Sức khỏe bé sơ sinh sẽ cung cấp cho mẹ những kiến thức khoa học liên quan đến các bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, giúp mẹ biết cách xử trí khi con bệnh và nuôi con đỡ vất vả hơn.
Những điều mẹ nên làm
• Luôn luôn đặt bé ở tư thế nằm ngửa khi ngủ. Đối với những bé bú mẹ, bé sẽ thường nằm nghiêng một bên, vì vậy, khi bé đã ngủ say, các mẹ nhớ cho bé nằm ngửa lại.
• Đặt một tấm nệm êm và chắc chắn trong giường cũi hoặc nôi của bé.
• Nếu trẻ sơ sinh ngủ trên giường nệm của người lớn thì các mẹ nên đặt nệm xuống đất để tránh bé bị té từ trên cao xuống.
• Tháo đầu giường, chân giường và hai bên hông gường (nếu có) đem cất đi vì những phần này thường không an toàn cho bé. Ngoài ra, các mẹ cần chắc chắn là không có khoảng trống giữa giường, tường hoặc đồ nội thất khác.
• Tháo các dây rèm cửa hay bất cứ dây nào có ở cửa sổ, xung quanh giường và đảm bảo đồ ngủ của con không có sợi dây dài nào vì chúng có thể vô tình siết cổ bé.
• Bọc nệm với một tấm drap vừa vặn để nệm luôn căng, phẳng.
• Để chăn của bé ở cuối giường nhằm hạn chế bé túm được nó và vô tình phủ lên mặt của bé.
• Nếu bé ngủ chung với ba mẹ thì chỉ nên để mẹ ngủ cùng bé để tránh tình trạng người lớn khi ngủ mê sẽ vô tình để tay lên mũi bé hay đè lên bé làm cho bé bị nghẹt thở. Các bà mẹ thừa cân sẽ có nguy cơ cao mắc phải lỗi này.
Những điều mẹ cần tránh
• Không đặt bé nằm trên nệm nước , ghế sofa hoặc những bề mặt quá mềm khác.
• Không bao giờ đặt gối, chăn – mùng – mền hoặc các vật dùng mềm khác trên đầu hoặc dưới chân bé.
• Không bao giờ được hút thuốc khi trong nhà có trẻ sơ sinh vì khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
• Đừng bao giờ ngủ với trẻ sơ sinh một khi bạn vừa hút thuốc, uống rượu bia hay uống thuốc vì bạn sẽ thường ngủ sâu ngay sau đó, khó có thể chăm sóc và đảm bảo an toàn cho bé.
• Không nên cho bé mặc đồ quá kín hay rườm rà khi đi ngủ.
• Không nên để phòng ngủ của bé quá nóng
• Không nên đội/ che đầu của trẻ sơ sinh khi ngủ vì lúc này bé có thể vung tay chân của mình một cách vô thức và làm cho nón hay khăn che đầu bé sụp xuống mũi khiến bé nghẹt thở.
Tay chân miệng là bệnh do các virus thuộc nhóm Enterovirus mà chủ yếu là Coxsackie gây ra. Đặc biệt nếu trẻ nhiễm virus Enterovirus 71 thì nguy cơ gặp biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi,… dẫn đến tử vong là rất cao. Đây là bệnh lây lan nhanh qua đường miệng khi trẻ lành vô tình nuốt phải các phân tử nước bọt hoặc nước mũi chứa virus của trẻ bệnh được phát tán trong không khí. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ mắc bệnh nếu chạm tay vào những đồ vật đã “dính” virus, sau đó đưa tay vào miệng. Như vậy, chỉ cần trong lớp học hoặc khu phố có một bé bị tay chân miệng và bé hắt hơi hoặc ho, khả năng các trẻ xung quanh bị lây bệnh là rất cao.
Các triệu chứng bệnh tay chân miệng?
Một trong những lý do khiến bệnh tay chân miệng trở nên nguy hiểm là vì các triệu chứng ban đầu của bệnh không đặc trưng, bao gồm: sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, sau đó là xuất hiện vết loét ở miệng, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối và có thể kèm theo những nốt nhỏ màu đỏ. Đây là những dấu hiệu của nhiều bệnh thông thường ở trẻ nhỏ nên dễ bị bố mẹ xem nhẹ, không cho trẻ đi khám bệnh mà tự ý dùng thuốc. Có nhiều người khi thấy con quấy khóc, than đau miệng, bỏ ăn hoặc hay đưa tay chỉ vào miệng lại nghĩ con đang trẻ mọc răng chứ không biết trẻ đã mắc phải tay chân miệng.
Làm thế nào phát hiện sớm biến chứng của bệnh?
Hầu hết bệnh nhi tay chân miệng được chỉ định chăm sóc tại nhà, do đó, bên cạnh việc chăm sóc trẻ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bố mẹ cũng cần chú ý quan sát các biểu hiện của biến chứng để đưa con nhập viện kịp thời vì các biến chứng nói trên có thể diễn tiến rất nhanh và gây tử vong trong vòng 24 giờ. Nếu trẻ có các triệu chứng co giật, khó thở, sốt cao liên tục, đứng ngồi không vững, run tay khi cầm nắm đồ vật thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Điều cần đặc biệt cẩn thận là các biến chứng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bóng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng?
Bệnh chưa có thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng ngừa nên cách cơ bản nhất để phòng bệnh là giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay cho con thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, khi ra ngoài phải mang khẩu trang y tế. Bên cạnh đó còn cần giữ vệ sinh môi trường và diệt khuẩn cho tất cả những vật dụng mà bé có thể tiếp xúc với bàn tay, đặc biệt là vệ sinh đồ chơi, bình sữa và sàn nhà. Lưu ý rằng trẻ có thể nhiễm virus tay chân miệng từ chính cô bảo mẫu hoặc bố mẹ, do đó, bản thân những người lớn chăm sóc trẻ cũng cần giữ vệ sinh cẩn thận cho đôi bàn tay của mình.
1. Nên cho trẻ sơ sinh nằm ngửa:
Khoảng 3 – 4 tháng tuổi, khi đã biết lật, bé thường ngủ theo quán tính lật sấp người lại. Tư thế nằm sấp như thế rất dễ chèn ép tim và có khi bé không ngóc đầu dậy hoặc không thể trở mình lại được gây ngạt thở…. Trong trường hợp này, nếu người lớn không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bé. Vì thế, với trẻ dưới 12 tháng, nhất là vào ban đêm, bố mẹ cần cẩn trọng khi cho con ngủ. Tốt nhất là mua 2 chiếc gối ôm thật to và nặn tay để chặn 2 bên tay bé, tránh bé lăn đạp và lật úp bụng xuống giường.
2. Sử dụng nệm phẳng và chắc:
Nhiều mẹ cho rằng mua nệm gối càng mềm càng tốt nhưng những loại mỏng và đàn hồi kém sẽ khiến cột sống mỏng manh của con dễ bị xiêu vẹo. Quan trọng hơn, nguy cơ đột tử sơ sinh cũng do những loại nệm này gây ra. Do đó, các mẹ nên mua nệm cao su có độ phẳng, vững chắc, thông thoáng cho lưng để giúp trẻ ngủ ngon hơn và không bị đau.
3. Tránh đắp chăn trùm kín mặt của trẻ:
Khi bị khó chịu, trẻ sơ sinh chỉ có thể khóc mà không thể tự mình kéo chăn xuống. Vì thế, nếu ba mẹ có thói quen trùm chăn kín mặt cho con thì ngay bây giờ hãy bỏ thói quen ấy ngay. Chẳng những khi ngủ không trùm chăn quá đầu mà khi đi đường cũng tránh sử dụng các loại khăn voan, khăn mặt trùm kín mặt con, việc này dễ khiến trẻ đột tử trong lúc ngủ.
4. Tập cho con thói quen ngủ đúng chỗ:
Khi các mẹ, các bố thấy con có thói quen “vạ” đâu ngủ đó, cần lập tức tìm cách chỉnh đốn ngay. Bố mẹ nên tập cho bé ngủ trong giường cũi hoặc trong nôi. Đơn giản vì những thói quen xấu đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của bé. Và nếu không cho bé ngủ nôi riêng mà ngủ chung với ba mẹ, chỉ cần bố mẹ sơ suất một tí thôi dễ gây tai nạn cho con đấy!
5. Không cho bé ngủ cùng anh chị:
Trẻ sơ sinh rất mỏng manh, nếu cho bé nằm chung với các anh chị lớn hơn, anh chị có thể xoay người tứ tung, dễ làm tổn thương bé. Bên cạnh đó còn là nguy cơ chăn, gối vô tình che khuất mặt làm bé nghẹt thở trong lúc anh chị xoay mình.
6. Cẩn trọng khi mẹ ngủ cùng con:
Nếu mẹ có thói quen cho con ngủ cùng, hãy cẩn trọng mái tóc dài của mẹ có thể phủ lên mặt, cổ, v..v.. của con, dễ gây trở ngại cho đường hô hấp. Vì thế, khi ngủ cùng con các mẹ chú ý buộc tóc gọn hoặc dùng khăn trùm đầu nhé.
7. Cẩn trọng với thú nhồi bông, đồ chơi trên giường:
Cũng như nguy cơ tiềm tàng bởi tóc của mẹ hoặc chăn, gối, mền; thú bông, đồ chơi, v…v.. cũng có thể phủ lên mặt, lên cổ của con, gây nghẹt thở rất nguy hiểm cho bé.
Massage cho bé để làm mát
Đặt một chiếc khăn tắm lên một tấm đệm không thấm nước trong phòng ấm, kín gió. Để một tô nước ấm bên cạnh, có thể bỏ thêm một túi trà hoa cúc vào nước để tạo mùi thơm dịu nhẹ. Đặt bé nằm lên tấm khăn, cởi quần áo cho bé nhưng có thể giữ nguyên tã lót nếu muốn. Nhúng tay vào nước, sau đó nhẹ nhàng đặt lên ngực bé. Xòe các ngón tay ra ngoài và vuốt xuống hai bên eo của bé. Cầm một chân của bé rồi nhẹ nhàng vuốt từ ngón chân lên hông liên tục từ 3 đến 4 lần, thực hiện với chân còn lại.
Làm tương tự với hai cánh tay từ 3 đến 4 lần. Đỡ hai vai của bé trong tay rồi vuốt xuống ngực và lặp lại. Trong quá trình mát xa, thỉnh thoảng nên nhúng tay vào nước. Sự vuốt ve nhẹ nhàng sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu nhưng nếu bé tỏ ra căng thẳng, cần ngừng ngay lập tức. Không có đứa trẻ nào giống nhau hoàn toàn và một số biện pháp có thể rất hữu hiệu đối với bé này nhưng với các bé khác thì không.
Núm vú giả bằng dưa leo
Dưa leo thường được các spa sử dụng để giảm viêm và sưng mô xung quanh mắt. Nó cũng có tác dụng làm mát tương tự khi làm núm vú giả cho bé. Bạn nên dùng cả quả dưa leo non, gọt vỏ một đầu rồi dùng dao tỉa thành hình đầu ngón tay với phần gốc lớn và phần ngọn tròn và nhỏ. Nhớ đừng để lộ phần hạt dưa vì có thể khiến bé bị hóc. Giữ phần chưa gọt như khi cầm chai sữa và cho bé mút phần đã gọt vỏ. Chú ý kĩ quả dưa để đảm bảo nó không bị dập nát. Tác dụng làm mát của dưa sẽ giúp hạ sốt ngay lập tức.
Cho bé bú thường xuyên hơn
Khi bé bị sốt, bé thường khá biếng ăn nhưng mẹ cần nhớ rằng đây là lúc bé cần được bổ sung nhiều nước hơn bình thường. Mất nước rất nguy hiểm khi bé bị sốt. Nếu bé không chịu ăn, nên cho bé bú nhiều bữa, mỗi bữa một ít. Nếu bé bú sữa mẹ, bạn nên để bé tự điều chỉnh lượng sữa muốn bú nhưng bạn phải cho bé bú nhiều lần hơn. Nếu bé bú bình, mỗi lần chỉ cho bé bú một nửa lượng sữa bình thường và tăng số lần cho bú lên gấp đôi. Ngoài ra, nếu bé bú bình, nên dùng sữa ở nhiệt độ phòng thay vì sữa ấm để giúp hạ sốt.
Cùng bé tắm hơi
Tiếp xúc giữa da bạn và da bé cùng với hơi ấm của nước tắm sẽ có tác dụng làm mát cho bé. Dù bạn để bé tắm một mình chứ không tắm chung, đây cũng là một cách hiệu quả để giảm sốt và đau nhức do sốt gây ra. Bạn có thể bỏ thêm một túi trà hoa cúc để tạo mùi dễ chịu mặc dù trà này không có tác dụng giảm sốt.
Quấn chăn mát
Bạn sẽ rất vất vả khi bé bị sốt vì nếu quấn chăn cho bé như bình thường chỉ khiến bé càng nóng hơn. Tuy nhiên, có những bé chỉ chịu ngủ khi được quấn chăn.
Cách quấn chăn dưới đây có thể giúp bạn.
Chỉ cần sử dụng một chiếc chăn quấn bình thường và gập lại thành hình tam giác.
Đặt bé lệch về bên trái của chăn, phần đầu và vai ở trên nếp gấp của chăn. Đặt tay trái của bé ở dưới chăn.
Sau đó, gấp phần chăn bên trái xuống bên dưới bé, lúc này hai góc chăn đều nằm ở bên phải của bé.
Đặt tay phải của bé dưới cả hai lớp chăn
Gập phần chăn lớn hơn xuống dưới tay và cơ thể bé để lớp chăn này lại trở về bên trái bé.
Kéo hai góc chăn lên phía trước của bé rồi thực hiện động tác quấn chăn cơ bản giống như bạn đang chuẩn bị cột giày.
Bây giờ kéo góc chăn bên dưới lên rồi nhét vào nút thắt vừa tạo.
Lúc này bé đã được quấn chăn nhưng phần ngực, vai và cổ không bị che mất. Đây là cách quấn chăn tốt nhất cho bé bị sốt, chắc chắn nhưng không quá nóng. Bạn nên dùng chăn làm bằng vải bông nhẹ để quấn.
Bé bị cảm lạnh rất phổ biến, đặc biệt là vào mùa đông. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch khiến bé dễ mắc phải các căn bệnh khác về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi rất nguy hiểm.
Các triệu chứng của viêm phế quản, viêm phổi có nhiều điểm giống với khi bé bị cảm lạnh thông thường, vì thế rất khó để xác định. Mẹ nên nắm bắt rõ để không chủ quan, lơ là trong việc chữa trị cho bé nhé.
3 dấu hiệu bé bị cảm lạnh mẹ nên kiểm tra ngay
1. Bé phản ứng như thế nào?
Bé rất buồn ngủ hoặc cáu kỉnh là dấu hiệu xấu. Thông thường trẻ nhỏ sẽ buồn ngủ và cáu kỉnh khi bé không khỏe, nhưng nếu bé phản ứng quá mức thì mẹ nên đưa đến bệnh viện để thăm khám và phát hiện bệnh sớm nhé.
2. Bé gặp khó khăn khi thở
Mẹ hãy quan sát xem nhịp thở của bé có gì khác thường không, ví dụ như bé bị khó thở hoặc thở nhanh. Bạn có thể dùng đồng hồ đếm giây và đếm xem bé thở bao nhiêu nhịp trong 10 giây, từ đó bạn có thể suy ra bé thở bao nhiêu lần một phút.
Đối với trẻ sơ sinh, số nhịp thở của bé khoảng 50-60 lần trong một phút. Bạn cũng nên quan sát lồng ngực bé khi con thở. Nếu bạn thấy xương sườn nhô lên và ngực trông có vẻ như hóp vào khi bé hít thở thì cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám.
3. Bé có uống nước không?
Mặc dù lúc bị bệnh bé sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống nhưng mẹ nên cố gắng bổ sung nhiều nước cho con để tránh bị mất nước nhé. Trung bình trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bé cần khoảng 100ml nước trên 1kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ như bé nặng 4,5kg sẽ cần ít nhất 450ml nước một ngày và bé nặng 9kg thì cần khoảng 900ml nước một ngày. Nếu bé không chịu uống nước hoặc gặp khó khăn khi nuốt chất lỏng trong vòng vài giờ thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.
Làm gì khi bé bị cảm lạnh?
Mẹ có thể áp dụng các cách sau để điều trị cho bé bị cảm lạnh sổ mũi để giúp con dễ chịu và nhanh chóng hồi phục:
1. Điều trị cảm lạnh tại nhà cho bé
Để bé nghỉ ngơi nhiều. Bé có thể cần ngủ trưa nhiều hơn bình thường hoặc ngủ thêm giấc.
Đặt một vài cái khăn hoặc chêm thêm tấm lót dưới đệm, giúp bé nằm cao đầu để dễ thở.
Cho con tắm bằng nước ấm.
Bổ sung nước cho bé bằng sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc.
Dùng nước muối sinh lý và một ống hút mũi bằng cao su để làm lỏng và hút dịch trong mũi của con.
Đặt máy tạo ẩm hoặc phun sương trong phòng hoặc đưa bé vào phòng tắm hơi nước khoảng 15 phút để giúp thông đường thở.
2. Chữa bé bị cảm lạnh, sốt cao bằng khoai tây
Dùng một củ khoai tây cắt thành các lát rồi cho vào tất của bé để qua đêm. Cách này sẽ giúp con hạ sốt và giảm nghẹt mũi.
Khoai tây không chỉ giúp chữa cảm lạnh mà còn có thể giúp hạ sốt. Theo WebMD thì vỏ khoai tây cũng có đặc tính chống vi khuẩn. Khoai tây sống giúp làm giảm các triệu chứng của viêm khớp, nhiễm trùng, bỏng và đau mắt.
Nhà nghiên cứu y khoa Jenny Hills cũng từng đề cao khoai tây trong một bài báo trên Healthy and Nutural World: “Khoai tây từ lâu đã được biết đến với khả năng chống độc có thể tiêu diệt vi khuẩn và virus. Kiến thức này có từ thời cổ đại Trung Quốc và Ai Cập”.
[inline_article id=171876]
Thực tế, một bà mẹ ở California, Mỹ, có tên Debbie Vigan đã chia sẻ trên trang cá nhân về việc cô đã áp dụng “liệu pháp khoai tây” để chữa cảm lạnh cho bé Deairres của mình.
Debbie Vigan chia sẻ: “Khi Deairres có dấu hiệu cảm lạnh nhẹ, tôi đã đặt khoai tây vào tất của con từ lúc 8-9 giờ tối. Thật kỳ diệu, thằng bé không bị ốm nặng thêm nữa. Thằng bé không bị chảy nước mũi hay ngạt mũi như mọi khi và đã ngủ ngon suốt 12 tiếng. Buổi sáng hôm sau khi tôi lấy khoai tây ra khỏi tất của con thì khoai tây đã chuyển sang màu đen”.
Debbie Vigan cho biết cô đã học được cách này từ một bài báo. Sau khi chia sẻ lên trang cá nhân, bài viết của cô đã nhận được 300.000 lượt chia sẻ nhanh chóng. Cách chữa trị lạ lùng này cũng được một số bà mẹ học theo. Thậm chí, một số bà mẹ khẳng định khoai tây không chỉ có tác dụng điều trị cảm lạnh mà còn giúp hạ sốt cho trẻ.
Tuy vậy, cho dù biện pháp điều trị bé bị cảm lạnh ở nhà bằng khoai tây hoặc bằng các biện pháp dân gian khác có đơn giản như thế nào đi nữa thì mẹ cũng nên theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe của con và đưa đến bệnh viện ngay khi bé có các dấu hiệu nặng hơn như:
Mệt li bì
Sốt cao từ 38ºC
Thở khó
Bú kém hoặc bỏ bú
Bé bị cảm lạnh, nôn trớ từ 3 ngày trở lên
Da xanh xao, nhợt nhạt
Ít hoạt động
Bé bị cảm lạnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, sốt cao mất nước. Vì vậy mẹ không nên chủ quan với các triệu chứng con gặp phải. Mẹ hãy đưa con đến ngay bệnh viện thăm khám và điều trị khi thấy con có các dấu hiệu trở nặng nhé.
Bệnh thiếu máu là gì?
Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi những tế bào hồng cầu của cơ thể chứa lượng hemoglobin (huyết sắc tố mang oxy đến các mô và chuyển đi các chất thải, khí CO2) ít hơn bình thường.
Thiếu máu có nhiều nguyên nhân, có thể do thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn gen di truyền, điều trị thuốc, nhiễm trùng hay các bệnh mãn tính. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thiếu máu ở trẻ nhỏ là sự thiếu hụt chất sắt do chế độ ăn thiếu sắt của bé, hoặc bé không có khả năng hấp thu sắt đầy đủ từ thực phẩm, hoặc bé bị mất máu liên tục (ví dụ như khi bị bệnh đường ruột). Một vài dạng thiếu máu do di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm gây ra do hemoglobin bất thường.
Bên cạnh đó, trẻ sinh non thường bị thiếu máu từ khi sinh ra, còn trẻ sinh đủ tháng có sẵn chất sắt dự trữ. Qua sáu tháng đầu đời, lượng sắt trong cơ thể bé sẽ giảm và phải được bổ sung. Trong khoảng 9 đến 13 tháng tuổi, bé sẽ được kiểm tra lượng hemoglobin để xem có bị thiếu máu hay không.
Làm sao phát hiện nếu bé bị thiếu máu?
Triệu chứng thiếu máu thường gặp bao gồm mệt mỏi, cáu gắt, mất cảm giác thèm ăn, môi và da nhợt nhạt, mắt, môi và dưới ngón tay đóng màng. Những ảnh hưởng nặng hơn gồm khó thở, có vấn đề về tim, vấn đề về thể chất và tinh thần vĩnh viễn và nhạy cảm cao với nhiễm độc chì.
Nếu kết quả kiểm tra máu xác định hàm lượng sắt trong cơ thể bé quá thấp, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn hoặc thêm chất bổ sung sắt. Bạn nên cất những thức uống bổ sung sắt cẩn thận và làm theo hướng dẫn của bác sĩ vì dùng quá liều sắt là rất nguy hiểm.
Có cách nào phòng ngừa thiếu máu cho bé?
Bạn có thể ngừa hoặc điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng cách đảm bảo bé được cung cấp đủ sắt. Một số cách bạn có thể làm là:
• Xác định bé có nguy cơ thiếu máu cao hay không. Những yếu tố nguy cơ gồm sinh non, sinh nhẹ cân, khẩu phần ăn thiếu sắt của bạn trong khi cho con bú, các loại sữa công thức của bé không được bổ sung đủ lượng sắt. Nếu bạn lo lắng, nên hỏi bác sĩ xem có cần điều chỉnh chế độ ăn của bé hoặc cho bé dùng thêm thực phẩm bổ sung hay không.
• Cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Sữa mẹ có chứa dạng sắt đặc biệt dễ dàng hấp thu sắt hơn trong các loại thức ăn khác.
• Không cho bé dùng sữa bò trước 1 tuổi. Sữa bò có lượng sắt thấp và có thể gây kích ứng niêm mạc ruột của bé, dẫn đến sự mất sắt từ từ theo thời gian
• Cho bé ăn ngũ cốc bổ sung sắt, từ khoảng 8 tháng tuổi bắt đầu thêm các thức ăn giàu chất sắt khác như các loại đậu, rau bina, lòng đỏ trứng và thịt nạc, gia cầm và cá.
• Cho bé ăn thức ăn giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt. Một vài lựa chọn cho bạn như ớt chuông đỏ, đu đủ, dưa vàng, bông cải xanh, dâu tây và cam.
Chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh
Lấy một nắm rau ngót rửa sạch, giã nhỏ, sau đó cho vào một ít nước sôi, để nguội rồi lọc lấy nước. Dùng khăn xô sạch hoặc gạc mềm thấm nước này rồi đánh lưỡi, lợi, miệng của bé ngày 3-4 lần vào buổi sáng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Làm liên tục trong 4-5 ngày. Lưu ý nên rửa rau với nước đun sôi để nguội vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu.
Hạ sốt cho bé
Lá rau ngót rửa sạch, giã nát, cho vào một ít nước ấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, phần bã đắp vào thóp. Đây là bài thuốc dân gian giúp hạ nhiệt rất công hiệu.
Ngăn chảy máu cam cho bé
Rau ngót rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước và ít đường vào để uống. Bã gói vào khăn xô hoặc gạc sạch đặt lên mũi.
Chữa sót nhau thai cho mẹ sau sinh
40g rau ngót rửa sạch, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội vào rồi gạn lấy khoảng 100ml nước, chia làm 2 lần uống cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-30 phút, nhau sẽ ra hết và mẹ hết đau bụng.
Trị nám da cho mẹ
Rau ngót rửa sạch, giã nát với một ít đường rồi đắp lên vùng da bị nám trong khoảng 20-30 phút, sau đó rửa lại với nước lạnh. Nếu muốn đẩy nhanh tác dụng, mẹ có thể kết hợp với uống nước rau ngót xay mỗi ngày. Lưu ý không nên cho đường vào nước rau ngót xay sẽ làm mất tác dụng trị nám của bài thuốc này.
Hồi phục sức khỏe cho mẹ và bé
Món canh rau ngót với giò hoặc thịt nạc xay không chỉ ngon ngọt, dễ ăn và bổ dưỡng mà còn có tính thanh nhiệt, giải độc, đồng thời kích thích ăn uống cho trẻ biếng ăn, đặc biệt là các bé vừa hết bệnh. Món canh này cũng rất thích hợp để bồi bổ cho các mẹ sau sinh.
Hiện nay, nhiều mẹ Việt đã dành một vuông đất nhỏ trên sân thượng để trồng rau ngót sạch cho con, vừa cho bé những bữa ăn ngon ngọt, vừa có công dụng trị bệnh tuyệt vời cho bé yêu.
Mẹ cần nắm bắt ngay các triệu chứng bé bị dị ứng sữa để phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là đối với trẻ sơ sinh.
Tổng quan
Dị ứng sữa là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với protein có trong sữa động vật. Trong đó, dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng thường gặp nhất, ngoài ra cơ thể cũng có thể dị ứng với sữa của các động vật có vú khác như sữa dê, sữa cừu, sữa trâu,…
Cơ thể có thể bị dị ứng với một hoặc nhiều loại protein khác nhau, trong đó alpha protein S1-casein có trong sữa bò là tác nhân dị ứng phổ biến nhất. Trên thị trường hiện nay, phần lớn sữa công thức, sữa bột đều là sản phẩm của sữa bò. Vậy nên, tỷ lệ trẻ dị ứng sữa công thức, sữa bột gia tăng cũng xuất phát từ nhu cầu sử dụng các chế phẩm làm từ sữa bò.
Phân biệt dị ứng sữa và không dung nạp lactose
Dị ứng sữa bò không được nhầm lẫn với không dung nạp lactose, bị gây ra bởi giảm khả năng tiêu hóa đường sữa/lactose. Không dung nạp lactose gây đau bụng và tiêu chảy sau khi dùng nhiều các sản phẩm sữa giàu lactose, chẳng hạn như sữa ngọt, phô mai màu nâu, kem lạnh và kem.
Không giống như dị ứng sữa, không dung nạp lactose không liên quan đến hệ thống miễn dịch.
Nguyên nhân gây dị ứng sữa
Protein có trong thành phần sữa động vật là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng. Trong các loại sữa động vật thì sữa bò là nguyên nhân hàng đầu gây ra dị ứng ở trẻ nhỏ. Hai loại protein chính ở sữa bò có thể gây dị ứng, bao gồm:
Casein: có trong phần rắn của sữa.
Whey: có trong phần lỏng của sữa sau khi lắng.
Cơ thể của trẻ có thể phản ứng với một hoặc cả hai loại protein này, gây ra tình trạng dị ứng. Các loại protein này có thể tìm thấy trong một số thực phẩm chế biến khác. Nghiên cứu cho thấy người bị dị ứng với sữa bò sẽ tăng nguy cơ phản ứng với các loại sữa động vật khác như sữa dê, cừu, trâu; nhưng lại ít có khả năng bị dị ứng với sản phẩm từ đậu nành.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy trẻ bị dị ứng có thể là do di truyền từ cha mẹ. Nếu mẹ hoặc cha đã từng dị ứng với sữa bột lúc còn nhỏ thì có khoảng 50 – 80% cơ hội trẻ cũng thừa hưởng những biểu hiện tương tự.
Các dấu hiệu dị ứng có thể xảy ra sau khi uống sữa vài phút đến vài giờ. Mức độ của các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ phản ứng miễn dịch của từng người.
Các dấu hiệu và triệu chứng sớm:
Nổi mề đay
Thở khò khè
Cảm giác ngứa hoặc ngứa ran quanh môi hoặc miệng
Sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng
Ho hoặc khó thở
Nôn mửa
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện chậm hơn:
Phân lỏng hoặc tiêu chảy, có thể có máu
Đau quặn bụng
Sổ mũi
Viêm kết mạc
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.
Đối tượng có nguy cơ dị ứng cao
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng cao hơn người lớn. Khi hệ tiêu hóa trưởng thành thì nguy cơ dị ứng với các thành phần của sữa sẽ giảm dần.
Trẻ có cơ địa dị ứng với bất kỳ một tác nhân nào đều là đối tượng nguy cơ của dị ứng.
Trẻ bị viêm da dị ứng mạn tính có nhiều khả năng dị ứng các loại thực phẩm khác.
Tiền sử gia đình: Nếu trong nhà có người bị dị ứng, đặc biệt là bố và/hoặc mẹ có tiền sử dị ứng thực phẩm, chàm, mày đay, hen phế quản,… thì nguy cơ dị ứng ở trẻ tăng lên.
Dị ứng sữa có nguy hiểm không?
Loại dị ứng này có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, một phản ứng đe dọa tính mạng làm co thắt đường thở và nghiêm trọng hơn có thể gây tắc thở. Sữa là thực phẩm phổ biến thứ ba – sau đậu phộng và các loại hạt – gây sốc phản vệ.
Nếu phát hiện trẻ có phản ứng với sữa, hãy nói với bác sĩ ngay bất kể phản ứng nhẹ như thế nào. Các xét nghiệm có thể giúp xác nhận tình trạng dị ứng, do đó bạn có thể tránh được các phản ứng có thể xảy ra ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Sốc phản vệ là một trường hợp cấp cứu y tế và cần được điều trị cấp cứu kịp thời. Các dấu hiệu và triệu chứng bắt đầu ngay sau khi uống sữa và có thể bao gồm:
Co thắt đường thở, bao gồm cả cổ họng sưng tấy gây khó thở
Đưa bé đi bệnh viện hay thăm khám bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng nếu con bạn gặp phải các triệu chứng dị ứng ngay sau khi uống sữa. Nếu có thể, hãy đến gặp bác sĩ trong thời gian xảy ra phản ứng dị ứng để giúp bác sĩ chẩn đoán. Tìm biện pháp điều trị cấp cứu nếu bạn hoặc con bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của sốc phản vệ ở trẻ.
Khi thực phẩm là nguyên nhân của dị ứng thì không dễ dàng để xác định đúng chính xác loại nào gây ra triệu chứng đó. Nếu con của bạn có khả năng dị ứng thì cần cho bác sĩ biết rõ các thông tin sau:
Tiền sử của bé và gia đình về các vấn đề dị ứng.
Chi tiết về các dấu hiệu và triệu chứng bất thường.
Loại sữa hay thực phẩm chứa sữa mà con bạn đã ăn.
Một số xét nghiệm có thể được khuyến cáo như:
Test lẩy da
Xét nghiệm nồng độ kháng thể IgE đặc hiệu trong máu.
Nếu thăm khám lâm sàng và xét nghiệm không thể kết luận việc con bạn có phản ứng với sữa không thì test thử đường uống được đưa ra. Test này phải được thực hiện ở bệnh viện để các bác sĩ có thể chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Các yếu tố nguy cơ đối với trẻ em
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng ở trẻ em:
Các dị ứng khác: Nhiều trẻ có phản ứng với sữa cũng có các dị ứng khác. Dị ứng sữa có thể phát triển trước các dị ứng khác.
Viêm da dị ứng: Trẻ em bị viêm da dị ứng – một bệnh viêm da mãn tính, phổ biến – có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm.
Tiền sử gia đình: Nguy cơ dị ứng thực phẩm của một người tăng lên nếu một hoặc cả cha và mẹ bị dị ứng thực phẩm hoặc một loại dị ứng hoặc bệnh dị ứng khác – chẳng hạn như, hen suyễn, phát ban hoặc chàm.
Tuổi tác: Dị ứng phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trẻ lớn lên, hệ tiêu hóa của trẻ trưởng thành và cơ thể trẻ ít có khả năng phản ứng với sữa hơn.
Trẻ dị ứng thì cần phải tránh xa sữa và các loại thực phẩm làm từ sữa động vật. Cần lưu ý là có rất nhiều thực phẩm chứa sữa động vật, nếu cha mẹ không chú ý thì bé rất dễ bị dị ứng khi sử dụng các loại thực phẩm này.
Các lựa chọn thay thế sữa cho trẻ sơ sinh
Ở những trẻ bị dị ứng, cho con bú và sử dụng sữa công thức ít gây dị ứng có thể ngăn ngừa các phản ứng dị ứng.
Cho trẻ bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nên cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt, đặc biệt nếu con bạn có nguy cơ cao bị dị ứng sữa.
Sữa công thức ít gây dị ứng được sản xuất bằng cách sử dụng các enzym để phân hủy (thủy phân) protein sữa, chẳng hạn như casein hoặc whey. Quá trình xử lý tiếp theo có thể bao gồm nhiệt và lọc. Tùy thuộc vào mức độ chế biến của chúng, các sản phẩm được phân loại là thủy phân một phần hoặc toàn bộ.
Sữa công thức làm từ đậu nành dựa trên protein đậu nành thay vì sữa. Sữa công thức từ đậu nành được bổ sung để hoàn thiện về mặt dinh dưỡng – nhưng thật không may, một số trẻ bị dị ứng vẫn có thể dị ứng với cả đậu nành.
Mẹ đang cho con bú sử dụng sữa bò cũng có thể gây ra dị ứng cho con bạn nếu bé có cơ địa dị ứng. Bạn có thể cần phải loại trừ khỏi chế độ ăn uống của bản thân tất cả các sản phẩm có chứa sữa bò.
Nếu phát hiện bé có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng dị ứng nào thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể nhé!
Lưu ý: Những khuyến cáo về cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh này dành cho các bé mạnh khỏe từ 1 tuổi trở xuống. Một số bé đang bệnh có thể sẽ cần phải ngủ úp bụng xuống dưới. Bác sĩ của con bạn sẽ nói cho bạn biết điều gì tốt nhất cho bé.
1. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là gì?
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là tình trạng bé chết đột ngột, không rõ nguyên nhân trong lúc ngủ. SIDS thường xảy ra đối với trẻ dưới 1 tuổi; đôi khi, hội chứng này gọi là “cái chết trong nôi”; vì hầu hết trẻ sơ sinh đều mắc phải SIDS trong nôi của bé.
Để có thể phòng tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh; mẹ cần bỏ túi và lưu tâm những cách phòng tránh
2. Cách phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
2.1 Đặt bé ngủ nằm ngửa
Trẻ dưới 1 tuổi nên được đặt ngủ ở tư thế nằm ngửa. Nằm nghiêng hoặc nằm sấp sẽ làm gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bé của mẹ đã biết lật; mẹ có thể để bé nằm nghiêng về một bên; nếu bé có thể tự lăn nằm ngửa trở lại; hoặc lật sấp.
Nếu bé đang ngủ trên ghế an toàn dành riêng trong xe hơi hoặc trong nôi; hay những mặt phẳng không cố định khác; mẹ hãy dời bé về nằm ngủ trên một mặt phẳng vững chắc càng sớm càng tốt.
Giường cũi, xe đẩy, hay bất cứ thiết bị gì mà mẹ đặt bé vào cũng cần phải đạt các yêu cầu an toàn về kỹ thuật. Khi mua hoặc sử dụng một sản phẩm như thế dành cho bé; mẹ cần luôn:
Kiểm tra thông tin về sản phẩm xem có bị trục trặc kỹ thuật hoặc;
Nhà sản xuất có thông báo thu hồi lại sản phẩm vì lỗi kỹ thuật hay không.
Tuyệt đối không sử dụng xe nôi bị hư hoặc mất các bộ phận cũng như thiếu tay vịn.
Ngoài ra, mẹ cần lưu ý trong cách tránh đột tử ở trẻ sơ sinh:
Khăn trải giường phải luôn vừa vặn với tấm nệm.
Không đặt chăn hoặc gối giữa các tấm nệm và khăn trải giường.
Không bao giờ đặt được bé ngủ trên ghế, sofa, giường nước, đệm lót hoặc da cừu.
2.3 Đảm bảo nôi của bé gọn gàng là cách tránh đột tử ở trẻ sơ sinh
Cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh đó là mẹ tuyệt đối không để các vật mềm, các bộ đồ giường (chăn, gối, nệm, khăn trải giường) rộng thùng thình hoặc bất kỳ thứ gì có thể tăng nguy cơ khiến bé mắc kẹt, ngạt thở hoặc bóp nghẹt gần hoặc trong nôi. Mẹ nên biết gối, chăn bông, da cừu, các vật kê, lót hoặc các đồ chơi nhồi bông cũng có thể khiến bé bị ngộp thở.
Lưu ý trong cách tránh đột tử ở trẻ sơ sinh: Nghiên cứu không chỉ ra rằng khi nào những món đồ này an toàn 100% trong nôi; tuy nhiên hầu hết các chuyên gia đều đồng tình rằng sau 12 tháng tuổi; những đồ vật này ít gây nguy cơ nguy hiểm cho các bé hơn.
2.4 Không cho bé ngủ chung giường người lớn
Mẹ có thể để bé nằm nôi và đặt nôi chung phòng mẹ ngủ để dễ dàng theo dõi; hoặc cho bé bú; nhưng tuyệt đối không nên đặt bé nằm chung giường với cha mẹ.
Những bé ngủ chung giường với cha mẹ đều có nguy cơ bị SIDS; ngộp thở hoặc bị bóp nghẹt. Trên thực tế, cha mẹ bé có thể lăn vào bé trong lúc ngủ; hoặc bé có thể bị kẹt trong mớ chăn và tấm trải giường.
2.5 Cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh: Cho bé bú càng lâu càng tốt
Cho bé bú sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ SIDS; và do đó đây là cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh tuyệt vời. Một số người nghĩ rằng sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh nhiễm trùng làm tăng nguy cơ SIDS.
Ngoài ra, mẹ có thể cân nhắc tiếp xúc da kề da; đây là hoạt động rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh.
2.6 Đảm bảo bé tránh xa những người hút thuốc hoặc nơi có khói thuốc
Nếu mẹ hút thuốc, hãy cố bỏ – đây là cách tránh đột tử ở trẻ sơ sinh; đồng thời bảo vệ sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, cho đến khi mẹ có thể bỏ được thuốc lá, hãy đảm bảo xe và nhà không có khói thuốc.
Mẹ tuyệt đối đừng hút thuốc trong xe hơi; và đừng hút thuốc ở bất kỳ đâu gần bé; ngay cả khi mẹ và bé đang chơi ở ngoài trời.
2.7 Đừng để bé ngủ trong tình trạng bị nóng
Mẹ cần giữ nhiệt độ phòng bé thoáng mát. Để giữ ấm cho bé, mẹ chỉ nên mặc đồ cho bé tối đa chỉ thêm một lớp so với đồ bạn mặc. Nếu ngực bé sờ vào thấy nóng hoặc bé đổ mồ hôi; có nghĩa là bé đang bị nóng.
Nếu mẹ sợ bé bị lạnh, hãy mặc cho bé các bộ đồ ngủ cho trẻ sơ sinh vốn được thiết kế để giữ ấm cho bé; không có nguy cơ che đầu bé.
2.8 Cho bé ngậm núm vú giả lúc ngủ là cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh
Điều này có thể giúp giảm nguy cơ SIDS. Nếu mẹ đang cho con bú bằng sữa mẹ, hãy chờ đến khi bé quen việc bú sữa mẹ rồi hãy cho bé ngậm núm vú giả; hoặc chờ đến khi bé ít nhất được 1 tháng tuổi.
Một số mẹo ngậm vú giả như cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh:
Đừng ép bé ngậm núm vú giả nếu bé không muốn.
Vệ sinh núm vú giả sạch sẽ và mua một cái mới nếu núm vú bị hư hỏng.
Không phủ lên núm vú giả bất kỳ chất gì như mật ong, rượu hoặc bất kỳ chất nào khác.
Đặt núm vú giả vào miệng trẻ khi bạn đặt trẻ đi ngủ; nhưng không đưa lại vào miệng sau khi trẻ ngủ.
Nếu bé không muốn ngậm núm vú giả cũng không sao. Mẹ có thể thử cho bé ngậm lại sau đó, nhưng thực tế có một số bé không thích ngậm núm vú giả. Nếu bé của bạn ngậm và bị rơi ra trong lúc bé ngủ; mẹ không cần phải cho bé ngậm lại.
2.9 Không sử dụng các sản phẩm tự quảng cáo là giảm nguy cơ SIDS
Những sản phẩm như cái nêm, bộ định vị (để giữ bé ngủ cố định), những chiếc đệm đặc biệt và những mặt phẳng ngủ chuyên dụng chưa cho thấy là có khả năng giảm nguy cơ SIDS. Hơn nữa, một số trẻ sơ sinh đã bị ngạt thở khi sử dụng những sản phẩm này.
2.10 Tiêm chủng ngừa cho trẻ sơ sinh đầy đủ
Theo CDC Hoa Kỳ, có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ sơ sinh đã được chủng ngừa theo khuyến nghị có nguy cơ SIDS giảm 50% so với những trẻ không được chủng ngừa đầy đủ.
2.11 Cần nhớ thời gian bé nằm bụng (Tummy Time)
Hãy cho bé của bạn nhiều thời gian nằm bụng khi bé tỉnh giấc và nhận thức được xung quanh. Điều này sẽ giúp tăng cường cho các cơ ở cổ và tránh những điểm phẳng trên đầu bé.
Tuy vậy, mẹ cũng cần lưu ý phải luôn ở bên cạnh trẻ trong suốt thời gian để bé nằm bụng; đồng thời cần đảm bảo bé đã tỉnh và nhận thức được xung quanh.
2.12 Cách tránh đột tử ở trẻ sơ sinh: Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong
Vì mật ong có thể dẫn đến ngộ độc ở trẻ nhỏ; mẹ không bao giờ cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong. Chứng ngộ độc thịt và vi khuẩn gây ra nó có thể liên quan đến SIDS.
3. Mẹ có thể làm gì để phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh đúng cách?
Ngoài những cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh nêu trên; mẹ cũng cần lưu ý:
Lên lịch đi khám bác sĩ trước khi sinh đầy đủ.
Tránh xa khỏi những người hút thuốc và những nơi có người hút thuốc.
Không hút thuốc, uống rượu bia, hay dùng ma túy trong thai sản và sau khi sinh.
Hy vọng qua bài viết, mẹ đã biết cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh. Mẹ đừng quên lưu lại những cách này để bảo vệ con yêu của mình nhé.
Đau mắt đỏ, hay viêm màng kết, là tình trạng mắt bị viêm do virus, vi khuẩn hoặc chất dị ứng gây ra. Lớp màng bọc tròng trắng và bên trong mi mắt của bé (gọi là kết mạc) bị kích ứng, kết quả là mắt bé chảy nước, đỏ, hoặc có vảy kết do mắt bị khô (có thể màu trắng, vàng hoặc xanh lá). Những vảy kết này có thể khiến hai mí mắt dính chặt nhau vào buổi sáng. Bé có thể bị đau mắt đỏ ở cả hai bên hoặc chỉ một bên mắt.
Nên làm gì nếu nghĩ rằng con bạn bị đau mắt đỏ?
Hãy đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng mắt của bé và đưa ra cách điều trị tùy từng trường hợp cụ thể. Mẹ cũng cần rửa tay thường xuyên, nhất là trước và sau khi mẹ kiểm tra mắt của bé để tránh viêm nhiễm lan truyền.
Đau mắt đỏ là bệnh khá dễ lây nên bạn cần cẩn thận để những thành viên khác trong nhà không bị lây bệnh của bé. Khi bé bị đau mắt đỏ, bạn nên cho bé ở nhà, không đến nhà trẻ hoặc những nơi công cộng. Mẹ cũng cần thường xuyên giặt trải giường, khăn tắm và khăn lau mặt.
Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ
Nếu nguyên nhân gây đau mắt đỏ là do vi khuẩn (viêm kết mạc do vi khuẩn), bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thường là dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Nếu là do virus (thường trong trường hợp bé cũng có triệu chứng cảm lạnh), bác sĩ có thể đề nghị mẹ lau rửa thường xuyên nhưng nhẹ nhàng vùng viêm của bé với khăn tắm ấm và chờ bệnh tự khỏi trong khoảng một tuần.
Nếu nguyên nhân là do chất dị ứng, bác sĩ sẽ cùng với bạn tìm nguồn gốc gây bệnh và sau đó bạn cần loại bỏ chúng khỏi môi trường quanh bé càng sớm càng tốt. Thuốc nhỏ mắt đặc trị cũng có thể được dùng trong trường hợp này.
Đôi khi tuyến lệ bị tắc gây ra khô giác mạc và khiên bé dễ bị nhiễm trùng. Tùy theo tình trạng cụ thể của bé, bác sĩ có thể đề nghị massage mắt hoặc sử dụng gạc ấm giúp thông thoáng ống dẫn nước mắt. Nếu cách này không có tác dụng, bạn có thể đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt thay cho bác sĩ nhi khoa. Trong một số trường hợp hiếm, bé có thể cần phải phẫu thuật điều trị ngoại trú để làm thông ống dẫn nước mắt.
Đau mắt đỏ khi mang thai có đáng lo?
Trong thai kỳ, sự thay đổi của hormone nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến thị giác của bà bầu. Tuy nhiên, đó chỉ là tình trạng tạm thời và được cải thiện nhanh chóng sau sinh. Từ chứng khô mắt, thị lực suy giảm đến đau mắt đỏ, bạn không nên quá lo lắng khi đối diện với các tác dụng phụ trong thai kỳ này.
[inline_article id = 63814]
1. Nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau mắt đỏ
– Viêm kết mạc: Xảy ra khi kết mạc bị nhiễm trùng, làm mắt bắt đầu chuyển sang màu đỏ hồng.
– Tình trạng khô mắt kéo dài.
– Dị ứng.
– Đeo kính áp tròng hoặc giãn tròng.
– Nhìn màn hình máy tính, điện thoại quá lâu.
– Bị tổn thương vùng mắt.
– Loét giác mạc.
– Nhiễm virus herpes simplex 1.
– Tăng nhãn áp.
– Dùng thuốc nhỏ mắt chứa vasoconstrictors.
– Ốm và cảm lạnh.
– Tác dụng phụ của thai kỳ.
– Hút thuốc.
– Thiếu ngủ.
– Bơi lội.
– Môi trường làm việc ô nhiễm.
2. Ngăn ngừa hiện tượng đau mắt đỏ
Không dụi hoặc chà mắt, vi khuẩn trên tay và ngón tay có thể gây kích ứng cho mắt và làm mắt bị mẩn đỏ. Hơn nữa, bạn có thể làm xước giác mạc qua cách này.
Với bà bầu bị cận và phải đeo kính áp tròng, nên giữ vệ sinh sạch sẽ.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Nước muối sinh lý natri clorid hoàn toàn vô hại.
Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc với máy tính quá lâu. Thực hiện quy tắc 20-6-20: Mỗi 20 phút dùng máy tính, nhìn vào vật thể cách xa 6m khoảng 20 giây.
3. Tình trạng khô mắt ở bà bầu
Thay đổi nội tiết tố làm cơ thể ít sản xuất nước mắt hơn, vì vậy bà bầu thường xuyên cảm thấy mắt khô, khó chịu và dường như có sạn. Hậu quả là bầ bầu bị đỏ mắt và trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Thuốc nhỏ mắt có thể giúp cải thiện tình hình đau mắt đỏ do nguyên nhân này gây ra. Tuy nhiên, nếu nhỏ hơn 4 lần/ngày mà vẫn không thấy đỡ, bạn nên liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và thăm khám.
Cố gắng hạn chế dùng máy tính hoặc đọc sách, làm việc dưới ánh đèn huỳnh quang quá lâu. Tốt nhất cứ 30-60 phút nghỉ 5 phút để thư giãn cho đôi mắt.
4. Bà bầu bị suy giảm thị lực
Sự lưu thông quá nhiều của lưu lượng máu có thể làm sưng giác mạc và làm giảm tầm nhìn của bà bầu. Trừ khi bạn thấy khó chịu hoặc đau ở mắt, mọi chuyện có thể nhanh chóng trở lại bình thường sau sinh.