Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ chậm nói là căn bệnh của thời hiện đại?

Vì sao trẻ chậm nói?

Chị Thu Mai (Q.Gò Vấp) có bé gái gần 2 tuổi, thế nhưng chẳng biết nói gì ngoài ba và mẹ, chị bảo: “Bé muốn đòi gì cũng chỉ trỏ rồi ư ư, mình đang lo lắng không biết có phải là con bị tự kỷ không nữa”.

Còn chị Minh Thư (Q.10) thì có cậu con trai cũng gần 3 tuổi, mập mạp khỏe mạnh nhưng cũng chậm nói, nhiều lần chị cũng dự định đưa con đi thăm khám xem con có bị sao không, nhưng chồng chị bảo: “Chả sao hết, có đứa nhanh có đứa chậm, rồi con sẽ biết nói thôi”. Thế nên lần lựa mãi chị mới đưa con đi bệnh viện nhi, bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân thì được biết ba mẹ đi làm suốt ngày, cu cậu ở nhà với bà nội. Bà cũng ít nói nên cu cậu cũng chậm nói theo. Tối ba mẹ đi làm về thì nhiều khi cu cậu đã ngủ mất rồi nên anh chị cũng ít có thời gian nói chuyện với con.

Trẻ chậm nói, căn bệnh thời hiện đại?
Khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói nên đưa đến bệnh viện để khám chữa kịp thời

Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Trẻ chậm nói thường là do hai nguyên nhân: nguyên nhân về thực thể và nguyên nhân tâm lý. Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…). Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

Thế nhưng theo số liệu của bệnh viện Nhi đồng 2 thì số trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý chiếm tới 70% tổng số trẻ đến điều trị tại khoa này. Phải chăng, cuộc sống ngày càng hiện đại, các bậc phụ huynh bị cuốn mình theo công việc, vì thế, con cái cũng không được quan tâm chăm sóc nhiều hơn và chậm nói cũng là một căn bệnh của thời hiện đại?

Giải pháp nào cho trẻ?

Thạc sỹ Tâm lý Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy – Giảng viên Đại học Hoa Sen TP.HCM cho biết: “Khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói, tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện nhi để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Nếu trẻ chậm nói xuất phát từ nguyên nhân thực thể có liên quan đến tai mũi họng, thì các bác sĩ sẽ có những biện pháp cụ thể,có thể làm những tiểu phẫu nhỏ, hoặc đeo máy trợ thính để giúp bé học nói dễ dàng hơn. Con nếu xuất phát từ nguyên nhân tâm lý, thì chính ba mẹ sẽ là người giúp bé học nói nhanh nhất”.

Thạc sỹ Tâm lý Dạ Thy cũng gợi ý các bậc phụ huynh một số giải pháp giúp trẻ học nói nhanh hơn:

  • Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con, trò chuyện thường xuyên là cách giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Thậm chí, các bậc phụ huynh cũng nên trò chuyện với con ngay từ trong bụng mẹ, để khi chào đời, trẻ cũng có thể nhận ra giọng của ba mẹ và phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn.
  • Đọc truyện, hát và kể cho trẻ nghe những câu chuyện nhỏ ngay khi trẻ còn nhỏ, thậm chí là 3-4 tháng tuổi để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
  • Chỉ cho trẻ những đồ vật xung quanh trẻ và dạy trẻ biết cách gọi tên để làm phong phú thêm khả năng ngôn từ cho trẻ. Hãy huy động tất cả giác quan của trẻ trong vấn đề dạy nói để làm sao trẻ vừa nghe, thấy, làm, tiếp xúc sẽ học nói nhanh hơn.
  • Tập cho trẻ nói lên nhu cầu của mình. Nhiều cha mẹ thấy con khóc đòi chỉ trỏ ư ư thì nhanh tay đáp ứng liền yêu cầu của trẻ. Như vậy sẽ làm cho trẻ càng lười tập nói hơn. Hãy tập cho trẻ thói quen nói lên nhu cầu của mình để trẻ nói được nhiều và nhanh hơn.
  • Nhiều cha mẹ vì khá bận rộn và cũng có người có quan niệm sai lầm rằng cho con xem tivi cũng là cách giúp trẻ học nói. Tuy nhiên, việc xem tivi hoàn toàn không có sự tương tác. Muốn trẻ học nói nhanh thì cần phải có sự tương tác hai chiều để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
  • Nếu cha mẹ không có thời gian chăm sóc con cái, có thể gửi bé đến nhà trẻ. Môi trường nhà trẻ có cô giáo và các bạn sẽ là nơi giúp phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ cho trẻ.

Các bậc phụ huynh có thể căn cứ vào Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ bình thường của trẻ để xác định trẻ chậm nói hay không:

Trẻ từ 3 – 6 tháng: Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.

Trẻ từ 6 – 9 tháng: Nói được 2 âm khác nhau “ma ma” “ da da”.

Trẻ từ 9 – 12 tháng: Trẻ phát âm “ê” “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ.

Trẻ từ 12 – 15 tháng: Trẻ phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.

Trẻ từ 15 – 18 tháng: Sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ.

Trẻ từ 18 tháng đến 2 năm: Biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.

Trẻ 2 – 3 tuổi: Nói rất nhiều, biết từ 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi.

Trẻ 3 – 4 tuổi: Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao, nhắc lời người khác với 6 từ.

(Khoa Tâm lý – BV Nhi Đồng 2)

Khi phát hiện trẻ chậm nói, các phụ huynh có thể đưa trẻ đến các bệnh viện nhi để được thăm khám và điều trị

TP.HCM:

Bệnh viện Nhi đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh – P.10 – Q.10 – TP.HCM . Điện thọai: (08) 3927 1119

Bệnh viện Nhi đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Quận 1 , TP. HCM. Điện thoại: (08) 3829 5723

Hà Nội:

Bệnh viện Nhi Trung ương: 18/879 La Thành- Đống Đa- Hà Nội. Điện thoại: (04) 6273 8873-62738532

Hồng Hạnh

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé mọc răng: Mẹ cần biết những gì và cách giúp con mọc răng không nước mắt

Mẹ cần biết những gì khi bé mọc răng?

1. Thời kỳ mọc răng của bé

Thời kỳ bé mọc răng sữa bắt đầu trong khoảng từ 6 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào cho việc thời gian mọc răng của các bé, một số bé có thể bắt đầu sớm hơn hoặc cũng có thể muộn hơn.

Bộ răng sữa của bé tất cả gồm có 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc. Răng thường mọc theo từng cặp. Và răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.

Khi mọc răng, bé có thể biểu hiện một vài rối loạn trong cơ thể như mệt mỏi, rất quấy. Bé khóc thường xuyên, ít ngủ, bứt rứt khó chịu và hay làm nũng cha mẹ. Một số bé hay chảy nhiều nước miếng và hay gặm thứ gì đó cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên bé dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, bé có thể bị sốt nhẹ và còn kèm theo đi ngoài phân lỏng.

Chăm sóc bé mọc răng: Mẹ cần biết?
Tập cho bé thói quen chăm sóc răng miệng từ khi còn nhỏ

Dấu hiệu xuất hiện của chiếc răng đầu tiên

Thông thường, bé sẽ bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi nhưng một số bé có thể trễ hơn. Điều này hoàn toàn bình thường nên các mẹ có thể yên tâm. Dấu hiệu nhận biết bé sắp bước vào thời kỳ “răng cỏ” là bé thích gặm bất cứ thứ gì từ ngón tay đến ti mẹ, từ món đồ chơi đến vật nào “vớ được” do ngứa nứu.

Bé cũng khóc quấy hơn trước do cảm thấy khó chịu trong người. Những chiếc răng “lăm le” mọc lên làm bé trở nên biếng ăn. Bé chảy nước dãi rất nhiều, nướu cũng có thể bị sưng to hơn mức bình thường kèm theo triệu chứng sốt.

Thông thường, 2 chiếc răng hàm dưới của bé sẽ xuất hiện trước, tiếp theo là 2 chiếc ở hàm trên. Đến năm 3 tuổi, răng bé mới mọc hoàn chỉnh.

Một điều tuyệt vời trong giai đoạn này là bé cũng sẽ phát âm ra những tiếng “a a” rồi từ từ hình thành tiếng “ba” mà các bà mẹ, ông bố đang mong đợi. Theo một nghĩa nào đó, mọc răng là “bước ngoặt” đánh dấu sự phát triển của bé

Chăm sóc khi bé mọc răng

  • Trước khi răng nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, kèm theo sốt nhẹ. Mọc răng thường làm bé bị đau và rất khó chịu, do đó bé hay quấy khóc và lười ăn, thậm chí có thể sút cân. Vì vậy bạn nên vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn của bé bằng bột, sữa hoặc cháo loãng. Tăng cường lượng nước lọc cho bé uống.
  • Bé có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn. Có thể làm dịu cho bé tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để bé cắn như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su hoặc các loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Tốt nhất bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ.
  • Nếu bé sốt trên 38,5ºC, bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt (bằng paracetamol). Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cho bé uống theo chỉ dẫn.
  • Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì bạn không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì bạn nên đưa đến bác sĩ.
  • Sau khi ăn, bạn nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng rồi lau răng bằng khăn mềm. Bạn nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày để giữ vệ sinh răng miệng cho bé.

Trong trường hợp bé quấy khóc, không chịu ăn kéo dài nhiều ngày liền (khoảng 1 tuần) có thể dẫn đến nguy cơ sụt cân, chậm tăng cân thì bạn hãy cho bé đến bác sĩ để tìm những lời khuyên tốt nhất.

Một số bé chậm mọc răng, có thể sau 8 tháng mới có dấu hiệu của mọc răng. Tuy nhiên, nếu con đã được 12 tháng tuổi mà chưa có dấu hiệu nào thì bạn cần theo dõi. Vì đó có thể là những bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho bé ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.

Ngoài ra, bạn cũng lưu ý quá trình mọc răng không bao gồm các triệu chứng như ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài… Đó có thể là triệu chứng của bệnh khác, khi này, bạn cần đưa bé đi khám ngay.

Giúp bé mọc răng không nước mắt

Bé mọc răng

1. Cho bé nhai hoặc cắn đồ lạnh

Giống như mẹ thỉnh thoảng bị đau sẽ lấy đá lạnh chườm lên chỗ đau, việc cho con nhai hoặc cắn đồ lạnh cũng có tác dụng tương tự để giúp bé mọc răng vượt qua cơn đau. Mẹ có thể chọn mua đồ chơi chuyên dụng cho bé mọc răng của những thương hiệu có uy tín trên thị trường để bé cắn cho đỡ ngứa răng. Những loại này thường có nhiều màu sắc bắt mắt nên các bé sẽ rất thích.

Tuy nhiên, mẹ nên mua loại có nước ở bên trong rồi đặt nó vào tủ lạnh làm lạnh nó để khi bé ngậm vào sẽ bớt đau nướu hơn. Ngoài ra,  mẹ cũng có thể để một cái khăn hoặc miếng vải dày, sạch trong tủ lạnh trong 1 giờ rồi cho bé cắn. Nếu bé bắt đầu tập ăn thức ăn cứng, thử cho bé ăn trái cây và rau củ lạnh để bé tập nhai và bớt đau.

2. Massage nướu cho bé

Trước tiên, mẹ nên rửa tay thật sach với xà phòng diệt khuẩn rồi lau khô tay, dùng ngón tay xoa ấn nhẹ vùng nướu sưng của bé mọc răng. Sau đó, bạn dùng một miếng vải lạnh để vào chỗ vừa massage nhằm tăng thêm hiệu quả giảm đau. Nếu không biết chính xác chỗ nào bé sẽ mọc răng, bạn massage hai vị trí bên cạnh chiếc răng mọc đầu tiên của bé.

3. Để con tự massage theo cách riêng

Một số bé sẽ không thích cho đồ lạnh vào miệng nhưng có thể bé sẽ thích có cái gì đó trong miệng để nhai. Việc bé nhai hoặc cắn đồ chơi, một số thức ăn cứng như bánh qui, miếng cà rốt… sẽ tạo ra áp lực nhẹ lên mặt nướu của bé, giống như khi mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ để mát xa cho bé. Nhờ đó, bé cảm thấy đỡ đau hơn.

4. Làm bé phân tán sự chú ý

Mẹ có thể giúp bé mọc răng dần quên cảm giác khó chịu bằng cách hướng sự chú ý của bé vào một món đồ chơi nào đó. Không nhất thiết phải mua đồ chơi mới, mỗi ngày mẹ có thể cho bé chơi một món trong thùng đồ chơi. Việc thay đổi này sẽ giúp bé không có cảm giác ngày nào cũng chơi giống nhau. Nếu đồ chơi không làm bé phân tâm, mẹ có thể bế hay đẩy xe cho bé ra ngoài chơi. Ở lứa tuổi này, các bé rất dễ bị xao nhãng bởi môi trường xung quanh.

Mẹ cũng có thể giúp bé quên đi cơn đau bằng những lời ngọt ngào, bế trẻ trên tay đu đưa, cho bé nghe những loại nhạc êm dịu…  để giúp bé quên đi sự khó chịu của mình.

[inline_article id=4561]

5. Bù đắp cho bé

Khi mọc răng, có bé sẽ thích ở gần mẹ để được mẹ nâng niu hơn. Đặc biệt, với những bé đang trong giai đoạn tập ngủ riêng, bạn cứ duy trì việc này. Tuy nhiên, nếu nửa đêm bé cần, mẹ đừng lơ là con nhé!

Trong trường hợp bé thích ngủ nôi hay nằm trong ghế rung, mẹ có thể dùng nó để đánh lạc hướng bé như được mẹ bế ru ngủ.

6. Giúp bé ăn ngon: Vì nướu sưng cùng cảm giác khó chịu, bé có khi sẽ “chẳng chịu ăn uống gì cả”. Lúc này, bạn cần hạn chế tối đa những loại thức ăn, đồ vật cứng có thể làm đau nướu của bé. Cho bé bú sữa mẹ, uống sữa, ăn bột nấu chín xay thật nhuyễn để bé dễ nuốt và tiêu hóa tốt..

7. Những điều cần lưu ý

Dấu hiệu mọc răng sẽ không đúng với tất cả các bé. Có bé sẽ không chảy nước miếng nhiều và thường xuyên như một số bé khác nhưng có bé sẽ bị sốt nhẹ.

Bạn nên tăng cường giữ vệ sinh cho bé, không để cho vi khuẩn tích tụ trong vùng nướu của bé lúc này bằng cách giặt sạch, thay khăn/miếng vải lạnh mỗi ngày. Một khi chiếc răng đầu tiên của bé đã mọc, mẹ nên dùng một bàn chải mềm cùng nước sạch để vệ sinh răng miệng cho bé. Kem đánh răng có thể được “để dành” cho đến khi con được 2 tuổi hoặc khi bé đã biết cách nhổ ra ngoài.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Sữa đậu nành: Giải pháp cho trẻ không dung nạp lactose

Thế nào là không dung nạp lactose?

Trẻ em không dung nạp lactose là không có khả năng tiêu hóa lactose, một loại đường được tìm thấy trong sữa bò. Ruột non sản xuất một loại enzyme tiêu hóa được gọi là lactase. Lactase phá vỡ lactose, lactose được tạo thành gồm hai phân tử được gọi là glucose và galactose liên kết với nhau mà cơ thể của bạn sau đó có thể hấp thụ và biến thành năng lượng.

Trẻ em không dung nạp lactose không sản xuất đủ lactase, nên khi bé tiêu thụ thực phẩm có chứa lactose, thì lactose vẫn không tiêu hóa cho đến khi nó được thông qua vào ruột già. Sau đó nó bắt đầu lên men bên trong đại tràng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa bao gồm đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.

Những đứa trẻ không dung nạp lactose đôi khi có thể ăn một lượng nhỏ lactose, nhưng nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu lactase của trẻ. Cách tốt nhất cho trẻ em không dung nạp lactose là tránh các sản phẩm sữa. Tuy nhiên, khi làm như vậy, cha mẹ có thể bỏ qua các chất dinh dưỡng quan trọng được tìm thấy trong sữa như calcium. Calcium đặc biệt quan trọng đối với trẻ em khi đang phát triển và cần calcium cho xương chắc khỏe.

Sữa đậu nành: Giải pháp cho trẻ không dung nạp lactose
Sữa đậu nành rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Cần calcium trong sữa, nhưng lại không thể uống sữa. Bạn sẽ làm gì? Một giải pháp tuyệt vời là sữa đậu nành. Hầu hết các loại sữa đậu nành được bổ sung calcium và cũng được đóng gói với các vitamin quan trọng khác cho trẻ em đang phát triển.

Sữa đậu nành được làm từ đậu tương đã được ngâm, nghiền và trộn với nước. Một khi đậu nành không đến từ một nguồn động vật, thì không có cholesterol và chất béo rất ít. Mặc dù sữa đậu nành có nguồn gốc từ thực vật nhưng hàm lượng dinh dưỡng của nó tương tự như sữa bò. Chúng có hàm lượng protein, vitamin A, D, Riboflavin, và B12 tương tự sữa bò. Sữa đậu nành không chỉ là một thay thế tốt cho sữa bò, nó còn tốt cho bạn.

Uống sữa đậu nành có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ em và gia đình, như bao gồm hạ cholesterol, bảo vệ chống lại chứng loãng xương, và một số loại bệnh ung thư. Việc chuyển sang sữa đậu nành rất dễ dàng. Hầu hết trẻ em thích mùi vị của sữa đậu nành. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho thêm hương vani hoặc thêm sô-cô-la vào sữa hoặc uống sữa với ngũ cốc. Bạn cũng có thể làm sinh tố sữa đậu nành, làm đông lạnh, dùng với sô-cô-la nóng, hoặc thậm chí nấu ăn với nó.

Mẹo nhỏ khác để chuyển sang sữa đậu nành

  • Như với bất kỳ thức ăn mới, con của bạn có thể cần thử uống sữa đậu nành một vài lần trước khi quyết định đổi hẳn.
  • Hãy thử sữa đậu nành pha trộn với những thứ bé thích. Ví dụ, nếu bé thích chuối thử làm sinh tố chuối với sữa đậu nành.
  • Cho bé quyền được lựa chọn. Hãy dắt bé đi mua sữa cùng với bạn, chỉ cho bé tất cả loại sữa đậu nành và cho bé chọn loại bé muốn thử.
  • Hãy tích cực nếu lỡ con bạn không thích. Bởi có trẻ sẽ vui mừng vì tiếp tục được uống sữa, nhưng một số trẻ em khác lại có vấn đề khi thực phẩm bị hạn chế bởi chế độ ăn uống của bé.
  • Cả nhà nên uống sữa đậu nành cùng bé.

NAPHASINTHU

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

12 thực phẩm ăn dặm cho bé bổ dưỡng và cách chế biến

Thực phẩm cho bé ăn dặm nhiều dinh dưỡng cần kết hợp giữa các loại rau củ quả, trái cây và thịt. Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm này. Đồng thời, biết cách chế biến món ăn dặm cho bé từ nhóm thực phẩm đó.

1. Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé từ rau củ

1.1 Khoai tây, thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

khoai tây
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé – Khoai tây

Giá trị dinh dưỡng: Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 kalo. Vì khoai tây giàu tinh bột nên khi cho bé ăn khoai tây; mẹ nên giảm đi một chút cháo/bột trong ngày khi cho bé ăn dặm.

Thời điểm cho bé ăn dặm với khoai tây: Vì khoai tây rất giàu tinh bột và không có nhiều các loại vitamin khác nên các bác sĩ dinh dưỡng khuyên các mẹ nên cho bé làm quen với loại củ này khi bé được 8 tháng tuổi. Lý do: Thời điểm này, bé cần nhiều carbohydrate để phát triển và khoai tây có thể đáp ứng nhu cầu này.

[key-takeaways title=”Cách chế biến món ăn dặm từ khoai tây”]

  • Cách đơn giản nhất là gọt vỏ khoai tây, thái làm 4 rồi cho vào nồi hấp.
  • Khi khoai tây chín các mẹ có thể lấy ra dầm nhuyễn cho bé ăn.
  • Ngoài ra, mẹ có thể xắt hạt lựu để bé tập ăn bốc.

[/key-takeaways]

>> Mẹ xem thêm: 4 cách nấu cháo khoai tây cho bé ăn dặm vừa ngon vừa bổ dưỡng

1.2 Cà tím

cà tím
Cà tím là một trong những thực phẩm ăn dặm dinh dưỡng cho bé

Giá trị dinh dưỡng: Cà tím là thực phẩm ăn dặm dinh dưỡng cho bé vì có nhiều chất xơ nên giúp bé đi ngoài đều đặn và có đường ruột khỏe mạnh. So với các loại củ, quả khác; cà tím không ‘dồi dào năng lượng’ nhưng nó giàu vitamin A và folate. Ngoài ra, cà tím còn có canxi và một hàm lượng nhỏ vitamin K.

Thời điểm cho bé tập ăn dặm với cà tím: Cha mẹ có thể cho bé làm quen với món cà tím khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi. Có thể cho bé ăn cà được nấu chín cả vỏ. Với nhóm bé có vấn đề về tiêu hóa; mẹ chỉ nên chế biến lớp thịt của quả cà (trừ vỏ).

[key-takeaways title=”Cách chế biến món ăn dặm từ cà tím”]

  • Mẹ có thể hấp chín cà tím và thái hạt lựu (hoặc thái lát mỏng, mềm).
  • Sau đó, cho bé dùng tay ăn bốc.
  • Cà tím còn thích hợp khi được nấu thành nước sốt hoặc nướng nhưng hấp là cách tốt nhất nếu mẹ muốn cho bé tập ăn cà tím.

[/key-takeaways]

1.3 Cần tây

thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé: cần tây
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng thiết yếu cho bé là cần tây

Giá trị dinh dưỡng: Cần tây chứa nhiều kali, vitamin K – loại vitamin tốt cho máu, giúp cân bằng huyết áp. Đoạn phình ra trên thân cây cần tây là nơi tập trung nhiều vitamin C, phốt pho, magiê, vitamin B6 và chất xơ.

Thời điểm cho bé tập ăn dặm với cần tây: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng khi bé khoảng 8 tháng tuổi; mẹ có  thể cho con tập ăn cần tây. Cần tây nấu bột (cháo) với thịt bò, thịt lợn; khoai tây, cà chua, cà rốt; hải sản… cho bé từ 8 tháng.

[key-takeaways title=”Cách chế biến món ăn dặm từ cần tây”]

  • Các mẹ hãy coi cần tây như một loại rau xanh hữu ích cho bé.
  • Khi chế biến cần tây, mẹ hãy sử dụng phần thân của cây cần.
  • Cách chế biến cần tây cũng tương tự cách sơ chế các loại rau xanh khác dành cho bé ăn dặm nên rất đơn giản. Mẹ chỉ lấy cần tây kết hợp tốt với dầu oliu, thịt bò, thịt lợn.

[/key-takeaways]

1.4 Củ cải, thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé

củ cải, thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé
Củ cải – thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé

Cũng giống như cà tím và cần tây, củ cải là một trong những thực phẩm ít được các mẹ bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của bé vì nghĩ nó không nhiều chất; bên cạnh đó lại có mùi hăng hăng khó ăn nên sợ bé không ăn được.

Giá trị dinh dưỡng: Củ cải giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein. Cũng giống như một số loại rau củ khác, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp bé ngon miệng.

Thời điểm cho bé tập ăn dặm với củ cải: Cha mẹ có thể tập cho bé ăn củ cải khi bé được khoảng 6-8 tháng tuổi. Cũng có thể cho bé ăn củ cải muộn hơn, ngoài 8 tháng tuổi vì củ cải được luộc (hấp) chín, cắt hình hạt lựu khá phù hợp khi cho bé ăn bốc.

[key-takeaways title=”Cách chế biến món ăn dặm từ củ cải”]

  • Củ cải gọt vỏ, thái dạng hạt lựu, hấp chín và cho bé dùng tay bốc ăn.
  • Hoặc mẹ có thể luộc lên rồi cắt miếng nhỏ cho bé ăn sẽ rất ngọt miệng.

[/key-takeaways]

1.5 Bắp ngô

Bắp ngô
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé – Bắp ngô

Giá trị dinh dưỡng: Ngô chứa nhiều protein và carbohydrate, giúp bé tăng năng lượng. Tuy nhiên, ngô lại nghèo dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác; và không được coi là thực phẩm an toàn cho bé mới ăn bốc.

Thời điểm cho bé tập ăn dặm với ngô: Một số chuyên gia gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn ngô khi bé được khoảng 1 tuổi. Nguyên nhân là do ngô có khả năng gây dị ứng cao; đồng thời nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hóc cho bé.

[key-takeaways title=”Cách chế biến món ăn dặm từ ngô”]

  • Ngô được luộc chín và nghiền nhuyễn hoặc cho bé ăn cả hạt (tùy vào độ tuổi của bé).
  • Ngoài ra, có thể tách hạt ngô, bỏ vào nồi ninh hoặc hấp cho đến khi hạt ngô chín mềm.

[/key-takeaways]

>> Mẹ xem thêm: Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân, ngừa táo bón

2. Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé từ trái cây

2.1 Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé:

thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé - bơ
Bơ là thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé

Trái bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác; cao gần như tương đương với sữa. Hơn nữa, quả bơ cũng chứa nhiều vitamin A, E, C. Chính vì thế, trái bơ là thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời cho các bé ở độ tuổi ăn dặm.

[key-takeaways title=”Cách chế biến món ăn dặm từ bơ”]

  • Cách tốt nhất cho bé ăn bơ là tách lấy thịt trái bơ đã chín, nghiền và say nhuyễn cho bé.
  • Mẹ có thể trộn thêm sữa tươi, váng sữa, sữa chua hoặc thêm các lại quả như chuối, lê… để tăng độ ngậy và giúp món ăn có vị ngọt dịu dễ cho bé thưởng thức.

[/key-takeaways]

2.2 Nho

quả nho giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé – Nho

Nho là loại quả giàu năng lượng nên rất tốt cho trẻ. Loại trái cây này có chứa chất flavonoid giúp khỏe tim, tăng cường sức đề kháng, thải độc tố và bảo vệ cơ thể chống lại các cholesterol “xấu”.

Khi cho bé ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn nho ít nhất 1 lần/tuần. Sử dụng nho nghiền là tốt nhất. Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn; nên mẹ có thể nghiền lẫn vỏ. Khi bé từ 10 tháng tuổi, mẹ có thể tách quả nho thành những miếng nhỏ, bỏ hạt và cho bé tập ăn bốc.

[key-takeaways title=””]

Nho không gây ra nguy cơ dị ứng nhưng lại tiềm ẩn những nguy hại với trẻ nhỏ bởi đặc tính là nhỏ, tròn, dễ bị trôi tuột gây hóc và có thể ngây nghẹt thở nếu trẻ nuốt cả quả. Do đó, mẹ cần ngồi ăn cùng bé hoặc cắt nho thành từng lát nhỏ dễ ăn.

[/key-takeaways]

2.3 Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé: Bí đỏ

Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé: Bí đỏ

Bí đỏ được ví là loại thực phẩm bổ máu tốt nhất cho sức khỏe. Bí đỏ có chứa chất xenlulo, sau khi cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành vitamin.

Ngoài ra, bí đỏ cũng giàu chất xơ, trộn cùng bột gạo làm món ăn dặm cho bé sẽ có màu rất “bắt mắt”, dễ kích thích thị giác khiến bé thèm ăn hơn. Nếu bé đã quen ăn dặm, có thể trộn bí đỏ với thịt lợn hay thịt gà khi nấu bột (cháo) cho bé.

[key-takeaways title=””]

Bí đỏ tuy tốt nhưng các mẹ cũng không nên lạm dụng, cho bé ăn quá nhiều sẽ khiến da có màu vàng chanh. Dù bé có thích món bí đỏ đến mấy thì mẹ cũng không nên cho bé ăn nhiều hơn 1 bữa/ngày.

[/key-takeaways]

2.4 Chuối

chuối

Một trong những thành phần dinh dưỡng tuyệt vời nhất có trong chuối là kali và chất xơ. Ngoài ra, chuối cũng có hàm lượng vitamin B6, vitamin C và vitamin B2 khá cao. Bởi thế, chuối là thức ăn dinh dưỡng tốt cho trẻ.

[key-takeaways title=””]

Chuối có thể gây táo bón khi ăn với số lượng lớn nên mẹ lưu ý cho bé ăn theo số lượng phù hợp với lứa tuổi.

[/key-takeaways]

[inline_article id=279679]

3. Thực phẩm ăn dặm dinh dưỡng cho bé từ các loại thịt

3.1 Thịt bò

Thịt bò
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé

Thịt bò là một nguồn cung cấp sắt phong phú, giúp bé phát triển trí não và lưu thông oxy trong cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần nghiên cứu chế biến thịt bò thật cẩn thận và hợp lý bởi giai đoạn này răng bé vẫn chưa đủ để nhai thịt.

[inline_article id=291115]

3.2 Thịt gà

thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé - thịt gà
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé – Thịt gà

Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt, đây là nguồn dinh dưỡng chất lượng dành cho bé, đặc biệt trong thời kỳ ăn dặm. Phần ức và phần lườn của gà giàu protein, ít chất béo, phần đùi gà chứa nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao.

Thịt gà dễ tiêu hóa nhất trong số các loại thịt, được xếp vào danh sách “thịt trắng”, và “thịt trắng” dễ hấp thụ hơn “thịt đỏ” (thịt bò, thịt lợn).

>> Mẹ xem thêm: 5 món cháo gà cho bé ăn dặm ngon, bổ, dễ làm cho các mẹ bận rộn

3.3 Cá, thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé

cá
Thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé – Món cháo từ cá

Cá chứa nhiều nhóm axit amin, nguồn omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe mà cơ thể trẻ sơ sinh đang phát triển rất cần.

>> Mẹ xem thêm: Cách nấu cháo cá hồi cho bé 7, 8, 9 tháng tuổi thơm ngon, không tanh

Các omega 3 trong cá có tác dụng cực tốt đến sự phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ. Đặc biệt cá hồi cung cấp một nguồn chất béo cần thiết hỗ trợ chức năng của não bộ và hệ thống miễn dịch.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 32 tháng tuổi: Bí quyết dỗ bé ngủ trưa

Làm thế nào để dỗ bé 2 tuổi rưỡi ngủ trưa?
Một giấc ngủ trưa không chỉ giúp các bé 2 tuổi rưỡi “sạc” lại năng lượng mà còn giữ cho bé luôn tỉnh táo và thoải mái cho đến lúc đi ngủ ban đêm. Vì vậy, đừng nên bỏ qua giấc ngủ trưa. Nếu hôm nào không ngủ trưa, bé sẽ tỏ ra khó chịu vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ buổi tối, điều đó cho thấy bé vẫn cần ngủ trưa. Vậy làm cách nào để dỗ bé chịu ngủ trưa?

  • Giúp bé làm quen với giấc ngủ trưa bằng cách lặp lại những hành động bạn thường làm để dỗ bé ngủ buổi tối, dĩ nhiên cần đơn giản và rút gọn lại.
  • Nếu như bé không chịu ở yên trong phòng, bạn nên nghĩ đến việc sử dụng một ổ khóa hay lưới chặn cửa để cho bé biết rằng đã đến giờ nghỉ ngơi. Bạn nhớ cho bé biết trước về cái ổ khóa hay tấm lưới chắn dùng để làm gì để bé không phải sợ hãi.
  • Nếu bạn cũng cần ngủ trưa, hãy nằm xuống cùng bé. Bằng cách này bé sẽ thấy dễ chịu hơn.
  • Nếu bé đã cố gắng nhưng vẫn chưa dỗ được giấc, nên để bé trong phòng yên tĩnh một mình. Có thể bé sẽ ngủ được sau đó hoặc nếu không, bé cũng đã nằm nghỉ được một chút.
Bé 2 tuổi rưỡi: Chiến thuật dỗ bé ngủ trưa
Giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng rất quan trọng với bé

Cẩn thận trước các tai nạn với nước
Bạn nhận ra bé 2 tuổi rưỡi nhà mình đang dần trở nên dạn dĩ hơn và càng lúc càng thấy thích thú với việc nghịch nước? Bạn mệt mỏi vì phải để ý liên tục mỗi khi bé đến hồ bơi hoặc những nơi có nước? Vậy tại sao không cho bé tập bơi để bạn yên tâm hơn? Những chương trình dạy bơi cho trẻ nhỏ có thể là một cách tuyệt vời để bé làm quen với nước đồng thời tập thể dục.

Tuy nhiên, bạn nên chú ý rằng những bài tập học bơi bài bản được khuyến cáo không dành cho trẻ em dưới 3 tuổi. Ở độ tuổi này, khó có thể dạy cho các bé dưới 3 tuổi bơi đủ tốt để bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cho bé xuống nước. Vì thế, ngay cả khi bạn cho bé học bơi, cũng đừng bỏ mặc bé dưới nước một mình nhé. Việc bé 2 tuổi rưỡi biết bơi chỉ có thể giúp bạn bớt lo lắng về sự an toàn của bé khi nghịch nước để bạn không phải dõi theo nhất cử nhất động của bé mà thôi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Học qua trò chơi tưởng tượng

Bé 3 tuổi rưỡi học được gì qua những trò chơi tưởng tượng?
Một trong những món quà thích hợp nhất bạn có thể tặng con là gì? Thử suy nghĩ xem nào!

Đã bao giờ bạn nghĩ đến một thùng giấy lớn mà bé có thể dùng làm tàu vũ trụ hay làm cửa hàng tạp hóa, cắt thành xe ô tô hay ngôi nhà. Món đồ này có thể đem lại sự khích thích trí tuệ, sự vui vẻ và xúc cảm nhiều hơn bất kỳ món đồ chơi điện tử nào.

Bên cạnh đó, với những trò chơi tưởng tượng, khi bé giả vờ và bắt chước người lớn sẽ mang tính tương tác nhiều hơn. Không phải ngẫu nhiên mà các trường mầm non đều trang bị nhiều đạo cụ để các bé chơi trò chơi này như hộp khối xếp hình, thiết bị nhà bếp và quần áo hóa trang.

Các bé 3 tuổi rưỡi sẽ được học nhiều điều thông qua việc tưởng tượng. Khi đóng vai cảnh sát hay ba/mẹ, bé bắt chước từ cách đi đứng của nhân vật. Bé có thể thể hiện cảm xúc như giả vờ phạt bé bị hư. Bé sẽ học được cách thương thuyết và giải quyết khó khăn. Bé sẽ học được cách suy nghĩ cho người khác và biết đồng cảm với người xung quanh.

Việc tạo ra các nhân vật tưởng tượng sẽ khuyến khích việc phát triển ngôn ngữ và tư duy trừu tượng ở các bé 3 tuổi rưỡi. Điều này cũng có thể liên hệ đến việc nhận diện từ và chữ cái sau này.

Để khuyến khích bé vận dụng sự tưởng tượng, bạn có thể tìm ra một số đạo cụ hỗ trợ như: những chiếc hộp giấy, trang phục, giày dép, đồ gia dụng, thú nhồi bông và đồ chơi viết vẽ. Sau đó vui vẻ dàn xếp đạo cụ và cùng diễn nào.

Bé 3 tuổi rưỡi: Học qua trò chơi tưởng tượng
Khi được đóng vai anh hùng mà bé thần tượng, bé thấy thoải mái và tự tin về bản thân hơn

Cuộc sống của mẹ
Thường ba mẹ chụp vô số hình ảnh khi con còn nhỏ. Không lâu sau đó phụ huynh thường lãng quên vì quá bận rộn với cuộc sống hàng ngày.

Rồi bạn sẽ nhận ra rằng hình ảnh đẹp nhất không phải là những bức hình chân dung gia đình mà là cảnh gia đình bạn đang vô tư vui đùa.

Chuẩn bị sẵn sàng máy ảnh khi bé đang nô đùa ngoài sân, đang tắm hoặc đang say sưa đóng kịch. Chẳng sao cả nếu bạn không có đủ bức ảnh về bé trong nhiều tuần liền, nhưng ít ra bạn cũng nên “chộp” được khoảnh khắc kỳ diệu này phải không nào.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 31 tháng tuổi: Định nghĩa thời gian của bé

Bé 2 tuổi rưỡi có ý thức về thời gian?
Bé chưa biết xem giờ nhưng đã có khái niệm nhất định về thời gian. Bé biết rằng “ngày hôm qua” là quá khứ và “ngày mai” chỉ tương lai, nhưng ý thức về thời gian của bé còn chưa hoàn chỉnh. Đối với bé, “ngày hôm qua” có thể là một sự kiện nào đó xảy ra sáng nay hoặc tuần trước.

Cách mà bé xác định thời gian phần lớn dựa vào suy đoán của bé. Bên cạnh việc bảo đảm an toàn, bạn cũng cần dạy bé việc tuân thủ theo thời gian biểu hàng ngày. Bé nên biết rằng khi bạn vào nhà bếp có nghĩa là sắp đến giờ ăn và sau khi ăn trưa thì bé sẽ được chơi và sau đó phải ngủ trưa.

Đây là lúc bạn nên sử dụng những từ gợi ý về thời gian khi trò chuyện với bé như: “5 phút nữa mẹ con mình sẽ khởi hành đấy”, “Mẹ con mình đi ra siêu thị sau khi ăn trưa nhé”, “Ngủ thêm 2 đêm nữa là con được về thăm ông bà ngoại rồi”. Mặc dù con của bạn sẽ không hiểu chính xác những khung thời gian này như bạn, khả năng này bé sẽ có khi bé học lớp 2 hoặc 3, nhưng bạn sẽ giúp bé làm quen dần với khái niệm thời gian.

Bé 2 tuổi rưỡi: Định nghĩa thời gian khi được 31 tháng
Bé 2 tuổi rưỡi chưa biết xác định thời gian rõ ràng mà chủ yếu dựa trên phán đoán

Dạy bé 2 tuổi rưỡi rửa tay
Bạn có nhận thấy rằng con bạn dường như trở nên lấm lem hơn bao giờ hết? Với sự hiếu động và tò mò của mình, bé luôn tìm thấy thứ gì đó để khám phá. Đây là giai đoạn thích hợp để dạy bé rửa tay đúng cách. Bạn có thể giúp bé hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn bằng cách đặt một ghế đẩu gần bồn rửa tay để giúp bé chạm tới vòi nước, chọn xà bông cục cỡ nhỏ để bé dễ sử dụng, và tốt hơn nữa là tìm được một bài hát về việc rửa tay. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần quan sát bé để xem bé đã rửa tay sạch chưa nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 31 tháng tuổi: Phát triển thể chất bằng trò chơi vận động

Dưới đây là những gợi ý về trò chơi vận động dành cho bé 2 tuổi rưỡi:

Đi theo đội trưởng: Để bé đi theo bạn đồng thời bắt chước những bước chân bạn đi. Bạn có thể đi nhanh, rồi chậm, đi bước lớn rồi nhỏ, nhảy như kangaroo, phóng lên như cá heo và trườn như rắn.

Bắt banh: Đây là cách phổ biến để các bé 2 tuổi rưỡi luyện kỹ năng phản xạ chính xác. Bắt đầu bằng việc lăn 1 trái banh lớn qua lại giữa 2 chân bạn và bé trên sàn. Sau đó, chuyển sang một trái banh nhỏ hơn. Dần dần tăng khoảng cách giữa bạn và bé. Cuối cùng, xem con của bạn đã sẵn sàng bắt một trái banh lớn bay đến bé một cách bất thình lình chưa bằng việc đứng cách xa bé khoảng vừa phải.

Bé 2 tuổi rưỡi: Phát triển thể chất bằng trò chơi vận động ở 31 tháng
Bắt banh là trò chơi đon giản mà ba hoặc mẹ có thể chơi cùng bé 2 tuổi rưỡi ở vườn nhà, trong công viên hoặc khi dã ngoại

Nhảy múa: Mở nhiều thể loại nhạc khác nhau và khuyến khích bé con nhảy theo nhạc. Có thể những điệu nhảy của bé là hoàn toàn giống nhau nhưng điều đó không quan trọng.

Cuộc sống của mẹ
Thói quen đi ngủ của bạn có thể dễ bị mất kiểm soát bởi sự hiện diện của đứa bé 2 tuổi rưỡi đáng yêu, thích được chú ý, cưng nựng.

Mẹ nên đề ra những trình tự đơn giản cho giấc ngủ của bé 2 tuổi rưỡi như tắm rửa, thay đồ ngủ, đọc sách và cuối cùng là chọn làm theo một vài ý muốn của bé như chúc ngủ ngon với một số đồ vật trong phòng bé như chúc mặt trăng ngủ ngon, chúc gấu bông ngủ ngon, hát ru bài mà bé thích nhất hoặc ôn lại những gì bé làm trong ngày. Cả quá trình sau khi tắm rửa cho bé chỉ nên kéo dài từ 15-20 phút.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 31 tháng tuổi: Sức mạnh của từ “Không”

Tại sao bé 2 tuổi rưỡi thích nói “Không”?
Điều gì làm một đứa bé 2 tuổi rưỡi bị hấp dẫn bởi từ này? Lý do là bé cảm thấy rằng đây là một từ thể hiện sự độc lập của mình. Từ “Không” là cách dễ dàng để nói lên ý kiến cá nhân, đôi lúc mặc dù ngoài miệng bé nói là “Không” nhưng thật ra lại nghĩ là “Có”. Cũng có khi bé dùng đến từ “Không” khi chưa biết diễn đạt ý mình như thế nào.  Bạn cũng biết là khả năng ngôn ngữ của bé 2 tuổi rưỡi còn chưa hoàn thiện rồi đấy. Nếu bé nhận thức được rằng khi bé nói đủ lớn tiếng và đủ mạnh, ba mẹ sẽ tập trung chú ý, khi đó bé sẽ tiếp tục cho những lần sau.

Bé 2 tuổi rưỡi: Sức mạnh của từ "Không" khi được 31 tháng
Đôi khi, lí do một đứa bé 2 tuổi rưỡi thích từ chối mọi thứ chỉ đơn giản là để thể hiện cái tôi

Một cách để giảm thiểu việc lạm dụng từ “Không” đó là cho bé thêm nhiều sự lựa chọn về cách dùng từ. Bạn nên khuyến khích bé trả lời bằng giọng điệu nhỏ nhẹ và dạy bé một vài từ thay thế: “Mẹ đố con biết trái với từ “Không” là gì nào? Đó là “Vâng”. Con có thể nói “Không”, hoặc con có thể nói “Vâng”, hoặc con đoán xem từ ở giữa hai từ này là gì nào? Đó là con có thể dùng từ “Có lẽ” đấy!”.

“Kẻ mộng du bé nhỏ”
Việc chuyển cho bé từ cũi sang giường sẽ khiến bé chui vào giường bạn giữa đêm khuya. Nếu không muốn bé tiếp tục ngủ cùng, bạn nên dẫn bé trở lại giường ngủ của bé và nói lời chúc ngủ ngon. Không nên bật đèn, nói chuyện nhiều với bé, tỏ ra xúc động hay chọc cho bé cười, những việc mà bạn thường làm để chiều bé vào ban ngày.

Tình trạng này có thể xảy ra nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định trước khi “kẻ mộng du bé nhỏ” này có thể học cách quen dần với nơi ngủ mới vào ban đêm. Điều quan trọng là bạn hãy kiên trì và nhất quán trong hành động của chính mình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 30 tháng tuổi: Đột ngột phát triển lùi

Tại sao bé 2 tuổi rưỡi đột ngột phát triển lùi?

Sự thật rằng quá trình phát triển của bé không phải một đường thẳng luôn tiến về phía trước, ở giai đoạn nào đó, bé có thể tạm thời lùi trước khi tiếp tục phát triển. Ví dụ điển hình là một đứa bé đã ngủ thẳng giấc suốt đêm có thể bắt đầu lại thức dậy nửa đêm, hoặc bé đã biết dùng bô trong nhiều tháng lại bỗng nhiên tè bậy.

Tình trạng phát triển lùi này xảy ra với nhiều lý do, có thể khi cố gắng học tốt một kỹ năng nào đó, bé sẽ bị lùi ở một kỹ năng khác. Bên cạnh đó, những áp lực như có người giữ trẻ mới, mẹ trở lại làm việc, hay nỗi sợ hãi về bóng tối, về sự xa cách, cũng có thể là tác nhân kích thích vấn đề này.

Khi bé 2 tuổi rưỡi rơi vào tình trạng phát triển lùi như đã nói ở trên, ba mẹ nên mang lại cho bé cảm giác an toàn và thoải mái thay vì làm mọi thứ rối lên. Có thể để bé phạm lỗi một chút, miễn là trong giới hạn cho phép: “Được rồi, mẹ có thể mặc tã lót cho con hôm nay và ngày mai chúng ta sẽ quay lại mặc quần, con nhé”. Xu hướng tự nhiên của bé là hướng về phía trước và bé sẽ sớm trưởng thành cho dù những thói quen “trẻ con” có lại quay về đi chăng nữa.

Bé 2 tuổi rưỡi: Phát triển lùi khi được 30 tháng
Sự chậm lại trong phát triển của bé 2 tuổi rưỡi không phải vấn đề nghiêm trọng nếu nó không kéo dài quá lâu

Còn nếu những biểu hiện phát triển lùi của bé nghiêm trọng hay kéo dài khá lâu, bạn có thể tham khảo sự tư vấn của bác sĩ. Tuy nhiên, ba mẹ cũng đừng quá lo vì hiếm khi nào sự phát triển lùi tạm thời này có thể làm mất đi những kỹ năng mà bé đã học được trước đó.

Điều không nên làm khi phạt con
Có thể bạn đang tìm kiếm những cách kỷ luật hiệu quả để dạy bé biết nghe lời hơn, nhưng đây là cách bạn không nên áp dụng: Đừng ném đồ vật thân yêu của bé, chú gấu teddy hay con búp bê mà bé thích, chiếc mền bé hay ôm theo, hay những món đồ chơi đáng yêu khác, như một hình phạt dành cho bé. Thậm chí đừng dọa bé là bạn sẽ làm thế.

Món đồ chơi yêu thích sẽ là biểu tượng của tình yêu thương và là nguồn an ủi lớn lao đối với một đứa bé 2 tuổi rưỡi. Cho dù bạn có giận tới mức nào và muốn dạy cho bé một bài học về sự ngoan ngoãn, bạn cũng không nên “phá hỏng” món đồ mà bé yêu thích.