Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Sốt virus ở trẻ em: Bệnh mùa hè không thể coi thường

Sốt virus ở trẻ em do một số loại virus như Myxo virus, Coxackie, Entero virut, sởi… gây ra. Virus có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, tiêu hóa…. Bệnh thường xuất hiện rất rầm rộ, sau 3-5 ngày sẽ giảm dần. Cha mẹ biết đúng cách chăm sóc sức khỏe của trẻ, cơ thể trẻ sẽ kháng được bệnh, giúp con khỏe hơn.

Sốt virus ở trẻ em
Mùa hè là thời điểm sốt virus thường xảy ra, nhất là với trẻ có sức đề kháng yếu

Các triệu chứng của sốt virus ở trẻ em

Bên cạnh triệu chứng điển hình là sốt cao, sốt virus ở trẻ em còn kèm các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban…

Sốt cao

Nhiệt độ cơ thể trẻ đột ngột tăng từ 38-39°C, thậm chí 40-41°C. Khi lên cơn sốt, trẻ mệt mỏi, thường nằm mê man và ít đáp ứng các loại thuốc hạ sốt thông thường. Nhưng khi cơn sốt qua đi, trẻ tỉnh táo như bình thường. Bạn sẽ thấy con khóc vì đau đầu và kêu đau khắp mình, đau cơ bắp.

Viêm đường hô hấp

Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, cổ họng sưng đỏ…

Tiêu chảy

Có thể xuất hiện muộn sau khi phát sốt vài ngày. Đặc điểm là trẻ đi phân lỏng nhưng không có máu, không chất nhầy. Nếu sốt do virut lây qua đường tiêu hóa, tiêu chảy có thể xảy ra trước khi phát bệnh. Trẻ nôn ói nhiều lần sau khi ăn.

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như viêm kết mạc, mắt đỏ, có ghèn. Trẻ có thể bị phát ban sau 2-3 ngày có triệu chứng sốt. Khi ban đỏ xuất hiện, trẻ sẽ đỡ sốt.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt virus?

Các bệnh do virut gây ra chưa có thuốc đặc hiệu. Biện pháp bạn cần áp dụng là hạ nhiệt độ cho trẻ, giúp con tăng sức đề kháng để cơ thể trẻ tự chống chọi với virut gây bệnh.

Một số biện pháp xử trí khi trẻ sốt cao

Theo dõi nhiệt độ con: Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế (kẹp nách) cộng thêm 0,3 – 0,4 độ. Nếu nhiệt kế ghi 38°C thì thân nhiệt thực sự của trẻ là 38,4°C.

Chườm mát cho trẻ: Lau khô mồ hôi, dùng khăn ẩm chườm mát cho con. Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

Dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau khắp mình con. Dùng mọi biện pháp giảm thân nhiệt cho con xuống nhiệt độ bình thường 37-37,5°C. Mẹ chú ý không chườm nước lạnh lên người con. Việc này sẽ càng làm con sốt cao hơn vì cơ chế co mạch ngoại vi.

Sốt cao và đột ngột, con rất dễ bị động kinh. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5°C, cách hạ sốt cho con tại nhà thông thường bằng thuốc paracetamol. Bạn có thể tham vấn bác sĩ và con uống kèm thuốc chống co giật.

Sốt virut ở trẻ em cần hạ sốt nhanh
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, tránh thân nhiệt quá cao gây động kinh

Chế độ chăm sóc trẻ khi bị sốt virus

Sốt virus ở trẻ em làm bé yêu của bạn dễ mất sức, mệt lả người. Bạn cần bù nước và điện giải cho con. Cho con uống bù nước Oresol.

Trong chế độ dinh dưỡng, mẹ nên chú ý cho con ăn thức ăn loãng như súp, cháo, nước súp lỏng. Cho con uống nước chanh, nước cam pha mật ong để tăng sức đề kháng. Mẹ cũng nên chú ý vệ sinh cơ thể cho trẻ, lau mình bằng nước ấm trong phòng kín gió.

Mắt con bị đóng nhiều ghèn, mũi đổ nhớt. Cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho con bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi, rửa mắt cho con bằng nước ấm và khăn sạch. Tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Là một trong những dịch bệnh mùa hè, sốt virus dễ bùng phát. Để tránh bệnh, nên cho con đeo khẩu trang y tế khi đến các khu vực công cộng đông người.

Khuyến cáo từ chuyên viên y tế

Về nguyên tắc, sốt virus ở trẻ em có thể được xử lý ở nhà và bồi dưỡng sức khỏe của trẻ bằng việc ăn uống. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan. Nếu con xuất hiện triệu chứng ngủ li bì, đau đầu liên tục, nôn khan và sốt kéo dài, bạn nên đưa con đến bác sĩ vào ngày thứ ba sau khi con sốt. Đừng kéo dài đến ngày thứ 5-6, vì lúc này trẻ có khả năng mất nước, nhiễm khuẩn nặng và sốt nghiêm trọng hơn.

Không tự ý mua thuốc hạ sốt và chống co giật nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Và cũng tránh lạm dụng kháng sinh khi điều trị bệnh cho con tại nhà, tránh việc lậm thuốc.

Sốt virus ở trẻ em cần cách ly khi con bệnh
Nếu con có triệu chứng bệnh sốt virus, nên cho con nghỉ học dưỡng bệnh, tránh lây lan cho trẻ khác

Để phòng ngừa các bệnh do virus gây ra, cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm vắc-xin theo lịch chủng ngừa. Trẻ sẽ tránh được các bệnh nghiêm trọng như sởi, quai bị, Rubella, viêm não Nhật Bản

Bệnh sốt virus ở trẻ em lây lan qua đường hô hấp, đường tiêu hóa. Do đó, khi con bệnh, cần cách ly con khỏi các trẻ khác, cho con nghỉ học dưỡng bệnh… Tránh việc để bệnh lây thành dịch.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Nguy hiểm cận kề khi trẻ uống kháng sinh quá liều

Uống kháng sinh quá liều là uống vượt quá số lượng thuốc kháng sinh kê toa mà bác sĩ chỉ định. Với trẻ tiểu học, việc uống thuốc quá liều có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng vì cơ thể trẻ đang độ tuổi phát triển không hấp thụ được lượng lớn trong cùng một lúc và thời gian dài.

Năm 1982, lần đầu tiên Alexander Fleming tìm ra Penicillin tại London. Tác dụng nguyên bản của loại thuốc này là tiêu diệt các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, càng về sau này, các loại thuốc kháng sinh lại càng được sử dụng tùy ý cho trẻ với ý nghĩ “giúp mau khỏi bệnh”, hậu quả tính sau và đúng là đã để lại những hệ lụy đáng tiếc.

Hạn sử dụng của thuốc kháng sinh

Có hai trường hợp dẫn đến uống kháng sinh quá liều:

  • Một số phụ huynh vì thấy trẻ uống đủ liều mà vẫn chưa khỏi nên tự ý kê toa cho trẻ, tăng liều lượng vượt mức cho phép để bệnh mau khỏi.
  • Hai là thấy trẻ có dấu hiệu giảm bệnh, cho trẻ uống nhiều hơn để hết bệnh.

Điều này chẳng những không làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh mà còn giúp chúng chuyển hóa thành một dạng mạnh hơn, kháng thuốc, vô hiệu hóa tác dụng của thuốc. Chính vì vậy, bạn cần biết rõ tên loại thuốc kháng sinh, liều lượng uống và thời gian ngừng uốc thuốc mà bác sĩ kê đơn.

uong thuoc khang sinh qua lieu
Thuốc kháng sinh cũng có hạn sử dụng nhất định với từng loại bệnh

Mọi loại thuốc kháng sinh đều có giới hạn sử dụng trong một vài ngày. Trẻ và gia đình cần kết hợp với bác sĩ theo thời gian biểu cụ thể để đạt được hiệu quả đề kháng cơ thể khỏi bệnh đến cùng.

Các bệnh không dùng thuốc kháng sinh

Kháng sinh chỉ chữa được các bệnh do vi khuẩn gây ra, vì vậy khi trẻ bị các bệnh do virus việc dùng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng chữa bệnh mà gây hại về lâu dài.

Một số bệnh do virus gây ra và không chữa được bằng kháng sinh:

  • Cảm sốt, chảy nước mũi, hoặc cúm
  • Đa số các trường hợp ho và đau cổ họng
  • Đa số các trường hợp viêm xoang
  • Đa số các trường hợp viêm phế quản
  • Một số trường hợp viêm tai

Uống kháng sinh quá liều, hệ lụy khó lường

Muốn trẻ khỏi bệnh cần uống thuốc đúng, đủ liều lượng. Nhiều hơn hay ít hơn đều có hại tới sức khỏe cho trẻ. Đặc biệt là uống kháng sinh quá liều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ đáng tiếc.

  • Loạn khuẩn hoành hành

Loạn khuẩn là tác dụng phụ thường gặp nhất khi trẻ dùng thuốc vượt mức cho phép. Khi uống thuốc quá liều, các vi khuẩn lành tính trong đường ruột sẽ dần bị tiêu diệt, dẫn đến tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn men thường xuyên hơn. Ngược lại, các vi khuẩn có khả năng kháng thuốc sẽ dần chiếm chỗ, dẫn đến việc lờn thuốc.

Khi gặp những vi khuẩn mạnh hơn, trẻ có thể bị nguy hiểm tính mạng bởi hiện tại tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với tốc độ tìm ra thuốc kháng sinh mới của con người.

uong thuoc khang sinh qua lieu 1
Vi khuẩn đang ngày càng “tiến hóa” vượt mức điều trị của kháng sinh
  • Mất cân bằng sinh học bình thường của cơ thể

Đó chính là hiện tượng mất cân bằng sinh học của đường ruột. Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời cũng làm các lợi khuẩn đường ruột cũng bị tiêu diệt, do đó làm giảm sức đề kháng của các chức năng cơ thể của trẻ lâu dài. Đây là một trong những nguy hiểm lớn nhất của thuốc kháng sinh đến trẻ.

  • Thuốc kháng sinh gây dị ứng

Tuy là loại thuốc được sử dụng phổ biến tuy nhiên vẫn có một số trẻ bị dị ứng khi uống thuốc kháng sinh như penicillin. Điều này nhắc nhở bạn cần có sổ tay theo dõi để thông báo cho bác sĩ những triệu chứng khi trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Uống kháng sinh quá liều, lợi bất cập hại, chính vì vậy để tránh những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ về lâu dài.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị bệnh thủy đậu nên và không nên ăn gì?

Vậy trẻ bị bệnh thủy đậu nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ nhé.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Hội Y học Dự phòng năm 2018, cả nước có tổng cộng hơn 31.000 người mắc bệnh. Trong đó 90% người bệnh bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ em thuộc độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.

1. Trẻ bị bệnh thủy đậu nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Khi trẻ em bị bệnh thủy đậu cha mẹ nên sử dụng các thực phẩm lành tính, ít chất đạm, thức ăn nên chế biến ở dạng lỏng để trẻ dễ tiêu hóa.

Cụ thể như cháo đậu xanh, cháo củ năng kết hợp với ý dĩ, lá tre non, cháo gạo lứt, măng tây, đậu đỏ, khoai tây, cà rốt; hoặc các loại rau như rau ngót, rau sam, mướp đắng, cải thảo.

Trẻ bị bệnh thủy đậu nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Mẹ có thể nấu cháo với khoai tây và rau củ cho con

Dưới đây là các nhóm thực phẩm mẹ có thể chọn cho con ăn trong giai đoạn điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em:

  • Thực phẩm ít gia vị: Cơm trắng, cháo yến mạch, các loại hạt ngũ cốc.
  • Thực phẩm có tính mát: Sữa chua, sinh tố, sữa lắc, phô mai, kem ít béo.
  • Thức ăn mềm: Khoai tây nghiền, bơ, trứng luộc, các loại đậu, gà luộc, cá luộc (hấp).
  • Trái cây và rau củ không có tính axit mạnh: Táo, chuối, dưa gang, trái đào, bông cải xanh, cản xoăn, dưa leo, rau chân vịt.
  • Đủ nước là quan trọng: Bên cạnh nước lọc, mẹ cũng có thể cho trẻ uống các loại nước khác để bù nước cho cơ thể như nước dừa; trà thảo mộc; nước uống điện giải.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị zona phải làm sao? Cách chữa zona cho trẻ như thế nào?

2. Trẻ bị bệnh thủy đậu nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì
Trẻ em bị bệnh thủy đậu nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Trẻ nên kiêng các món chiên, cay nóng, mặn, và các món axit mạnh

Bên cạnh những thực phẩm trẻ bệnh thủy đậu nên ăn để nhanh khỏi bệnh, nhiều mẹ cũng quan tâm trẻ bị bệnh thủy đậu nên KIÊNG ăn gì để nhanh khỏi bệnh. Và để hạn chế tình trạng bệnh kéo dài.

Trẻ em bệnh thủy đậu nên KIÊNG ĂN gì để nhanh khỏi bệnh:

  • Thức ăn cay, mặn: Ớt, tỏi, củ hành, tương ớt, hoặc các loại sốt cay, các món hải sản, thịt dê, cà ri, bò kho,..
  • Thực phẩm có tính axit: Chanh, nho, dứa (thơm), trái cây họ quýt cam, cà phê, các món có ngâm chua,..
  • Thực phẩm cứng, giòn: Bánh quy, bắp rang bơ, các loại hạt to và cứng, các món chiên,..
  • Các loại thảo mộc và trái cây: Cụ thể là nhục quế, thảo mộc có tính nhiệt, thuần dương, trái vải, mận, nhãn, mít, xoài,..

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có tính lây lan nhanh. Nên khi mắc bệnh, cha mẹ nên giữ trẻ ở nhà cho đến khi con khỏi bệnh hoàn toàn. Phòng trường hợp lây lan cho người khác.

>> Xem thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chăm sóc

3. Thực đơn cho trẻ bị bệnh thủy đậu nhanh khỏi bệnh

Dựa vào những thực phẩm trẻ bị bệnh thủy đậu nên ăn, Marrybaby gợi cho mẹ thực đơn cụ thể để tiện theo dõi và chế biến cho con.

  • Bữa sáng: 80g yến mạch – 1 quả trứng luộc – 1 quả chuối – nửa trái bơ – nước uống.
  • Bữa trưa: 1 chén cơm gạo lứt – 1 dĩa rau xào ít dầu mỡ – 1 cốc 120ml sữa chua – nước uống.
  • Bữa tối: 80g thịt gà luộc – 100g khoai tây nghiền – 150g bông cải xanh hấp – 1 cốc sinh tố dâu – ước uống.

Đây là thực đơn mẫu dành cho trẻ bị thủy đậu ăn để nhanh chóng khỏi bệnh. Dựa vào đây, mẹ có thể mở rộng và làm mới món ăn cho con vào những bữa tiếp theo.

Tóm lại, trẻ bị bệnh thủy đậu là một căn bệnh phổ biến nhưng cũng không quá nguy hiểm. Trong lúc chăm con; mẹ nên cắt móng tay cho con để con không gãi vào những mụn nước; vì sẽ để lại sẹo trên cơ thể của con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị viêm amidan có mủ nên dùng kháng sinh?

Dùa trẻ bị viêm amidan cấp hay mạn tính, các bác sĩ luôn dành lời khuyên bạn theo dõi triệu chứng của trẻ trong một năm trước khi đưa ra quyết định cắt cửa ngõ cuống họng này. Trẻ bị viêm amidan có mủ cũng thế.

Viêm amidan có mủ là gì?

Amidan có vai trò sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn xâm nhập qua đường ăn và đường thở. Do cấu trúc nhiều hốc, ngăn nên thức ăn và vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm.

Viêm amidan có mủ là tình trạng vi khuẩn xâm nhập ẩn nấp lâu ngày trong các khe, hốc của amidan tạo ra các khối mủ màu trắng, vón cục. Việc nhai nuốt và những cọ sát qua thành họng khiến các kén mủ bật ra  bật ra có hình dạng như những hạt màu trắng hoặc xanh như mủ và có mùi hôi.

trẻ bị viêm amidan có mủ
Những khối mủ trắng trong họng sẽ làm trẻ cảm thấy việc nhai nuốt khó khăn hơn

Nguyên nhân gây ra tình trạng này, ngoài lý do thời tiết như sự thay đổi đột còn do trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường khói bụi, khóa chất. Sức đề kháng của trẻ ở tuổi tiền dậy thì vẫn trong giai đoạn tăng cường thêm nên không kịp thích nghi với các tác nhân này.

Triệu chứng trẻ bị viêm amidan có mủ

Cũng có biểu hiện sốt giống như viêm amidan cấp tính, khi bị viêm amidan có mủ trẻ thường có biểu hiện sốt, ho có đờm. Điểm khác biệt là hơi thở hôi, có những lần ho ra những hạt nhỏ màu trắng xanh như hạt tấm.

Các biến chứng nguy hiểm mà viêm amidan có mủ có thể gây ra nếu không được điều trị tốt: Viêm tấy quanh amidan, viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng, nhiễm khuẩn mủ huyết, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm cầu thận.

Kháng sinh và viêm amidan mủ

Các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng sẽ chỉ định cắt amidan khi và chỉ khi: Viêm amidan từ 3 – 5 lần một năm trong hai năm liên tiếp; gây hơi thở hôi do vi khuẩn yếm khí Weillon; biến chứng tại chỗ như viêm tấy, áp-xe quanh amidan; có các biến chứng viêm xoang, viêm thanh khí phế quản; biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp cấp…

Trẻ bị viêm amidan có mủ ban đầu sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh thường sử dụng như: Augmentine, Clamoxyl, Cephalexine,… hoặc kháng sinh trị liên cầu khuẩn như Penicillin G; thuốc giảm đau Paracetamol; thuốc chống viêm Amitase; thuốc giảm ho; thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine, nước muối sinh lí 0,9% cần dùng để súc miệng hàng ngày…

tre bi viem amidan co mu 1
Nên ưu tiên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ trước khi có ý định cắt amidan cho trẻ

Sử dụng thuốc kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả tức thời, tuy nhiên cần cho uống đúng, đủ liều theo hướng dẫn không nên sử dụng quá liều hoặc sử dụng quá nhiều sẽ gây ra nhờn thuốc.

Trẻ bị viêm amidan mủ nên kiêng gì?

Để phòng ngừa viêm amidan có mủ, bạn cần nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng bằng cách đánh răng sau khi ăn, súc họng bằng nước muối ấm, luyện tập các môn thể thao tăng cường sức khỏe và chú ý chế độ ăn uống thời điểm giao mùa.

Khi bị bệnh, trẻ nên kiêng ăn các loại đồ hải sản sống, rau sống, các món trộn nộm, đồ lạnh như sữa chua, sinh tố có nước đá. Đồng thời, kiêng các loại thức ăn cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, hành tây, rau thơm, hồi, quế… Nên ăn nhiều rau củ xanh bổ sung vitamin cho cơ thể.

Tránh cho trẻ dùng nước đá quá nhiều và ra vào phòng lạnh đột ngột, nhất là khi nhiệt độ ngoài môi trường cao. Nên dùng khẩu trang tránh bụi khi làm việc những nơi có mức độ ô nhiễm cao.

Trẻ bị viêm amidan có mủ kéo dài cần được đưa tới bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị dứt điểm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau chóng khỏi bệnh?

Khi trẻ bị ho, ba mẹ cần chú ý đến khẩu phần ăn và chế độ sinh hoạt của trẻ hàng ngày để tránh làm tình trạng ho của con thêm trầm trọng. Vậy trẻ bị ho kiêng ăn gì? Cách chăm sóc trẻ bị ho ra sao?

Trẻ bị ho kiêng ăn gì?

Sau đây sẽ là nhóm thực phẩm bạn không nên cho trẻ ăn hoặc uống khi bé ho, sổ mũi hay ho có đờm:

  • Đồ uống lạnh, nước ngọt có ga: Thói quen ăn hoặc uống đồ lạnh chắc chắn sẽ kích thích cổ họng khiến bé đau họng nhiều hơn và dẫn đến ho. Vì vậy, ba mẹ cần hạn chế cho con ăn kem, uống nước ngọt, nước đá, trà sữa… Thay vào đó, bạn nên cho bé uống nước lọc hoặc nước ép trái cây không đá để bổ sung đủ chất lỏng.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh: Đứng top 2 trong danh sách trẻ bị ho kiêng ăn gì không thể thiếu thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. Những thực phẩm này có thể làm tăng viêm nhiễm vì thường chứa nhiều chất béo, đường, muối, hoặc thậm chí là dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần độc hại…
  • Thức ăn cay: Đây là nhóm thực phẩm vừa có hại cho hệ tiêu hóa vừa có thể khiến cơn ho của trẻ trầm trọng hơn.
  • Thực phẩm nhiều đường: Theo Đông y, nhóm thực phẩm nhiều đường dễ khiến cơ thể “bốc hỏa” nên trẻ bị ho cần kiêng ăn để nhanh khỏi bệnh. Một số thực phẩm nhiều đường khiến cổ họng con bị khô, gây ho gồm: bánh ngọt, bánh quy đường, siro,…
  • Đậu phộng, chocolate, hạt dưa, hạt điều: Các loại thực phẩm này có thể làm tăng lượng đờm trong cổ họng và khiến trẻ bị ho có đờm. Do đó, đây là danh sách đen những thực phẩm trẻ cần kiêng khi bị ho khan hay ho có đờm.

Ngoài ra, trẻ bị ho cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể gây dị ứng, như hải sản, trứng, sữa,… Nếu trẻ có tiền sử dị ứng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ ăn các loại thực phẩm này.

Trẻ bị ho kiêng ăn gì? Các thực phẩm trẻ bị ho nên kiêng ăn
Trẻ bị ho kiêng ăn gì? Các thực phẩm trẻ bị ho nên kiêng ăn

>> Xem thêm: 8 cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh an toàn và dứt điểm

Trẻ bị ho nên ăn gì?

Trẻ bị ho cần được bổ sung đầy đủ chất lỏng cho cơ thể. Đối với trẻ đang bú mẹ, bạn nên tiếp tục cho con bú thường xuyên. Đối với trẻ ở tuổi ăn dặm hoặc ăn cơm, bạn nên cho bé uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng (cháo, súp, sữa, nước dùng rau củ…) và có thể bổ sung thêm nước trái cây.

Ngoài ra, các bé trong độ tuổi ăn dặm từ 6 tháng trở lên cũng có thể bổ sung các dưỡng chất sau:

  • Các loại thực phẩm giàu protein: Protein giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh. Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá, chuối, bắp, quả bơ, cải bó xôi, nấm…
  • Các loại trái cây và rau củ tươi: Trái cây và rau củ tươi giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh.

Ngoài ra, ba mẹ có thể cho bé trên 1 tuổi dùng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn, có thể làm loãng chất nhầy trong cổ họng, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Vì vậy, mẹ có thể cho con dùng 2 – 5 ml mật ong hoặc pha với chút nước ấm cho bé uống để ngăn ngừa trẻ ho vào ban đêmgiúp bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị nhạy cảm hoặc dị ứng với các thành phần trong mật ong, nhất là phấn hoa ong thì không nên sử dụng.

Cách chăm sóc khi trẻ bị ho

Không chỉ cần quan tâm trẻ bị ho kiêng ăn gì, ba mẹ cũng cần biết cách chăm sóc bé khi trẻ bị ho. Hãy tạo cho trẻ môi trường nghỉ ngơi thoải mái và ấm áp. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên lưu ý những điều dưới đây để giúp hỗ trợ bé tốt hơn.

  • Sử dụng máy lọc không khí: Máy lọc không khí có thể giúp làm giảm ô nhiễm bằng cách hút bụi bặm, nấm mốc và các khí độc. Trong nhà có máy lọc không khí sẽ giúp không gian sống của bé trong lành, từ đó bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh dị ứng, hắt hơi, sổ mũi và các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Tắm nước ấm: Trẻ bị ho sổ mũi thường khó thở. Trong khi đó, hơi nước ấm có thể giúp làm loãng dịch đờm nhầy để con dễ chịu hơn.
  • Đối với trẻ dưới 6 tuổi: Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc trị ho và chỉ nên dùng thuốc được kê đơn.
Trẻ bị ho kiêng ăn gì? Cách chăm sóc khi trẻ bị ho
Trẻ bị ho kiêng ăn gì? Cách chăm sóc khi trẻ bị ho

>> Xem thêm: TOP 10+ siro trị ho cho bé có nguồn gốc thảo dược nhiều mẹ tin dùng

Khi nào nên đưa trẻ đi bệnh viện?

Nếu bạn đã áp dụng lời khuyên về việc trẻ bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì hoặc đã chăm sóc bé tại nhà cẩn thận nhưng bệnh vẫn chưa khỏi thì cần sớm cho trẻ đi khám ở bệnh viện. Bên cạnh đó, trẻ cần được nhập viện sớm nếu có những triệu chứng như:

Lưu ý: Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, bạn không nên cho bé dùng bất cứ thuốc hạ sốt nào mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

>> Xem thêm: Bé bị viêm phế quản thở khò khè nguy hiểm như thế nào, mẹ cần làm gì?

Trẻ bị ho có đờm nên ăn gì là một điều bạn cần chú ý khi trẻ bị ho. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là bạn chú ý phòng bệnh cho trẻ bằng vệ sinh răng miệng, tạo môi trường sống trong sạch, chế đố dinh dưỡng hợp lý  đó mới có hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao? Cách chăm sóc bé ho khàn tiếng

Ngoài ra, trẻ bị khàn tiếng và ho còn có thể là triệu chứng của viêm họng; hoặc là dấu hiệu của viêm thanh quản cấp nếu để lâu ngày. Vậy trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao? MarryBaby sẽ mách cha mẹ cách giải quyết.

1. Dấu hiệu trẻ bị ho và khàn tiếng

Khan tiếng, khàn tiếng ở trẻ là hiện tượng chất giọng bị thay đổi về âm vực, âm sắc; nhất là ở âm vực cao làm giọng nói trở nên rè. Với những trẻ 6 tháng tuổi bị ho khàn tiếng sẽ khóc và quấy nhiều hơn; vì bé chưa biết nói nên chỉ có thể khóc để giao tiếp với mẹ.

Sau đây là một số dấu hiệu khi trẻ bị khàn tiếng và ho:

  • Trẻ bị khàn tiếng và ho thường có các biểu hiện như: sốt nhẹ, ho khan, khản đặc giọng, có đờm khò khè.
  • Nhịp thở của bé ho đờm khàn tiếng thường không đều đặn và thở nhanh; đặc biệt là lúc ngủ cha mẹ thấy hơi thở bé nặng nề hơn.
  • Nếu trẻ bị ho khàn tiếng lâu ngày có thể dẫn đến mất giọng; nói không thành hơi, người mệt mỏi; họng bé đau rát mỗi khi nói hoặc ăn uống.

Thường trẻ bị ho khàn tiếng kéo dài từ 1-3 ngày; có thể kèm theo sốt hoặc không sốt. Nếu trẻ ho đờm khàn tiếng có sốt thường sẽ sốt về đêm nên mẹ cần chú ý hơn.

Dấu hiệu nhận biết
Trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao để nhận biết? Dấu hiệu là gì?

2. Nguyên nhân trẻ bị khàn tiếng, ho và khản giọng khi nói

Có rất nhiều nguyên nhân vì sao trẻ bị khàn tiếng, khản giọng và ho. Hiểu được lý do sẽ giúp cha mẹ biết trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao. Sau đây là một vài bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng này.

2.1 Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản (bronchiolitis) là bệnh nhiễm trùng phổi cấp tính. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và đầu xuân ở trẻ dưới 2 tuổi.

Viêm tiểu phế quản có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường bởi các triệu chứng tương đối giống nhau. Do đó, cha mẹ thường chủ quan, không đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời khiến các vấn đề đường hô hấp trở nên tệ hơn theo thời gian.

Một số dấu hiệu cảnh báo khi trẻ bị khàn tiếng và ho do viêm tiểu phế quản:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Bé ho nhiều, có đờm, khàn tiếng.
  • Mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, khó chịu.
  • Thở nhanh hoặc thở khò khè kèm theo tình trạng tím, rút lõm lồng ngực.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị ho khàn tiếng do viêm tiểu phế quản phải làm sao?

2.2 Viêm thanh quản khiến trẻ bị khàn tiếng và ho

Viêm thanh quản (laryngitis) là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh bị viêm hoặc nhiễm trùng; dẫn đến giọng nói bị khàn. Viêm thanh quản có thể là cấp tính hoặc mạn tính.

Viêm thanh quản ở trẻ là do:

  • Viêm nhiễm ở đường mũi họng không được điều trị.
  • Trẻ hay la hét, hét to, khóc to cũng làm dây thanh quản căng lên gây viêm thanh quản.

Trẻ bị khàn tiếng ho do viêm thanh quản phải làm sao để nhận biết?

  • Quan sát biểu hiện ban đầu: Bị viêm mũi thông thường, sổ mũi nước trong, rồi nước mũi đục; trẻ ho, khàn tiếng, hoặc có biểu hiện đau tai.
  • Đi thăm khám bác sĩ từ sớm: Đừng chờ đến khi trẻ lên cơn khó thở, phải cấp cứu nhanh mới không ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì viêm thanh quản cấp gây phù nề nhanh nên trẻ không thể thở được.

Khi có những dấu hiệu trên; cha mẹ nên đưa ngay tới bệnh viện để kiểm tra vì nguy cơ cao trẻ đang bị viêm thanh quản cấp.

>> Trẻ bị khàn tiếng, ho và sốt cao phải làm sao: Trẻ sốt cao 40 độ: Cha mẹ cần làm gì?

tre bi ho khan tieng
Phải làm sao để biết trẻ bị ho khàn tiếng do viêm thanh quản? Biểu hiện ban đầu là trẻ bị khàn tiếng và ho

2.3 Viêm xoang

Viêm xoang (sinusitis) cũng làm trẻ bị khàn tiếng và ho. Bệnh này thường chia làm 2 loại: viêm xoang cấp tính (kéo dài tối đa 12 tuần); và viêm xoang mãn tính (kéo dài trên 12 tuần).

Ngoài trẻ bị ho khàn tiếng do bệnh viêm xoang còn có dấu hiệu:

  • Giảm khả năng ngửi.
  • Trẻ ho có đờm sổ mũi kèm sốt.
  • Ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Dịch ở mũi có thể chảy xuống cổ họng.
  • Nghẹt mũi, xuất hiện dịch đặc và có màu trong mũi.
  • Đau nhức ở các xoang mũi, đau đầu, đặc biệt là vùng trán.

>> Trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao: Các loại lá an toàn để tắm cho bé

 2.4 Trẻ bị khàn tiếng và ho do dị ứng

Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi có chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Các chất lạ này thường không gây hại đến sức khỏe, bao gồm: bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng, một số loại thực phẩm như đậu phộng, sữa, hải sản…

Tuy nhiên, dị ứng có thể khiến dây thanh quản sưng, kích ứng dẫn đến tình trạng ho đờm khàn tiếng. Ngoài ra, trẻ bị khàn tiếng và ho do dị ứng có những triệu chứng khác như:

  • Đỏ, ngứa, chảy nước mắt. Da nổi mẩn đỏ, khô, ngứa.
  • Ngứa mũi, tai hoặc vòm miệng; chảy nước mũi, hắt hơi.
  • Các triệu chứng hen suyễn như: khó thở, ho, thở khò khè.
  • Trong trường hợp nặng hơn, trẻ có thể khó thở, nôn mửa, tiêu chảy, tụt huyết áp, ngất xỉu…

2.5 Trào ngược thực quản 

Đối với trẻ nhỏ, cơ vòng thực quản chưa phát triển đầy đủ. Khi trẻ ăn quá nhiều, vừa ăn vừa khóc, cười, nói; hoặc chạy nhảy, nô đùa, thức ăn, dịch vị có thể trào ngược trở lại vào thanh quản, họng gây tắc nghẽn. Vậy trẻ bị khàn tiếng và ho do trào ngược thanh quản phải nhận biết làm sao?

Trẻ thường xuất hiện những triệu chứng:

  • Đau tai.
  • Nôn mửa.
  • Ho đờm khàn tiếng.
  • Nghẹt mũi, tiếng thở ồn ào, thở khò khè.
  • Đau họng, họng bị tắc nghẽn khiến trẻ khó nuốt.

>> Mẹ phải làm sao khi trẻ bị ho, khàn tiếng và sốt: Mẹ có nên bật quạt?

3. Trẻ bị khàn tiếng và ho phải làm sao?

Nhiều trường hợp trẻ bị khàn tiếng và ho, sốt nhẹ, khàn tiếng; cha mẹ đừng chủ quan cho rằng trẻ chỉ bị viêm họng. Trẻ cần thăm khám bác sĩ để xác định rõ bé có đang bị bệnh viêm thanh quản cấp hay không. Nếp không cấp cứu kịp thời sẽ gây ngưng thở.

[key-takeaways title=”Khi nào nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay?”]

  • Khó thở hoặc khó nuốt xảy ra.
  • Khàn giọng kéo dài hơn 2 tuần.
  • Triệu chứng của trẻ trở nên tồi tệ hơn.
  • Cha mẹ nghĩ rằng con cần được kiểm tra.

[/key-takeaways]

Cách chăm sóc bé bị ho và khàn tiếng:

  • Cho trẻ húp cháo hoặc nước ấm như nước luộc gà, nước táo.
  • Tránh cho trẻ hắng giọng; vì sẽ làm trẻ bị khàn giọng nhiều hơn.
  • Không để không khí trong nhà quá khô; cha mẹ hãy sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Cho trẻ bị khàn tiếng, ho và sốt nghỉ ngơi; cha mẹ cân nhắc cho bé nghỉ học nếu cần.
  • Dặn trẻ hạn chế hoặc không la hét, nói, cười lớn tiếng vì nó có thể làm căng dây thanh âm.
  • Tránh đưa trẻ đến môi trường có yếu tố kích thích ho khan tiếng như khói thuốc, bụi bẩn, v.v.
  • Cha mẹ nên tránh cho trẻ ở môi trường quá lạnh, đặc biệc mà không nên sử dụng điều hòa khi trẻ đang bị bệnh.

Ngoài ra, đừng quên cho trẻ uống nhiều nước để cổ họng luôn dễ chịu và làm dịu các cơn ho nhanh hơn.

>> Xem thêm: Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả, mẹ cần nằm lòng

tre bi ho khan tieng 1
Trẻ 2-3 tuổi bị khàn tiếng và ho phải làm sao? Hay đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám nếu trẻ bị khàn tiếng và ho kéo dài

>> Trẻ chỉ bị ho khan tiếng bình thường phải làm sao? Các món nên ăn và nên kiêng

4. Mẹo dân gian trị trẻ bị ho đờm và khàn tiếng tại nhà

Cha mẹ cũng có thể trị những cơn ho bằng biện pháp dân gian sau:

  • Mật ong và chanh tươi: Sử dụng 1/3 trái chanh tươi cắt nhỏ, thêm 1 thìa súp mật ong, ngâm khoảng 1 giờ sau đó cho trẻ ngậm. Bài thuốc này cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể trẻ bị khàn tiếng và ho chống lại bệnh viêm họng.
  • Mật ong hấp lá hẹ: 3 lá hẹ thái nhỏ, trộn đều 1 thìa súp mật ong, đun cách thủy cho tới khi lá hẹ chín nhừ.  Để ấm, cho trẻ ngậm 5 phút sau đó nhắc trẻ nhai và nuốt. Mỗi ngày dùng 3 lần.
  • Vỏ cam nướng: Sử dụng vỏ cam tươi, quay trong lò vi sóng hoặc nướng lên cho trẻ ăn dần trong này. Hoặc cũng có thể pha trà nóng cho trẻ uống vào mỗi sáng sau khi thức dậy.
  • Gừng tươi: Tương tự như vỏ cam, bố mẹ có thể pha trà gừng nóng cho trẻ uống. Nếu sợ cay, bố mẹ có thể dùng loại trà mà trẻ thích và cho thêm vài lát gừng thái chỉ cũng giúp trị trẻ bị khàn tiếng và ho thành công.
  • Kết hợp chanh và muối: Dùng 1 quả chanh tươi rửa sạch, để nguyên vỏ, đợi ráo nước rồi đem thái thành lát mỏng. Cho trẻ ngậm trực tiếp 1 lát chanh với ít muối, nuốt nước cốt chanh trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng nghệ: Rửa sạch nghệ tươi, cạo vỏ, đem giã nhuyễn. Rồi sau đó, cho 2 thìa mật ong vào nghệ đã giã, trộn đều rồi chắt lấy nước. Cho trẻ uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê, thực hiện đều đặn đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.

>> Trẻ bị khàn tiếng và ho phải làm sao: Cách chưng lê trị ho cho bé

Mẹo dân gian giúp giảm tình trạng
Theo dân gian trẻ 2-3 tuổi bị khàn tiếng và ho phải làm sao?

Tóm lại, trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao? Đôi khi, hiện tượng bé ho đờm khàn tiếng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên cha mẹ nên theo dõi thường xuyên để có thể biết tình trạng bệnh. Đồng thời, hãy tìm ra nguyên nhân để có những phương pháp điều trị trẻ bị khàn tiếng và ho hiệu quả; tránh những diễn biến xấu.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị ho sổ mũi nên ăn gì và kiêng gì?

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho, sổ mũi có thể do thời tiết giao mùa, do cảm lạnh hay viêm xoang, viêm phổi. Có nhiều bài thuốc trị bệnh từ dân gian hiệu quả, dễ sử dụng từ các nguyên liệu thiên nhiên kết hợp với việc điều tiết trẻ bị ho sổ mũi nên ăn gì, kiêng gì sẽ nhanh khỏi.

Phương pháp cho trẻ ăn khi bị bệnh

Khi bị sổ mũi và ho lâu ngày, trẻ thường bị ói ngay sau khi mới ăn, vì thế cần cho trẻ uống nước trước khi ăn thêm một món nào đó. Nguyên tắc nấu ăn cho trẻ bị bệnh này là sử dụng thức ăn có nhiều nước, dễ tiêu nhưng đầy đủ dưỡng chất đểm làm loãng đờm ở cổ và trẻ không bị kích thích ho thêm.

Nên chia thành nhiều bữa trong ngày (6-8 bữa), đảm bảo 4 nhóm chất (bột, béo, đạm, rau), cách hai giờ cho trẻ ăn một lần, mỗi lần một ít.

Trị ho không kháng sinh

Hạn chế dùng thuốc kháng sinh là lời khuyên mà các chuyên gia y tế luôn khuyến khích với các bậc phụ huynh. Ho, sổ mũi là bệnh lý thường xuyên ở trẻ, vì vậy, áp dụng một số bài thuốc dân gian trị bệnh là cách lý tưởng nhất để tăng cường đề kháng cho trẻ

  • Tăng cường uống nước: Nước có tác dụng loãng đàm, tạo thuận lợi để tống xuất đàm ra ngoài. Khi trẻ ho nhiều, nước sẽ làm dịu cơn ho. Hãy khuyến khích bé uống nước liên tục và để nước ở những nơi bé dễ nhìn thấy.
  • Cam thảo: Là vị thuốc Đông y khá dễ dùng, cam thảo có thể nấu trà cho trẻ uống trong ngày giảm cơn ho, dịu cổ họng.
  • Lá hẹ với đường phèn: Cho 5 lá hẹ, 5g đường phèn vào chén, hấp cách thủy 15 phút sau đó chắt nước cho trẻ uống sẽ nhanh giảm ho.
  • Hoa đu đủ đực: Sử dụng 15g hoa đu đủ đực, 10g lá chanh, 30g đường phèn cho vào chén hấp cách thủy sau đó dùng vải mỏng vắt lấy nước bỏ bã. Uống mỗi lần 4 thìa cà phê, cách 2 giờ uống một lần, cần uống liền 4 – 5 ngày.

Món ngon trị bệnh

  • Trứng hấp: Trứng rất giàu chất kẽm chất kẽm giúp nâng cao hệ miễn dịch có thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh. Sử dụng 3 quả trứng vịt, 10g lá hẹ, 20g đường phèn. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng ăn liên tục từ 3 – 5 ngày.
tre bi ho so mui nen an gi
Trứng hấp là món dễ ăn đối với nhiều trẻ khi bị ho
  • Cam hấp muối: Rửa sạch một quả cam, khoét một lỗ nhỏ chính giữa, bỏ vào đó một chút muối sau đó cho vào lò nướng hoặc hấp cách thủy khoảng 15 phút rồi mang ra ăn nóng.
  • Hành tây: Hành tây xào thịt bò hoặc cháo hành tây sẽ giúp kháng viêm, giảm ho nhanh.

Thực phẩm nên tránh

  • Hải sản: Tôm, cua, cá… sẽ khiến tình trạng bệnh của trẻ ngày càng tồi tệ hơn. Hệ hô hấp bị kích thích bởi mùi tanh hải sản, protein có trong hải gây ra cơn ho trầm trọng.
  • Đồ chiên: Các món chiên nhiều dầu mỡ sẽ bắt dạ dày của trẻ hoạt động nhiều, khiến cho tiêu hóa trở nên kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.
tre bi ho so mui nen an gi 1
Trẻ đang bị ho cần ăn đồ nóng, ấm kiêng kị đồ lạnh
  • Thực phẩm lạnh: Không nên cho trẻ bị ho sổ mũi ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Theo Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm.

Trẻ bị ho sổ mũi nên ăn gì và kiêng gì, bạn cần biết và nắm rõ để giúp trẻ mau khỏi bệnh và hạn chế tối đa căn bệnh này mỗi khi thời tiết giao mùa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì và cách chữa trị?

Khi trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể là do cơ thể đang điều chỉnh thân nhiệt để thích ứng và dần đào thải với các tác nhân gây bệnh. Trong giai đoạn đầu của cơn sốt, các dây thần kinh nhiệt độ trên cơ thể sẽ cảm nhận thân nhiệt là thấp, trẻ cảm thấy lạnh đây là  biểu hiện sốt bình thường.

Giai đoạn tiếp theo, cơ thể nóng lên là tác nhân gây bệnh đã được đẩy lùi, cơ thể và thân nhiệt đang dần dần hồi phục lại bình thường và cảm thấn ấm, nóng.

1. Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì?

cach chua sot nong lanh
Nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột khiến trẻ cảm thấy khó chịu

Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau; hiểu được lý do sẽ giúp mẹ tìm ra những phương pháp chữa trị phù hợp.

Có một số nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh như sau:

1.1 Do môi trường

Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể bắt nguồn từ các biến đổi của môi trường như thời tiết thay đổi đột ngột, những cơn gió mùa, những cơn gió độc hại, ô nhiễm môi trường,…

  • Thời tiết giao mùa chính là lúc cơ thể trẻ dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến sốt cao. Việc cho trẻ ăn mặc không đủ ấm là nguyên nhân phổ biến. Nhiệt độ thay đổi đột ngột lúc nóng, lúc lạnh từ từ đi vào cơ thể làm trẻ bị suy nhược và sinh ra các triệu chứng nguy hiểm.
  • Tại trường học hoặc những nơi vui chơi công cộng; trẻ đứng chỗ có luồng gió mạnh chạy vào cơ thể sẽ bị đau đầu, chóng mặt ớn sốt lúc nóng lúc lạnh vào buổi chiều gây mệt mỏi.

1.2 Do phản ứng với sốt

Trẻ sốt cao là do các chất trong cơ thể diễn ra các phản ứng hóa học tác động lên cơ quan thần kinh gây ra các cảm giác bất thường về nhiệt độ. Nếu trẻ bị sốt (nhiệt độ trên 38 độ C). Trẻ có thể bị sốt lúc nóng lúc lạnh tay chân. Điều này xảy ra vì hệ thống tuần hoàn máu và miễn dịch mới của trẻ đang bận rộn chống lại vi trùng ở những nơi khác trong cơ thể. Điều này có thể làm giảm nhiệt độ ở các bộ phận bên ngoài như bàn tay và bàn chân.

1.3 Do bệnh viêm màng não – làm trẻ lúc sốt nóng, lúc tay chân lạnh

Trẻ bị sốt lúc nóng, chân tay lúc lạnh có thể là báo hiệu của bệnh viêm màng não (meningitis). Đây là tình trạng viêm màng bao bọc tủy sống và não. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau đầu và cứng cổ. Viêm màng não là một bệnh lý nghiêm trọng; nếu mẹ thấy những dấu hiệu trên cùng với nôn ói, mệt mỏi và chán ăn, mẹ cần đưa trẻ bị bác sĩ ngay lập tức.

[inline_article id=276903]

2. Biểu hiện nhận biết trẻ sốt nóng lạnh

trẻ bị sốt lạnh run người
Bé bị sốt lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì, có phải Covid không?

Trẻ bị sốt lạnh run người có thể có một số biểu hiện như sau:

  • Mặc dù nhiệt độ cơ thể cao nhưng chân tay lại lạnh tím tái, toàn thân run rẩy.
  • Xuất hiện các cơ sốt lạnh kéo dài từ 15 phút – 1h làm trẻ mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn.
  • Sau khi nhiệt độ hạ, cơ thể bé sẽ thấy thoải mái hơn và buồn ngủ, nhưng người vẫn ra nhiều mồ hôi.

[inline_article id=170213]

3. Khi nào cần đưa bé đi bác sĩ?

Theo Cơ quan Dịch vụ Y tế (National Health Services – NHS), trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể là một biểu hiện của bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý thêm những dấu hiệu sau:

3.1 Nhiệt độ của bé

3.2 Hơi thở của bé

  • Thở nhanh hoặc thở hổn hển.
  • Tiếng ồn ở cổ họng khi thở.
  • Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh thấy khó thở và đang hóp bụng.

3.3 Các dấu hiệu khác

  • Da mặt xanh xao tái mét, chỉ nằm trên giường, không muốn làm gì.
  • Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh không muốn thức dậy, mất phương hướng hoặc bối rối.
  • Con khóc liên tục và mẹ không thể an ủi hay đánh lạc hướng; hoặc tiếng khóc không giống tiếng khóc bình thường.
  • Lần đầu tiên con bị co giật do sốt (phù).
  • Con dưới 8 tuần tuổi và không muốn bú.
  • Tã khô hơn bình thường – đây là dấu hiệu của tình trạng mất nước.
  • Trẻ bị sốt lúc nóng lúc kạnh kèm đau đầu, đau và mệt trong người, không tập trung vào học tập cũng như việc nhà.
  • Trong ăn uống, thường xuyên bị đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, nhiều trẻ ngửi thấy mùi thức ăn muốn nôn. Thường đổ mồ hôi trộm ban đêm.
  • Biểu hiện rõ nhất là bị sốt nhẹ, sợ gió, sợ nước. Không muốn chạm tay vào nước lạnh.

>> Mẹ xem thêm Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?

Khi nào cần đưa bé đi bệnh viện
Bé bị sốt lúc nóng lúc lạnh – Khi nào cần khám bác sĩ?

4. Cách chữa sốt nóng lạnh ở trẻ

4.1 Tránh những sai lầm trong cách chữa cho trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh

Trẻ em bị sốt nóng lạnh phải làm sao? Cha mẹ không nên:

  • Ủ ấm cơ thể: Khi sờ tay, chân trẻ lạnh toát, sốt run, phụ huynh sẽ tìm cách đắp thêm chăn ấm, mặc thêm áo để bớt lạnh. Cách này chỉ làm trẻ thêm sốt cao hơn và có nguy cơ bị co giật. Chỉ nên chăn mỏng, mặc ít quần áo để đảm bảo thân nhiệt trẻ không bị gia tăng.
  • Không chú ý nhiệt độ cơ thể: Để thân nhiệt trẻ tăng cao quá nhanh, không thường xuyên kiển tra nhiệt độ sẽ dẫn tới co giật, ảnh hưởng hệ thần kinh.
  • Không lau mồ hôi khi uống thuốc hạ nhiệt: Nếu cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt cơ thể sẽ đổi mồ hôi và hạ nhiệt dần, tuy nhiên trẻ cần được lau khô mô hồi, tránh để mồ hôi thấm ngược và cơ thể gây bệnh nặng hơn.
  • Lạm dụng miếng dán hạ sốt: Khi trẻ sốt cao, về đêm, chưa kịp đưa đến bác sĩ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt nhưng không được lạm dùng vì miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng ở vùng được dán. Dán quá lâu, miếng dán hạ sốt gây kích ứng vùng da dán lâu.

[inline_article id=290983]

4.2 Trẻ em bị sốt lúc nóng lúc lạnh phải làm sao để hạ sốt?

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt run lạnh cần lưu ý:

  • Bổ sung nước và chất điện giải để bù đắp phần bị mất do đổ mồ hôi.
  • Nếu trẻ nôn hay có tình trạng mất nước quá nhiều cần cho trẻ uống oresol bù nước.
  • Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mở cửa để không khí lưu thông, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.
  • Chườm khăn ấm cho trẻ bị sốt hoặc lau khăn ấm khắp người để trẻ giảm thân nhiệt, nhất là vị trí nách và bẹn.
  • Khi trẻ biểu hiện co giật hoặc sốt cao 3 ngày không hạ; mẹ cần đưa bé bị sốt lúc nóng lúc lạnh tới bệnh viện ngay.
  • Nới rộng quần áo và cho trẻ mặc quần áo mềm và có độ thấm hút tốt. Bên cạnh đó nơi nghỉ ngơi của trẻ cần khô ráo, thoáng mát.

Ngay từ khi trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh, mẹ cần theo dõ diễn biến sức khỏe của trẻ để có cách chữa sốt nóng lạnh tốt nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ?

Giống như sốt cao, trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ cũng là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, hầu hết các mẹ đều lo lắng khi nhiệt độ cơ thể con tăng cao; nhưng lại không có biện pháp xử lý kịp thời khi thân nhiệt trẻ xuống thấp.

Điều này rất nguy hiểm, vì nếu không được cấp cứu kịp thời, tình trạng trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

1. Trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C: Biểu hiện và cách đo nhiệt độ

Giống như tên gọi, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là trẻ bị hạ thân nhiệt xuống dưới 36 độ C. Những bé lớn hơn thường có dấu hiệu rét run. Trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C cũng xuất hiện một số triệu chứng sau đây:

  • Bàn tay, chân lạnh ngắt, có dấu hiệu tím tái ở đầu ngón tay, chân, đi kèm cứng cơ.
  • Mệt mỏi, khó chịu. Trẻ cũng thường có dấu hiệu nhiễm khuẩn như ngủ lo bì, bú kém, suy hô hấp.
  • Huyết áp giảm, trẻ có cảm giác choáng váng, chóng mặt.
  • Trong một số trường hợp, hạ thân nhiệt có thể gây rối loại nhịp thở, làm chậm nhịp tim.
  • Trường hợp nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 28 độ C có thể dẫn đến hôn mê, đồng tử giãn, mất phản xạ với ánh sáng.

trẻ bị hạ thân nhiệt

Cách để biết chính xác trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt? Đo nhiệt độ hoặc tiến hành các xét nghiệm để xác định nguyên nhân như xét nghiệm đường máu, CRP máu, cấy máu…

Trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C thường được xác định khi nhiệt độ đo được ở hậu môn. Các chuyên gia nhi khoa chia các mức độ của việc trẻ bị hạt thân nhiệt như sau:

  • Từ 35 – 34 độ C nghĩa là trẻ bị hạ thân nhiệt ở mức độ nhẹ;
  • Từ 34 – 32 độ C nghĩa là hạ thân nhiệt ở mức độ trung bình;
  • Từ 32 – 25 độ C là trẻ bị hạ thân nhiệt ở mức độ nặng;
  • Dưới 25 độ C là dấu hiệu báo động tình trạng nguy kịch.

Trẻ em 35 độ có sao không? Theo mức độ của tình trạng hạ thân nhiệt; mẹ có thể thấy nhiệt độ dưới 35 độ C là bất thường đối với trẻ sơ sinh. Ở mức này, bé bị hạ thân nhiệt ở mức độ nhẹ; việc này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của em bé và do đó, cần phải hành động nhanh chóng.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ

2.1 Trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C do sinh non và nhẹ cân

Theo nghiên cứu từ năm 2013, trẻ sơ sinh dưới 28 tuần tuổi có nguy cơ bị hạ thân nhiệt cao nhất. Cùng nghiên cứu, những em bé nặng từ 1,5kg trở xuống có nguy cơ là trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ ngay sau khi sinh; cao hơn từ 31% đến 78% so với những em bé có trọng lượng nặng hơn.

Các yếu tố khiến trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C là:

  • Thiếu chất cách nhiệt trong cơ thể.
  • Vẫn đang phát triển hệ thần kinh.
  • Không có khả năng dẫn nhiệt hiệu quả.

>> Mẹ xem thêm 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều mẹ nên áp dụng

2.2 Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng có quá ít glucose, hoặc lượng đường trong máu, lưu thông trong cơ thể trẻ sơ sinh. Glucose được cơ thể bé sử dụng để tạo năng lượng.

Em bé có thể bị hạ đường huyết khi mới sinh hoặc sau một thời gian chào đời vì:

  • Bị nhiễm trùng.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Sức khỏe của cha mẹ trong lúc mang thai.

bé bị hạ thân nhiệt

2.3 Môi trường khi trẻ được sinh ra quá lạnh

Nhiều trẻ sơ sinh, thậm chí là trẻ sinh đủ tháng, được sinh ra với nhiệt độ gần như được xem là trẻ bị hạ thân nhiệt. Sinh ra trong một không gian lạnh có thể nhanh chóng khiến nhiệt độ cơ thể của con giảm xuống.

2.4 Trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C có thể bị nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có liên quan đến việc giảm nhiệt độ cơ thể.

Viêm màng não là tình trạng viêm màng bao quanh tủy sống. Đôi khi nó có thể gây sốt cho trẻ sơ sinh, nhưng trong những trường hợp khác, nó có thể gây ra nhiệt độ cơ thể thấp hơn mức trung bình.

Nhiễm trùng huyết, một bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn nguy hiểm, thường gây ra nhiệt độ cơ thể thấp ở trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến sốt.

Cả viêm màng não và nhiễm trùng huyết đều là những bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng nghiêm trọng. Nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy một số triệu chứng sau ở trẻ:

  • Da nhợt nhạt, sần sùi, đốm màu và đôi khi phát ban.
  • Bú kém.
  • Thở gấp.
  • Rên rỉ.
  • Tay chân lạnh.

[inline_article id=175843]

3. Trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ, mẹ phải xử sao?

Ngay khi phát hiện con bị hạ thân nhiệt, mẹ nên tiếp hành sơ cấp cứu ngay:

  • Làm ấm cơ thể, giúp cơ thể trẻ trở lại nhiệt độ bình thường.
  • Quấn tã, mặc quần áo, đội mũ và đắp chăn ấm cho trẻ; đồng thời di chuyển trẻ đến nơi ấm áp, hoặc tăng nhiệt độ phòng.
  • Mẹ cũng có thể ôm và cho bé bú; hoặc vắt sữa cho con uống bằng muỗng.
  • Nếu trẻ bị ướt, mẹ nên nhanh chóng thay quần áo khác và ủ ấm cho bé bằng chăn mền. Khi tăng nhiệt độ phòng; mẹ chỉ nên tăng nhiệt độ bình thường, tránh tăng nhiệt độ đột ngột.

Lưu ý: Trước khi sơ cấp cứu, mẹ cũng nên thông đường đường thở, hỗ trợ đường hô hấp của trẻ. Sau khi ủ ấm cho bé, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để có biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không chườm nóng trực tiếp hoặc dùng nước nóng; đệm sưởi để ủ ấm; nhất là phần tay và chân. Vì như vậy thúc đẩy lượng máu lạnh trở về tim, phổi đột ngột, dẫn đến hạ nhiệt trung tâm.

Trường hợp trẻ bị hạ thân nhiệt nặng có thể tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc đặt nội khí quản hỗ trợ đường thở, truyền dịch…

>> Mẹ xem thêm Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không?

mẹ xử sao khi nhiệt độ con thấp

4. Ngăn ngừa tình trạng hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh

Để tránh trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C, mẹ cần đảm bảo trẻ luôn được giữ ấm trong thời tiết lạnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng nhiệt độ trong phòng sinh phải từ 25 đến 28 độ C; và sơ sinh phải được làm khô ngay lập tức và đặt tiếp xúc da kề da với người mẹ và được che phủ.

Khi đi ra ngoài trời lạnh; nhất là mùa đông ở miền Bắc; mẹ nên cho bé đội mũ, mặc áo khoác và quàng khăn. Thay vì cho trẻ mặc 1 lớp dày, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên cho con mặc nhiều lớp áo mỏng. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, mẹ sẽ dễ dàng tháo bớt hoặc mặc thêm áo. Tránh trường hợp trẻ bị nóng đổ mồ hôi, từ đó dẫn đến cảm lạnh.

Với trẻ sơ sinh, việc giữ ấm cần được làm ngay sau khi chào đời. Mẹ nên cho trẻ bú sớm, vừa tận dụng lượng sữa non quý giá, vừa giúp trẻ ổn định thân nhiệt nhanh chóng. Khi tắm cho bé, mẹ không nên tắm quá lâu, không tắm trễ, không tắm bằng nước lạnh. Khi tắm cho trẻ mẹ nên lựa nơi kín gió.

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã hiểu hơn về tình trạng trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ; cũng như cách phòng tránh tốt nhất cho con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

5 nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách xử lý

1. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa do kháng sinh

Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xảy ra với trẻ em ngay sau hoặc trong liệu trình điều trị kháng sinh. Nguyên nhân là do kháng sinh đã tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi của đường ruột. Hệ vi khuẩn có lợi này sinh sống ở toàn bộ hệ thống tiêu hóa trong đó nhiều nhất là từ ruột non đến ruột già.

Biểu hiện: Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày sau khi dùng kháng sinh, thường không sốt và không đau bụng.

Cách xử lý: Nếu trẻ tiêu chảy  ở mức độ nhẹ, cơ thể trẻ vẫn có thể đáp ứng được, mẹ nên tiếp tục sử dụng kháng sinh và sử dụng kèm men vi sinh để bổ sung thêm lợi khuẩn. Các loại men vi sinh chứa đa dạng các chủng vi sinh vật sinh sống từ ruột non đến ruột già sẽ giúp lấy lại cân bằng đường ruột nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2. Rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột ở trẻ

Đây là nguyên nhân hay gặp ở trẻ em do sức đề kháng còn yếu, hệ vi sinh vật có lợi đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cho cơ thể. Trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa, ăn các thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc một trường hợp rất hay gặp là sau khi bé bị viêm đường hô hấp với các triệu chứng như sổ mũi, ho, có đờm nhiều. Dịch đờm có chứa nhiều vi khuẩn, khi trẻ nuốt vào đường tiêu hóa, đặc biệt với những trẻ hệ vi sinh vật có lợi còn yếu thì rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện: Thường gặp là trẻ tiêu chảy nhiều lần bất thường, phân thường kèm theo nhầy. Trường hợp nặng trẻ có thể đau bụng, phân có lẫn máu.

Cách xử lý: Ngay lập tức dùng men vi sinh cho trẻ, men vi sinh là biện pháp an toàn nhất và rất hiệu quả để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn. Trong trường hợp nặng trẻ đi ngoài ra máu, mất nước nặng, cơ thể mệt mỏi, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để dùng thêm các biện pháp hỗ trợ khác.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa gây khó chịu ở trẻ, căng thẳng ở mẹ

3. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa do ngộ độc thức ăn

Tình trạng này thường xảy ra sau khi trẻ ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ tươi sống, thực phẩm bị ôi thiu, quá trình chế biến hoặc bảo quản không đảm bảo hoặc sử dụng nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn.

Biểu hiện: Trẻ tiêu chảy nhiều lần, đau bụng, nôn, trẻ có thể bị sốt, phân có thể có nhầy, máu. Đôi khi tiêu chảy kèm táo bón xen lẫn.

Cách xử lý: Bù nước, điện giải khi trẻ bị tiêu chảy là điều quan trọng nhất. Trẻ có thể được sử dụng các thuốc có khả năng hấp phụ chất độc như smecta. Khi rối loạn tiêu hóa do ngộ độc thức ăn cũng có hiện tượng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, sử dụng kèm men vi sinh có tác dụng khôi phục hệ vi sinh đường ruột để cải thiện triệu chứng. Đưa trẻ đi khám nếu trẻ có các biểu hiện nặng hơn.

4. Rối loạn tiêu hóa do các bệnh lý của cơ thể

Các bệnh lý điển hình có triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột. Một số bệnh lý ngoài đường tiêu hóa cũng có thể gây các biểu hiện nôn, buồn nôn như thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình.

Cách xử lý: Để điều trị tận gốc rối loạn tiêu hóa trong trường hợp này cần cho trẻ đi khám để điều trị các căn bệnh gốc. Khi các bệnh lý này khỏi, đường tiêu hóa cũng khỏe mạnh thì tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng dần chấm dứt.

5. Rối loạn tiêu hóa do khẩu phần ăn không hợp lý

Với tình trạng này, trẻ thường có các biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, có thể buồn nôn sau khi ăn quá no hoặc quá nhiều một loại thực phẩm nào đó hoặc ăn quá nhiều đồ ăn giàu mỡ và protein.

Cách xử lý: Dùng men vi sinh để giảm đầy bụng, khó tiêu ở trẻ. Điều chỉnh lại khẩu phần ăn cho trẻ 1 cách hợp lý.

Ngoài ra khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa các bà mẹ cần lưu ý: tăng cường bù nước cho trẻ, chế biến những thức ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn cho con; bổ sung thêm các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như sữa chua, rau quả xanh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Men vi sinh

Men vi sinh

Khỏe bụng con – Tròn giấc mẹ

+ Bổ sung đa dạng chủng lợi khuẩn

+ Dạng stick, mùi vị thơm ngon, dễ uống (hấp dẫn trẻ em)

+ Nhập khẩu từ Hàn Quốc, nguyên liệu từ Mỹ

 

Hộp himita chuẩn Hàn

Có tác dụng:

Bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp phòng rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón do loạn khuẩn đường ruột hoặc do dùng kháng sinh dài ngày.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nhập khẩu và phân phối bởi Đại Bắc Group

Website: http://himita.vn/

Tư vấn miễn phí: 1800 1125