Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

10 nguyên tắc giúp con có thói quen ăn uống lành mạnh

1. Giữ quyền quyết định cho con ăn gì

Bạn quyết định và đi mua thực phẩm cho con kể cả việc lên kế hoạch khi nào sẽ ăn chúng. Mặc dù trẻ con sẽ không thích thú cho lắm với những loại thực phẩm ít dinh dưỡng nhưng người lớn phải biết rằng những loại thức ăn nào nên được chọn mua và lưu trữ. Trẻ con sẽ không ôm bụng đói khi đi chơi hay đi học. Bé sẽ ăn những món bạn đã để sẵn trong tủ lạnh. Nếu bé đặc biệt yêu thích một món nào đó dù trái với nguyên tắc dinh dưỡng, bạn vẫn có thể thỉnh thoảng mua để bé không cảm thấy bị áp đặt.

2. Cho trẻ quyết định chọn thức ăn trong danh mục

Từ những thức ăn bạn chọn và mua về, bạn hãy cho trẻ chọn những gì chúng muốn ăn. Lên giờ giấc thích hợp cho bữa chính và những lúc ăn vặt hợp lý, sau đó để trẻ lựa chọn những gì chúng muốn ăn và ăn bao nhiêu tùy thích. Điều này thoáng nghe thì có vẻ quá trái nguyên tắc nhưng nếu để ý chọn lựa thực phẩm kỹ càng ở bước 1, bạn sẽ không lo lắng về vấn đề trẻ ăn đồ ăn quá nhiều hay dễ béo phì.

10 nguyên tắc giúp con có thói quen ăn uống lành mạnh
Lựa chon kỹ thức ăn nào bé cần phải ăn

3. Không ép trẻ ăn

Nhiều cha mẹ nghĩ trẻ đang “tuổi ăn tuổi lớn” nên thường có tâm lý cho con ăn càng nhiều càng tốt. Điều này không tốt cho sự phát triển của bé. Hãy để bé tự ngưng ăn khi cảm thấy no. Đó cũng là cách giúp bé lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình và tự cảm nhận bao nhiêu thức ăn là đủ và sẽ không bị tình trạng ăn quá no.

4. Bắt đầu những nguyên tắc từ sớm

Từ khi mới bắt đầu, trẻ sẽ dần hình thành những thói quen ăn uống như thích và không thích ăn món gì. Bạn nên cho bé một chế độ ăn uống phong phú với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đừng ép trẻ phải ăn, hãy bắt đầu cho trẻ ăn món mới một cách từ từ. Ban đầu có thể thử nói với bé “chỉ cắn một miếng thôi”, sau đó tập cho trẻ quen dần dần.

5. Viết lại thực đơn của bé

Ai bảo trẻ con chỉ thích ăn hot dog, pizza, burger hay phô mai, macaroni? Trong bữa ăn, hãy để trẻ thử khám phá những loại thức ăn mới và có thể trẻ sẽ rất hào hứng với việc này. Có thể bắt đầu bằng cách để trẻ thử đoán về món khai vị mới lạ. Hỏi ý kiến trẻ về món mới, nên thêm bớt gì vào đó…

6. Tính lượng calories trong đồ uống

Nếu không để tâm nhiều đến đồ uống, soda hay những thức uống ngọt khác chứa nhiều calories có thể phá hỏng chương trình ăn uống khoa học của bạn dành cho bé. Nước lọc và sữa là hai loại đồ uống tốt nhất cho trẻ con. Nước trái cây chỉ tốt khi chúng được ép nguyên chất. Hãy nhớ rằng, trẻ con chỉ cần khoảng 100g – 200g trái cây mỗi ngày là đủ.

7. Hạn chế đồ ngọt

Một vài trường hợp ăn đồ ngọt cũng tốt nhưng bạn đừng để chúng có mặt thường xuyên trong món tráng miệng. Đừng để trẻ mong đến giờ ăn tối chỉ để được ăn chiếc bánh cupcake ngọt ngào. Hãy cân bằng dinh dưỡng giữa các loại đồ ăn trong thực đơn của bạn.

8. Không thể hiện tình yêu bằng đồ ăn

Đừng dùng món ăn làm quà thưởng cho bé hay thể hiện tình yêu con của mình bằng cách cho bé ăn thật nhiều. Thể hiện bằng những lời khen, sự quan tâm hay những cái ôm tình cảm sẽ tốt hơn đấy bạn ạ

9. Cha mẹ ăn giống trẻ

Bao giờ cha mẹ cũng là tấm gương để trẻ noi theo. Bạn đừng bao giờ bỏ bữa, hãy ăn chế độ giống như trẻ và cả biết chọn những loại quà vặt nào tốt cho sức khỏe. Bạn hãy làm tất cả những gì bạn muốn bé làm, bé con sẽ hành xử giống cha mẹ mà thôi.

10. Hạn chế thời gian trẻ xem TV và ngồi máy tính

Vừa xem TV vừa ăn uống thường rất khó để kiểm soát mình đã ăn bao nhiêu lượng thức ăn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được cha mẹ cắt giảm thời gian xem TV có thể giảm béo nhanh hơn vì trẻ có nhiều hoạt động tay chân và thậm chí còn nhanh nhẹn, linh hoạt hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Những môn thể thao ba mẹ có thể chơi cùng bé

Thể thao còn là cách hay nhất để ba mẹ dạy cho con cái những đức tính quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ sau này như tính kiên nhẫn, khả năng làm việc nhóm, khả năng kiềm chế cảm xúc, sự công bằng… Bạn có thể cân nhắc những môn thể thao dưới đây khi quyết định chọn môn thể thao cho gia đình mình.

1. Cầu lông

Cầu lông là môn thể thao phù hợp với tất cả các thành viên trong gia đình. Nó đơn giản, dễ học và rất tốt cho sức khỏe. Nếu gia đình bạn có 4 người, bạn có thể chia ra 2 đội với mỗi bên một bé hoặc bạn có thể thi đấu đối kháng với bé. Đừng bao giờ đánh giá thấp bé. Biết đâu con bạn là một vận động viên cầu lông tài năng thì sao? Rủ thêm một gia đình nữa chơi chung cũng là một lựa chọn dành cho bạn.

Cầu lông dạy cho bé về tính kỷ luật, sự bình tĩnh và sự công bằng.

Chơi cầu lông có thể giúp tăng nhịp tim, tăng sức bền của cơ thể. Giúp bạn cải thiện chức năng của mắt và tăng sự phản xạ của não.

>>> Xem thêm: Các hoạt động cho ba mẹ vui chơi cùng bé

2. Bóng rổ

Bóng rổ là môn thể thao khá phổ biến hiện nay. Gia đình bạn có thể cùng nhau chơi trong những công viên gần nhà. Hoặc nếu gia đình có sân rộng, bạn cũng có thể tạo ngay một sân bóng rổ ngay chính tại nhà của mình.

choi cung be 1
Chơi bóng rổ có thể giúp bé phát triển chiều cao.

Chơi bóng rổ đòi hỏi sự linh hoạt của tay và mắt, sự hoạt động liên tục của chân vì bạn phải liên tục chạy xung quanh sân. Nếu con bạn còn quá nhỏ, bạn có thể cho bé chơi “phiên bản” bóng rổ nhỏ dành cho trẻ em. Và nếu bạn và bé cùng tranh tài trong một trận bóng, sẽ không có gì là quá đáng nếu bạn nhường cho bé thắng một lần đâu!

Bóng rổ giúp trẻ phát triển tinh thần đồng đội, sự hợp tác trong cùng một nhóm và tinh thần thể thao.

Chơi bóng rổ có thể giúp bé phát triển chiều cao, tăng khả năng phối hợp giữa mắt và tay chân.

3. Bóng chày

Bóng chày chưa được phổ biến lắm ở Việt Nam nhưng ở các nước khác, đặc biệt là Nhật Bản nó đã trở thành môn thể thao phổ biến khắp nước. Trẻ em chơi bóng chày ở các trường học tại Nhật, thậm chí khi bé còn rất nhỏ đã được bố mẹ dạy cho chơi bóng chày.
Môn thể thao này rất dễ chơi và rất phù hợp cho một gia đình lớn. Nó cũng phù hợp cho những buổi dã ngoại gia đình. Thậm chí, nếu gia đình của bạn không quá đông đúc, bạn cũng có thể chơi bóng chày. Bạn cùng con bạn có thể luyện tập cùng nhau khả năng ném và chụp bóng hoặc ném và đánh bóng.

Bóng chày dạy cho bé về khả năng làm việc theo nhóm, tính kiên nhẫn và sự linh hoạt.

Bóng chày là bài tập thể dục rất tốt cho tim và phổi của bạn. Nó khuyến khích sự linh hoạt của tay và mắt và tăng cường phát triển lực ở tay và chân.

4. Bóng đá

Bóng đá là môn thể thao được yêu mến trên toàn thế giới. Không chỉ nam giới mà ngay cả phái nữ hiện nay cũng rất yêu thích bóng đá. Bạn chỉ cần một trái bóng và cả nhà đã có thể cùng nhau chơi đùa rồi đấy. Không nhất thiết phải nhất nhất làm theo luật trong các trận đấu quốc tế, gia đình bạn có thể tự đưa ra những điều luật riêng của gia đình mình, miễn là nó công bằng.

Cũng như những môn thể thao đồng đội khác, bóng đá cũng dạy cho bé cách hợp tác giữa những cá nhân trong cùng một nhóm. Đồng thời cũng rèn luyện tính kiên nhẫn và sự kiên trì cho bé.

Chơi bóng đá giữ cho tim bạn luôn khỏe mạnh và giúp cơ thể nhanh nhẹn hơn.

Cho dù là môn thể thao nào đi nữa, khoảng thời gian cả gia đình cùng ở bên nhau, cùng vui chơi mới là điều quan trọng nhất. Bạn đừng bỏ lỡ những khoảnh khắc đó nhé!

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Những thực phẩm giúp bé phát triển chiều cao

Sữa

Canxi chiếm 99% trong xương và răng. Thiếu hụt canxi có thể là bé hạn chế phát triển chiều cao. Sữa là một thực phẩm rất giàu canxi. Trung bình trong một ly sữa có chứa tới 300 gram canxi. Ngoài canxi, trong sữa còn chứa nhiều chất như magie, phốt pho…Những chất này rất tốt cho sự phát triển của xương, giúp bé tăng trưởng chiều cao. Mỗi ngày mẹ nên cho bé uống từ 2 đến 3 ly sữa nhé!

Không chỉ có sữa, các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa chua và pho mai cũng chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho xương của bé. Sữa chua còn có rất nhiều lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Trứng

Trong trứng chứa nhiều protein và vitamin D. Protein được xem là chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của bé. Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc tái tạo xương, giúp cơ thể tổng hợp canxi, tham gia vào quá trình canxi hóa ở sụn sinh trưởng. Ngoài ra, vitamin D còn giúp điều hòa lượng canxi trong máu. Thiếu vitamin D có thể là trẻ bị còi xương, chậm lớn.

Thịt bò

Thịt bò là một nguồn cung cấp protein và chất sắt cho cơ thể. Thiếu protein và sắt có thể làm cho cơ thể bé chậm tăng trưởng về chiều cao và cân nặng. Nghiên cứu cho rằng, mỗi ngày mẹ cho bé ăn khoảng 100g thịt bò sẽ giúp bé tăng trưởng chiều cao.

Thịt gà

Thịt gà cũng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều protein cho cơ thể. Các mẹ đừng quên đưa thịt gà vào thực đơn ăn hằng ngày của bé nhé!

Hải sản

Những loại hải sản như tôm, cua, nghêu, sò, ốc… rất giàu canxi và đạm, giúp bé phát triển cơ và xương. Ngoài ra, hải sản còn chứa các loại vitamin giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả. Mẹ nên cho bé ăn hải sản đều đặn mỗi tuần.

phat trien chieu cao
Mẹ nhớ lưu ý khi cho bé ăn hải sản để tránh bị dị ứng nhé!

Các loại hạt

Các loại hạt như hạt điều, hạt bí, hạt hướng dương rất giàu magie, vitamin và các khoáng chất khác. Là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sự phát triển của bé. Mẹ có thể cho bé ăn các loại hạt như một thực phẩm ăn nhẹ, xen giữa các bữa ăn.

>>> Xem thêm: Sai lầm thường gặp khi muốn con tăng chiều cao

Đậu nành và những thực phẩm từ đậu nành

Trong đậu nành cũng có một lượng protein không hề nhỏ, là một trong những thực phẩm cung cấp protein có nguồn gốc từ thực vật. Đậu nành giúp tăng khối lượng xương và các mô, giúp bé phát triển chiều cao.

Trái cây

Trong trái cây có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Những loại trái cây như kiwi, cam, chuối, dâu tây… chứa rất nhiều vitamin C, K, E, kali, chất xơ, folate và canxi… không chỉ thúc đẩy sự phát triển chiều cao, mà còn giúp bé thông minh vượt trội nữa.

Ngoài những thực phẩm trên, các mẹ cũng nên cho bé luyện tập thể dục thể thao hợp lý. Đồng thời cũng không nên cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều mỡ, các loại nước uống có ga. Đây là những loại thực phẩm cản trở sự phát triển chiều cao của bé.

MarryBaby

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

5 loại trái cây không nên cho bé ăn nhiều vào mùa hè

Cho bé ăn trái cây giúp bổ sung nước, vitamin, chất xơ và nhiều dinh dưỡng quan trọng khác tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần cho bé ăn trái cây đúng cách, chẳng hạn như mùa hè thì nên ăn quả gì? lúc bé bệnh thì không nên ăn quả gì? như vậy mới giúp con hấp thu dinh dưỡng tốt nhất từ loại thực phẩm này. Dưới đây là 5 loại trái cây mẹ không nên cho bé ăn vào mùa hè nhé.Cho bé ăn

1. Vải

Vải có hàm lượng vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch. Vải còn cung cấp một lượng calo và nước rất lớn cho cơ thể. Tuy nhiên, vải có tính nóng nên nếu cho bé ăn quá nhiều vải có thể khiến trẻ đổ mồ hôi, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt. Thậm chí, bé có thể hôn mê, co giật, co đồng tử và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thờivì hệ tiêu hóa của bé lúc này còn rất non nớt.

Mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn vải, chỉ nên cho bé ăn một lượng vừa phải và ăn sau bữa chính.Cho bé ăn

2. Không nên cho bé ăn đào

Trong đào có rất nhiều protein, đường, canxi, phốt pho và đặc biệt đào chứa một hàm lượng sắt rất phong phú. Ngoài ra, đào còn có pectin, một chất rất có lợi cho đường ruột, có tác dụng tránh táo bón. Tuy nhiên, khi cho bé ăn quá nhiều đào có thể dẫn tới tiêu chảy và nhiều bệnh về đường ruột khác.Cho bé ăn

3. Dứa

Dứa chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và vi lượng. Đặc biệt hơn là dứa có chứa enzym có khả năng làm mềm và khiến protein dễ tiêu hóa. Nhưng trong dứa lại có chứa chất glycosides sinh học, có khả năng gây kích ứng niêm mạc miệng khiến bé bị rát lưỡi hay vòm họng. Trong dứa còn có chất protease, chất này gây hiện tượng co thắt mạch vành, chóng mặt, buồn nôn.

[inline_article id=2339]

Khi cho bé ăn dứa lúc con chưa đầy 1 tuổi sẽ rất nguy hiểm. Nếu muốn cho bé lớn hơn ăn loại quả này, mẹ nên cắt sạch những phần mắt dứa, cắt dứa thành từng miếng nhỏ và luộc sơ qua nước sôi. Đối với bé lần đầu ăn dứa, mẹ cũng nên cắt ra từng miếng nhỏ, cho bé ăn từng chút một, nếu không có hiện tượng lạ gì mới cho bé tiếp tục ăn.Cho bé ăn

4. Không nên cho bé ăn dưa hấu

Trong ngày hè nóng bức oi ả, ăn dưa hấu là một trong những giải pháp giúp giải nhiệt cơ thể. Dưa hấu chứa rất nhiều vitamin A và C, các chất chống oxy hóa có thể phòng ngừa ung thư. Nhưng dưa hấu mang tính hàn, nếu cho bé ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy, chán ăn, căng tức bụng. Hơn nữa, nếu bé đang bị viêm, loét miệng, ăn dưa hấu có thể khiến cho tình hình càng tệ hơn, có thể khiến bé lâu khỏi hơn.Cho bé ăn

5. Xoài

Xoài cũng là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, có chứa nhiều chất bảo vệ các tế bào thần kinh, có tác dụng trong việc hỗ trợ thị giác. Tuy nhiên acid trái cây và nhiều chất khác trong xoài có thể tác động xấu hệ tiêu hóa non nớt của bé. Nó có thể gây ra hiện tượng nóng rát, sưng miệng, lưỡi thậm chí là phát ban ở tay chân. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, các mẹ nên cẩn thận nếu muốn cho bé yêu ăn xoài.

Cho bé ăn 7

Việc cho bé ăn trái cây tưởng tốt mà hóa ra không tốt nếu mẹ không biết cách. Mẹ hãy ghi nhớ 5 loại trái cây không nên ăn vào mùa hè trong bài viết này để bảo vệ đường ăn uống của con nhé.

[video-embeb title=’Top 6 loại trái cây “thần thánh” không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của bé ‘ description=” url=’https://youtu.be/HbAwIPRpiR0?feature=shared’ ][/video-embeb]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Những điều cấm kỵ đối với sữa công thức

Pha nước nhiều hơn chỉ dẫn

Thêm nhiều nước hơn chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm sẽ làm loãng sữa và giảm lượng chất dinh dưỡng mà em bé nhận được. Sữa công thức được chế biến với những vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng đặc trưng và thiết yếu cho sự phát triển của trẻ, do đó, cần kết hợp chính xác theo chỉ dẫn trên bao bì của sữa công thức để đảm bảo rằng con bạn nhận được tối đa lượng dưỡng chất.

Dùng lò vi sóng để hâm sữa

Đây là điều được ghi chú trong hầu hết các tài liệu hướng dẫn cách dùng sữa công thức. Hâm nóng bình trong lò vi sóng có thể tạo ra các phần sữa nóng không đồng đều dễ làm phỏng miệng bé, đồng thời nhiệt độ khiến các chất dinh dưỡng trong sữa bị phân hủy.

Trong hầu hết các trường hợp, nếu sữa công thức để ở nhiệt độ phòng hoặc nơi mát mẻ thì mẹ không cần phải hâm nóng.

Nếu sữa công thức chuẩn bị sẵn đã lưu trữ trong tủ lạnh, bạn có thể hâm nóng bình sữa trong một nồi nước ấm hoặc để bình dưới vòi nước ấm đang chảy.

Dùng lại sữa còn thừa

Đây không phải là biện pháp tiết kiệm hay chút nào. Bình sữa còn thừa có thể nhiễm khuẩn từ nước bọt của bé, và việc làm nóng hoặc làm lạnh không thể tiêu diệt hết các vi khuẩn này. Vì vậy, chẳng có ích gì khi mẹ tiếc nuối sữa không được dùng hết. Bạn không bao giờ nên sử dụng một bình sữa công thức quá 1 giờ sau khi bé đã uống. Để tránh lãng phí, cách tốt nhất là mẹ cần điều chỉnh lượng sữa theo đúng sức ăn của bé.

Mua những hộp sữa bị móp méo

Bạn nghĩ rằng bao bì không mấy quan trọng? Lời khuyên là không bao giờ mua bất kỳ hộp sữa công thức nào đã bị móp méo hoặc hư hại. Hộp bảo vệ bên ngoài bị hư hỏng có thể ảnh hưởng đến bột sữa bên trong. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, luôn luôn kiểm tra hạn sử dụng trên mỗi hộp sữa và không mua sản phẩm đã hết hạn sử dụng.

Thay đổi sữa liên tục

Bạn chỉ nên thay đổi giữa các dạng khác nhau của cùng một loại sữa. Ví dụ, nếu bạn sử dụng sữa công thức ít gây dị ứng cho bé, có thể luân phiên giữa dạng sữa bột, dạng cô đặc hoặc dạng sữa pha sẵn uống liền.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Khi nào nên cho trẻ mặc quần lót?

Có nên cho trẻ mặc đồ lót từ nhỏ?
Ở Việt Nam, đa số các mẹ thường cho con gái mặc quần lót sớm hơn con trai vì vấn đề “ý tứ”. Tuy nhiên, tác dụng thật sự của quần lót là để bảo vệ và giữ vệ sinh cho vùng kín, thế nên dù là trai hay gái, các bé đều nên được làm quen với quần lót từ nhỏ. Cụ thể, khi bé đã quen ngồi bô và bỏ hẳn tã, nếu không được mặc quần lót, cơ quan sinh dục của bé có thể bị tổn thương trong lúc bé vui chơi, chạy nhảy hoặc có khi chỉ đơn giản là cọ xát với lớp quần áo cứng bên ngoài cũng có thể khiến vùng da nhạy cảm của bé bị kích ứng.

Với các bé gái thường được mẹ cho mặc váy, đầm, nếu bé không có quần lót, vùng kín sẽ dễ nhiễm khuẩn khi bé ngồi trực tiếp trên sàn nhà. Còn với các bé trai, do đặc điểm cơ quan sinh dục nằm “lộ thiên” nên dễ bị va chạm trong lúc di chuyển, chơi đùa. Bên cạnh lý do vệ sinh và an toàn, tâm sinh lý cũng là một vấn đề mà bố mẹ nên cân nhắc việc cho con mặc quần lót từ sớm vì một khi bé đã lớn mới làm quen với quần lót sẽ khó khăn hơn nhiều. Không chỉ con gái mới cần ý tứ mà con trai cũng cần mặc quần lót cho gọn gàng, kín đáo, hạn chế những tình huống ngại ngùng vì “cậu nhỏ” cương bất thình lình. Không những thế, bé trai không sớm làm quen với quần lót sẽ dễ gặp tai nạn với cái khóa kéo quần đấy mẹ nhé!

cho tre mac do lot 1
Khi con đã quen đi vệ sinh như người lớn cũng là lúc mẹ nên cho trẻ mặc đồ lót

Chọn đồ lót cho trẻ như thế nào?
Quần lót của trẻ em cũng giống như người lớn, cần vừa vặn và thấm hút tốt. Các mẹ đừng chỉ chú ý đến kiểu dáng, màu sắc thu hút để dễ “dụ” bé mặc mà quên đi hai đặc điểm quan trọng nói trên. Dù là quần lót cho bé trai hoặc bé gái, mẹ đều cần chọn loại có chất liệu thoáng mát, chẳng hạn như quần bằng cotton với độ dày vừa phải và có khả năng thấm mồ hôi. Còn về kích cỡ quần lót, phải đảm bảo bé con cảm thấy thoải mái khi mặc.

Quần lót quá chật sẽ gây hại cho quá trình phát triển bộ phận sinh dục của bé, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản cho dù là với bé trai hay bé gái. Tốt nhất là tìm mua loại quần lót không đường may để tránh gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Mẹ nên mua quần lót ở những địa chỉ uy tín với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc mẹ cũng có thể tự may quần lót cho bé tại nhà nữa đấy.

Các lưu ý khi cho bé mặc đồ lót
Quần lót có tác dụng giữ gìn vệ sinh là thế nhưng nếu bị ẩm ướt sẽ phản tác dụng và trở thành “ổ” vi khuẩn gây viêm nhiễm và các bệnh sinh dục cho bé đấy mẹ nhé. Do đó, một khi đã cho con mặc quần lót, mẹ cần để ý xem quần lót có bị ẩm hay không để thay cho con ngay nhé. Đa số các bé thích chạy nhảy sẽ đổ mồ hôi nhiều nên cần thay quần lót thường xuyên hơn người lớn. Bên cạnh đó, sau khi tắm hoặc đi vệ sinh, vùng kín của bé cần được rửa sạch và lau khô rồi mới mặc quần lót vào.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Thuốc 7 màu (SILKERON CREME)

Các mum có ai đã từng loại thuốc 7 màu silkeron creme rồi thì cho mình hỏi:

Bé bị rôm sảy bôi thuốc này hết và bé bị nóng lở mũi bôi thuốc này cũng hết. Vậy mà khi đi khám Bác Sĩ mình có đề cập đến loại thuốc silkeron creme thì Bác Sĩ bảo không nên dùng mà không nói lí do tại sao.

Vậy thì tại sao nhỉ? thành phần thuốc mạnh quá không phù hợp với bé hay một lí do nào khác mà mình thì thấy rất nhiều mẹ dùng cho con loại thuốc 7 màu này (silkeron creme).

Thanks!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Biến tấu món ăn cho trẻ biếng ăn

Vườn trái cây nhiệt đới
Một ý tưởng tuyệt vời cho những đứa trẻ biếng ăn trái cây đây!

Biến tấu món ăn cho trẻ biếng ăn

Nguyên vật liệu:

  • 2 miếng dưa hấu
  • 1 quả chuối
  • 1 trái kiwi
  • Vài quả nho Mỹ và nho Thái
  • Một thanh chocolate ngọt nghiền nhỏ

Chuẩn bị:

  • Cắt dưa hấu thành khoanh dày khoảng 1 cm, sau đó dùng khuôn in hình khủng long để cắt dưa hấu. Nếu không có khuôn khủng long, bạn có thể dùng khuôn hình một loại động vật khác.
  • Cắt chuối thành từng khoanh như hình trên, có thể dùng dụng cụ cắt chuối, nếu có. Cắt kiwi thành những miếng dài và ghép vào với chuối để tạo hình cây dừa.
  • Dùng nho để tạo hình bãi sỏi.
  • Sắp xếp các loại trái cây kể trên với nhau để tạo thành một bức tranh khu rừng hoang dã.
  • Để làm sốt chocolate ăn kèm trái cây, bạn chỉ cần để các miếng vụn chocolate trong lò vi sóng ở nhiệt độ trung bình. Sau khoảng 30 giây, bạn lấy ra và khuấy đều. Lặp lại cho đến khi chocolate hoàn toàn tan chảy và bạn có một chất sốt mịn màng.

Bươm bướm bay
Với các trẻ lười ăn rau thì sao? Thử món ăn sau đây xem.

Biến tấu món ăn cho trẻ biếng ăn

 

Nguyên vật liệu:

  • 1 muỗng cà phê bơ
  • 1 muỗng canh hạt bắp tươi
  • 1 trái cà chua nhỏ thái hạt lựu
  • 2 quả trứng gà đập ra chén và khuấy đều
  • 1 nửa trái ớt chuông thái hạt lựu
  • 4 lát bánh mì sandwich
  • Một vài lát phô mai
  • Rau xà lách
  • Cà chua bi cắt đôi

Chuẩn bị:

  • Đun chảy bơ trên bếp, cho hạt bắp và cà chua thái hạt lựu vào xào sơ, sau đó đổ trứng vào đảo đều tay cho tới khi trứng hơi săn lại thì cho thêm hành lá xắt nhỏ vào. Bạn có thể nấu tới khi hỗn hợp đạt độ đặc vừa ý. Sau đó tắt bếp và lấy ra đĩa.
  • Dùng khuôn in hình bướm để cắt lát bánh mì thành hình con bướm.
  • Đổ hỗn hợp đã nấu chín ở trên lên một lát bánh mì hình bướm để làm nhân, sau đó đặt lát hình bướm còn lại lên trên.
  • Cuối cùng, đừng quên trang trí món ăn với rau xà lách, phô mai và cà chua bi.
  • Nhớ là món này cần cho bé ăn nóng nhé.

Sandwich cá ngừ với rau củ
Món sandwich cá ngừ quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi mang hình dáng những chú cá heo ngộ nghĩnh như bên dưới. Đặc biệt, món này có nhiều rau củ chấm sốt thơm ngon và tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Biến tấu món ăn cho trẻ biếng ăn

Nguyên vật liệu:

  • 4 lát bánh mì nâu
  • 1 nửa chén cá ngừ cắt miếng nhỏ
  • 1 muỗng cà phê dầu ô liu
  • 1 lát phô mai ít béo
  • 1 chén nhỏ sốt mayonnaise
  • 2 trái nho khô
  • Dưa leo cắt quân chì
  • Cà rốt cắt quân chì
  • 1 trái cam nhỏ cắt làm tư

Chuẩn bị:

  • Dùng khuôn hình cá heo để cắt bánh mì nâu và phô mai lát rồi để qua một bên.
  • Trộn cá ngừ, dầu ô liu và một mưỡng canh sốt mayonnaise với nhau.
  • Đặt phô mai lát trên bánh mì nâu, sau đó đổ hổn hợp cá ngừ đã trộn lên trên lớp phô mai, cuối cùng tới một lớp phô mai lát và bánh mì nâu nữa.
  • Đặt 2 trái nho khô vào vị trí mắt của cá heo.
  • Trang trí đĩa bánh sandwich cá ngừ với rau củ đã xắt quân chì nhúng sốt mayonnaise và các miếng cam.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Khám phá khả năng ngôn ngữ của bé 12-24 tháng tuổi

Bé tập nói từ 12 đến 18 tháng tuổi

Trước khi bé 1 tuổi, bé có thể bắt đầu sử dụng một hoặc hai từ có nghĩa. Vài tháng tiếp theo, bé sẽ cố gắng bắt chép một vài từ, và bạn có thể nghe bé bập bẹ như thể đang nói chuyện. Thậm chí, bé sẽ luyện tập cả giọng điệu, như cao giọng khi đặt câu hỏi. Bé có thể nói “Bế?” khi đòi bế, ví dụ như thế.

Bé đang học cách sử dụng sức mạnh của lời nói như là một phương tiện để thể hiện nhu cầu của bé. Cho tới khi bé học được thêm nhiều từ để diễn đạt ý kiến và mong muốn, bé sẽ có thể kết hợp ngôn ngữ nói với cử chỉ để diễn đạt điều bé muốn. Ví dụ như, bé sẽ chỉ tay về phía món đồ chơi yêu thích của bé và nói “banh”.

Một số bé phát triển toàn bộ ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp với bố mẹ. Ví dụ, bé có thể đặt tay lên miệng khi muốn ăn hoặc nện vào bàn khi bé bực mình.

Đừng lo lắng nếu bé nỗ lực để diễn đạt ý của mình. Điều này thật ra là một dấu hiệu tốt cho thấy bé đang cố gắng nhiều để giao tiếp và đừng làm lơ bé cho dù bạn có hiểu bé hay không.

Khi được 18 tháng tuổi, bé sẽ có thể bắt đầu nói được nhiều phụ âm. Học cách phát âm những từ này là một bước ngoặt đối với bé, nhờ thế bé học được rất nhiều từ vựng ở thời điểm này. Tuy nhiên, đừng kỳ vọng là bạn có thể nghe tất cả những âm thanh đó thành những từ thật sự.

Bé tập nói khi được 12-24 tháng tuổi
Tập nói là mốc phát triển quan trọng và không kém phần thú vị cho bé lẫn ba mẹ.

Bé tập nói từ 19 đến 24 tháng tuổi

Bây giờ bé đã hiểu được những câu hỏi và câu điều kiện đơn giản. Mỗi tháng bé sẽ học thêm được vài từ mới. Đa số những từ này là danh từ chỉ những sự vật trong cuộc sống hằng ngày của bé, như là “xe” và “cá”.

Suốt giai đoạn này, bé có thể bắt đầu nối hai từ lại với nhau, tạo những câu đơn giản như “Bế con”. Vì kỹ năng ngữ pháp của bé vẫn chưa phát triển, bạn có thể sẽ nghe những câu kỳ quặc như “Cá bò”.

Thỉnh thoảng bé sẽ cố sức đặt tên cho những sự vật mới mà bé quan sát thấy ở thế giới xung quanh bé. Tuy nhiên, bé có thể mở rộng những từ bé đã biết theo cách của riêng mình, ví dụ như tất cả những con thú mới đều được bé gọi là “chó”. Bạn cũng có thể nghe bé nói những câu sai ngữ pháp một cách buồn cười, đặc biệt là các đại từ nhân xưng.

Khi bé được khoảng 2 tuổi, bé sẽ bắt đầu sử dụng những câu đơn giản gồm từ 2 đến 4 từ và hát những giai điệu đơn giản. Khi nhận thức về bản thân phát triển, bé sẽ sử dụng từ “con” để chỉ bé, và bé chắc chắn thích kể cho bạn nghe bé thích gì và không thích gì, bé nghĩ gì và bé cảm thấy như thế nào.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Có cần cắt giảm chất béo trong chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi?

Trong thực tế, với bao tử nhỏ, mức độ hoạt động cao và cơ thể phát triển nhanh chóng, bé của bạn cần một tỷ lệ chất béo trong chế độ ăn uống cao hơn so với người lớn.

Sữa nguyên chất có bổ sung vitamin A và D là nguồn calorie và chất dinh dưỡng chủ yếu trong giai đoạn bé 1-2 tuổi. Bé yêu cần 500 mg canxi mỗi ngày để phát triển xương. Phô mai và sữa giàu chất béo cũng là những lựa chọn tốt.

Ba mẹ cần đáp ứng các nhu cầu về năng lượng của trẻ thông qua các bữa ăn chính và bữa nhẹ một cách đa dạng và lành mạnh. Ngoài các sản phẩm sữa giàu chất béo và các loại thịt, nên cung cấp nhiều ngũ cốc có tăng cường chất sắt, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây và rau củ để làm đa dạng chế độ ăn uống của bé.

Có cần cắt giảm chất béo trong chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi?
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bé phát triển trong giai đoạn này.

Khi bé bước vào tuổi tập đi, bé nên được ngồi vào bàn ăn với mọi người, cùng ăn những loại thực phẩm mà các thành viên của gia đình đang ăn, và uống nước từ ly thay vì bình.

Đừng quên khi gần tới sinh nhật đầu tiên, sẽ khó để bé chịu ăn nhiều món mới. Tuy nhiên, bé cũng có thể thích hoặc không thích một món ăn chỉ trong vài ngày. Ngày hôm trước, bé có thể ít quan tâm đến việc ăn uống, rồi ngày hôm sau lại ăn uống như thể bị bỏ đói. Đây là điều chúng ta mong đợi, nó cho bé cơ hội học cách nhận biết và đáp ứng các tín hiệu đói. Bạn cần biết nhu cầu và khẩu vị là rất khác nhau, và nên cho phép bé chọn lựa lượng thức ăn của mình.

Một khi con lên 2 tuổi, bạn có thể dần dần bắt đầu giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống của bé. Đây cũng là lúc nên cho bé chuyển sang uống sữa ít béo. Bạn có thể tìm các sản phẩm ít béo từ sữa như sữa chua và các chế phẩm khác.

Tuy nhiên, chất béo vẫn quan trọng đối với sự phát triển trong giai đoạn trước tuổi đi học của trẻ, vì thế chưa nên chuyển sang các sản phẩm không béo vào lúc này. Nếu bạn lo lắng con đang tăng cân quá nhiều, nên trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé.