Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

“Chung sống hòa bình” với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ

Nỗi ám ảnh mang tên “viêm da cơ địa”

Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) là một bệnh da mãn tính khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn và thường xuất hiện trong ba tháng đầu đời của trẻ. Đây là bệnh lý da phức tạp liên quan những khiếm khuyết từ trong gen và gây thiếu hụt các chất thiết yếu ở hàng rào bảo vệ da, từ đó khiến làn da trở nên khô ngứa, nhạy cảm bất bình thường với các tác nhân kích ứng và dễ gây bùng phát phản ứng viêm theo từng đợt. Chị Minh Hồng (32 tuổi, nhân viên bưu chính, TP.HCM) không khỏi trăn trở và ưu tư khi nói về bệnh tình của cậu con trai 3 tuổi. Chị cho biết: “Con mình mắc bệnh khi mới một tuổi. Thời gian đầu, da bé bị khô và ngứa vài chỗ. Sau chừng một tháng, bệnh bùng phát mạnh hơn, da bong ra từng mảng, chỗ thì xuất hiện vảy dày. Con ngứa, cào gãi liên tục làm da bị nhiễm trùng, càng gây ngứa hơn, khiến bé cáu bẳn, quấy khóc hoài. Nhiều đêm con ngứa và quấy khóc không ngủ được, mình và ông xã cũng phải thức theo để dỗ, cả nhà thường xuyên mệt mỏi và xót con quá mà không biết làm sao….”.

Chung sống hòa bình với viêm da cơ địa
Con nhỏ mắc viêm da cơ địa là nỗi ám ảnh của không ít phụ huynh

Để viêm da cơ địa không còn là nỗi ám ảnh

Biết là không thể chữa dứt nhưng các bậc cha mẹ có thể giúp con mình giảm thiểu triệu chứng, chung sống hòa bình với bệnh và hạn chế các đợt bùng phát. Các đợt bùng phát thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, thay đổi khí hậu, khi da tiếp xúc với các tác nhân kích ứng hoặc các dị ứng nguyên tiềm tàng: xà phòng, chất tẩy rửa, hương liệu, quần áo len hoặc vải sợi tổng hợp dễ gây ngứa, lông thú, khói bụi… Ngoài việc dùng thuốc trong giai đoạn bùng phát, điều rất quan trọng là bệnh nhân cần tránh các yếu tố gây khởi phát bệnh và được chăm sóc da hàng ngày đúng cách:

  • Vệ sinh da: nhiệt độ nước từ 32 đến 34° C (nước quá nóng làm da khô và kích ứng), không dùng sữa tắm có xà phòng, chọn loại dầu gội êm dịu,… Sau khi tắm, dùng khăn mềm thấm khô nhẹ nhàng và lưu ý không cọ xát trên da.
  • Thường xuyên thoa kem làm mềm da, giảm khô ngứa giúp mang lại cảm giác dễ chịu và giúp phòng ngừa tái phát. Nên chọn những sản phẩm êm dịu, hạn chế chất bảo quản, không hương liệu và không gây kích ứng da. Cách thoa kem nhẹ nhàng, không chà xát gây kích ứng da cũng rất quan trọng.
Viêm da cơ địa
Mẹ nên cẩn trọng để trẻ tránh xa mọi tác nhân gây kích ứng da như thời tiết, chất vải, thức ăn…

Chăm sóc chuyên biệt cho viêm da cơ địa, XeraCalm A.D Lipid Replenishing Cream là giải pháp lý tưởng giúp giảm khô ngứa da, giảm viêm và giúp hồi phục làn da tổn thương và nhạy cảm. Phối hợp các hoạt chất nuôi dưỡng da với I-modulia, hoạt chất công nghệ sinh học đa tác động có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm, điều hòa phản ứng miễn dịch của da, XeraCalm A.D Lipid Replenishing Cream đặc biệt còn được bào chế theo công nghệ mỹ phẩm vô trùng của hãng dược mỹ phẩm Pierre Fabre danh tiếng, hoàn toàn không chứa chất bảo quản, không hương liệu giúp mang lại độ an toàn cao nhất cho làn da mỏng manh đang tổn thương của bé.

Đối phó viêm da cơ địa
XeraCalm A.D Lipid Replenishing Cream nhanh chóng làm giảm khô ngứa, mang lại sự dễ chịu cho bé

Để giảm ngứa cho bé và thoát khỏi vòng luẩn quẩn “ngứa-cào gãi-viêm”, có thể cắt cơn ngứa cho bé một cách an toàn và êm dịu bằng cách xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa thay vì cào gãi, xịt nước khoáng để làm dịu da và giảm ngứa, chườm mát bằng vật dụng sạch và thoa kem XeraCalm A.D Lipid Replenishing Cream 2 lần/ngày. Nước khoáng Avène chuyên điều trị các bệnh về da và viêm da cơ địa tại miền nam nước Pháp từ hơn 280 năm qua để giúp giảm ngứa, giảm viêm và giúp làn da bé trở nên êm dịu, dễ chịu hơn.

Điều trị viêm da cơ địa
Nước xịt khoáng Avène và kem làm giảm khô ngứa da XeraCalm A.D Lipid Replenishing Cream là các sản phẩm của hãng dược mỹ phẩm Eau Thermale Avène uy tín, chất lượng đến từ Pháp.

Tin vui cho các mẹ:

Năm 2016, hãng dược mỹ phẩm Eau Thermale Avène (Pháp) đã tài trợ hoàn toàn chi phí cho bệnh nhi đầu tiên từ Việt Nam sang Pháp chữa viêm da cơ địa bằng liệu pháp nước khoáng Avène thiên nhiên với kết quả đạt được rất khả quan: giảm hơn 70% các triệu chứng khô ngứa và viêm da. Sắp tới đây, Eau Thermale Avène sẽ phối hợp với Bệnh viện Da liễu Trung Ương tại Hà Nội và Bệnh viện Da liễu TP.HCM tổ chức chương trình tư vấn và khám bệnh miễn phí cho công đồng và đặc biệt, năm 2017 sẽ tiếp tục tài trợ toàn bộ chi phí cho một cặp mẹ con khác trong chuyến đi Pháp để điều trị viêm da cơ địa tại Trung tâm thủy liệu pháp Avène. Bằng cách chia sẻ với Eau Thermale Avène câu chuyện của con mình, bạn đã có cơ hội giúp con thoát khỏi những triệu chứng khó chịu của bệnh da mãn tính này và cơ hội có được những kiến thức vô giá cũng như những kỉ niệm ấm áp bên con trẻ tại Trung tâm thủy liệu pháp Avène – miền Nam nước Pháp xinh đẹp.

Chi tiết chương trình, mẹ xem thêm tại đây.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Bé xé móng tay chân là bệnh gì?

Mình có 1 đứa cháu 3 tuổi rất thích xé móng tay, chân có khi chảy máu mà không biết đau.Mẹ bé phải dùng băng keo quấn lại hay cắt sát vào để giảm tình trạng này. Không biết bé như vậy có vấn đề gì không ạ?

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Bắt bệnh trẻ bị đau bụng theo vị trí cơn đau và khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện.

Đau bụng không phải là bệnh mà là một triệu chứng của bệnh nào đó. Các mẹ cần phải biết vị trí cơn đau để xác định bệnh cho trẻ. Ví dụ: đau vùng trên rốn có thể do viêm dạ dày, vùng dưới rốn do rối loạn tiêu hóa, đau dữ dội bụng trên bên phải thường liên quan tới viêm túi mật.
Cảnh giác khi trẻ đau vùng bụng dưới bên phải
Tưởng bé Ly bị rối loạn tiêu hóa vì liên tục đau vùng bụng dưới quanh rốn bên phải kèm theo buồn nôn, tiêu chảy, gia đình mua thuốc về cho uống. Một ngày sau bệnh trở nặng, bé được chuyển đến bệnh viện khi ruột thừa đã vỡ gây nhiễm trùng khắp ổ bụng.
Trường hợp trên của bé Ly (5 tuổi ngụ tại TPHCM) vừa được các bác sĩ khoa Ngoại, bệnh viện Nhi Đồng 2 cứu sống nhờ phẫu thuật kịp thời cắt ruột thừa bị vỡ và rửa ổ bụng nhiễm trùng. Nguyên nhân dẫn đến sự nguy kịch cho tính mạng của bé là do gia đình thiếu hiểu biết về chứng bệnh viêm ruột thừa nên đã tự ý mua thuốc cho uống vì nghĩ con bị rối loạn tiêu hóa.
Cùng chứng bệnh với bé Ly là trường hợp của bé gái Dung (13 tuổi). Cách nhập viện một ngày, bé bị đau vùng bụng dưới kèm theo sốt nhẹ, tiêu lỏng. Vì gần đến chu kỳ kinh nguyệt, bé tưởng mình bị đau bụng kinh nên ráng chịu đựng. Đến khi những cơn đau dữ dội liên tục hành hạ, bé mới báo cho cha mẹ. Buổi tối, bé được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2, qua kiểm tra bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị viêm ruột thừa hóa mủ nên tiến hành phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm.
Theo BS Trương Anh Mậu, khoa Ngoại bệnh viện Nhi Đồng 2 thì viêm ruột thừa ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến, những trường hợp nhập viện sớm được can thiệp khi chưa có biến chứng xảy ra nhưng cũng có nhiều trường hợp khi nhập viện đã có biến chứng, nếu không điều trị kịp thời, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, vi khuẩn tăng sinh làm mủ lan tràn trong ổ bụng gây nên tình trạng nhiễm trùng máu khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng suy đa cơ quan, tử vong.
Bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng: Đau bụng vùng quanh rốn, ăn vào là đau bụng, hố chậu phải, sốt nhẹ, buồn nôn và nôn, tiêu lỏng, bụng chướng cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ.
bắt bệnh trẻ bị đau bụng theo vị trí 1
Đau bụng: Vị trí đau có thể cho biết nguyên nhân

1. Đau bụng ở ở vùng dưới xương ức

Chẩn đoán: Dấu hiệu của bệnh trào ngược axit. Đây là hiện tượng axit trào ngược từ bụng lên cổ họng. Bệnh này thường xuất hiện ở người lớn và xảy ra ít nhất một tuần/lần.
Ngoài ra, khi bị trào ngược axit, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác như: Có cảm giác nóng bỏng sau xương ức giữa ngực, cảm giác này thường xảy ra sau bữa ăn hoặc lúc cúi mình về phía trước, nằm ngửa; đau tức ngực, khó chịu về đêm, nếu ngồi dậy hoặc nâng cao đầu thì đỡ.
Xử lí: Nếu các triệu chứng này hơn 2 lần/tuần thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ kê đơn thuốc nhằm giảm việc sản xuất axit ở dạ dày, ngăn ngừa tình trạng trào ngược axit lên thực quản.

2. Đau xung quanh rốn rồi chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải

Chẩn đoán: Dấu hiệu của viêm ruột thừa.

Ruột thừa (ruột dư) là một đoạn ruột hẹp, tận cùng của ruột, dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Viêm ruột thừa là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Hiện tượng tắc nghẽn này là do nhiều chất dịch nhầy hoặc phân trong ruột thừa làm tắc nghẽn lỗ thông.
Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xãy ra, các vi khuẩn bình thường thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa. Từ đó dẫn tới các triệu chứng như đau nhức ngay phía trên rốn sau đó có thể lan rộng đến khu vực dưới bên phải của bụng, dùng tay ấn vào càng đau hơn, sốt nhẹ, bị tiêu chảy, táo bón hoặc không thể “đánh rắm” hoặc sưng vùng bụng…
Xử lí: Khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần được chuyển tới bệnh viện cấp cứu ngay để phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Nếu để quá lâu, ruột thừa có thể vỡ, vi khuẩn sẽ tràn ra các bộ phận bên trong, lúc đó, tính mạng của bạn có thể bị đe dọa.
bắt bệnh trẻ bị đau bụng theo vị trí 2

3. Đau ở phía trên vùng bụng giữa

Chẩn đoán: Dấu hiệu của bệnh sỏi mật.
Túi mật là bộ phận kết nối gan với ruột non. Mật bên trong túi mật là loại chất lỏng giúp tiêu hóa chất béo. Sỏi mật thường là do sự kết tinh giữa cholesterol và mật gây nên. Nguyên nhân gây nên sỏi mật là do chế độ ăn của bạn quá giàu chất béo hoặc do túi mật hoạt động không bình thường. Thông thường, phụ nữ thường dễ mắc bệnh sỏi mật hơn nam giới.
Triệu chứng đặc trưng nhất khi bị sỏi mật là đau nhói ở phía trên vùng bụng giữa (chưa đến xương ức). Cơn đau sẽ di chuyển dần qua bên phải, phía dưới khung xương sườn. Cơn đau có thể dữ dội hơn sau khi bạn ăn.
Xử lí: Nếu cơn đau không biến mất sau vài giờ đồng hồ hoặc nếu có dấu hiệu sốt hay ói mửa, bạn nên đi khám ngay.

4. Đau từng cơn ở bụng dưới

Chẩn đoán: Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa được cho là sự bài tiết setoronin, hoặc do khí methan được sản sinh ra quá nhiều trong ruột và liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống của bạn. Lúc này, các dây thần kinh kiểm soát đại tràng bị ảnh hưởng, làm cho các cơ vòng trong ống tiêu hóa co thắt không đều.
Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị rối loạn tiêu hóa là thay đổi thói quen đi đại tiện, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, hoặc táo bón và đau từng cơn ở vùng bụng dưới.
Xử lí: Nếu thấy có các triệu chứng trên, tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc chống co thắt, giảm đau bụng và tránh tác động xấu thêm tới đại tràng.
bắt bệnh trẻ bị đau bụng theo vị trí 3
Các chứng đau bụng cần phẫu thuật ở trẻ em
Trẻ bị lồng ruột, viêm ruột thừa, viêm ruột hoại tử… không được phát hiện sớm để mổ kịp thời thì trẻ rất dễ tử vong. Triệu chứng chung của các bệnh này là đau bụng dữ dội.
Khi trẻ có những biểu hiện đau bụng dữ dội, cha mẹ cần theo dõi để đưa trẻ đến bệnh viện kjp thời. Dưới đây là một số chứng đau bụng cần phải phẫu thuật ở trẻ em.

Lồng ruột cấp tính ở trẻ em còn bú

Thường gặp ở các cháu trai bụ bẫm, hay mắc nhất là khoảng 3-7 tháng tuổi, vào lúc trở trời, nhất là lúc trở gió mùa đông bắc. Biểu hiện, trẻ đột nhiên ưỡn người khóc thét, bỏ bú, người tái nhợt, nôn dữ dội và khoảng vài giờ sau đại tiện ra máu, mủ nhầy hoặc như bả trầu. Nếu được đưa đến bệnh viện sớm thì việc bơm hơi tháo lồng sẽ cho kết quả tốt. Sự chậm trễ có thể gây hoại tử ruột, phải mổ cắt ruột và việc hồi sức sau mổ sẽ gặp nhiều khó khăn.

Viêm ruột thừa cấp tính

Có thể gặp ở trẻ em mọi lứa tuổi. Đau bụng là dấu hiệu đầu tiên. Nếu hỏi đau ở đâu, trẻ thường chỉ vào vùng rốn, nhưng khám bụng thấy có phản ứng đau ở hố chậu phải. Trẻ mệt mỏi, không chịu chơi như thường lệ, có sốt nhưng không cao lắm (khoảng trên dưới 38oC); buồn nôn hoặc nôn. Nếu không mổ sớm, ruột thừa bị mưng mủ hoặc hoại tử, vỡ ra và gây viêm phúc mạc, có thể dẫn tới tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Do đó, khi có biểu hiện trên, phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám kỹ, tuyệt đối không dùng kháng sinh hay giảm đau vì sẽ làm lu mờ các biểu hiện bệnh.

Viêm ruột hoại tử

Thường hay xảy ra ở các cháu bé nông thôn, lứa tuổi 13-15, hay gặp nhất là 6-9 tuổi. Ngay trước khi bị bệnh, trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường. Bệnh thường phát sinh sau một bữa cỗ (do ăn quá nhiều) hoặc sau khi ăn nhiều lạc sống, khoai lang sống. Bệnh bắt đầu bằng cơn đau bụng dữ dội, nôn ra mật xanh, mật vàng, có khi nôn ra giun, bụng chướng to và đi đại tiện ra máu, mùi thối khẳn. Trẻ vật vã, mặt nhợt nhạt, hốc hác, đầu chi lạnh và thâm tím… Phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

Biến chứng do giun

Viêm ruột thừa do giun đũa thường xảy ra sau khi tẩy giun bằng thuốc quả núi, biểu hiện giống như viêm ruột thừa thông thường. Nếu không mổ kịp thời, giun sẽ làm thủng ruột thừa, đi vào ổ bụng gây viêm phúc mạc rất nặng. Giun cũng có thể gây tai biến tắc ruột, biểu hiện như tắc ruột thông thường nhưng khi khám bụng trẻ, có thể sờ thấy búi giun chặt như bó đũa.

Áp-xe gan do giun

Thường gặp ở trẻ 18 tháng đến 3- 4 tuổi. Biểu hiện là sốt kéo dài, thường sốt về chiều, thiếu máu, suy dinh dưỡng, gan to và đau. Thường thì trước đó 2 tuần đến 1 tháng, trẻ ốm liên tục mà khởi đầu là đau bụng lăn lộn, chổng mông, nôn ra giun, đau suốt ngày đêm và khi đau thì bắt đầu sốt cao.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé: Chuyện không đơn giản!

Với tâm lý của những người lần đầu làm mẹ, việc con bị sốt thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả… trời sập. Các mẹ cuống cuồng thử mọi loại thuốc, thậm chí “truy lùng” nhiều biện pháp dân gian để giúp bé nhanh chóng hạ sốt. Tuy nhiên, cũng chính vì quá lo lắng, nhiều mẹ thường có xu hướng lạm dụng thuốc, uống không đúng bệnh, không đúng liều dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Để tránh những hệ quả không mong muốn khi sử dụng thuốc hạ sốt cho bé, đừng bỏ qua những lời nhắc tuy nhỏ nhưng quan trọng sau của MarryBaby mẹ nhé!

Trẻ bị sốt
Dù là nguyên nhân nào, nhưng bất cứ khi nào trẻ bị sốt, mẹ cũng đứng ngồi không yên

1/ Xác định tên thuốc và hàm lượng các chất có trong thuốc

Có tên gọi chung là thuốc hạ sốt nên nhiệm vụ chính của các loại thuốc này thường có tác dụng giúp cho thân nhiệt của cơ thể trở lại nhiệt độ bình thường, khoảng 37 độ C. Thuốc hạ sốt có 2 dạng, một là loại thuốc đơn chất chỉ bao gồm paracetamol, hai là dạng thuốc phối hợp, bao gồm nhiều loại chất khác nhau như histamin, vitamin B1, C…

 

Tên thuốc Thành phần Liều dùng
Babyplex 3g

– Paracetamol 325mg

– Vitamin B1 10mg

Chlorpheniramin maleat 2 mg

– Tá dược

Hòa tan với nước, sử dụng từ 3-4 lần một ngày với liều lượng như sau:

– Trẻ dưới 1 tuổi: 1/4 gói

– Trẻ từ 1-5 tuổi: 1/3 gói

– Trẻ từ 5-10 tuổi: 1/2 gói

– Trên 10 tuổi: 1 gói

Panadol trẻ em – Paracetamol 120 mg Liều tối đa hàng ngày: 60 mg/ kg cân nặng chia thành nhiều lần, mỗi lần 10 – 15 mg/ kg cân nặng, dùng trong 24 giờ. Có thể dùng lại sau mỗi 4 giờ, nhưng không được quá 4 viên/ngày. Đặc biệt, thuốc không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi
Effe paracetamol

– Paracetamol 200mg

– Vitamin C 200 mg

– Tá dược

– Thuốc bột sủi bọt, phải hòa tan với nước trước khi uống
Efferalgan 80 mg – Paracetamol 80 mg – Dạng thuốc bột sủi bọt, chỉ dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5-16 kg trở lên

Tên, thành phần và liều dùng của một số loại thuốc hạ sốt thông thường cho bé

2/ Chỉ sử dụng 1 loại thuốc

Hàm lượng paracetamol khuyến cáo sử dụng cho trẻ thường được xác định trong khoảng 60 mg/ kg mỗi ngày. Vì vậy, nếu mẹ cho bé sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc, bé có nguy cơ bị ngộ độc do quá liều paracetamol. Mỗi loại thuốc có một hàm lượng paracetamol khác nhau, mẹ nên lưu ý điều này khi cho bé uống thuốc.

3/ Dùng thuốc khi trẻ bị sốt cao

Không giống như nhười lớn, nhiệt độ trung bình của trẻ thường cao hơn, và đặc biệt tăng nhanh vào buổi chiều tối. Ngoài ra, theo ý kiến của các chuyên gia y tế, những trường hợp sốt dưới 38 hoặc tới 39 độ C là sốt nhẹ và vừa, không nên sử dụng thuốc. Chỉ trong những trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ, mẹ mới sử dụng thuốc để hạ sốt cho bé.

[inline_article id=87279]

4/ Kết hợp nhiều biện pháp

Song song với việc sử dụng thuốc, mẹ có thể dùng khăn lau mát da, cởi bỏ bớt quần áo và cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát để hạ sốt. Cho bé uống nước trái cây như cam chanh hoặc orezol để bổ sung lượng nước đã mất và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

5 điều mẹ có thể du di khi trẻ bị sốt

trẻ bị sốt
Du di cho con 5 điều sau khi con sốt mẹ nhé!

1. Chăm sóc trẻ bị sốt: Để trẻ ăn món trẻ thích

Khi bị sốt, trẻ luôn có xu hướng từ chối mọi món ăn. Vì vậy, mẹ không nhất thiết phải ép trẻ ăn những món lành mạnh như ngày thường. Nếu trẻ muốn ăn ngọt, ăn vặt, sẵn sàng phục vụ trẻ. Miễn là không phải những món làm tình trạng bệnh của trẻ nặng nề thêm.

2. Trẻ bị sốt: Nới giãn thời gian xem tivi

Hằng ngày, ba mẹ luôn đặt ra thời gian giới hạn xem tivi, máy tính bảng cho con. Tuy nhiên, đến khi trẻ bị sốt, để dỗ trẻ không quấy khóc, khó chịu, chẳng còn cách nào khác là làm dịu con bằng các “cô trông trẻ” bất đắc dĩ kia. Buổi tối trước khi ngủ, nếu bé có yêu cầu mẹ đọc hơn chục lần truyện cổ tích bé thích, hẳn mẹ phải làm theo dù có mệt mỏi thế nào nhé!

3. Trẻ bị sốt: Cho con thoải mái nghỉ ngơi

Các bác sĩ nhi luôn khuyên ba mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với không khí bên ngoài, ở lâu trong nhà có thể làm trẻ lâu khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ thích loanh quanh trong nhà, cứ để con thoải mái mẹ nhé. Được làm những gì mình thích, bé sẽ vui vẻ, dễ chịu hơn.

4. Trẻ bị sốt: Du di quy tắc lễ nghi

Mẹ luôn dạy con phải nói xin lỗi, cảm ơn, làm ơn mỗi khi muốn nhờ ai làm điều gì hoặc được ai làm điều gì cho. Tuy nhiên, trẻ bị sốt sẽ rất kiệm lời nói. Ba mẹ không nên trách bé khi bé nói trống không hoặc tỏ vẻ khó chịu. Cơn sốt làm bé lúc nào cũng mệt mỏi, thông cảm cho bé nhé!

5. Chăm sóc trẻ bị sốt: Bỏ vài ngày không đánh răng

Khi bị sốt, đôi khi về đêm, trẻ rất khó ngủ vì mệt. Thay vào đó, mỗi khi uống thuốc xong, trẻ lại rất dễ buồn ngủ vì tác dụng của thuốc. Lúc này, mẹ có muốn bé đánh răng cũng không được. Để con ngủ và nghỉ ngơi theo ý muốn của mình mẹ nhé! Sau khi hồi phục, mẹ dắt bé đến nha sĩ cũng chưa muộn đâu.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Táo bón và những điều mẹ cần biết

Làm thế nào để biết con bị táo bón?

Khi bé đang trong độ tuổi chập chững biết đi thì không có một con số hay khoảng cách chính xác giữa các lần đi tiêu của bé. Bạn chỉ nên xét theo thói quen bình thường hàng ngày của bé. Bé có thể đi ngoài sau mỗi bữa ăn hoặc một hai ngày sau đó hoặc có thể dài hơn giữa các lần đi tiêu. Cách đi tiêu của bé phụ thuộc vào việc bé ăn và uống gì, vận động như thế nào và tốc độ tiêu hóa cũng như đi tiêu ra sao.

Những dấu hiệu bạn cần chú ý:

– Số lần đi tiêu ít, đặc biệt khi bé không đại tiện từ 4 ngày trở lên và cảm thấy khó chịu khi đi.

– Phân rắn, khô và khó rặn.

– Phân trong tả, trong bô hoặc quần của bé rất lỏng. Phân lỏng có thể đi qua phân cứng ở ruột dưới và ra ngoài ở dạng phân lỏng trong tả hoặc quần bé. Nếu thấy dấu hiệu này, đừng nghĩ rằng bé bị tiêu chảy, rất có thể đó là dấu hiệu của táo bón đấy.

Tại sao con tôi bị táo bón?

Ăn quá ít chất xơ: Nếu bé ăn nhiều sữa, pho mát, sữa chua hoặc bơ đậu phộng và không đủ rau quả, ngũ cốc có thể sẽ bị bón.

Sợ ngồi bô: Nếu con bạn bị áp lực phải tập ngồi bô thì có thể bé sẽ nín nhịn. Nếu bé có dấu hiệu căng thẳng khi phải đi tiêu như gồng mình, uốn cong lưng và mặt đỏ lên nhưng phân lại không ra được thì bé có thể sẽ nín nhịn.

tao bon
Bạn nên tạo tâm lý thoải mái khi tập cho bé đi vệ sinh

Dù cho con bạn chịu ngồi bô thì bé có thể ngồi chưa đủ lâu để đi hết. Việc này dẫn đến sự tích tụ chất thải khiến đại tràng phình lên và căng tức. Đại tràng dãn ra khiến phân to và rắn hơn càng khiến bé nín để không phải ngồi bô.

Thiếu nước: Nếu con bạn không uống đủ nước, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách hấp thụ nhiều chất lỏng hơn từ những gì bé ăn, uống và kể cả từ chất thải. Điều này dẫn đến việc phân bị khô, rắn làm bé khó đi tiêu.

Ít vận động: Đi lại giúp máu lưu thông đến hệ thống tiêu hóa của bé. Vì thế, khi bé không vận động thì sẽ khó đi ngoài hơn.

Làm sao khi con bị táo bón?

– Tránh cho bé ăn các các loại thực phẩm gây táo bón: Các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát, sữa chua và kem. Ngoài ra, nếu bạn cho bé ăn quá nhiều chuối hoặc cà rốt cũng có thể khiến bé bị táo bón đấy.

– Tăng lượng chất xơ hấp thụ cho bé: Bạn nên cho bé ăn nhiều bánh quy giòn từ lúa mì, ngũ cốc, bánh mì và rau quả như mận, mơ, bánh ăn dặm, đậu Hà Lan và bông cải xanh.

[inline_article id=13017]

Để phân mềm, hãy cho bé uống nhiều nước hơn. Nước lọc là sự lựa chọn tốt nhất, nhưng một chút nước ép mận hoặc đào cũng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế lượng nước ép bé uống  mỗi ngày để phòng ngừa sâu răng và chứng biếng ăn. Bé uống đủ nước sẽ thay 4 đến 5 tã ướt mỗi ngày hoặc xi tiểu ít nhất sau mỗi năm hoặc sáu tiếng.

Khuyến khích bé bò, leo trèo và đi lại hàng ngày để tăng cường quá trình lưu thông máu khắp cơ thể.

Mát xa bụng bé: Để ba ngón tay dưới rốn bé và ấn nhẹ nhàng nhưng sâu xuống bụng bằng các ngón tay. Ấn đến khi bạn cảm thấy chắc tay. Tiếp tục nhẹ nhàng nhưng đều khắp trong vòng ba phút.

tao bon 1
Massage cho bé cũng là cách giúp con tránh táo bón

Đừng tạo áp lực để buộc bé ngồi bô khi bé chưa sắn sàng. Ép bé tập ngồi bô có thể làm bé sợ hoặc phản kháng và có khả năng sẽ nín nhịn đi tiêu. Thay vào đó, bạn nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần của bé, tạm dừng tập đi bô và tập lại khi nào bạn thấy bé đã sẵn sàng.

Khuyến khích bé dùng bô ngay khi bé có nhu cầu đi vệ sinh. Nếu bé nói chưa muốn đi thì hãy thử cho bé ngồi bô từ 5 đến 10 phút sau khi ăn sáng và ăn tối. (Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể sẽ không nhận thức được trực tràng đã căng đầy). Cố gắng làm bé thoải mái bằng cách đọc sách trong khi bé đang ngồi bô. Đừng ép buộc bé ngồi nếu bé không thích, hoặc bé sẽ nghĩ việc tập đi bô như một hình phạt.

Nói chuyện với bác sĩ của bé về phương pháp điều trị: Có thể họ sẽ kê cho bé các loại thuốc giúp làm mềm phân, thuốc bôi trơn như dầu khoáng, thuốc đạn đặt ở hậu môn hoặc thuốc nhuận tràng. Thỉnh thoảng bạn có thể đặt thuốc cho con, nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì bé có thể sẽ bị phụ thuộc vào nó để đi tiêu.

[inline_article id=936]

Lưu ý: Nếu con bạn nín nhịn đi tiêu thì cách điều trị bằng thuốc đạn hoặc thuốc xổ có thể làm bé khó chịu. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp điều trị này.

Nếu bé đi ngoài phân khô và rắn làm vùng da nhạy cảm gần lỗ hậu môn (bạn có thể nhìn thấy những vết nứt, gọi là nứt hậu môn hoặc một chút máu), bạn có thể thoa kem dưỡng lô hội để liền vết nứt. Nhớ nói với bác sĩ về các vết nứt này.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Mẹo gián đất cùng với tỏi chữa đầy hơi và chướng bụng ở trẻ

Người lớn tuổi rất hay có nhiều bài thuốc mẹo, trong đó mình có nghe được mẹo chữa đầy hơi, chướng bụng cho trẻ nhỏ bằng con gián đất ( không phải con gián bay trên tường) với vài nhánh tỏi nướng lên. Đem 2 thứ đó quấ vào một miếng vải rồi để lên rốn con buộc lại để qua đêm, sáng hôm sau dậy bé sẽ hết.

Chẳng biết cái này đó đúng không nhỉ?

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt nên làm gì?

Tại sao trẻ bị sốt?
Khi bé bị sốt, bạn thường rất lo sợ. Nhưng bạn nên biết rằng bị sốt là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang hoạt động và chống lại sự lây nhiễm, đừng quá lo nhé. Khi bé bị nhiễm virus hay vi khuẩn, cơ thể bé sẽ phản ứng bằng cách tăng thân nhiệt.

Có nên đi khám bác sĩ?
Từ khi chào đời cho đến khi bé 3 tháng tuổi, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng sau:

– Thân nhiệt cao hơn 38 độ C.

– Bé trông xanh xao hoặc ửng đỏ, lờ đờ, không ngon miệng.

– Hành vi và bề ngoài của bé thay đổi theo hướng không tốt.

Trẻ bị sốt
Kiểm tra thân nhiệt của bé nếu bạn cảm thấy bé có dấu hiệu bị sốt

Khi đến gặp bác sĩ, phải nói rõ bé đã sốt bao lâu, bạn đã chăm sóc bé ra sao và những dấu hiệu khác bé đang gặp phải. Dựa trên thông tin này, bác sĩ sẽ xác định được mức độ nghiêm trọng và có phương pháp chữa trị phù hợp. Đừng tự ý cho bé uống thuốc, vì bé còn quá nhỏ, rất nguy hiểm khi cho bé uống sai liều, và thuốc có thể che giấu các dấu hiệu bệnh của bé, khiến bác sĩ khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh.

Làm sao để giúp bé thấy dễ chịu hơn?

– Làm mát bé bằng cách mặc cho bé quần áo thoáng mát và đắp một chiếc khăn vắt nước ấm, sẽ giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể bé. Tránh tắm bé với nước lạnh, có thể khiến bé bị lạnh đột ngột, thậm chí làm tăng cao thân nhiệt thực tế của bé.

– Cho bé bú sữa thường xuyên và có thể thêm cữ bú để giúp ngăn ngừa mất nước.

– Cho bé uống thuốc giảm sốt thích hợp theo toa bác sĩ.

– Không bao giờ cố gắng hạ nhiệt cho bé bằng cách xoa cồn lên da, vì cồn có thể thẩm thấu vào mạch máu, gây ra động kinh và các vấn đề nghiêm trọng khác.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị bệnh có nên cho đi nhà trẻ?

Trẻ dễ lây bệnh khi đi nhà trẻ, mẫu giáo
Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ đồng ý rằng nếu trẻ bị bệnh khi đi nhà trẻ thì ba mẹ nên cho bé ở nhà cho đến khi bé khỏe hẳn, không còn nguy cơ lây nhiễm nữa. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế không dễ dàng chút nào.

Nên lưu ý là nhiều căn bệnh dễ lây lan nhất trong vòng một hoặc hai ngày trước khi trẻ mang mầm bệnh thể hiện triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, khi phát hiện con mình bị bệnh, rất có thể bé đã lây bệnh cho những trẻ khác trong lớp rồi. Ngoài ra, việc xác định được triệu chứng của bé có phải là bệnh truyền nhiễm không hề đơn giản. Khi bé nổi mẩn đỏ, liệu đó là dấu hiệu bé bị dị ứng hay là dấu hiệu của bệnh tật?

Hầu hết các nhà trẻ đều đưa ra danh sách những quy định để giúp các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ có thể đưa ra quyết định liệu nên cho trẻ đi học hay là ở nhà. Nhưng đôi khi chính những quy định này lại gây nhầm lẫn với cả phụ huynh và thầy cô giáo. Các chuyên gia nhi khoa đã đưa ra một số hướng dẫn khi nào bạn nên giữ trẻ ở nhà và tất nhiên những điều này còn tùy thuộc vào các quy định của nhà trẻ nơi con bạn đang theo học.

Trẻ bị bệnh có nên cho đi nhà trẻ?
Mẹ nên đảm bảo sức khoẻ cho bé trước khi cho bé đi nhà trẻ

Khi nào nên để bé ở nhà?
Nêu giữ bé ở nhà nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sốt, khó chịu, lờ đờ, khóc dai dẳng hoặc khó thở, tất cả có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.
  • Một số bệnh về đường hô hấp trên như viêm tiểu phế quản hoặc cảm cúm, còn cảm lạnh thông thường chưa cần thiết phải giữ bé ở nhà.
  • Tiêu chảy: Bé đi tiêu chảy hoặc đi tiêu liên tục.
  • Phân của bé có lẫn máu hoặc có chứa chất nhầy, đây có thể là dấu hiệu bé bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, nên cho bé đi khám bác sĩ sớm.
  • Ói mửa.
  • Nổi mẩn đỏ: Đây là lý do để bạn giữ trẻ ở nhà khi không biết chắc chắn rằng nó có liên quan đến bệnh truyền nhiễm hay không. Nếu bé nổi mẩn đỏ không kèm theo sốt hay biểu hiện gì khác, bé vẫn có thể đi học bình thường nếu nhà trường cho phép vì lúc này có khả năng bé chỉ đơn thuần bị dị ứng với thực phẩm nào đó.

Khi nào các bệnh không còn lây nhiễm?

  • Bệnh thủy đậu: Con của bạn sẽ không còn lây nhiễm sang các trẻ khác một khi tất cả các mụn nước khô và đóng vảy.
  • Chốc lở: Trẻ bị bệnh da liễu này sẽ không còn lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh.
  • Bệnh ghẻ: Sau khi được điều trị bằng thuốc diệt khuẩn tại chỗ, sẽ không còn khả năng lây nhiễm nữa.
  • Viêm kết mạc do vi khuẩn, còn gọi là đau mắt đỏ, và chảy mủ ở mắt: Bệnh này có thể không còn bị lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh nhưng hầu hết các nơi giữ trẻ sẽ không cho phép bé bị chảy mủ mắt đi học. Tuy nhiên, với những trẻ bị đỏ mắt hay chảy nước mắt do dị ứng thì bệnh không lây nhiễm và bé nên đi nhà trẻ vì bệnh này lâu khỏi.
  • Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus gây ra: thường không lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh.
  • Lở miệng dẫn đến tình trạng chảy nước dãi liên tục: nên chờ cho đến khi bác sĩ kết luận rằng bé không bị truyền nhiễm trước khi cho bé trở lại nhà trẻ.
  • Bị chấy (chí): Con bạn có thể quay trở lại nhà trẻ sau khi bé đã được diệt chấy triệt để.

Ngoài việc giữ trẻ ở nhà khi bé bị bệnh, bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé để ngăn chặn sự lây nhiễm và thường xuyên rửa tay bé thật kỹ. Sau khi thay tã, hỉ mũi, phải làm sạch bất kỳ chất dịch nào của cơ thể như nước tiểu, phân, đờm… và trước khi chuẩn bị thức ăn cho bé thì việc này còn đặc biệt quan trọng hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Dấu hiệu mất nước ở trẻ em và cách điều trị

Nếu mất nước ở thể nhẹ thì việc khắc phục không quá khó nhưng ở thể trung và nặng lại có khả năng đe dọa tính mạng của bé. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị mất nước hơn người lớn và tốc độ mất nước của trẻ sơ sinh thường nhanh và nguy hiểm hơn. Vì vậy, mẹ cần lưu ý đề phòng những dấu hiệu mất nước ở trẻ.

1. Các triệu chứng, dấu hiệu mất nước ở trẻ

Bất cứ dấu hiệu nào sau đây ở trẻ đều cho thấy bé đang bị mất nước hoặc có nguy cơ bị mất nước.

Dấu hiệu trẻ mất nước ở thể nhẹ – trẻ thường mất nước khoảng dưới 3% cân nặng:

  • Da khô, lạnh.
  • Dễ kích động quấy khóc.
  • Môi và miệng khô, dính lại.
  • Thóp trước của trẻ sờ lõm hơn.
  • Khóc ít hoặc không có nước mắt.
  • Bé mệt mỏi như thiếu năng lượng.
  • Quấy khóc, buồn ngủ và chóng mặt.
  • Nước tiểu có màu đậm hơn và mùi nồng hơn bình thường.
  • Tiểu có thể hơi ít hơn bình thường; hơn 6-8giờ mà bé chưa đi tiểu.
  • Chưa có những dấu hiệu mất nước như mắt trũng, thóp lõm, da khô véo da chậm hồi phục lại trạng thái ban đầu; đòi uống nước liên tục.

Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng ở trẻ:

  • Nôn mửa và đi ngoài nhiều hơn.
  • Không uống được, hoặc uống kém.
  • Không có tã ướt hoặc đi tiểu trong vòng tám giờ.
  • Lờ đờ, thiếu năng lượng (ngủ li bì và khó đánh thức).
  • Mắt trũng sâu, da khô nhăn, véo da trẻ phục hồi rất chậm
Dấu hiệu mất nước ở trẻ
Dấu hiệu mất nước ở trẻ: Môi và làn da khô

>> Mẹ xem thêm: Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị khô, bong tróc là thiếu chất gì?

2. Điều trị trẻ bị mất nước như thế nào?

Nếu ở trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, hãy đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Bé cần được truyền thêm chất lỏng thông qua tĩnh mạch càng sớm càng tốt cho đến khi tình trạng mất nước được cải thiện.

Bồi phụ dịch cho trẻ mất nước ở thể nhẹ

Nếu bé bị mất nước ở thể nhẹ, cha mẹ sẽ được hướng dẫn để cung cấp thêm chất lỏng cho bé.

Bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bác sĩ sẽ khuyến khích bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ sẽ tăng dần số lần cho bé bú bằng cách cho bé bú một lượng ít hơn và thường xuyên hơn so với bình thường.

Bé từ 3 tháng tuổi trở lên, bác sĩ có thể sẽ đề nghị cho bé dùng thêm chất điện giải ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức để bổ sung lượng nước, muối và chất điện giải mà cơ thể của bé đã bị mất đi. Chất lỏng điện giải này được bán rộng rãi trong hầu hết các hiệu thuốc.

Tùy vào cân nặng và tháng tuổi của bé mà bác sĩ sẽ hướng dẫn chính xác cho cha mẹ cách sử dụng chất lỏng điện giải.

Điều trị bé bị mất nước
Điều trị dấu hiệu mất nước ở trẻ

>> Mẹ xem thêm: Bù nước điện giải cho bé: bổ sung đúng cách để tránh tác dụng phụ

3. Cách phòng bệnh và dấu hiệu mất nước ở trẻ em

Nên cho bé uống nhiều nước, nhất là vào những ngày nắng nóng và khi bé bị bệnh.

Cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đều đặn khi bé dưới 6 tháng tuổi. Mẹ có thể bổ sung thêm nước điện giải nếu cần cho đến khi bé ăn dặm được. Lúc này mẹ có thể tăng dần lượng nước uống cho bé.

Nếu con nhỏ hơn 6 tháng và mẹ lo ngại về khả năng mất nước của bé; không được cho bé uống nước mà không trao đổi trước với bác sĩ. Việc uống nước lúc này là chưa cần thiết và thậm chí có thể gây hại cho bé. Nước trái cây không phù hợp với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, vì không cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé vào giai đoạn này.

Nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ không nên cho bé uống nhiều nước trái cây. Thay vào đó nên pha loãng với nước nhằm tăng lượng nước nạp vào cơ thể. Nếu bé uống 90 – 120ml nước trái cây một ngày, mẹ có thể pha loãng với nước thành 180 – 240ml chất lỏng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ chỉ nên cho bé từ 1 – 6 tuổi uống 120 – 180ml nước trái cây mỗi ngày.

[inline_article id=265771]

Không được cho trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi uống nước ngọt có gas; nước trái cây thương mại; trà ngọt; cà phê; và một số loại trà thuốc thảo dược hoặc dịch truyền (không theo chỉ định bác sĩ) vì sẽ gây hại cho răng của bé và không tốt cho sức khỏe.