vừa phải và đủ chất sẽ đảm bảo cho giấc ngủ của trẻ thoải mái suốt đêm. Nếu không, bé có thể thức giấc và đòi ăn nhẹ. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến thói quen ngủ và ăn uống của bé.
Mẹ nên chọn những món ăn phù hợp vào buổi tối và cho bé ăn thêm món tráng miệng, đồ ăn vặt. Có thể là các sản phẩm từ sữa ít đường hoặc một quả chuối, nguồn cung cấp lượng magie tuyệt vời để cơ thể sản sinh melatonin và làm bé dễ ngủ.
2. Phương pháp tập cho bé tự ngủ
Có nhiều phương pháp tập cho bé ngủ khác nhau, và mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng bé. Để con khóc rồi tự ngủ hoặc cùng ngủ với con là sự lựa chọn của bạn. Có rất nhiều nguồn tham khảo trực tuyến để bạn xác định được phương pháp phù hợp nhất với giấc ngủ của trẻ nhỏ.
3. Việc “xả nước” mỗi đêm của bé
Khoảng 20% trẻ em dưới 5 tuổi tè dầm vào buổi đêm. Mặc dù việc này thường không có liên quan đến vấn đề thể chất hay tinh thần nghiêm trọng nào, nhưng có một số trường hợp hiếm hoi bé sẽ cần được điều trị. Đó có thể là do bị giun sán, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn giấc ngủ của trẻ… Những trường hợp này cần được sự thăm khác của các bác sĩ nhi khoa.
4. Ảnh hưởng của công nghệ
Một nghiên cứu trên tạp chí Nhi khoa cho thấy, nếu như đặt điện thoại hay máy tính bảng gần nơi bé ngủ hoặc đặt dưới gối, chắc chắn bé sẽ bị mất ngủ. Đặc biệt, không chỉ gây khó ngủ, ánh sáng phát ra từ màn hình cũng sẽ làm xáo trộn giấc ngủ và làm ảnh hưởng sức khỏe của bé. Tiếp xúc với ánh sáng như vậy mỗi đêm có thể dẫn đến nhiều bệnh ảnh hưởng bởi phong cách sống như tiểu đường, tim và béo phì.
5. Ngủ ngày
Trong khoảng thời gian ngắn này, bé sẽ phát triển trí não và thể chất. Ngủ ngày rất cần thiết vì nó là lúc để bé được nghỉ ngơi và tăng trưởng. Tuy nhiên, khi đã đủ lớn để ngủ đủ từ đêm đến sáng, bé sẽ không cần phải ngủ trưa nữa. Thông thường, khi được 2 tuổi, bé sẽ không cần phải ngủ thêm vào buổi sáng, và khi được 4 tuổi thì sẽ không ngủ vào buổi chiều nữa.
Với nhiều trẻ, không ngủ vào buổi chiều có thể sẽ gây ra hành vi giận dữ – tức giận, cộc cằn hoặc nhõng nhẽo trong giai đoạn chuyển đổi này.
6. Thú bông và núm vú giả
Những món đồ này có ý nghĩa rất đặc biệt với bé và dần sẽ rất gắn bó với bé vì nó mang lại cảm giác thoải mái, thân thuộc đặc biệt là khi phải ở một mình. Về lý thuyết, khi lớn lên, bé sẽ trở nên độc lập, tự tin nên sẽ không còn cần đến chúng nữa. Mặc dù thỉnh thoảng, bạn sẽ cần phải giúp bé để thói quen đó và làm quen với những thứ mới mẻ hơn.
7. Giấc ngủ của trẻ ở tuổi đến trường: Mẹ nên nhắc nhở bé khi cần thiết
Nếu bạn để cho con mình được quyền tự quyết thời gian ngủ, bé sẽ rất dễ tạo ra cho mình một thói quen ngủ và dậy trễ. Nếu muốn việc tạo lập thói quen phát huy tác dụng tốt, bạn nên có một vài bước can thiệp. Linh động nhưng có kiểm soát, đó là những lưu ý chính để duy trì thói quen ngủ khoa học.
Khi bé lớn lên, bạn có thể từ từ giảm sự kiểm soát của mình và giúp bé dần có trách nhiệm với giấc ngủ cũng như nề nếp của bản thân.
Ở tuổi tiểu học, bé cần ngủ khoảng 9,5 tiếng, nhưng có thể nhiều hơn. Vào lứa tuổi trung học, thời gian ngủ đã gần với giấc ngủ của người trưởng thành, khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày. Lưu ý, chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng, và để tạo ra chất lượng cần thiết cho giấc ngủ, bạn nên sắp xếp nhà cửa khoa học, tránh để con tiếp xúc với những tác nhân có thể làm “nhiễu” thói quen ngủ như TV, loa đài hay máy tính. Nên để chúng bên ngoài phòng ngủ của con.
Ngoài ra, việc ngủ chung với trẻ sẽ giúp con ngủ ngon hơn và giúp mẹ dễ dàng cho bé bú hơn. Tuy vậy, việc cho trẻ ngủ chung cũng ẩn chứa nguy cơ cho bé như hội chứng đột tử ở trẻ và các tai nạn gây tử vong khác. Do đó, để bé ngủ cạnh mẹ được an toàn, bạn cũng cần tuân theo một số nguyên tắc vàng giúp bé ngủ ngon và an toàn nhé!
Bé ngủ bên cạnh mẹ sao cho an toàn?
1. Một số lưu ý khi cho bé ngủ chung
Trẻ dưới 8 tháng tuổi không thể tự thoát ra nếu bị gối, chăn, mùng mền đè lên. Do đó bạn nên bỏ hết các loại gối, chăn vật dụng không cần thiết ra khỏi giường ngủ để tránh trường hợp những vật này làm bé bị ngạt thở.
Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể sử dụng loại giường dành cho trẻ sơ sinh.
Chọn loại nệm phẳng hoặc nệm cứng vì nếu đệm quá mềm dễ làm bé lăn tròn và che đường thở. Ngoài ra nệm mua cần phải vừa khít giường sao cho không để khoảng trống giữa giường đệm để tránh trong quá trình ngủ bé có thể cọ quậy di chuyển vào lọt vào khoảng trống này.
Nếu một bên giường có tường thì tốt nhất bạn nên để bé nằm giữa bạn và tường để tránh quá trình ngủ bé không bị lăn xuống sàn hoặc sử dụng tấm chắn ở giường để bé không lăn xuống.
Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, không cho bé nằm sấp (bạn có thể sử dụng gối chặn ở hai bên người bé để giữ tư thế ngủ của bé không lăn nằm sấp xuống)
Quần áo của bạn cần gọn gàng, không nên mặc đồ ngủ có dây thắt hay dải ruy băng và khi ngủ nên quấn tóc gọn gàng tránh trường hợp váy ngủ hoặc tóc của bạn phủ đè lên người bé trong khi bạn đang ngủ.
2. Những trường hợp trẻ không nên ngủ chung
Tuy bé ngủ cùng bố mẹ mang lại những lợi ích nhưng có một số trường hợp không nên để trẻ ngủ chung với người lớn. Những trường hợp này bao gồm:
Người lớn hút thuốc lá; uống rượu, bia hoặc các chất kích thích, gây nghiện do khói thuốc có hại, ngoài ra bố hoặc mẹ đang chịu ảnh hưởng của các chất kích thích sẽ không làm chủ được mình, thiếu tỉnh táo có thể vô tình gây hại cho bé.
Đang bị bệnh, đang trong quá trình điều trị bệnh. Lúc này, hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn rất yếu nên dễ bị lây nhiễm bệnh từ người lớn.
Khi người lớn mệt mỏi, dễ ngủ say, giấc ngủ sâu mà quên việc có trẻ nhỏ đang nằm ngủ cạnh mình, vô tình gác tay, chân, trùm chăn đắp làm bé bị ngạt thở…
Khi bé đã lớn hơn một chút, bạn có thể dùng nôi cho bé nằm và đặt nôi trong phòng ngủ để bạn tiện chăm sóc. Dần dần khi bé vững hơn, bạn có thể cho bé ngủ riêng.
Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” ở trẻ nhỏ
1. Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” là gì?
Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” có tên tiếng Anh là “night terror” hoặc “sleep terror”. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ mà bé sẽ bất chợt giật mình thức giấc một cách hoảng loạn rồi khóc, la hét, rên rỉ, nói lí nhí hay vùng vẫy tay chân với đôi mắt mở to nhưng lại không thực sự tỉnh táo và kiểm soát được hành vi của mình. Lúc này bé đang ở trong trạng thái lẫn lỗn giữa mê và tỉnh. Vì vậy bé sẽ không nhận thức được sự hiện diện của bạn cũng như phản xạ lại những gì bạn nói hay làm.
Trong thực tế, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng hội chứng này là do một trục trặc bí ẩn nào đó giữa các lần chuyển đổi giai đoạn trong giấc ngủ. Có khoảng 6% các bé gặp phải hội chứng này tại một vài thời điểm và thường bắt đầu vào những năm đầu đời lúc bé biết đi, chuẩn bị đi học và tiếp tục cho đến khi lên 7 tuổi hoặc thậm chí là tuổi vị thành niên.
Sự hoảng loạn, gián đoạn giấc ngủ của trẻ có thể kéo dài từ 5 đến 45 phút và khi nó qua đi, bé sẽ ngủ lại một cách đột ngột và không nhớ gì cả.
2. Phân biệt hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” với những cơn ác mộng?
Không giống như hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”, cơn ác mộng sẽ làm cho bé tỉnh táo hơn, bé có thể nhớ ít nhiều giấc mơ của mình và đôi khi bé sẽ nói về nó. Khi tỉnh giấc, bé sẽ tìm kiếm và cảm thấy yên tâm hơn khi có bạn bên cạnh.
Thông thường, giấc ngủ của một người sẽ bao gồm hai giai đoạn khác nhau là REM , rapid eye movement – mi mắt cử động nhanh và NREM, non-rapid eye movement – mi mắt hầu như không cử động.
Khi ngủ, cơ thể ta thực hiện tuần tự những chu kì lặp đi lặp lại của REM và NREM. Nếu như giấc ngủ của trẻ có ác mộng chủ yếu diễn ra vào giai đoạn REM, lúc sáng sớm sau 2 giờ sáng thì hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” lại diễn ra vào giai đoạn NREM, trong 1/3 thời gian đầu tiên của giấc ngủ, tức từ lúc nửa đêm cho đến tầm 2 giờ sáng. Trong thời gian này, cơ thể có thể cử động chân tay một cách vô thức.
Cách dễ nhất để biết sự khác biệt giữa hai hiện tượng này là vào sáng hôm sau, bạn hãy hỏi bé về những gì diễn ra tối qua và nếu bé tỏ ra kích động hơn, nghĩa là bé vừa trải qua cơn ác mộng. Nếu bé không nhớ gì hết, có lẽ bé đã gặp phải “giấc ngủ kinh hoàng”.
3. Bạn nên làm gì nếu bé gặp phải hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
Đừng cố gắng để đánh thức bé dậy và không nên hy vọng rằng những nỗ lực của bạn có thể dỗ dành bé, mang lại cho bé cảm giác tốt hơn. Vì khi bé đang trải qua nỗi kinh hoàng khi ngủ, bé thực sự sẽ không thể bình tĩnh lại. Bạn càng cố gắng ôm giữ bé, bé lại càng phản ứng quyết liệt hơn.
Trừ khi bạn nhận thấy nguy cơ có thể làm tổn thương bé, bạn có thể nói chuyện một cách bình tĩnh với bé rồi đặt mình vào giữa bé và bất cứ thứ gì nguy hiểm cho bé, chẳng hạn đầu giường của bé cho đến khi “cơn bão” đi qua chứ không nên tác động trực tiếp lên bé.
Trước khi đi ngủ, bạn cần chuẩn bị sẵn những gì cần thiết cho những người bị mộng du, đề phòng trường hợp bé của bạn có thể ở trạng thái này hoặc té/lăn ra khỏi giường trong “nỗi kinh hoàng” của mình. Nhặt tất cả đồ chơi hoặc đồ vật ở trên sàn nhà mà bé có thể dẫm phải khi di chuyển, chốt chặt các cánh cửa ở đầu mỗi cầu thang và đảm bảo các cửa sổ và cửa ra vào đều đã được khóa kỹ.
4. Nguyên nhân và cách ngăn chặn hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
Không có cách nào có thể ngăn chặn dứt điểm hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” vì không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này. Nỗi kinh hoàng này không phải là do vấn đề về tâm lý hay do bé thất vọng về điều gì đó gây ra.
Nỗi sợ hãi về đêm này có thể do căng thẳng, bệnh tật, giờ giấc ngủ thất thường hoặc thiếu/mất ngủ. Giải quyết bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến giấc ngủ của trẻ, như thức dậy vào giữa đêm và đảm bảo rằng bé có một thói quen sinh hoạt ngủ nghỉ điều độ và ngủ đủ giấc có thể giúp bé tránh được những “ông kẹ” ban đêm.
Một số loại thuốc hoặc chất caffeine cũng có thể góp phần tạo ra nỗi sợ hãi ban đêm của bé. Cũng có nhiều khả năng là bé bị ảnh hưởng bởi thành viên nào đó trong gia đình có những biểu hiện tương tự.
Trong một số trường hợp, nỗi sợ hãi ban đêm có thể do việc ngưng thở khi ngủ, một rối loạn nghiêm trọng nhưng thể khắc phục được. Hiện tượng này là do ở vùng hầu họng của bé có các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở như lưỡi, amidan, khẩu cái mềm, lưỡi gà… được nâng đỡ bởi các cơ vận động vùng hầu họng. Khi ngủ, các cơ này giãn ra làm hẹp đường thở và làm ngừng sự di chuyển của không khí trong quá trình hô hấp khi ngủ. Điều này làm cho bé khó thở và khiến giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn.
Chăm sóc trẻ đã khó, bảo đảm cho giấc ngủ của trẻ sâu và đủ còn khó hơn rất nhiều. Với những bé khó chiều, chỉ cần làm con ngủ được đã là thành công rất lớn của mẹ. Vì vậy, đôi khi mẹ không để ý đến sự an toàn, môi trường nơi bé con đang yên giấc. Mẹ có biết mình nên tuyệt đối không cho bé ngủ ở vị trí dưới đây chưa?
Tuyệt đối không để trẻ ngủ ở ghế sofa!
Ghế sofa, mềm và êm ái, nhưng lại chính là nơi nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh khi ngủ. Trong hơn 9000 trường hợp trẻ sơ sinh tử vong liên quan đến giấc ngủ của trẻ giữa năm 2004-2012, gần 13% tai nạn xảy ra ở ghế sofa, và đa số nạn nhân là các bé dưới 3 tháng tuổi.
Nguy cơ dẫn đến tử vong từ chuyện cho trẻ ngủ ở ghế sofa: Trẻ nằm ngủ ở tư thế úp mặt, hoặc bị chèn ép bởi một người nằm bên. Ngay cả với giấc ngủ ngắn, ghế sofa cũng nên nằm trong danh sách cấm kỵ để thực hiện hóa giấc ngủ của bé.
Để giúp bé ngủ ngon và giảm thiểu nguy cơ của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), mẹ nên làm theo hướng dẫn an toàn cho giấc của bé sau:
Luôn đặt bé nằm ngủ trên lưng, chứ không phải úp mặt xuống, cả những lúc nghỉ và ban đêm. Với những trẻ đã có thể trở mình, mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ thay đổi tư thế qua lại trong lúc ngủ.
Trẻ sơ sinh nên ngủ ở giường, cũi, nôi có bề mặt phẳng, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết cho sự an toàn. Không bao giờ để bé ngủ trên ghế sofa.
Chỗ ngủ của bé nên thông thoáng vừa đủ, không đặt quá nhiều chăn gối, thú bông hay đồ chơi.
Nơi an toàn nhất cho giấc ngủ của bé là giường cũi hoặc nôi, và nên ở cùng phòng với ba mẹ.
Các cách khác để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh bao gồm: Cho con bú càng lâu càng tốt, cho bé ngậm vú giả trong những giấc ngủ trưa và trước khi đi ngủ, tiêm phòng đúng lịch cho con, giữ phòng của bé ở nhiệt độ mát mẻ – không quá nóng hay quá lạnh, cuối cùng không bao giờ để hơi thuốc lá tiếp xúc với bầu không khí của bé con.
Tình trạng táo bón ở trẻ em rất phổ biến, một phần do sữa mẹ, một phần do thực phẩm và một số yếu tố khác. Táo bón có thể là một tình trạng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó mà trẻ gặp phải.
Giúp con yêu phát hiện bệnh sớm thông qua tình trạng táo bón; mẹ nên đọc ngay chia sẻ này của MarryBaby nhé!
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em
1.1 Nguyên nhân táo bón ở trẻ em do dị ứng với sữa chứa protein
Theo nghiên cứu, trong một số trường hợp; nguyên nhân khiến bé bị táo bón là do dị ứng với thành phần protein trong sữa. Ngoài dấu hiệu trẻ em bị táo bón; trong những trường hợp dị ứng này; mẹ sẽ nhận thấy bé thường xuyên nôn mửa không có lý do; và mỗi khi bé đi ngoài, phân sẽ có lẫn một ít máu.
Với những bé bú mẹ, các chuyên gia khuyên mẹ nên loại bỏ sữa trong chế độ ăn của mình. Với những bé uống sữa công thức; mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra một loại sữa ít gây dị ứng và phù hợp hơn với trẻ.
1.2 Chứng khó đại tiện
Để đi ngoài dễ hơn, bé sẽ phải đồng thời phối hợp vận động cơ bụng và thư giãn các cơ của cơ vòng hậu môn bên ngoài. Tuy nhiên, những bé bị chứng khó đại tiện thường lại không thể phối hợp 2 việc này. Do đó, bé sẽ nín nhịn và cảm thấy khó chịu. Những bé bị chứng khó đại tiện thường có biểu hiện quấy khóc; khó chịu và bụng phình to lên hơn bình thường.
Trong những trường hợp này, mẹ có thể giúp con thoải mái hơn bằng cách đặt con ngồi trên chân như tư thế của chú ếch; dùng tay giữ đùi bé và ép về phía ngực. Cách này giúp bé thư giãn cơ vòng và đi ngoài dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời nên cách tốt nhất là mẹ cần đưa bé yêu tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách theo phác đồ của bác sĩ nhé.
1.3 Nguyên nhân trẻ táo bón do phình đại tràng bẩm sinh
Phình đại tràng (bệnh Hirschsprung) là một căn bệnh khá hiếm gặp; chỉ có 1 trong 5.000 bé sinh ra mắc bệnh này; và thường phổ biến hơn ở các bé trai. Những bé mắc bệnh này thường là do thiếu một số dây thần kinh và cơ trong ruột già nên không thể co lại và đẩy phân ra ngoài.
Thông thường, trong vòng 48 giờ sau sinh và trước khi cho bé xuất viện; các bác sĩ thường đợi bé đại tiện lần đầu tiên để có thể chẩn đoán căn bệnh này một cách sớm nhất.
Tuy nhiên, trong những trường hợp nhẹ hơn, bé có thể “đẩy” một ít phân ra ngoài; nên có thể rất khó phát hiện, kể cả sau khi bé lớn hơn. Một khi vấn đề được chẩn đoán, bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ những phần của ruột thiếu dây thần kinh cần thiết.
[inline_article id=243368]
1.4 Nguyên nhân khác gây tình trạng táo bón ở trẻ em
Táo bón ở trẻ em có thể do:
Trẻ em tự bỏ qua ham muốn đi vệ sinh.
Không ăn đủ chất xơ.
Không uống đủ nước (đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì do không đủ sữa mẹ).
Bắt đầu tập ăn dặm; hoặc đang trong giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức (trẻ sơ sinh).
Những thay đổi về môi trường, chẳng hạn như du lịch; bắt đầu đi học; hoặc các sự kiện căng thẳng.
Táo bón ở trẻ em có thể do trẻ chưa sẵn sàng để tập đi vệ sinh: Bé đang học cách kiểm soát nhu động ruột của mình; hoặc bé đã từng đi tiêu đau đớn trước đó và muốn tránh chúng.
Sử dụng thuốc để điều trị táo bón ở trẻ em khi nào?
Nếu đã vài ngày kể từ khi trẻ em bị táo bón; và nước trái cây hoặc thức ăn xay nhuyễn vẫn chưa có tác dụng; mẹ có thể thử dùng viên đạn Glycerin.
Đặt trẻ nằm ngửa.
Nhẹ nhàng đẩy thuốc đạn vào hậu môn của trẻ em.
Thuốc đạn chỉ nên dùng không thường xuyên.
Hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ em uống thuốc nhuận tràng; hoặc thuốc xổ để điều trị táo bón.
4. Khi nào nên cho trẻ em bị táo bón đi bác sĩ?
Mẹ hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ nhi khoa nếu bất kỳ điều nào sau đây xảy ra:
Trẻ em bị táo bón trở nên cáu gắt và có vẻ như đang bị đau dạ dày. Trẻ sơ sinh sẽ co chân lên bụng; khóc khi bị đau.
Em bé bị táo bón và nôn mửa; và bụng của trẻ em sơ sinh trông giống như bị đầy hơi hoặc bị phình.
Mẹ thấy máu trong phân của trẻ sơ sinh.
Tình trạng táo bón của trẻ em không thuyên giảm; dù đã được can thiệp với nhiều biện pháp.
Táo bón là căn bệnh truyền kiếp của các thế hệ trẻ em; tuy vậy không phải mẹ bỉm sữa nào cũng nắm rõ để cảnh giác. Táo bón lâu ngày khiến trẻ biếng ăn, khó chịu; gây hại cho tiêu hóa và sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ đó khiến trẻ khó tăng cân cũng như phát triển trí thông minh tốt nhất.
Do đó, mẹ luôn cần cảnh giác với căn bệnh táo bón ở trẻ em để giúp bé yêu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Những chia sẻ trong bài viết này của MarryBaby hy vọng sẽ hữu ích với các mẹ trong việc chăm sóc con nhỏ trong những năm đầu đời của bé nhé.
Nghiên cứu đã cho thấy những trải nghiệm sớm có thể tạo ảnh hưởng lớn đến sự phát triển não. Vì vậy, tất cả những hành động như ôm ấp, thủ thỉ, nói, đọc và dành thời gian bên con đều rất hữu ích cho não bộ đang phát triển của trẻ. Ngược lại, stress và bỏ bê trẻ có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển này. Đó là lý do mẹ cần đặc biệt quan tâm đến con trong giai đoạn này.
1/ Sự phát triển của trẻ: Năm đầu tiên
Não bộ của trẻ sơ sinh nặng khoảng 300-350 gram. Các kết nối trong các bộ phận của não điều khiển chức năng cơ bản và phản xạ đều đang được phát triển tốt. Dần dần, não tiếp tục phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc. Tiểu não tăng gấp ba về kích thước, và các cơ quan thị giác cho phép tầm nhìn và thị lực phát triển hoàn chỉnh.
Vào khoảng tháng thứ 3, bé sẽ có sự phát triển đáng kể trong những vùng não liên quan đến bộ nhớ. Mạch ngôn ngữ trong các thùy trán và thái dương hợp nhất trong năm đầu tiên, và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi ngôn ngữ mà trẻ sơ sinh nghe mỗi ngày.
Trong năm đầu tiên, em bé của bạn sẽ biết thủ thỉ và cười, chơi với âm thanh và bắt đầu giao tiếp bằng cử chỉ. Nói bập bẹ là một giai đoạn phát triển quan trọng trong năm đầu tiên và, đối với nhiều trẻ em, các từ ngữ được bắt đầu hình thành ở tháng thứ 12.
[inline_article id=67871]
2/ Sự phát triển của trẻ: Năm thứ hai (1-2 tuổi)
Đây là thời gian quan trọng trong giai đoạn phát triển não bộ. Não sẽ liên tục phát triển các khớp thần kinh và liên kết chặt chẽ hơn.
Trong thời gian này, các bé biết nói từ đầu tiên. Khi 18 tháng, trẻ sơ sinh sử dụng khoảng 50 từ, nhưng bé có thể hiểu được nhiều hơn những gì mình nói và có thể làm theo hướng dẫn đơn giản. Khi gần đến ngày sinh nhật 2 tuổi, vốn từ vựng của bé của bạn sẽ chạm mốc 300 từ và bé sẽ bắt đầu ghép hai từ với nhau trong câu ngắn.
Thể chất bé sẽ phát triển hơn, lúc này bé cứ như người “bận rộn”. Bé sẽ thích chơi thử nghiệm bằng cách lắc, đập, ném và thả vật. Bé sẽ thử và làm sai để xem mọi vật khác nhau thế nào và bé có thể làm gì với chúng.
3/ Sự phát triển của trẻ: Năm thứ ba ( 2-3 tuổi)
Trong giai đoạn này não bộ của trẻ đang phát triển với một tốc độ rất lớn, và khả năng nhận thức phức tạp đang được cải thiện và củng cố. Bạn sẽ nhận thấy bé có thể gợi lại quá khứ để giải thích các sự kiện hiện tại và cũng sẽ phát triển một sự hiểu biết tốt hơn về quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả.
Ở độ tuổi này, bé trải qua rất nhiều cảm xúc quan trọng, và bắt đầu hiểu rằng những người khác cũng có cảm xúc. Trẻ sẽ tìm hiểu hành vi của mình ảnh hưởng đến bạn như thế nào và ngược lại.
Bé sẽ bắt đầu nắm bắt các khái niệm như thời gian và đối lập. Chẳng hạn như: lớn / nhỏ và ngày / đêm. Trẻ cũng bắt đầu biết đến các bộ phận cơ thể dựa trên những gì bạn chỉ, sắp xếp các đối tượng, theo hình dạng phù hợp và màu sắc.
Ngôn từ của bé sẽ “khôn ngoan” hơn khi được 2 tuổi rưỡi, và có lẽ bé sẽ nói được khoảng 500 từ. Trước ba tuổi, danh sách này sẽ kéo dài đến khoảng 1000 từ. Là một phần của sự phát triển ngôn ngữ, bé cưng sẽ bắt đầu sử dụng hai từ ghép lại trong câu, và sẽ hiểu các hướng dẫn đơn giản.
[inline_article id=78929]
4/ Sự phát triển của trẻ: Năm thứ tư ( 3-4 tuổi)
Các khu vực của não liên quan đến quy định, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, truyền thông và xã hội tiếp tục phát triển khi bé lên đến ba hoặc bốn tuổi.
Trong giai đoạn này, bạn sẽ nhận thấy cuộc đối thoại với bé ngày càng dài hơn và phức tạp hơn. Bé sẽ bắt đầu nói về một phạm vi rộng lớn hơn về nhiều chủ đề và phát triển vốn từ vựng phong phú hơn. Thậm chí, bé sẽ bắt đầu phát triển một sự hiểu biết về ngữ pháp cơ bản, và bạn có thể mong đợi để nghe bé kể những câu chuyện mang tính giải trí.
Bé sẽ tìm và sử dụng nhiều kết nối từ, bao gồm cả “vì” và “nếu”, và sẽ học về số lượng, tên đồ vật, con vật, và những cảm xúc giống như “hạnh phúc” và “buồn.“ Bé cũng bắt đầu lập luận, dự đoán và bày tỏ sự đồng cảm, và đó là sự khởi đầu của loạt câu hỏi “cái gì”, “tại sao”, “ở đâu”, “ai”và “làm thế nào”.
Sự hiểu biết của bé sẽ tăng lên, nên bé sẽ hiểu các hướng dẫn có hơn hai bước, miễn là nó đề cập đến những điều quen thuộc. Ở độ tuổi này, bé sẽ bắt đầu hiểu một chuỗi các nhiệm vụ như ”Tắt TV, đặt trên bộ đồ ngủ của mẹ và nhảy lên giường” hoặc “Khi mẹ mở cửa, con hãy nắm lấy tay mẹ, rồi sau đó chúng ta sẽ đi bộ xuống khu phố”
Đây cũng là một giai đoạn quan trọng trong phát triển cảm xúc cho trẻ. Bé thực sự bắt đầu hiểu về cơ thể của mình, tâm trí và cảm xúc của mình, và sẽ dễ dàng nhận biết cảm xúc của mình – như vui, buồn, sợ hãi hay giận dữ. Lòng tự trọng bắt đầu phát triển, và bé sẽ bắt đầu học cách để trấn an bản thân và tìm hiểu làm thế nào để xử lý tốt hơn những cảm xúc của mình. Vì vậy bạn sẽ ít phải đối mặt với những cơn giận vô cớ.
5/ Sự phát triển của trẻ: Năm thứ năm ( 4-5 tuổi)
Dù thời gian phát triển não bộ nhanh chóng sắp chấm dứt, nhưng não vẫn sẽ tiếp tục phát triển, nuôi dưỡng, và liên tục xây dựng bộ não hoàn chỉnh. Việc bỏ bê và suy dinh dưỡng vẫn có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé trong giai đoạn này.
Ngôn ngữ của con bạn sẽ “nổ tung” trong năm này, và bạn sẽ được nghe rất nhiều thảo luận về cảm xúc, ý tưởng và câu hỏi về thế giới rộng lớn hơn của bé. Bốn tuổi, bé sẽ sử dụng hàng trăm từ trong câu chứa 5-6 từ, hoặc thậm chí nhiều hơn, và bạn sẽ có thể hiểu những gì bé đang nói đến. Đến khi tròn năm tuổi, con bạn sẽ nói rõ ràng hơn và dùng nhiều từ hơn.
Độ dài của các chu kỳ thức-ngủ của mỗi bé sẽ không giống nhau, nhưng những giấc ngủ ngắn vào ban ngày sẽ giúp trẻ để có đủ thời gian ngủ cần thiết. Tùy thuộc vào độ tuổi và thói quen, mỗi bé sẽ có quãng thời gian “ngủ ngày” khác nhau.
Trung bình bé sẽ ngủ từng giấc khoảng hai tiếng vào ban ngày, và một giấc từ bốn đến sáu tiếng vào ban đêm. Trong vài tháng đầu đời, bạn sẽ không nhận thấy chu kỳ ngủ rõ rệt. Vì vậy, mẹ nên để bé ngủ theo nhu cầu của mình trong thời gian này.
Khoảng 6 đến 8 tuần tuổi, một số bé có thể phân biệt được ngày và đêm. Bắt đầu từ lúc này, mẹ có thể nhận thấy trẻ ngủ ít lần hơn và mỗi giấc dài hơn. Khoảng ba hay bốn giấc ngủ ngắn mỗi ngày là đủ cho trẻ.
Khi được ba tháng đến một năm tuổi, trẻ sẽ dần dần ngủ nhiều hơn vào ban đêm và ít hơn vào ban ngày. Khi được ba tháng tuổi, trung bình trẻ sẽ ngủ vào ban đêm nhiều gấp đôi so với ban ngày.
Những giấc ngủ ban ngày sẽ dần dài hơn và kém thường xuyên hơn khi bé được sáu tháng tuổi. Ở giai đoạn này, bé có thể ngủ từ 10 tiếng đến 12 tiếng vào buổi tối, thỉnh thoảng có thể thức dậy một lúc vào thời gian không cố định. Ban ngày trẻ sẽ ngủ vài giấc, mỗi giấc kéo dài một đến hai tiếng. Khi được 12 tháng tuổi, nhiều bé vẫn ngủ tổng cộng từ 12 tiếng đến 14 tiếng, bao gồm một giấc vào ban ngày.
Đây là những trường hợp điển hình, nhưng không phải trẻ nào cũng như vậy. Luôn nhớ rằng mỗi trẻ đều có thói quen ngủ của riêng mình.
[inline_article id=53554]
2/ Làm thế nào để tập cho bé ngủ theo giờ cố định?
Bé có dụi mắt hoặc bực dọc vào giữa buổi sáng hoặc sau khi ăn trưa không? Bé có thường ngủ vào đầu giờ chiều không? Bạn có nhận thấy một sự khác biệt về sự tỉnh táo và tâm trạng khi bé ngủ nhiều hoặc ít hơn bình thường không?
Mẹ nên ghi lại những tín hiệu ngủ và thời gian ngủ của bé trong một hoặc hai tuần. Điều này sẽ giúp bạn biết được chu kỳ ngủ của bé và biết khi nào bé sắp ngủ.
Chẳng hạn như, nếu bé luôn tỏ ra cáu gắt và sẵn sàng đi ngủ lúc 10 giờ sáng, mẹ có thể dỗ cho trẻ ngủ trước khi trẻ quá mệt mỏi. Bắt đầu dỗ cho bé ngủ khoảng 15 phút trước các tín hiệu ngủ của trẻ xuất hiện. Cho trẻ ăn, thay tã, đung đưa nhẹ nhàng, và nói nhỏ giọng. Như vậy trẻ đã sẵn sàng ngủ khi cơn mệt mỏi ập đến.
– Duy trì thời gian biểu
Tính nhất quán chính là mục tiêu của bạn. Cố gắng cho trẻ đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu hôm qua bé ngủ trưa lúc 3 giờ chiều và hôm nay lại ngủ ngay sau khi ăn trưa, bé sẽ khó tạo thành chu kỳ ngủ ổn định.
Mẹ nên tránh những hoạt động gây ảnh hưởng thói quen ngủ trưa của bé. Nói cho mọi người biết khi nào bé sắp ngủ, và nên hạn chế mọi người đến thăm trong khoảng thời gian ngủ của bé. Đặc biệt, nếu bé thường xuyên ngủ trưa ở nhà trẻ, mẹ cũng nên duy trì thói quen ngủ trưa đúng giờ khi bé ở nhà vào cuối tuần.
[inline_article id=4282]
– Không quá căng thẳng khi bé “phá luật”
Bạn sẽ không thể thu xếp để cuộc sống cả gia đình xoay quanh chu kỳ ngủ của bé, đặc biệt khi bạn còn có những đứa con khác. Vì vậy, thỉnh thoảng nếu bé có ngủ trễ hoặc không ngủ, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Nếu bé đã tập thành một thói quen ngủ cố định, bé sẽ có thể dễ dàng trở lại chu kỳ cũ nếu lỡ bị gián đoạn.
Để thiết lập một chu kỳ ngủ cho bé, mẹ phải thử rất nhiều lần, và chu kỳ này có thể thay đổi khi bé lớn lên. Mẹ nên thường xuyên đánh giá nhu cầu và thói quen ngủ của bé để điều chỉnh chu kỳ ngủ cho phù hợp.
-Dỗ ngủ bằng hành động cố định
Theo các chuyên gia, việc thực hiện một số hoạt động trước khi ngủ sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Nó sẽ gửi một tín hiệu rằng thời điểm ngủ sắp tới, nên bé sẽ sẵn sàng nghỉ ngơi. Đối với giấc ngủ ngày, bạn chỉ cần cử chỉ âu yếm hoặc một bài hát ngắn là đủ. Vì thực tế, thời gian ngủ trưa của bé thường không nhiều bằng buổi tối.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm những mẹo sau đây để giấc ngủ của bé diễn ra dễ dàng hơn:
– Vì là giấc ngủ trưa, nên mẹ không cần bắt con mặc đồ ngủ. Tuy nhiên, nên cho bé mặc quần áo thoải mái, không quá mỏng cũng không quá dày.
– Trước khi ngủ chỉ nên cho bé chơi những trò ít tiếng động. Tránh những trò có tiếng động lớn và gây kích thích vì có thể khiến cho trẻ khó dịu xuống và đi ngủ.
– Nên cho bé ngủ trưa ở chỗ thường ngủ vào buổi tối. Làm như vậy sẽ giúp bé liên kết vị trí đó với việc đi ngủ.
– Nếu biết bé sắp phải ngủ trưa ở nơi khác, mẹ nhớ đem theo đồ chơi hoặc bất cứ thứ gì có thể liên kết bé với việc đi ngủ. Điều này sẽ giúp cơ thể trẻ duy trì chu kỳ ngủ dù bạn có ở đâu đi nữa.
– Đừng đợi cho đến lúc bé quá mệt mỏi rồi mới bắt đầu dỗ cho bé ngủ. Làm vậy chỉ khiến khó ngủ hoặc thậm chí không ngủ được.
Bị ọc sữa là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Điều này tưởng là bình thường nhưng đối với các mẹ chưa có kinh nghiệm lại là cả một vấn đề “to đùng” khiến mẹ lo lắng. Bé bị ọc sữa, chớ sau ăn có đáng lo không? Làm thế nào để giúp con tránh được tình trạng khó chịu này. MarryBaby sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề ấy ngay sau đây nhé.
Vì sao bé bị ọc sữa
Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa là do hệ tiêu hóa còn non yếu, van dạ dày hoạt động chưa đồng bộ dẫn đến trong khi bú bé bị nuốt phải không khí. Lượng không khí bí nuốt phải này gây đầy bụng, chướng hơi và làm cho trẻ hay bị ọc sữa, nhất là khi mẹ cho con nằm nghiêng.
Tình trạng ọc sữa kéo dài không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn dễ làm tổn thương hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Ngoài ra, tình trạng này cũng khiến bé không nhận đủ lượng sữa để no bụng, cũng như không hấp thu được tối đa nguồn dinh dưỡng để tăng cân. Do đó, khi bé bị ọc sữa, mẹ cần giúp con chữa dứt điểm ngay bằng các biện pháp dưới đây nhé.
Cách giúp bé không bị ọc sữa
1. Làm gì khi con bị ọc sữa?
Mẹ có thể thử những cách sau để giúp bé thoải mái hơn, tránh để con bị ọc sữa sau khi bú:
– Mẹ nên chia nhỏ thời gian cho bú để giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.
– Nếu trẻ bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ và giữ cho núm vú cao su luôn đầy sữa tránh để bé bú hơi tạo cảm giác “no giả”.
Nếu đã cố gắng thử những cách trên nhưng kết quả không mấy khả quan, mẹ nên đưa trẻ tới khám để tìm hiểu nguyên nhân làm bé thường xuyên bị ọc sữa. Ọc sữa đi kèm với một số biểu hiện khác thường có thể là dấu hiệu của một số bênh như: hẹp thực quản, hẹp tá tràng, một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi…
[inline_article id=76563]
Ọc sữa kèm theo co giật hay vặn mình trong lúc ngủ là triệu chứng thường gặp ở những trẻ bị thiếu canxi trong chế độ dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, điều này lại thường xuyên bị các mẹ bỏ qua. Theo thống kê, hằng năm, có hàng trăm trẻ gặp phải tình trạng ọc sữa và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc tăng cân và phát triển của bé.
2. Làm gì khi bé bị nôn trớ
Khi cho bé bú mẹ hoặc bú bình, nuốt là phản xạ tự nhiên của các bé. Tuy nhiên, nếu lượng sữa mẹ cho con bú nhiều hơn lượng sữa khoang miệng bé có thể nuốt, bé sẽ bị nôn ói, do thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Trong trường hợp này, mẹ nên cho bé bú từ từ, không để bé bú quá no. Đặc biệt, sau khi cho con bú 15 phút, mẹ mới nên để bé nằm xuống.
Đối với bé bú bình, nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình, tránh tình trạng bé nuốt không khí vào bụng. Trường hợp này sẽ giảm dần và có thể mất hẳn khi bé lớn lên. Mẹ không cần quá lo lắng nhé!
Tuy nhiên, nếu thấy bé nôn kèm theo sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, co giật …mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Các biểu hiện trên có thể là dấu hiệu liên quan tới việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột hay nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm màng não, dị ứng sữa …
Bé bị nôn trớ tưởng hết sức bình thường nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây hại cho đường ruột của trẻ và khiến trẻ mệt mỏi, lười ăn. Vì vậy muốn con ăn ngon, tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt để phát triển, chị em nên tìm cách chữa trị dứt điểm ngay cho bé yêu nhé. Những chia sẻ của Marry Baby trong bài viết này hi vọng có thể giúp các mẹ nhiều điều bổ ích trong việc chăm sóc con nhỏ. Nếu mẹ có bí kíp nào giúp bé cải thiện chứng nôn trớ sau ăn khác, hãy mạnh dạn chia sẻ để các bà mẹ khác tham khảo nhé.