Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Sữa đậu nành: Giải pháp cho trẻ không dung nạp lactose

Thế nào là không dung nạp lactose?

Trẻ em không dung nạp lactose là không có khả năng tiêu hóa lactose, một loại đường được tìm thấy trong sữa bò. Ruột non sản xuất một loại enzyme tiêu hóa được gọi là lactase. Lactase phá vỡ lactose, lactose được tạo thành gồm hai phân tử được gọi là glucose và galactose liên kết với nhau mà cơ thể của bạn sau đó có thể hấp thụ và biến thành năng lượng.

Trẻ em không dung nạp lactose không sản xuất đủ lactase, nên khi bé tiêu thụ thực phẩm có chứa lactose, thì lactose vẫn không tiêu hóa cho đến khi nó được thông qua vào ruột già. Sau đó nó bắt đầu lên men bên trong đại tràng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa bao gồm đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.

Những đứa trẻ không dung nạp lactose đôi khi có thể ăn một lượng nhỏ lactose, nhưng nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu lactase của trẻ. Cách tốt nhất cho trẻ em không dung nạp lactose là tránh các sản phẩm sữa. Tuy nhiên, khi làm như vậy, cha mẹ có thể bỏ qua các chất dinh dưỡng quan trọng được tìm thấy trong sữa như calcium. Calcium đặc biệt quan trọng đối với trẻ em khi đang phát triển và cần calcium cho xương chắc khỏe.

Sữa đậu nành: Giải pháp cho trẻ không dung nạp lactose
Sữa đậu nành rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Cần calcium trong sữa, nhưng lại không thể uống sữa. Bạn sẽ làm gì? Một giải pháp tuyệt vời là sữa đậu nành. Hầu hết các loại sữa đậu nành được bổ sung calcium và cũng được đóng gói với các vitamin quan trọng khác cho trẻ em đang phát triển.

Sữa đậu nành được làm từ đậu tương đã được ngâm, nghiền và trộn với nước. Một khi đậu nành không đến từ một nguồn động vật, thì không có cholesterol và chất béo rất ít. Mặc dù sữa đậu nành có nguồn gốc từ thực vật nhưng hàm lượng dinh dưỡng của nó tương tự như sữa bò. Chúng có hàm lượng protein, vitamin A, D, Riboflavin, và B12 tương tự sữa bò. Sữa đậu nành không chỉ là một thay thế tốt cho sữa bò, nó còn tốt cho bạn.

Uống sữa đậu nành có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ em và gia đình, như bao gồm hạ cholesterol, bảo vệ chống lại chứng loãng xương, và một số loại bệnh ung thư. Việc chuyển sang sữa đậu nành rất dễ dàng. Hầu hết trẻ em thích mùi vị của sữa đậu nành. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho thêm hương vani hoặc thêm sô-cô-la vào sữa hoặc uống sữa với ngũ cốc. Bạn cũng có thể làm sinh tố sữa đậu nành, làm đông lạnh, dùng với sô-cô-la nóng, hoặc thậm chí nấu ăn với nó.

Mẹo nhỏ khác để chuyển sang sữa đậu nành

  • Như với bất kỳ thức ăn mới, con của bạn có thể cần thử uống sữa đậu nành một vài lần trước khi quyết định đổi hẳn.
  • Hãy thử sữa đậu nành pha trộn với những thứ bé thích. Ví dụ, nếu bé thích chuối thử làm sinh tố chuối với sữa đậu nành.
  • Cho bé quyền được lựa chọn. Hãy dắt bé đi mua sữa cùng với bạn, chỉ cho bé tất cả loại sữa đậu nành và cho bé chọn loại bé muốn thử.
  • Hãy tích cực nếu lỡ con bạn không thích. Bởi có trẻ sẽ vui mừng vì tiếp tục được uống sữa, nhưng một số trẻ em khác lại có vấn đề khi thực phẩm bị hạn chế bởi chế độ ăn uống của bé.
  • Cả nhà nên uống sữa đậu nành cùng bé.

NAPHASINTHU

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

12 bí quyết giúp mẹ có bé không chịu ăn rau quả hãy cập nhật ngay nhé!

1. Mẹ tăng cường ăn rau

Lần đầu tiên ăn nho, những bé bú sữa mẹ (nếu mẹ cũng thường ăn loại quả này khi cho con bú) sẽ ăn nhiều hơn trẻ không bú mẹ. Những hương vị trong chế độ ăn uống của người mẹ có thể được truyền cho bé qua đường sữa mẹ.

bé không chịu ăn
Mẹ ít ăn rau có thể dẫn đến khi sinh ra bé không chịu ăn rau

Nếu mẹ ăn nhiều thực phẩm nào lúc mang thai và cho con bú thì tự nhiên khẩu vị của bé cũng sẽ thích những thực phẩm đó. Vì thế, muốn tập cho bé ăn rau thì chính bạn nên ăn ba bát rau và hai bát trái cây trong một ngày. Làm thế nào để bạn hoàn thành chỉ tiêu này?

Bạn nên chia lượng rau này thành các cữ nhỏ để ăn trong ngày. Ví dụ như một ly nước cam ép và một bát dâu tây vào bữa điểm tâm, cà rốt vào giữa buổi sáng, táo hoặc chuối với bơ đậu phộng vào buổi trưa, và bát salad trộn vào bữa tối là những gì bạn cần để duy trì sức khoẻ của bản thân cũng như cho bé một khởi đầu tốt để làm quen với rau quả.

2. Thực đơn giống nhau mỗi ngày

Cũng theo nghiên cứu trên, nếu cho trẻ bú mẹ và trẻ bú bình cùng ăn đậu cô-ve hàng ngày suốt hơn một tuần thì sau khoảng thời gian này, cả hai đều có thể ăn rau nhiều gần ba lần so với lúc bắt đầu mới tập ăn.

Bạn nên cho bé thời gian để thích nghi. Khi sinh ra, nhiều bé không chịu ăn, “dị ứng” với các món rau quả có vị nhẫn nhẫn, nhất là rau xanh. Bé cần tập cho quen dần với một hương vị, ăn càng nhiều thì bé sẽ học cách thích ăn chúng hơn.

Bạn cũng nên thử cho bé ăn những trái cây ngọt. Theo nghiên cứu này, các em bé dường như thích đậu cô-ve hơn khi trước đó được cho ăn trái đào. Bé có thể học được cách liên hệ vị ngọt từ trái cây với rau, dần dần có thể khuyến khích bé ăn nhiều hơn.

3. Không nhượng bộ, phớt lờ vẻ mặt khó chịu của bé không chịu ăn rau quả

Hầu hết trẻ nhỏ đều trưởng thành qua các giai đoạn mà trẻ muốn ăn chỉ một món từ ngày này qua ngày khác. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn phải làm 1 món như thế. Bạn nên cho trẻ dùng nhiều thức ăn khác nhau, kể cả các loại rau cho bé để khuyến khích con bạn linh động hơn khi đói. Bạn cũng có thể thử cho trẻ ăn một đĩa rau trộn khi trẻ đói, trước khi cho trẻ dùng bữa chính sau đó.

Bé không chịu ăn rau có thể sẽ nhăn mũi, cau mày hoặc bịt mắt khi lần đầu tiên bạn cho bé thử, nhưng điều đó không có nghĩa là bé sẽ không thể ăn được một chút gì. Thái độ khó chịu này chỉ là một phản ứng bốc đồng, bé vẫn có thể chịu ăn vài muỗng rau sau khi ‘làm mình làm mẩy’ với mẹ.

Đừng đầu hàng trước vẻ mặt ‘khổ sở’ của bé. Cứ kiên nhẫn mỗi ngày tập cho bé ăn một ít thì chẳng bao lâu bé sẽ làm quen với những bữa cơm có các loại rau quả và cũng sẽ thay đổi thái độ theo chiều hướng tích cực hơn.

4. Nếu lần đầu không thành công, hãy thử lại nhiều lần khác

Nhiều nghiên cứu cho thấy có thể mất 10 lần hoặc hơn để trẻ chấp nhận thức ăn mới. Nếu bé không chịu ăn rau, bạn hãy thử cho trẻ ăn một phần nhỏ để trẻ không thấy quá nhiều hoặc kết hợp “bổ sung” rau vào món gì đó mà bạn biết trẻ thích ăn.

5. Tránh cằn nhằn, mặc cả, hoặc “mua chuộc”

Tất cả những chiến thuật này sẽ tạo sự đấu tranh quyền lực và sẽ thất bại sau một thời gian áp dụng. Tốt nhất là bạn nên đưa ra nhiều lựa chọn món rau và khuyến khích trẻ ăn thử. Đừng quên luôn giữ không khí bữa ăn vui vẻ.

bé không chịu ăn rau
Giữ không khí vui tươi trong bữa ăn cũng là cách để bé yêu thích món ăn của mình.

6. Làm một tấm gương tốt

Khi gia đình cùng dùng bữa với nhau, bạn hãy để trẻ thấy bạn (và mọi người khác trong gia đình) ăn nhiều loại thức ăn dinh dưỡng khác nhau, trong số đó có nhiều loại rau. Ngoài ra, trẻ chập chững đi thường hay bắt chước ăn những gì mà bọn trẻ khác ăn, vì thế bạn hãy tìm cơ hội cho trẻ ăn lành mạnh với bạn bè.

7. Để trẻ tham gia vào việc chọn và chuẩn bị món rau cho bữa ăn

Trẻ có khuynh hướng sẽ chịu ăn rau do bản thân tự chọn, chẳng hạn, trẻ có thể quyết định bạn sẽ nấu món đậu que luộc hay rau muống xào cho bữa tối. Bạn cũng có thể cho trẻ rửa bắp cải và giá (đậu mầm). Những lựa chọn đơn giản sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ quyết định và “gắn bó” với món rau hơn.

8. Thử nhiều cách chế biến khác nhau

Món rau có thể tạo vị rất khác biệt tùy thuộc vào cách chế biến, chẳng hạn trẻ có thể không thích món rau ăn sống, nhưng có thể thích rau hấp hoặc hầm nhẹ. Tuy nhiên, nếu có thể, bạn nên cho trẻ ăn rau sống an toàn đã được làm sạch cẩn thận vì đây là cách ăn tốt nhất cho sức khỏe!

9. Bé không chịu ăn rau chỉ vì định kiến hình thái

Gọi là định kiến không hẳn chính xác nhưng giúp bạn hiểu ý niệm. Nhiều bé không chịu ăn món nào đó chỉ vì sự nhạy cảm và không thích một số hình thái nhất định. Ví dụ món canh khoai mỡ nhớt nhớt có thể khiến trẻ không muốn ăn. Do vậy, bạn cần chú ý đến những loại rau nào mà trẻ thường từ chối không ăn để có ý niệm nhất định về điều này.

[inline_article id=247239]

10. Trộn lẫn trái cây và rau với nhau

Nghe có vẻ là một ý tưởng tồi nhưng trẻ thường khó biết được thực phẩm nào được trộn lẫn với nhau trong phần ăn của mình. Kết quả thu được có thể khiến bạn ngạc nhiên đấy!

11. Tạo niềm vui

Hãy thử làm một khuôn mặt bằng rau củ (như mắt bằng dưa chuột, mũi làm bằng cà chua, đậu xanh làm miệng và mái tóc bằng cà rốt cắt sợi). Trẻ mới biết đi cũng thích món dầm (như trái cây dầm). Vì vậy, hãy thử làm món rau với sữa chua hoặc bông cải xanh với phô mai chảy.

12. Cấm ăn

Với bé không chịu ăn rau, bạn có thể thử giả bộ cấm trẻ không được ăn món rau mà bạn đang muốn trẻ ăn. Hãy cho trẻ biết rõ là không được ăn món rau này, nhưng mọi người khác trong gia đình thì được phép ăn. Hiệu quả có thể cao hơn là bạn tưởng. Tất nhiên, với cách này phải có sự thỏa thuận từ trước của cả gia đình và bạn cũng cần tránh lạm dùng.

Một điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn trái cây tươi và rau đó là rau sống và trái cây cứng có thể gây ngạt thở rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Bạn cần bảo đảm đã nấu hoặc cắt thành những miếng nhỏ để không gây nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ.

Linh Lan