Sức khỏe bé sơ sinh sẽ cung cấp cho mẹ những kiến thức khoa học liên quan đến các bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, giúp mẹ biết cách xử trí khi con bệnh và nuôi con đỡ vất vả hơn.
Trung bình trong tháng đầu sau sinh, trẻ ngủ 16,5 tiếng mỗi ngày. Bạn nên biết rằng 16,5 tiếng/ngày chỉ là con số bình quân và con bạn hoàn toàn có thể ngủ nhiều hoặc ít hơn thế. Điều đó có nghĩa là đôi khi con bạn chỉ ngủ 12 tiếng/ngày, trong khi bé nhà cô bạn thân khò khò đến 19 tiếng/ngày. Bạn đừng quan tâm quá mức đến việc con ngủ ít hay nhiều, vì thước đo nằm ở chỗ bé có khỏe mạnh và vui vẻ không, chứ không ở ngưỡng thời gian bé ngủ thấp nhất hay cao nhất.
Giống như các bộ phận nhỏ xinh khác trên cơ thể, bao tử của trẻ sơ sinh cũng rất bé. Bạn đừng hy vọng nhanh chóng tập được cho trẻ bú sữa trước khi lên giường và ngủ một mạch tới sáng. Trẻ sơ sinh cần bú ít nhất mỗi 2-4 tiếng và trẻ có thể ngủ liên tục dài nhất là 5 tiếng đồng hồ trong đêm.
Vậy làm sao để biết khi nào trẻ thức giấc đòi bú, hay chỉ đơn thuần là trẻ đã ngủ đủ giấc hoặc trẻ đang trong giai đoạn chuyển tiếp của giấc ngủ?
Thông thường, trẻ sẽ cất tiếng để ra hiệu rõ ràng cho bạn biết bé đang muốn gì. Song khi ngủ, bé hay phát ra nhiều âm thanh như thút thít, khụt khịt, ư ử, khóc rền rĩ từng hồi hoặc thét ầm lên… Bạn cần tập nhận biết dần đâu là tín hiệu trẻ đòi bú để đáp ứng kịp thời cơn đói của trẻ hay cứ để trẻ ngủ tiếp.
3. “Giấc ngủ hiếu động” của trẻ sơ sinh
Trái với lầm tưởng của nhiều người, những bé sơ sinh không khi nào chịu ngủ yên hàng giờ liền cả. Các bé thường xuyên trằn trọc và thức giấc rất thường xuyên. Đó là vì khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ diễn ra trong các chu kỳ ngủ mơ (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh REM).
Vào cuối mỗi chu kỳ ngủ mơ, trẻ thường thức giấc ngắn và thỉnh thoảng có thể khóc chút ít trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ. Càng lớn, trẻ sẽ càng ít ngủ mơ hơn, thay vào đó là thời gian ngủ sâu và êm hơn.
4. Trẻ sơ sinh ngủ hay phát ra tiếng động
Tiếng trẻ sơ sinh thở khi ngủ có thể bất thường do những quãng ngừng thở ngắn, không đáng ngại. Hầu như cha mẹ nào cũng từng lo sợ đến mức phải ghé mặt vào nôi để lắng nghe xem trẻ có dấu hiệu rắc rối gì về hô hấp không.
Để đánh giá đúng tình huống, bạn cần biết một bé sơ sinh bình thường có nhịp thở khoảng 40 lần/phút khi thức, và số nhịp thở của bé giảm chỉ còn một nửa khi ngủ. Hoặc trẻ cũng có thể đột nhiên ngừng thở dưới 10 giây, rồi thở nhanh và nông suốt 15-20 giây sau đó. Bạn đừng quá lo lắng, dần dần não trẻ sẽ hoàn thiện cơ chế điều chỉnh hơi thở tốt hơn.
Nếu con đang phát ra những âm thanh sau đây khi ngủ, bạn cũng đừng lo lắng quá nhé, nó chỉ là những âm thanh thông thường mà thôi.
– Tiếng nấc: Đôi khi dịch nhầy trong mũi gây cản trở đường thở, khiến trẻ bị nấc. Bạn có thể làm sạch mũi cho bé dễ thở bằng dụng cụ hút mũi trẻ em.
– Tiếng huýt gió: Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi và không thở bằng miệng. Điều này giúp trẻ vừa hít thở, vừa bú cùng một lúc. Nhưng chiếc mũi bé xíu với đường thở hẹp dễ bị dịch nhầy hoặc thậm chí là sữa khô cản trở, gây ra tiếng huýt gió kỳ quặc.
– Tiếng ừng ực: Không có gì bí hiểm cả, trẻ chỉ đang nuốt nước miếng làm sạch cổ họng mà thôi.
Ngược lại, nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng rắc rối nào sau đây, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay:
– Thở gấp: Nhịp thở lên đến hơn 70 nhịp/phút và ngày càng tăng.
– Khò khè liên tục: Trẻ phát ra tiếng khò khè sau mỗi nhịp thở do phải vật lộn để mở đường thở bị nghẹt.
– Hai cánh mũi phồng lên nhiều do phải cố gắng hít thở.
– Cơ ngực và cổ bị co rút thấy rõ một cách khác thường.
Tất cả những dấu hiệu kể trên đều cho thấy trẻ gặp vấn đề về hô hấp, bạn nên lưu ý cẩn thận nhé!
Rửa tay thường xuyên là cách hiệu quả nhất để giúp bé chống lại các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.Việc rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi và sau khi đi vệ sinh loại trừ bớt những vi khuẩn có hại trên tay, giúp bé khỏe mạnh hơn nhiều.
Một kết quả nghiên cứu cho thấy rửa tay sạch sẽ thường xuyên sẽ làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, làm giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp và phòng ngừa rất hiệu quả căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em.Không chỉ thường xuyên rửa tay, mẹ nên đặc biệt lưu ý dạy cho bé phương pháp rửa tay đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tập thể dục
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp bé giảm khoảng 15% nguy cơ mắc các bệnh sốt, cảm, sổ mũi ở trẻ. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp cơ thể bé tăng sức đề kháng.
Ngủ đúng giờ
Ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon giúp tăng cường sức đề kháng của bé. Trong khi bé ngủ, bạch cầu và các kháng thể được sản xuất nhiều hơn. Hệ miễn dịch được tăng cường sẽ giúp bé có đủ sức khỏe để chống lại những tác động xấu của môi trường. Việc thiếu ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ. Trẻ em dưới 1 tuổi mỗi ngày cần ngủ 14 tiếng trong khi trẻ học mẫu giáo thì chỉ cần ngủ từ 11 đến 13 tiếng mỗi ngày.
Không đặt tay lên mắt, mũi, miệng
Trên tay có hàng trăm vi khuẩn gây bệnh và những vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào cơ thể bé thông qua các hành động vô tình đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng của bé. Vì vậy, nếu bé thường xuyên có thói quen dụi mắt hoặc hay để tay lên mặt thì mẹ cần lưu ý bé. Mẹ cũng có thể cho bé thường xuyên rửa tay để giảm bớt những vi khuẩn này.
Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hệ miễn dịch của bé phát triển tốt hơn, giúp cơ thể bé phòng tránh bệnh được tốt hơn nhiều. Ngoài những bữa ăn dinh dưỡng hằng ngày, mẹ nên cho bé ăn thêm nhiều rau và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C và D, giúp tăng sức đề kháng cho bé.
Tiêm chủng
Theo trung tâm kiểm soát bệnh dịch của Mỹ, việc tiêm chủng đầy đủ giúp cơ thể tăng khả năng chống chọi lại các loại bệnh. Tuy hiện nay có một số phản hồi tiêu cực về việc tiêm chủng cho bé nhưng nếu mẹ tìm được một trạm y tế đáng tin cậy thì đây là một trong những phương pháp tốt nhất để giúp bé phòng ngừa bệnh. Mẹ nên đưa trẻ đi tiêm ngừa một số bệnh nguy hiểm như sởi, thủy đậu, viêm não, viêm gan…
Vitamin D giúp là tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể đưa bé ra ngoài vào lúc sáng sớm, có nắng nhẹ để giúp bé hấp thu vitamin D. Hơn nữa, việc ra ngoài hít thở không khí trong lành có thể tăng sức đề kháng của bé đối với môi trường nhiều hơn.
Hạn chế đưa trẻ đến những nơi công cộng
Việc tiêm vắc-xin phòng chống cảm lạnh không thể bảo vệ bé tuyệt đối được vì có tới hơn 250 loài virut gây bệnh, chúng lây lan qua không khí và biến đổi nhanh chóng. Nên hạn chế đưa bé đến nơi công cộng để tránh cho bé bị lây nhiễm bệnh.
Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định
Khi mẹ cảm thấy cơ thể bé bị lạnh toát, mẹ cần nhanh chóng là tăng nhiệt độ cơ thể bé bằng cách ủ ấm, cho bé mặc thêm áo, xức dầu cho bé. Không nên cho bé mặc quá nhiều áo khiến bé ra quá nhiều mồ hôi, dễ bị cảm lạnh.
Vào mùa hè, cho dù nóng cũng không nên quá lạm dụng máy điều hòa. Ở trong phòng máy lạnh quá lâu có thể khiến bé bị khô da, khô họng. Sự chênh lệch giữa nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ ngoài trời quá cao có thể khiến bé khó thích nghi ngay được. Tốt nhất mẹ nên mở cửa sổ để không khí lưu thông, tốt cho sức khỏe.
Mùa này thường xuyên có mưa nên lúc đưa bé ra đường mẹ cũng nên chuẩn bị đầy đủ áo mưa hoặc dù. Tránh để cho bé bị mắc mưa.
Bé bị cảm lạnh: Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho bé
Mẹ nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm dinh dưỡng, trái cây và rau xanh giàu vitamin và dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho bé. Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm lạnh để bảo vệ cổ họng của bé.
Nên cho bé sử dụng dung dịch nhỏ mũi sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối hằng ngày. Nước muối có thể rửa trôi chất nhầy và vi khuẩn giúp bé phòng bệnh.
Nên cho trẻ uống nhiều nước vì mọi cơ quan trong cơ thể đều cần đến nước để hoạt động tốt hơn.
Mẹ cũng nên cho bé uống một ly mật ong vào mỗi buổi sáng. Mật ong có chứa chất bioactivators, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, tuyệt đối không được cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi uống mật ong.
Giữ vệ sinh
Bạn nên lau dọn sạch sẽ nhà cửa, những vật dụng mà bé thường xuyên đụng tới để phòng ngừa vi khuẩn. Với trẻ nhỏ, niêm mạc mũi họng rất nhạy cảm, không khí bẩn kích thích niêm mạc bé, làm tăng khả năng bị bệnh ở trẻ.
Bạn cũng nên cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Đây là biện pháp phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả nhất, thậm chí còn tốt hơn nhiều so với việc cho bé dùng thuốc kháng sinh.
Phương pháp này được trình bày chi tiết trong quyển The Secrets of Baby Whisperer của tác giả Tracy Hogg, được áp dụng khác nhau dựa trên độ tuổi của bé và dành cho bé 3 tuổi trở đi.
Bé từ 3 đến 6 tháng
Đầu tiên, bạn lắng nghe và quan sát những chuyển động, âm thanh bé phát ra, tiếng khóc, tiếng la hay bất kỳ một phát âm nào để hiểu bé đang muốn truyền đạt gì khi chưa biết nói. Chẳng hạn, tiếng khóc ổn định, có nhịp điệu thường báo hiệu bé đói, trong khi tiếng khóc ré kèm theo cử động co, đạp có thể biểu thị cơn đau.
Vào 3 tháng tuổi, bé cần khoảng 5 giờ ngủ ban ngày và 10 giờ ngủ ban đêm, sau khi đã thay tã sạch đã được thay và bụng đã no sữa. Khi quan sát thấy dấu hiệu buồn ngủ, mẹ đặt bé vào nôi và chú ý làm cho môi trường xung quanh trở nên yên bình. Mẹ cần cố gắng thiết lập một thói quen ngủ sẽ giúp bé nhanh chóng vào giấc. Bắt đầu với những âm thanh dỗ dành. Nếu bé khóc và làm nũng, mẹ nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé để giúp xoa dịu. Nếu vẫn chưa đủ, bồng bé lên một chút, chú ý là không quá 3 phút mỗi lần nhé. Sau đó đặt bé vào nôi trở lại khoảng 2 – 3 phút. Lặp lại việc bế bé và lại đặt vào nôi cho đến khi bé bình tĩnh trở lại. Kiên trì thực hiện thói quen này, qua một thời gian bé sẽ ngủ ngon và liền giấc.
Bé từ 6 đến 8 tháng
Bạn cần điều chỉnh một chút các quy tắc của mình vì bé đã có những thay đổi nhất định. Vào tháng thứ 6, bé dần được cai sữa đêm. Giữa các giấc ngủ ngắn vào ban ngày, mẹ đã có thể kéo dài thời gian cho những việc như thay tã, chơi với trẻ đến 2 giờ liên tục hoặc hơn. Bé có thể đưa tay về phía bạn để biểu đạt mình đang buồn ngủ. Đầu tiên, bạn bế bé lên theo chiều ngang và nói những lời vỗ về dịu dàng trước khi đặt bé vào nôi. Nếu bé có biểu hiện không vui, bạn có thể rời khỏi cũi và tránh nhìn vào mắt khiến bé mất tập trung. Thay vì luôn ở cạnh bên, mẹ nên tập cho bé làm quen với những “người bạn mới” trong phòng ngủ như một chiếc chăn ấm, một món đồ chơi để dần nhận biết được giờ đi ngủ.
Bé trên 8 tháng
Ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu chơi và thức nhiều hơn, những giấc ngủ ngày ngắn lại còn khoảng 20 phút đến vài giờ và chỉ ngủ 2 giấc ngắn như vậy vào ban ngày. Bạn đã có thể giúp bé tự điều chỉnh thói quen ngủ của mình. Đặt bé vào nôi và bạn rời đi, không cần bế bé lên trừ khi bé tỏ ra vô cùng khó chịu, ngồi lên hoặc đứng lên. Khi bế bé lên và đặt trở lại vào nôi, bạn nhớ để mặt bé hướng về phía không nhìn thấy bạn. Nếu bé vẫn chưa bình tĩnh lại, mẹ hãy dùng những lời thì thầm, đặt tay lên lưng bé vài phút.
Một số mẹo khác mà mẹ cần biết có thể giúp cải thiện giấc ngủ của bé:
-Hạn chế sử dụng TV: Đặc biệt khi bé có những cơn ác mộng về đêm. TV có thể là một nhân tố gây ra những nỗi sợ hãi về đêm đó, thậm chí khi bạn không nghĩ rằng bé đã xem các chương trình.
-Để ý đến các dấu hiệu mệt của bé. Nếu quá mệt, bé có thể trở nên khó ngủ.
Khi chọn phương pháp này, bạn sẽ không thể áp dụng chiến thuật để bé khóc đến mệt lả và ngủ thiếp đi. Thay vì vậy, cần dỗ bé nín khóc và tạo ra một môi trường an toàn khiến bé yên tâm và ngủ ngon. Điều này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để tạo ra những thay đổi tích cực, giúp ích cho việc tạo ra một thói quen độc lập về lâu dài cho bé.
Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ với các mẹ những điểm sau:
• Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”là gì?
• Phân biệt hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” với những cơn ác mộng?
• Bạn nên làm gì nếu bé gặp phải hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
• Nguyên nhân và cách ngăn chặn hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”là gì?
Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” có tên tiếng Anh là “night terror” hoặc “sleep terror”. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ mà bé sẽ bất chợt giật mình thức giấc một cách hoảng loạn rồi khóc, la hét, rên rỉ, nói lí nhí hay vùng vẫy tay chân với đôi mắt mở to nhưng lại không thực sự tỉnh táo và kiểm soát được hành vi của mình. Lúc này bé đang ở trong trạng thái lẫn lỗn giữa mê và tỉnh. Vì vậy bé sẽ không nhận thức được sự hiện diện của bạn cũng như phản xạ lại những gì bạn nói hay làm.
Trong thực tế, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng hội chứng này là do một trục trặc bí ẩn nào đó giữa các lần chuyển đổi giai đoạn trong giấc ngủ. Có khoảng 6% các bé gặp phải hội chứng này tại một vài thời điểm và thường bắt đầu vào những năm đầu đời lúc bé biết đi, chuẩn bị đi học và tiếp tục cho đến khi lên 7 tuổi hoặc thậm chí là tuổi vị thành niên.
Sự hoảng loạn thức giấc này có thể kéo dài từ 5 đến 45 phút và khi nó qua đi, bé sẽ ngủ lại một cách đột ngột và không nhớ gì cả.
Phân biệt hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” với những cơn ác mộng?
Không giống như hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”, cơn ác mộng sẽ làm cho bé tỉnh táo hơn, bé có thể nhớ ít nhiều giấc mơ của mình và đôi khi bé sẽ nói về nó. Khi tỉnh giấc, bé sẽ tìm kiếm và cảm thấy an ủi hơn khi có bạn bên cạnh.
Đi sâu vào phân tích giấc ngủ của con người, các nhà khoa học cũng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về mặt bản chất giữa hai hiện tượng này. Thông thuờng, giấc ngủ của một người sẽ bao gồm hai giai đoạn khác nhau là REM , rapid eye movement – mi mắt cử động nhanh và NREM, non-rapid eye movement – mi mắt hầu như không cử động.
Khi ngủ, cơ thể ta thực hiện tuần tự những chu kì lặp đi lặp lại của REM và NREM. Nếu như ác mộng chủ yếu diễn ra vào giai đoạn REM, lúc sáng sớm sau 2 giờ sáng thì hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” lại diễn ra vào giai đoạn NREM, trong 1/3 thời gian đầu tiên của giấc ngủ, tức từ lúc nửa đêm cho đến tầm 2 giờ sáng. Trong khoảng thời gian này, cơ thể ta hoàn toàn có thể cử động chân tay một cách vô thức.
Cách dễ nhất để biết sự khác biệt giữa hai hiện tượng này là vào sáng hôm sau, bạn hãy hỏi bé về những gì diễn ra tối qua và nếu bé tỏ ra kích động hơn, nghĩa là bé vừa trải qua cơn ác mộng. Nếu bé không nhớ gì hết, có lẽ bé đã gặp phải “giấc ngủ kinh hoàng”.
Các mẹ hãy yên tâm rằng sự kinh hoàng của giấc ngủ sẽ để lại “ấn tượng” sâu sắc trong các mẹ, người đã quan sát hiện tượng diễn ra, hơn là các bé, người đã trải qua sự kinh hoàng!
Bạn nên làm gì nếu bé gặp phải hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
Đừng cố gắng để đánh thức bé dậy và không nên hy vọng rằng những nỗ lực của bạn có thể dỗ dành bé, mang lại cho bé cảm giác tốt hơn. Vì khi bé đang trải qua nỗi kinh hoàng khi ngủ, bé thực sự sẽ không thể bình tĩnh lại. Bạn càng cố gắng ôm giữ bé, bé lại càng phản ứng quyết liệt hơn.
Trừ khi bạn nhận thấy nguy cơ có thể làm tổn thương bé, bạn có thể nói chuyện một cách bình tĩnh với bé rồi đặt mình vào giữa bé và bất cứ thứ gì nguy hiểm cho bé, chẳng hạn đầu giường của bé cho đến khi “cơn bão” đi qua chứ không nên tác động trực tiếp lên bé.
Trước khi đi ngủ, bạn cần chuẩn bị sẵn những gì cần thiết cho những người bị mộng du, đề phòng trường hợp bé của bạn có thể ở trạng thái này hoặc té/lăn ra khỏi giường trong “nỗi kinh hoàng” của mình. Nhặt tất cả đồ chơi hoặc đồ vật ở trên sàn nhà mà bé có thể dẫm phải khi di chuyển, chốt chặt các cánh cửa ở đầu mỗi cầu thang và đảm bảo các cửa sổ và cửa ra vào đều đã được khóa kỹ.
Nguyên nhân và cách ngăn chặn hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
Không có cách nào có thể ngăn chặn dứt điểm hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” vì không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này. Nỗi kinh hoàng này không phải là do vấn đề về tâm lý hay do bé thất vọng về điều gì đó gây ra.
Nỗi sợ hãi về đêm này có thể do căng thẳng, bệnh tật, giờ giấc ngủ thất thường hoặc thiếu/mất ngủ. Giải quyết bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến giấc ngủ của bé, như thức dậy vào giữa đêm và đảm bảo rằng bé có một lịch trình ngủ nghỉ điều độ và ngủ đủ giấc có thể giúp bé tránh được những “ông kẹ” ban đêm.
Một số loại thuốc hoặc chất caffeine cũng có thể góp phần tạo ra nỗi sợ hãi ban đêm của bé. Cũng có nhiều khả năng là bé bị ảnh hưởng bởi thành viên nào đó trong gia đình có những biểu hiện tương tự.
Trong một số trường hợp, nỗi sợ hãi ban đêm có thể do việc ngưng thở khi ngủ, một rối loạn nghiêm trọng nhưng thể khắc phục được. Hiện tượng này là do ở vùng hầu họng của bé có các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở như lưỡi, amidan, khẩu cái mềm, lưỡi gà…được nâng đỡ bởi các cơ vận động vùng hầu họng. Khi ngủ các cơ này giãn ra làm hẹp đường thở và làm ngừng sự di chuyển của không khí trong quá trình hô hấp khi ngủ. Điều này làm cho bé khó thở và khiến bé phải thức giấc.
Chườm mát cho trẻ
Chườm mát cho trẻ để hạ sốt rất quan trọng vì trẻ sốt cao ở nhiệt độ 39 độ C trở lên sẽ dễ gặp các tình trạng như mất nước, rối loạn điện giải và trao đổi chất, co giật, thiếu oxi… Mẹ có thể chườm mát cho con bằng túi chườm mát hoặc khăn bông với nước chườm ấm. Các loại thảo mộc như oải hương, cúc La mã và hương thảo cũng có tác dụng hạ sốt khi được chèn bên dưới túi chườm hoặc khăn bông đấy nhé.
[inline_article id=3128]
Cho trẻ tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm
Thay vì chườm mát với nước ấm, mẹ cũng có thể hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cách cho con tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 10-15 phút. Không được dùng nước lạnh vì sẽ khiến con rét run và sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại biên. Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.
Massage cho trẻ với dầu bạc hà
Dầu bạc hà có tác dụng tốt trong việc giảm sốt và xoa dịu cảm giác mệt mỏi khi bị sốt. Thêm dầu bạc hà vào nước chườm mát cho trẻ hoặc massage cho bé với tinh dầu bạc hà và một loại dầu thực vật khác như dầu hạnh nhân trên ngực và hai bên thái dương của trẻ. Dầu bạc hà còn có khả năng cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, giúp thông mũi và các xoang của hệ hô hấp.
Cho trẻ uống nhiều chất lỏng
Sốt cao dễ dẫn đến mất nước, do đó, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải bằng dung dịch Oresol có thể mua dễ dàng ở các hiệu thuốc. Với trẻ còn bú mẹ, nên tăng số lượt bú để con bú nhiều hơn. Bên cạch nước lọc, các loại trà thảo mộc loãng như trà gừng mật ong, trà bạc hà mật ong, nước súp gà và nước trái cây cũng rất tốt cho trẻ đang bị sốt. Nếu trẻ không chịu uống nước trái cây thì kem đá bằng nước trái cây đông lạnh có thể là giải pháp cho mẹ.
[inline_article id=38333]
Cho trẻ ăn uống đủ chất
Trẻ bị sốt sẽ mệt mỏi và lạt miệng dẫn đến chán ăn, do đó, mẹ cần chọn lựa các thực phẩm bổ dưỡng dễ đảm bảo dù trẻ ăn ít vẫn được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh cháo, sữa và nước trái cây, các loại nước canh cũng rất dễ cho bé ăn. Bổ sung chất dinh dưỡng chính là cách đơn giản nhất để tăng cường hệ miễn dịch giúp bé chống chọi lại với cơn sốt.
Một khi da bị kích thích sẽ chuyển thành màu đỏ, nóng lên, khô ráp và có thể dẫn tới các dạng nhiễm trùng. Những chất kích ứng phổ biến nhất là phân, nước tiểu, vi khuẩn từ nước tiểu và phân, chất tẩy, hương thơm và thuốc nhuộm từ tã giấy, khăn ướt cho trẻ em… Thuật ngữ “hăm tã” dùng để mô tả các tình trạng da khác nhau ở vùng mặc tã.
Viêm da phồng rộp (phồng rộp do tã): Đây là dạng phổ biến nhất của hăm tã. Nó có thể khiến cho vùng sinh dục và các nếp gấp ở đùi, mông đỏ lên và sưng phồng. Phồng rộp da do chính tã gây ra hoặc vì trẻ mặc tã ướt và bẩn quá lâu. Dạng hăm này thường xuất hiện rồi tự biến mất, có thể thoa thuốc mỡ loại nhẹ; nó chỉ khiến bé hơi khó chịu, miễn là không trở nên phức tạp vì một chứng nhiễm trùng phụ.
Viêm da dị ứng (Eczema: chàm bội nhiễm): Kiểu hăm này thể hiện dưới dạng các mảng đỏ đóng vảy trên chân và vùng háng. Nó có thể kéo sang các vùng khác của cơ thể trong lúc lan ra khu vực mặc tã ở những bé thuộc phạm vi 6 – 12 tháng tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng như chất gây dị ứng, chất kích ứng, các yếu tố môi trường và di truyền. Điều trị bằng thuốc mỡ chuyên dụng hoặc thuốc theo toa.
Viêm da candidal (nhiễm trùng nấm men): Dạng hăm này nhẹ và làm bé đau, xuất hiện ở những nếp gấp tại bộ phận sinh dục, chân và nếp gấp giữa bụng với đùi của bé. Nó sẽ bắt đầu bằng những nốt đỏ nhỏ dần dần hiện ra nhiều hơn và hình thành một mảng đỏ rực lan rộng dễ thấy. Nguyên nhân phổ biến nhất của dạng hăm tã này là do bạn cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Có thể điều trị với kem đặc trị do bác sĩ kê toa.
Viêm da quanh hậu môn: Vệt đỏ đổi màu từ đỏ tươi sang đỏ sẫm quanh hậu môn là dấu hiệu nhận biết điển hình. Tình trạng này thường gặp ở các bé bú sữa bình vì phân của các bé chứa nhiều kiềm hơn mức bình thường. Dạng viêm này thường không xuất hiện ở trẻ bú sữa mẹ cho đến sau khi bé tập ăn dặm. Đa số trẻ sơ sinh đều sẽ gặp phải tình trạng này ở một giai đoạn nào đó trong những năm đầu đời.
Bệnh chốc lở: Đây là dạng hăm tã được nhận biết bằng những mảng cứng nâu vàng, mụn nhọt hay vết phồng giộp đầy mủ kèm theo nhiều nốt đỏ xung quanh. Nó có thể bao phủ phần mông, bụng dưới, hậu môn, rốn và đùi sau đó lan ra các phần khác trên cơ thể. Bệnh chốc lở do vi khuẩn gây ra (streptococci hoặc staphylococci). Nếu cho rằng chứng hăm tã ở bé là nhiễm trùng vi khuẩn, mẹ nên báo với bác sĩ ngay lập tức để được kê thuốc thoa hoặc thuốc kháng sinh dạng uống.
Viêm da ngấn tã: Một dạng kích ứng da xảy ra do rìa hoặc mép tã cọ xát vào da. Dấu hiệu nhận biết là da tấy đỏ và bị kích thích. Chứng hăm tã này xuất hiện ở nếp gấp của chân hoặc bụng trên và sẽ nặng hơn do chất ẩm và hơi nóng. Có thể điều trị bằng phấn chuyên dụng hoặc thuốc mỡ không cần kê toa.
Viêm da cọ xát: Các nếp gấp da cọ xát lẫn nhau và gây ra một dạng hăm tã trên làn da nhạy cảm của bé. Cách nhận biết là trên da xuất hiện những vùng bị ửng đỏ ở các nếp gấp giữa đùi với bụng và thỉnh thoảng ở nách. Thông thường nó được điều trị bằng thuốc mỡ hoặc phấn không kê toa.
Trong khoảng 48 giờ sau khi sinh, mẹ sẽ thấy bé đi ngoài ra một loại phân có màu xanh hoặc đen, không có mùi, khá dính và khó làm sạch. Đây chính là phân su của trẻ sơ sinh, được tạo thành từ những gì bé nuốt vào khi còn ở trong bụng mẹ như nước ối, chất nhầy… Lần đầu tiên bài tiết phân su cho mẹ biết rằng đường ruột của bé đã bắt đầu hoạt động.
1. Phân su của trẻ sơ sinh là gì?
[key-takeaways title=”Phân su của trẻ sơ sinh là gì?”]
Theo định nghĩa của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, phân su (meconium stools) là phân đầu tiên của trẻ sơ sinh được tạo thành từ tế bào và các chất đi vào đường tiêu hóa trong thời kỳ mang thai. Phân su có tính chất sệt, dính và thường có màu đen hoặc xanh đen. Bé mới sinh được 2-3 ngày sẽ đi ngoài phân su.
[/key-takeaways]
Khi trẻ sơ sinh bắt đầu bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức; cơ thể trẻ sơ sinh sẽ loại bỏ phân su, hệ tiêu hóa của bé sẽ nhường chỗ cho việc xử lý sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Tuy đa phần trẻ sơ sinh sẽ không gặp vấn đề gì với phân su; một số ít có thể mắc phải hội chứng hít nước ối phân su và hội chứng tắc ruột phân su.
Phân su có một số tác dụng quan trọng đối với trẻ sơ sinh, bao gồm:
Giúp vệ sinh ruột: Phân su giúp loại bỏ các chất bẩn và tế bào chết ra khỏi ruột của trẻ sơ sinh, giúp làm sạch ruột và chuẩn bị cho việc tiêu hóa sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Thúc đẩy sự phát triển của hệ miễn dịch: Phân su chứa một số vi khuẩn có lợi, giúp kích thích sự phát triển của hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh.
Cung cấp chất dinh dưỡng: Phân su chứa một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như sắt, giúp cung cấp năng lượng cho trẻ sơ sinh trong những giờ đầu sau khi sinh.
Phân su thường được thải ra trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trẻ có thể không đi phân su trong vòng 48 giờ hoặc hơn. Nếu trẻ không đi phân su sau 48-72 giờ, hãy cho trẻ bú nhiều hơn và theo dõi các dấu hiệu khác của vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
3. Các vấn đề trẻ sơ sinh có thể gặp với phân su
3.1 Hội chứng hít nước ối phân su
Hội chứng hít nước ối phân su (Meconium Aspiration Syndrome – MAS) có thể xảy ra trước, trong và sau khi chuyển dạ và được sinh ra đời; khi trẻ sơ sinh hít phải hỗn hợp nước ối và phân su. Điều này có thể khiến đường thở của bé bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.
Những dấu hiệu nhận biết của hội chứng hít nước ối phân su là:
Vệt phân su màu xanh trong nước ối.
Làn da của bé đổi màu với sắc độ xanh dương hoặc xanh lá.
Bé có những trở ngại trong hít thở như thở gấp, thở khó hoặc ngưng thở. Bé có thể biểu hiện suy hô hấp tùy từng mức độ.
Chỉ số Apgar (được thực hiện để đánh giá nhanh tình trạng của bé) thấp cũng là một cảnh báo của hội chứng này.
Các bác sĩ cũng sẽ chú ý nếu bé có nhịp tim thấp trước khi chào đời, sinh già tháng.
Tuy có thể gây biến chứng, đa số các trường hợp hít nước ối phân su sẽ được xử lý kịp thời; và không gây hậu quả nghiêm trọng. Các mẹ có thể theo yêu cầu được theo dõi ngay khi thấy nước ối có màu bất thường như xanh, đen; hay có vẩn đục để nhanh chóng được chẩn đoán.
3.2 Hội chứng tắc ruột phân su
Hội chứng tắc ruột phân su (Meconium Ileus) là khi phân su trẻ sơ sinh bị tắc nghẽn ở một đoạn của ruột non gọi là hồi tràng.
Triệu chứng đầu tiên của hội chứng tắc ruột phân su:
Chướng bụng.
Nôn ra dung dịch màu xanh.
Trẻ sơ sinh không có đi ngoài phân su.
Bác sỹ nhi khoa sẽ chụp X-quang bụng để tìm xem bé có phân su trong ruột hay không.
Nếu đã khẳng định bé đang trong tình trạng tắc ruột do phân su, bác sỹ sẽ đặt đường truyền tĩnh mạch để đưa thức ăn vào cơ thể bé. Ngoài ra, một ống nhỏ được đưa từ mũi vào dạ dày sẽ giúp loại bỏ phần khí và chất lỏng dư thừa.
Bé sẽ được cho uống thuốc để sổ phân su ra ngoài. Nếu cách này không thành công, một thủ thuật mở thông ruột (ileostomy) được tiến hành để loại bỏ phân tắc trong ruột. Sau phẫu thuật, mẹ sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc bé để tránh nguy cơ nhiễm trùng và những nguy hiểm khác.
Nếu những triệu chứng dưới đây xảy ra khi bé đã được đưa về nhà, mẹ cần nhanh chóng gọi cho bác sỹ hoặc cho bé trở lại bệnh viện:
4. Quá trình chuyển từ phân su sang phân bình thường
Trẻ sơ sinh sẽ không còn đi phân su khi bé được 3-5 ngày tuổi. Trong quá trình chuyển đổi; phân của bé sẽ lỏng hơn, có màu xanh nâu và sự chuyển đổi sang dạng phân từ sữa vào khoảng ngày thứ sáu.
Nếu bé vẫn đi phân su sau khi được 3 ngày tuổi; mẹ cần nói chuyện với bác sĩ hoặc đưa bé đi thăm khám bệnh viện. Chậm chuyển từ phân su sang phân bình thường có thể báo hiệu bé không bú đủ hoặc dấu hiệu các loại bệnh lý khác.
Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?
Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi vẫn đi phân su đặc, sệt và màu đen.
Bé 3 ngày tuổi: đi phân lỏng hơn và có màu xanh lục đến vàng.
Trẻ sơ sinh 4 ngày tuổi đi ngoài phân màu vàng, mềm và có nước.
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài không theo những dấu hiệu như trên; mẹ nên nói chuyện với bác sĩ. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá sốt sắng, vì mỗi trẻ sơ sinh có thể có thời gian chuyển đổi từ phân su sang phân bình thường khác nhau.
Khi mới sinh Peru mình thấy con trai cũng nhiều tóc mà có 1 điều lạ là trên thóp bé rất ít tóc các mẹ ơi!! Mình nhìn con vừa mắc cười vừa sợ con bị “hói”, ba bé thì toàn chọc con là “giáo sư”, cậu 3 thì chọc con là “Lenin”…hix.hix..
Sau khi trò chuyện với bạn bè và xem hình các bé khác mình mới phát hiện 1 điều thú vị là các bé sơ sinh khi mới sinh ra đa số trên thóp đều mọc rất ít tóc (có lẽ do mới sinh thóp bé là nơi mềm nên tóc khó mọc các mẹ nhỉ? hihi..). Bé nhà các mẹ thế nào? Các mẹ có để ý như thế ko, chia sẻ cùng mình cho vui nhé!!
Ở giai đoạn sơ sinh, hầu hết các mẹ sẽ quan sát kỹ bộ phận sinh dục của bé trai để phát hiện sớm những bất thường. Một trong những hiện tượng mẹ nghĩ là không bình thường chính là bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh; hay tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ.
Bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh có đáng lo?
Bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh có đáng lo hay không? Theo bác sĩ nhi khoa, bộ phận sinh dục của bé trai khi mới sinh có thể hơi to ở phần bìu cho nên mẹ sẽ thấy xệ. Điều quan trọng là kiểm tra xem bé có đủ 2 tinh hoàn và tinh hoàn ở đúng vị trí hay không. Xệ hay không xệ không quan trọng.
Mặt khác, bìu của bé trai mới sinh có thể to do hiện tượng tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh; và chất dịch này sẽ tự tiêu đi khi bé càng lớn. Đa số bộ phận sinh dục của bé trai sẽ trở về bình thường sau vài tháng tuổi.
Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là tràn dịch màng tinh hoàn, tràn dịch tinh mạc, ứ nước màng tinh hoàn.
Đây là một bệnh lành tính, mẹ không phải lo lắng nhiều. Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ sẽ có một ống nhỏ nối liền từ bụng tới phần bìu. Thường khi sinh ra ống này đã bịt lại. Ở một số trẻ, nếu ống này không tự nhiên đóng sẽ dẫn đến nước từ ổ bụng chảy xuống bìu gây ra bệnh tràn dịch tinh hoàn.
Dấu hiệu nhận biết là một hoặc hai bên bìu của trẻ to, căng bóng, nắn thấy một khối toàn nước; có cảm giác con bị bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh.
Bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 6 tháng đến 1 tuổi. Nếu sau 1 tuổi tình trạng không được cải thiện thì mẹ nên cho con đi khám. Trường hợp này, trẻ sẽ được phẫu thuật thắt ống thông, giải thoát hết nước ở màng tinh hoàn. Theo đó, mẹ sẽ không còn phải lo bìu trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ; hay tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ hoặc bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh.
Những bất thường khác ở bộ phận sinh dục bé trai ngoài bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh
1. Tinh hoàn ẩn (tinh hoàn lạc chỗ)
Trong giai đoạn đầu của thai nhi, tinh hoàn sẽ nằm trong ổ bụng. Sau đó, cùng với quá trình thai nhi phát triển thì tinh hoàn sẽ di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc được sinh ra.
Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng tinh hoàn nằm trên đường đi của nó (bụng, ống bẹn) mà không xuống ở bìu. Kết quả là bé trai chào đời nhưng không sờ thấy tinh hoàn trong bìu.
Tỷ lệ bé trai bị tinh hoàn ẩn vào khoảng 3% ở trẻ sinh thường và 30% ở trẻ sinh non. Mẹ có thể biết con bị tinh hoàn ẩn hay không thông qua một số dấu hiệu sau:
Sờ trong bìu không thấy có tinh hoàn nhưng thấy có khối u nổi ở ống bẹn.
Trường hợp tinh hoàn nằm trong ổ bụng thì không sờ chạm được.
Không giống như hiện tượng bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh; tinh hoàn ẩn vô cùng nguy hiểm với trẻ vì để lâu có thể gây nên biến chứng xoắn tinh hoàn, ung thư hoặc vô sinh. Độ tuổi lý tưởng nên mổ cho bé trai bị ẩn tinh hoàn là 1 tuổi.
2. Dương vật bé cũng gây lo lắng như bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh
Dương vật bé cũng gây nhiều bất an như khi mẹ thấy tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ.
Để biết dương vật bé sơ sinh có bé hay không, mẹ kiểm tra bằng cách đo từ gốc đến ngọn (nhớ loại trừ mô mỡ vủng mu để có chiều dài tính từ gốc). Nếu số đo là dưới 1,9cm thì được coi là dương vật bé.
Trong trường hợp này, mẹ nên cho con đi khám. Thường bé sẽ được kiểm tra nồng độ hormone, các nhiễm sắc thể để xem có gặp bất thường nào về gen không.
Bên cạnh đó, trẻ còn có thể được thử nghiệm dùng testosterone để xem dương vật có đáp ứng với kích thích testosterone không. Trường hợp không đáp ứng thì tương lai trẻ có thể gặp khó khăn về vấn đề giới.
3. Cong, vẹo dương vật cũng khiến mẹ thấy lạ như bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh
Ở một số bé sẽ xuất hiện hiện tượng lỗ tiểu đúng vị trí nhưng dương vật khi cương cứng sẽ vẹo sang một bên trông như quả chuối cong. Lúc trẻ còn nhỏ, chưa ý thức về vấn đề giới tính nên sẽ không thắc mắc nhiều về tật này.
Nhưng khi đến tuổi dậy thì, trẻ sẽ cảm thấy mặc cảm. Cha mẹ nên quan tâm đến con, phát hiện sớm bất thường này và nên cho con mổ khi còn nhỏ, trước tuổi đi học.
Những biểu hiện lạ khác ở trẻ sơ sinh ngoài bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh
Bên cạnh hiện tượng bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh, mẹ cũng thấy bé có thể gặp những tình trạng bất thường dưới đây, nhưng tình trạng không nghiêm trọng, mẹ không cần thấp thỏm lo âu.
1. Phản xạ giật mình
Hiện tượng tay chân bé liên tục chuyển động, giật mình và quẫy đạp có thể khiến mẹ cảm thấy khá phiền phức trong thời gian đầu. Thực tế, đây là các hoạt động tự nhiên ở bé.
Trong đó, phản xạ do giật mình (hay còn gọi là phản xạ Moro) sẽ kéo dài trong 5-6 tháng. Bé thường giơ hai tay và co hai chân, có thể quấy khóc khi bỗng nhiên nghe tiếng động lớn hay bị chạm vào cơ thể.
Phản xạ này là phản ánh sự phát triển của não bộ. Nếu bé không có các phản xạ giật mình, đập tay, giãy chân thì đã đến lúc ba mẹ nên lo lắng và đưa con đi kiểm tra.
Không chỉ bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh mới khiến mẹ thấy kỳ lạ; đầu của bé sơ sinh cũng làm nhiều mẹ thấy khó hiểu.
Vì đầu của em bé thường mềm nên việc di chuyển qua vùng xương chậu có thể gây ra sự biến dạng. Điều này còn xảy ra trong suốt quá trình chăm sóc bé, do nằm ngửa quá nhiều hoặc chỉ nằm nghiêng về một bên.
Giải pháp cho tình trạng này là mẹ nên cho con nằm sấp nhiều hơn khi bé đang thức; thay đổi vị trí đặt đồ chơi để bé không nằm nghiêng quá nhiều về một hướng.
Trong trường hợp mẹ đã làm mọi cách mà đầu bé vẫn bị méo ở một vài chỗ, nên đưa bé đến hỏi sự tư vấn của bác sĩ. Có thể bé sẽ cần phải đội một chiếc nón để tạm thời định hình đầu.
3. Bộ phận sinh dục bị sưng cũng khiến mẹ căng thẳng như bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh
Một số bé trai có bộ phận sinh dục mà tinh hoàn lớn hơn các bé bình thường; khiến mẹ sốt vó như thấy bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này cũng xảy ra ở các bé gái.
Điều này xảy ra do tác dụng của các hormone trong quá trình mang thai. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, bé sẽ nhanh chóng bài tiết hết những ứ đọng này ra ngoài thông qua đường tiểu trong một vài ngày.
Có một thông tin thú vị dành cho mẹ: bé sơ sinh đi tiểu rất nhiều và điều này có thể làm bé mất đến 10% khối lượng cơ thể so với lúc mới sinh. Điều duy nhất mẹ cần lưu ý là bé trai có thể bị tràn dịch màng tinh hoàn và hiện tượng này cần đến 1 năm để tự biến mất.
Điều này có thể làm bất cứ phụ huynh nào hoảng hốt; giống tình trạng bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bình tĩnh xem xét, phần lớn sẽ nhận ra là mọi việc không đáng lo.
Nếu mẹ sinh bé gái, có thể cô bé đang bị ảnh hưởng do tiếp xúc với hormone trong tử cung của mẹ; và tiểu đỏ ít là điều không đáng lo ngại. Những hormone sẽ giảm đi nhanh chóng. Các bé trai lại có thể chảy máu do mới đươc cắt bao quy đầu. Điều này cũng có thể xảy ra do bé bị hăm. Tuy nhiên, nếu trẻ đi tiêu ra máu, phụ huynh cần cho trẻ đến khám bác sỹ ngay nhé.
Hầu hết các mẹ đều không thể giữ bình tĩnh trong trường hợp này. Tốt nhất, để an tâm, mẹ có thể gọi cho một bác sĩ thân thiết để được tư vấn.
Đôi khi mẹ thấy mắt bé có vẻ tụ lại cùng một chỗ hoặc nhìn về 2 hướng khác nhau và cho rằng con bị lác hoặc lé. Sự thực là, phải mất 4 tháng mắt của bé mới có thể hoạt động nhất quán.
Nên nếu bạn đang lo lắng về đôi mắt bé thì nên theo dõi thêm một thời gian trước khi lo lắng không cần thiết.
[inline_article id=265599]
Hy vọng những giải đáp về hiện tượng bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé.