Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

6 lý do trẻ hay tự cởi quần áo và tháo tã

Tuy nhiên, nếu bé vẫn chưa sẵn sàng cho việc ngồi bô thì bạn có thể ngăn hành vi này của bé bằng cách mặc những bộ quần áo khó cởi. Nếu cách này vẫn không hiệu quả, bạn cần xem xét và tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé khó chịu.

6 nguyên nhân khiến bé hay cởi quần áo và cách ứng phó

Bé cảm thấy không thoải mái
Thử đổi tã lớn hơn cho bé hoặc chuyển sang dùng loại tã có độ thấm hút tốt hơn. Bạn có thể thêm một miếng lót vào tã của bé hoặc thay thêm một lần tã cho bé vào nửa đêm hoặc gần sáng để giảm thiểu sự khó chịu cho bé vì tã quá ẩm ướt. Bạn cũng nên điều chỉnh lại nhiệt độ phòng vào buổi tối nếu bạn nghĩ bé cởi quần áo vì quá nóng.

Bé thấy chán
Bạn cần tạo một lịch hoạt động tại nhà để giữ bé luôn bận rộn và dạy bé cách tự chơi đồ chơi. Những loại đồ chơi có thể kích thích đa giác quan như nghe, nhìn, sờ mó… là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Vào buổi tối, bạn nên thử đặt thêm một miếng tã bọc ngoài quần của bé để bé có thể giải trí bằng cách tháo miếng tã bên ngoài ra và hy vọng bằng cách này, bé sẽ để nguyên miếng tã bên trong.

Bé thích khám phá
Mọi việc hoàn toàn bình thường khi các bé thích khám phá bộ phận sinh dục của mình. Bạn không nên cấm bé làm như thế, thay vào đó nên dạy bé đâu là giới hạn nếu bé có hành vi này ở bên ngoài. Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ để tìm hiểu những nguyên nhân khác có thể xảy ra khi bé làm như thế quá nhiều lần, có thể là bé đang bị hâm tã mà bạn không biết.

6 lý do trẻ mầm non hay tự cơi quần áo và tháo tã
Bé hay cởi quần áo có thể là dấu hiệu cho thấy bé đã có thể được tập ngồi bô.

Bé thích làm chủ cái mới
Nếu bạn nghĩ bé thích thú khi biết được cách cởi quần áo, hãy dạy bé cách mặc quần áo trở lại. Cùng lúc đó, giải thích cho bé hiểu là bé nên mặc quần áo suốt ngày và chỉ nên cởi ra vào ban đêm. Thử cho bé một con búp bê có quần áo để bé có thể thực hành việc mặc và cởi quần áo.

Bé thiếu kỹ năng giao tiếp
Bé cũng có thể cởi quần áo vì không thể nói cho bạn biết bé cần thay đồ hoặc cần đi vệ sinh. Bạn nên tận dụng hành vi cởi quần áo của bé như là cơ hội để dạy bé kỹ năng mới. Nên bắt đầu bằng cách dạy bé những từ hoặc cụm từ đơn giản để chỉ việc bé muốn như: tè, ị, ướt hoặc thay đồ.

Mỗi khi bé cởi quần áo, cố gắng bắt gặp ngay tại trận và hướng dẫn bé lặp lại những từ hoặc cụm từ đó. Khi bé đã có thể tự nói, hãy thưởng bé bằng cách thay đồ cho bé hoặc bế bé đi vệ sinh. Và bạn cũng nên khen bé khi bé chịu mặc quần áo, đặc biệt là vào buổi tối.

Bé muốn thu hút sự chú ý
Nhiều bé liên tục cởi quần áo vì điều đó chắc chắn sẽ khiến bố mẹ phản ứng mạnh với bé, cho dù đó là phản ứng tích cực hay tiêu cực. Để bé không làm như thế, bạn nên tuân theo một chuỗi phản ứng có thể đoán trước được mỗi khi việc này xảy ra.

Ví dụ:
1. Bình tĩnh, kiên định nói với bé một câu đơn giản như “để nguyên quần áo” khi bé đang ra sức cởi quần áo ra.
2. Nếu có thể, để bé tự mặc quần áo lại và giúp bé dọn dẹp đống bừa bộn. Điều này sẽ dạy bé đâu là kết quả tự nhiên cho những hành động của bé.
3. Nhắc bé sử dụng từ hoặc câu nói mà bạn đã dạy khi bé muốn thay đồ.
4. Yêu cầu bé lặp lại và nhớ khen ngợi khi bé nghe theo bạn.
5. Lập tức cởi đồ ra và thay đồ hoặc tắm cho bé. Cuối cùng, nếu bạn muốn dạy bé đi vệ sinh, nên nhớ rằng việc dạy bé giữ nguyên tã và quần áo trên người cũng giúp bé học cách kiểm soát nhu cầu đi tiêu, đi tiểu của mình. Khi bé có thể nhịn đủ lâu để nói với bạn trước khi bé thật sự cần đi, chắc chắn bé sẽ dễ dàng hình thành thói quen đi vệ sinh tốt dù ở nhà hay bên ngoài.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi biết làm gì? Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh

Khi dành thời gian xem lại một số hình ảnh hoặc video lúc bé mới 1 hoặc 2 tuổi; và so sánh với bé bây giờ. Mẹ sẽ thấy bé 3 tuổi đã lớn và khỏe mạnh hơn nhiều, bước chân cũng tự tin hơn. Bé 3 tuổi biết làm gì với những cột mốc phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội?

Trong bài viết, mẹ sẽ được giải đáp thắc mắc bé 3 tuổi biết làm gì.

1. Cách theo dõi sự phát triển của bé 3 tuổi

Trước khi có thông tin bé 3 tuổi biết làm gì; MarryBaby gợi ý mẹ cách để theo dõi sự phát triển của bé.

Nếu để ý, mẹ sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt về thể chất; bé cao hơn và tay chân cũng rắn chắc hơn. Hầu hết các bé 3 tuổi bây giờ đều không còn bụ bẫm như hồi mới biết đi.

Mẹ để ý xem bé sẽ tiếp nhận các hoạt động mới như thế nào? Bé sẽ tập trung chạy nhảy, vẽ vời hay xếp hình khối? Bé có tích cực vận động hay sợ hãi do dự trước một trò chơi mới? Biết được những điều này mẹ sẽ giải mã được cá tính của con.

Một số các tuyệt vời để theo dõi sự phát triển của bé 3 tuổi:

  • Lấy tường làm thước đo chiều cao bằng cách đánh dấu và ghi ngày tháng lên đó khoảng 2-3 tháng một lần.
  • Vào đầu mỗi tháng, quay lại 1 đoạn video ngắn về hình ảnh của con đang chơi đùa. Bằng cách này, mẹ sẽ có clip hình ảnh thú vị về sự thay đổi từng ngày của con và xem lại nhân dịp ngày sinh nhật tiếp theo của bé.
  • Nhớ lưu lại những khoảnh khắc đáng yêu của bé; ghi chú ngày tháng cụ thể; sau này có dịp xem và chọn lọc lại; mẹ sẽ có một kho tàng quý giá về thời thơ ấu của bé mà không có gì có thể mua được.

>> Mẹ xem thêm Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ

2. Bé 3 tuổi biết làm gì với sự phát triển thể chất?

Bé 3 tuổi biết làm gì với sự phát triển thể chất?
Bé 3 tuổi biết làm gì với sự phát triển thể chất?

Về sự phát triển thể chất, bé 3 tuổi sẽ dần hoàn thiện các kỹ năng vận động thô và vận động tinh.

Ở độ tuổi này, bé 3 tuổi đang học hỏi nhiều hơn về cơ thể của chính mình; cũng như cách kiểm soát chúng. Khả năng giữ thăng bằng của bé sẽ tốt hơn; theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ.

[key-takeaways title=”Cột mốc quan trọng”]

  • Kỹ năng vận động thô: Bé 3 tuổi biết giữ thăng bằng trên mặt phẳng hẹp; đi dọc theo 1 đường thẳng; bé cũng có thể nhảy; đi lùi ngược về phía sau.
  • Kỹ năng vận động tinh: Bé 3 tuổi biết rửa và lâu khô tay; tự mặc quần áo với ít sự hỗ trợ và lật sách. Bé có thể cầm bút viết bằng ngón tay.
  • Kỹ năng khác: Bé 3 tuổi có thể sẵn sàng để tập ngồi bô.

[/key-takeaways]

3. Về nhận thức, bé 3 tuổi biết làm gì?

Bé 3 tuổi biết làm gì với sự phát triển nhận thức? Bé không chỉ đơn giản là học chữ cái; hay cách đếm. Bé 3 tuổi đã biết thu thập thông tin; đặt câu hỏi; xử lý và hiểu thông tin tốt hơn.

Bé 3 tuổi cũng biết ngồi yên; có khả năng tập trung tốt hơn; và tiếp nhận được nhiều kiến thức hơn. Trí óc và trí tưởng tượng của bé 3 tuổi sẽ nở rộ trong độ tuổi này.

[key-takeaways title=”Cột mốc quan trọng”]

  • Thích nghe sách và thậm chí có thể cố gắng “đọc” chúng một mình.
  • Xác định các hình dạng và màu sắc cơ bản.
  • Nói bảng chữ cái.

[/key-takeaways]

4. Sự phát triển cảm xúc của bé 3 tuổi

sự phát triển cảm xúc trẻ 3 tuổi
Bé 3 tuổi làm gì biết quản lý tức giận, mẹ cần giúp bé đó!

Cơn giận dữ (temper tantrum) có xu hướng lên đến đỉnh điểm vào khoảng độ tuổi này khi bé 3 tuổi học cách đối phó với những tình huống căng thẳng.

Do đó, mặc dù đứa trẻ 3 tuổi có thể đòi độc lập; nhưng bé 3 tuổi làm gì biết cách đối phó với sự thất vọng một cách bình tĩnh; đặc biệt là khi có cơ hội tự mình thử làm điều gì đó nhưng không làm được.

Một số trẻ 3 tuổi gặp khó khăn khi xa cách người chăm sóc. Vì vậy, bé 3 tuổi có thể khóc khi đến trường mầm non; hoặc có thể bày tỏ sự buồn bã về việc đi nhà trẻ; ngay cả khi chúng thích ở đó.

[key-takeaways title=”Cột mốc quan trọng”]

  • Học cách chia sẻ và thay phiên nhau; nhưng có thể không phải lúc nào cũng thích.
  • Bắt đầu hiểu cảm xúc, cả của bé và của người khác.
  • Bé 3 tuổi có thể sử dụng những cách diễn đạt đơn giản như “Con buồn!” Hoặc “Con rất vui!” để bộc lộ cảm xúc.

[/key-takeaways]

>> Mẹ xem thêm: Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi

5. Bé 3 tuổi biết làm gì về mặt xã hội?

Mẹ muốn biết bé 3 tuổi sẽ làm gì với bạn bè đồng trang lứa? Mẹ sẽ nhận thấy bé 3 tuổi bắt đầu chơi trong một nhóm nhiều hơn; hoặc chơi cùng với người khác.

Bé 3 tuổi làm gì biết cách tương tác tốt nhất; do đó, mẹ cần hỗ trợ bé. Trẻ 3 tuổi cũng sẽ dần xây dựng tình bạn chân thành với bạn bè (đôi khi là người bạn tưởng tượng.

Bé 3 tuổi cũng có thể bắt chước người bé yêu thích trên TV; hoặc sách báo.

[key-takeaways title=”Cột mốc quan trọng”]

  • Bắt đầu thể hiện sự đồng cảm khi người khác bị tổn thương; hoặc khó chịu, thậm chí có thể cố gắng an ủi người đó.
  • Có thể bắt đầu méc nếu bé cảm thấy mình bị một đứa trẻ; hoặc anh chị em khác “đối xử không tốt.”
  • Tự mình thể hiện tình cảm với người khác (mà không cần mẹ đề nghị).

[/key-takeaways]

[inline_article id=3101]

6. Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh

cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh

Sau khi biết bé 3 tuổi có thể làm gì; cha mẹ bỏ túi một số mẹo cách bé 3 tuổi để giúp con thông minh, thành người nhé:

  • Về thể chất, mẹ cần cho phép bé tự do bay nhảy, leo trèo. Điều này giúp bé 3 tuổi luyện tập và phát triển các kỹ năng cân bằng; và phối hợp tay chân.
  • Về cảm xúc, mẹ cần làm cho bé 3 tuổi biết những từ vựng gì liên quan đến cảm xúc (vui, buồn, tức giận). Như vậy, bé 3 tuổi có thể biết cách biểu lộ cảm xúc tốt hơn.
  • Về xã hội, bé 3 tuổi làm gì biết cách để chia sẻ đồ chơi; mẹ sẽ cần giúp bé học cách chia sẻ. Thay vì chỉ đạo trực tiếp, mẹ có thể giúp bé tự tìm ra xem khi nào nên chia sẻ đồ chơi, vật dụng với mọi người.
  • Về nhận thức, mẹ cần trò chuyện, kể chuyện nhiều với trẻ để bé 3 tuổi phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

Mẹo xử lý 3 tuổi nhõng nhẽo

Nhõng nhẽo là một trong những thói quen của trẻ có thể phát triển theo thời gian. Sau đây là một số phương pháp giúp trẻ có những thay đổi tích cực mà mẹ có thể tham khảo:

  • Nói với trẻ bằng sự hài hước: “Con nói gì thế? Con nói như vậy sao mẹ hiểu được?”.
  • Chuyển hướng: “Mẹ nghe nè, con nói lại bằng giọng bình thường đi”.
  • Nhắc nhở bé: “Con nhõng nhẽo vậy là không ngoan đâu”.
  • Đưa ra một chuẩn mực: “Thay vì rên rỉ, tốt hơn là con phải nói rõ ràng cho mẹ nghe”.
  • Khen ngợi: “Mẹ yêu con vì cả ngày nay con không nhõng nhẽo. Ngày mai con cũng ngoan như vậy nữa nhé!”về thời thơ ấu của bé mà không có gì có thể mua được.

>> Mẹ xem thêm: 12 bữa sáng cho bé 2-3 tuổi dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

Tóm lại, bé 3 tuổi biết làm gì? Bé có khả năng giữ thăng bằng tốt hơn, có thể tự rửa tay, lau khô và thay quần áo. Bé 3 tuổi hiểu cảm xúc của bản thân và mọi người xung quanh tốt hơn. Bé bắt đầu chơi theo nhóm; và dần hình thành tình bạn. Đồng thời, bé cũng biết thể hiện cảm xúc và sự cảm thông cho mọi người.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi: Phát triển ngôn ngữ và hành vi của trẻ

Tạo vốn từ cho bé bằng cách lặp đi lặp lại. Khi bé lặp đi lặp lại một âm thanh nào đó để chỉ một món đồ, đó được coi là một “từ” mà bé có thể nói được. Ví dụ như bé luôn nói “su” mỗi khi đòi uống sữa thì tức là bé đã hiểu từ “su” này tượng trưng cho thứ nước màu trắng ngon lành đó. Do đó, hãy luôn sửa các phát âm của bé. Bạn có thể dạy cho bé cách phát âm bằng cách nói ra những điều mà bạn biết là bé đang ám chỉ: Con muốn uống sữa phải không?

Hãy để ý cách bé sử dụng hành động để giao tiếp. Việc bé giao tiếp bằng cử chỉ hay nét mặt cũng rất quan trọng. Ví dụ như khi bé nắm tay và dẫn bạn đến bên một món đồ chơi, hành động này có nghĩa là bé muốn nói: Con muốn chơi món đồ chơi này. Nếu con bạn biết truyền đạt ý muốn qua những hành động như thế này thì kỹ năng ngôn ngữ nói của bé rất có thể theo đó mà phát triển. Bạn có thể giúp bé bằng cách lặp lại “thông điệp” mà bé “gửi” đến bạn: Con muốn mẹ chơi cùng con sao? Mẹ đến đây!

Trò chuyện với con. Bố mẹ nói chuyện với con càng nhiều thì trẻ sẽ học được càng nhiều từ. Trẻ học được ngôn ngữ là từ bạn – người thầy đầu tiên và tốt nhất của trẻ.

Trẻ được học 2 ngôn ngữ cùng một lúc cũng có lợi. Đây là một cách tuyệt vời giúp xây dựng một mối quan hệ gần gũi giữa bé và cộng đồng hay văn hoá. Khi kỹ năng ngôn ngữ của trẻ phát triển, bố mẹ có thể kết hợp dạy tiếng mẹ đẻ và một ngoại ngữ khác như tiếng Anh chẳng hạn.

Bạn có biết
Cứ mỗi 3 tới 9 phút, các bậc bố mẹ lại phải đối phó với hành vi thách thức của trẻ.

Điều này có ý nghĩa đối với bạn?
Thử nghiệm là một phần trong giai đoạn phát triển của bé. Bé thường thử nghiệm bố mẹ bằng những hành động khác nhau để xem phản ứng của bố mẹ ra sao. Phản ứng của bạn ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy dỗ bé cũng như cách cư xử của bé.

ngôn ngữ của bé
Dạy cho bé những từ đơn giản và quen dần với các hoạt động ngay từ nhỏ

Đưa ra các quy tắc rõ ràng. Bé cần được nhắc nhở thường xuyên về những quy tắc nên hoặc không nên vì lúc này trí nhớ của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Thật cụ thể. Ví dụ như bố mẹ nên nói với bé là “Hãy đặt các khối lắp ráp vào thùng” thay vì nói “Hãy dọn dẹp đồ chơi của con đi”.

Nhất quán. Ví dụ, cứ mỗi khi bé ném một món đồ chơi ra xa, bố mẹ có thể phạt bé bằng cách lấy lại và không cho bé chơi món đồ chơi đó nữa. Sau đó, hãy đưa lại cho bé để xem bé còn ném đồ chơi đi nữa không.

Kiên nhẫn và bình tĩnh. Tất cả đứa trẻ đều cần có thời gian “thử” các quy tắc. Vì thế càng kiên nhẫn và bình tĩnh trong cách phản ứng, thì sẽ càng hiệu quả hơn trong việc dạy cho bé cách tự chủ bản thân mình.

MarryBABY

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Giao tiếp cảm xúc với trẻ nhỏ như thế nào

Cảm xúc là sợi dây vô hình giúp chúng ta nhận biết một đứa trẻ đang vui hay buồn, con có gặp khó khăn gì không? Một đứa trẻ giàu trí tuệ cảm xúc sẽ nhạy cảm với những người xung quanh, có trách nhiệm và thường được nuôi dạy tốt. Đó là những phẩm chất cần thiết cho tất cả chúng ta. Nhưng ở tuổi của mình, bé cần thể hiện được những năng lực cảm xúc nào?

Mẹ có thể làm gì để nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ hoặc kết nối cảm xúc với con cái mình? Hãy cùng Marry Baby khám phá ngay sau đây nhé.Cách dạy con

Giao tiếp cảm xúc với trẻ nhỏ

1. Tạo sự tương tác với trẻ

Theo chuyên gia tâm lý, “giao tiếp cảm xúc” là quá trình trao đổi thông tin giữa hai bên nhưng phải chỉ đơn thuần về hình thức hay sự kiện xảy ra mà về cảm xúc. Có nghĩa là ngoài trao đổi thông tin cơ bản, hai bên có mong muốn biểu đạt cảm xúc của chính mình, lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của đối phương và sau đó để có phản ứng cảm xúc phù hợp.

Từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã có thể đưa ra những tín hiệu giao tiếp với mẹ, điều quan trọng là người mẹ cần nhận ra và đáp lại để tạo sự tương tác với trẻ. Nếu người mẹ không chú ý mà bỏ qua thì dần dần trẻ có xu hướng không muốn giao tiếp với mẹ vì nhiều lần không được đáp trả.

Sau khi sinh con rất nhiều phụ nữ bị rơi vào trạng thái stress, trầm cảm kéo dài do chưa thích nghi ngay được với đứa con từng là một phần cơ thể mình vừa chào đời. Một số người lại cảm thấy áp lực nặng nề vì lần đầu làm mẹ, lo lắng vì con hay đau ốm, con khóc nhiều nên tự trách bản thân không chăm sóc được cho con.

Thời gian này người mẹ không tiếp xúc nhiều với trẻ cho đến khi trở lại trạng thái cân bằng. Người mẹ trầm cảm có thể hồi phục sau vài tháng nhưng phải gánh chịu hậu quả vô cùng to lớn do thời gian trầm cảm để lại. Vì theo nghiên cứu cho thấy, trẻ nhìn những người tươi cười lâu hơn nhìn những người nhăn nhó, khó chịu. Nhưng một thời gian dài người mẹ không chơi đùa, vui cười với trẻ sẽ khiến trẻ không hứng thú khi giao tiếp với mẹ.

2. Tạo điều kiện để trẻ phát triển tư duy

Đối với cha mẹ hiện đại thường thuộc khu vực thành phố, gia đình khá giả cha mẹ quan tâm quá mức đến vấn đề thể chất của con mình, bao bọc con quá kỹ khiến trẻ không có điều kiện tiếp xúc với thực tế. Kết quả là đứa trẻ đó không những mắc bệnh béo phì mà còn chẳng hiểu gì về thế giới xung quanh dù có thể học rất giỏi.

Gia đình luôn đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ khiến trẻ có tính ngại khó khăn vì từ nhỏ đã quá dễ dàng có đươc thứ mình muốn. Phải để trẻ trải qua khó khănví dụ như cố gắng đi đến chỗ món đồ mình thích để lấy dù rất khó, gặp nhiều thứ không như ý muốn để trẻ học được cách khống chế được cảm xúc của mình.

Ngoài ra, gia đình nên cho trẻ có khoảng không gian riêng để chơi một mình, cha mẹ không tham gia mà nên ở gần đó giúp trẻ vừa thấy yên tâm vừa không bị quấy rầy. Chơi một mình giúp trẻ phát triển tư duy tốt hơn khi luôn có người lớn bên cạnh.

3. Quan tâm tới cảm nhận của con

Từ trước đến nay đa số cha mẹ chỉ quan tâm đến việc con mình có ngoan hay không, có khỏe mạnh hay không, học có tốt hay không? Nhưng lại chẳng mấy quan tâm đến khả năng giao tiếp cảm xúc của con như thế nào? Các câu hỏi cha mẹ thường hỏi con chỉ qua loa, thuần túy: Hôm nay con được mấy điểm? Con có ngoan không mà không hề đề cập gì đến suy nghĩ cảm nhận của con ví dụ như: “Con cảm thấy lớp học như thế nào? Ở lớp có gì vui không?”.

Những quan tâm nho nhỏ về tâm tư tình cảm của con sẽ khiến trẻ cảm thấy tin tưởng, mở lòng mình hơn và muốn chia sẻ nhiều hơn với cha mẹ. Nhờ đó kịp thời giải quyết những vướng mắc của trẻ, ngăn nguy cơ trầm cảm ở trẻ.cảm xúc

4. Chấp nhận trẻ một cách toàn diện

Giao tiếp cảm xúc trong các gia đình ở Việt Nam rất hạn chế và hầu như không có. Cha mẹ hay có những biện pháp răn đe trẻ bằng cách không chấp nhận mặt xấu của con mình chẳng hạn như gây áp lực cho trẻ bằng cách ra điều kiện: “Ngoan mới thương”, “Hư là không thương nữa”.

Cha mẹ không hề biết rằng trẻ có nhu cầu: “Được quan tâm tích cực không điều kiện”. Nghĩa là đứa trẻ nào cũng có mặt tốt, mặt xấu và muốn cha mẹ chấp nhận cả hai mặt như sự vốn có của nó. Nhưng không cha mẹ nào chịu chấp nhận những khuyết điểm của con mình, khiến trẻ giấu hết mặt xấu của mình không dám chia sẻ với cha mẹ nữa.

Phải chấp nhận mọi mặt của trẻ dù xấu hay tốt để trẻ có thể chấp nhận chính mình một cách toàn diện, mặt khác có thể tìm cách điều chỉnh những mặt xấu của trẻ giúp trẻ mở lòng hơn với cha mẹ khi cần có sự tư vấn của gia đình.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ có vấn đề về mặt cảm xúc

  • Trầm cảm, thu mình lại không thích nói chuyện, chơi đùa với ai.
  • Hay đánh bạn, anh chị thậm chí bố mẹ của mình.
  • Khóc nhiều, không ai dỗ được.
  • Trẻ quá ngoan, không quậy phá, không thấy cười hay khóc gì.
  • Sợ giao tiếp hoặc không có khả năng giao tiếp.

5 kỹ năng cảm xúc mẹ cần bồi đắp cho con

1. Kiềm chế cảm xúc

Trẻ em rất dễ bị mất kiểm soát cảm xúc, cả khi các bé buồn, giận hay vui sướng. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần được học cách làm chủ cảm xúc. Với khả năng kiểm soát và điều chỉnh bản thân, bé sẽ học được cách đương đầu với những cảm giác tiêu cực và những thay đổi trạng thái từ buồn, vui đến giận hờn, thất vọng mà không bị chìm đắm trong tuyệt vọng. Bé cũng không phản ứng lại những tình huống tiêu cực bằng hành động thái quá.

Chẳng hạn, khi bị bạn giành mất món đồ chơi yêu thích, thay vì khóc lóc, đánh nhau, một đứa trẻ biết tự chủ sẽ đưa ra hành động thích hợp hơn, chẳng hạn như nói chuyện hoặc ngỏ ý cùng chơi món đồ chơi đó. Đương nhiên, việc bộc lộ cảm giác của bản thân không phải là xấu nhưng bất cứ ai trong chúng ta cũng biết rằng việc gì cũng có nơi chỗ và thời điểm của nó.cảm xúc

2. Kiên nhẫn

Những đứa trẻ thiếu tính kiên nhẫn thường hay đòi hỏi và dễ đầu hàng. Dạy cho trẻ tính kiên nhẫn cũng có nghĩa là trì hoãn việc thỏa mãn của bé. Việc này có vẻ khó khăn đối với những bậc phụ huynh bận rộn, song cha mẹ nên cố gắng. Một đứa trẻ biết kiên nhẫn chờ đợi sẽ đạt được thành tựu lớn hơn.

Hãy hình dung một cách đơn giản, muốn hưởng thụ một bông hoa đẹp do tự mình trồng, chúng ta đều phải chờ đợi hạt giống nảy mầm, cây non phát triển, trổ nụ và nở hoa khi đã đủ ngày đủ tháng.

3. Dựa vào chính mình

Vẫn biết rằng các con còn nhỏ dại và bạn không thể tránh khỏi suy nghĩ muốn được chở che, bảo bọc cho các bé nhưng tốt nhất là để bé tự dựa vào bản thân. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ như tự xúc cơm chẳng hạn. Rất sớm, bạn sẽ thấy rằng những đứa trẻ biết tự lực cánh sinh xem cuộc sống như một hành trình khám phá vô tận. Cứ để con tự làm mọi thứ bằng chính năng lực của mình, cho bé cơ hội để sai lầm, bởi đó là một phần tất yếu của quá trình học hỏi.

4. Tinh thần trách nhiệm

Một đứa trẻ có trách nhiệm chính là đứa trẻ có khả năng tự lực cánh sinh cao nhất. Có trách nhiệm, con sẽ học được bước tiếp theo là chịu trách nhiệm về những điều mình làm. Bé cũng biết cách tìm giải pháp cho những vấn đề do mình tạo ra.

Cách tốt nhất để gieo trồng tinh thần trách nhiệm trong bé là làm gương cho con. Bạn có phải là một ông bố/ bà mẹ có trách nhiệm trong cuộc sống không?

5. Tạo lập mối quan hệ

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ thân thiết là một “vũ khí” tối quan trọng để thu được những thành tựu lớn trong cuộc sống. Chúng ta học được cách kết bạn, nhưng ít người trong chúng ta nghĩ về việc làm thế nào để củng cố và duy trì một mối quan hệ tốt đẹp. Bạn có thể dạy con về những giá trị không thể thiếu trong một mối quan hệ như tình bạn: sự trung thành, niềm tin và chữ tín. Rồi bạn sẽ vui mừng vì con có được những người bạn từ thuở ấu thơ sẽ cùng gắn bó với bé đến suốt cuộc đời.Cảm xúc

Cách nhận biết cảm xúc của trẻ

♦ Bước 1: Hãy xem những lúc con xúc động là cơ hội để làm thân và dạy dỗ con

Khả năng bạn vỗ về, an ủi và làm dịu một đứa trẻ đang xúc động mạnh có thể thấy chúng ta đang làm vai trò bố mẹ một cách tốt nhất. Những xúc cảm tiêu cực chỉ có thể tan biến đi khi trẻ con có thể được trò chuyện về những xúc cảm của chúng. Do vậy, điều cần thiết là bạn phải sớm nhận ra những xúc cảm của trẻ khi chúng đang còn ở cường độ thấp trước khi trẻ lâm vào khủng hoảng quá căng thẳng.

♦ Bước 2: Lắng nghe bằng cả trái tim và cho con cái thấy “cái lý” của những xúc cảm của chúng

Hãy xây dựng một mối thâm tình và dạy cho con cái mình một kỹ năng giải quyết vấn đề, sử dụng trí tưởng tượng để nhìn vấn đề từ góc nhìn của đứa trẻ. Để bắt đài những cảm xúc của con cái, bạn phải để ý thể hiện qua điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, tức ngôn ngữ bằng tay chân của chúng.

Hãy ngồi vào vị trí của con cái, đặt mình đúng tầm mức của chúng, hít một hơi thở thật sâu, thở đều, thư giãn và tập trung. Thái độ chú ý lắng nghe của bạn sẽ giúp đứa trẻ biết rằng bạn đang nghiêm túc, quan tâm đến vấn đề của chúng.

♦ Bước 3: Giúp con cái gọi tên những xúc cảm của mình

Một bước dễ làm và rất quan trọng tiếp theo là giúp con trẻ gọi tên những xúc cảm của chúng. Dùng ngôn từ để gọi tên những xúc cảm có thể giúp cho đứa trẻ “chuyển thể” những xúc cảm còn đang rất mơ hồ, không rõ hình dạng trong trí óc trẻ như giận dữ, buồn bã, cô đơn, tủi thân, sợ hãi, ghen tức.

Ví dụ nếu bố mẹ thấy con nước mắt lưng tròng hãy nhỏ nhẹ hỏi: “Con thấy rất buồn phải không nào?”. Nghe vậy, không chỉ đứa trẻ cảm thấy mình được cảm thông, và đứa trẻ có được một từ ngữ để diễn đạt tâm trạng của mình.

Cảm xúc

♦ Bước 4: Đặt ra giới hạn trong khi giúp con giải quyết vấn đề

◊ Đặt ra giới hạn: Đối với con trẻ, giải quyết vấn đề thường bắt đầu với việc bố mẹ đặt ra những giới hạn đối với những cử chỉ không thích hợp. Ví dụ, đứa trẻ tức giận, thất vọng chuyện gì đó, thế là đập vỡ đồ chơi, hoặc đánh bạn. Trước tình huống này bố mẹ hãy giúp đỡ trẻ xác định, gọi tên xúc cảm đó, có thể hướng dẫn trẻ nghĩ ra cách thức thích hợp để xử lý với những xúc cảm tiêu cực ấy.

◊ Xác định mục tiêu: Để xác định mục tiêu cho việc giải việc giải quyết vấn đề, hãy hỏi xem con bạn muốn gì. Thông thường, câu trả lời rất đơn giản: Đứa trẻ muốn sửa lại con diều, giải bài toán hóc búa. Những trường hợp khác có thể phải cần hai bên nói chuyện thì mới rõ vấn đề là gì. Ví dụ, con bạn không nhận được vai thích hợp trong vở kịch sắp diễn ra ở trường, con vật của con bạn mới chết hay đứa bạn thân nhất vừa theo bố mẹ rời nhà đi chỗ khác.  Trong những trường hợp thế này, mục tiêu của đứa trẻ chỉ đơn giản là sự chấp nhận mất mát hoặc tìm kiếm ở bố mẹ một sự an ủi, thông cảm

◊ Nghĩ đến những giải pháp có thể áp dụng: Hãy cùng ngồi lại với con bạn để tìm những phương cách giải quyết vấn đề. Những ý kiến của bố mẹ có thể rất cần thiết, được con trẻ đánh giá cao, đặt biệt với những đứa trẻ con bé khó có thể tự mình nghĩ ra cách giải quyết nào đó.

◊ Đánh giá những giải pháp được đề nghị dựa trên những giá trị của gia đình: Đây là lúc điểm lại những ý tưởng mà bố mẹ và con đã nghĩ ra, quyết định xem nên triển khai áp dụng và loại bỏ những giải pháp nào. Hãy khuyến khích con bạn xem xét từng giải pháp riêng biệt, đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Giải pháp này có công bằng không?
  • Giải pháp này có khả thi không?
  • Giải pháp này có an toàn không?
  • Mình có thể cảm thấy như thế nào với giải pháp này?

[inline_article id=713]

Cảm xúc rất quan trọng trong hình trình phát triển nhân cách và xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho trẻ. Vì vậy cha mẹ nên quan tâm tới cảm xúc của con, kết nối cảm xúc với con và bồi dưỡng cảm xúc cho con để bé yêu hạnh phúc hơn mỗi ngày nhé.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3

Nỗi lo lắng chung
Cu Bin nhà chị Nga được 32 tháng tuổi, nhưng theo lời chị thì cu cậu rất lì và bướng, lại thêm cái tật ăn vạ. Chị kể: “Đi học thì thôi, về nhà là đòi hết thứ này đến thứ kia. Không cho thì gào lên ăn vạ. Nhiều khi đồ chơi để chán chê chẳng thèm ngó, đến lúc thằng anh lấy chơi thì đòi cho bằng được, không được thì khóc ăn vạ. Thậm chí đánh cả anh. Tối ở nhà nội chơi, bảo đi về thì không chịu về, bảo mặc quần áo về thì khóc rồi chạy trốn. Bực quá cho ở lại luôn với ông bà thì lúc bố mẹ về lại gào thét ăn vạ. Lúc bướng lên thì bảo làm cái gì cũng “Không”.

Chị Nga còn cho biết nhiều lần đã có ý định đưa con đi chuyên gia tâm lý vì chỉ sợ sau này con lớn mà cứ như thế sẽ đâm hư.

Không chỉ chị Nga mà rất nhiều bậc cha mẹ khác khi có con bước vào độ tuổi này đều cảm thấy con mình thật khó dạy. Lúng túng và lo lắng cho việc hình thành tính cách của con sau này. Tuy nhiên, đây chỉ là những biểu hiện thường gặp ở lứa tuổi này.

Biểu hiện thường gặp
Trong cuốn “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, nhà tâm lý học V. Keler đã mô tả những biểu hiện thường gặp ở trẻ trong lứa tuổi này:

  • Tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.
  • Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.
  • Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn. Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.
  • Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự mình làm điều gì đó. Phần nào ta thấy dấu hiệu này có cả ở đợt khủng hoảng một tuổi.
  • Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn.
  • Chống đối – nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cãi vã thường xuyên với cha mẹ “tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn”.
  • Chuyên quyền: ở những gia đình có độc nhất một trẻ sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh.
Vượt qua khủng hoảng tâm lý trẻ 3 tuổi
Tâm lý trẻ giai đoạn này thường không ổn định

Giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng
Các nhà tâm lý học khuyên rằng, khi thấy trẻ có những biểu hiện như thế, cha mẹ không nên quá lo lắng, vì đây là giai đoạn trẻ muốn tự thể hiện mình, muốn chứng tỏ mình và muốn thể hiện mình là người lớn. Chính vì thế, hãy giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên ba bằng cách:

Nếu ý muốn của trẻ là thỏa đáng thi cha mẹ nên để cho trẻ được thực hiện ý muốn của mình. Nếu trẻ có những đòi hỏi quá đáng thì cần tỏ thái độ nghiêm khắc và tuyệt đối không chiều theo ý trẻ.

Nếu trẻ ăn vạ thì nên lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác.

Khi cần xử phạt thì không nên đáng, mắng vì như thế sẽ làm cho cả cha mẹ và trẻ đều cảm thấy bị ức chế và có thể lần sau trẻ sẽ lại có những hành vi chống đối như thế. Có thể xử phạt bằng cách là không cho trẻ đi chơi hoặc không kể chuyện cho bé nghe.

Cho trẻ vui chơi bằng các trò chơi đóng vai. Vì lúc này trẻ muốn được khẳng định mình, muốn trở thành người lớn nên có thể cho trẻ nhập vào những vai mà trẻ thích như: làm cô giáo, bác sĩ…

Xem trẻ như người lớn, hãy cho trẻ được giúp mẹ một số việc như: lấy rổ rá cho mẹ, giúp mẹ nhặt rau, lau bàn, lấy nước cho mẹ… trẻ sẽ rất thích thú khi thực hiện.

Đừng tiếc lời khen ngợi khi trẻ ngoan hoặc biết làm cái này cái kia giúp bố mẹ để lần sau trẻ sẽ tiếp tục cố gắng.

Nên cho trẻ mở rộng các hoạt động giao tiếp bên ngoài với bạn bè cùng lứa. Nên cho trẻ đến trường để trẻ có thêm bạn bè, học thêm các kỹ năng mới và khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ tốt hơn.

Thảo My

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Từ 12 – 15 tháng tuổi: Sự hình thành tính cách của trẻ

Mọi đứa trẻ khi sinh ra có những cách tiếp cận khác nhau về thế giới xung quanh Đó được gọi là tính cách của trẻ. Ví dụ, một số đứa trẻ dễ dàng thích ứng với những thay đổi. Trong khi những đứa trẻ khác thì lại phản ứng rất mạnh dù chỉ là một nhỏ, chẳng hạn như bé cương quyết không chịu mặc một bộ đồ ngủ mới.

Một số trẻ rất năng động, thích di chuyển mọi nơi. Nhưng cũng có những đứa trẻ khác lại thích ngồi nhìn thế giới xung quanh mình. Nhiều đứa trẻ thích những trải nghiệm mới và thích gặp gỡ những người mới. Trong khi những trẻ khác lại tỏ ra chậm thích nghi tình huống mới. Đây là những ví dụ về những tính cách đa dạng của trẻ.

Không có tính cách đúng hay sai, hoặc tính cách tốt hay xấu
Tính cách không phải là cái mà con bạn lựa chọn, cũng không phải là thứ mà bạn tạo ra cho bé. Có một điều rất quan trọng đối với trẻ là được nhìn nhận mình là ai. Hãy vận dụng những gì bạn biết về tính cách của bé để khuyến khích bé phát huy những thế mạnh và giúp đỡ bé khi cần thiết.

Ví dụ, nếu con bạn gặp khó khăn khi phải cô đơn không có mẹ bên cạnh thì lúc cho bé đi ngủ có thể là một thách thức lớn đối với bé. Bạn có thể giúp đỡ trẻ bằng cách tạo nên một “thủ tục” trước khi đi ngủ mỗi đêm như đọc truyện, uống sữa, đánh răng, và ​​hát ru.

Từ 12 – 15 tháng tuổi: Sự phát triển của trẻ về mặt tính cách
Từ 1 tuổi, các bé bắt đầu bộc lộ những nét tính cách đầu tiên

Sự khác nhau về tính cách của bạn và bé
Bạn có thể thích gặp gỡ những người mới và thử thách những điều mới lạ, nhưng con của bạn thì không. Điều quan trọng là phải làm sao nhận thức được sự khác biệt này. Nó sẽ giúp bạn hiểu nhu cầu của bé có thể khác biệt so với bạn. Nó cũng giúp bạn hiểu phải làm gì để giúp đỡ và tôn trọng “con người” thật sự của bé.

Bạn có biết?

Đa số các bậc cha mẹ (51%) tin rằng khi bé 15 tháng tuổi đã biết chia sẻ
Trên thực tế, hầu hết những đứa trẻ từ 2 đến 3 tuổi đều biết cách chia sẻ và thay phiên nhau thực hiện thao tác nào đó. Thậm chí sau đó, bé cần rèn luyện và được bố mẹ giúp đỡ nhiều hơn cho sự phát triển của trẻ với những kỹ năng xã hội quan trọng.

Điều này có ý nghĩa gì đối với bạn?
Khi được 15 tháng tuổi, trẻ chưa có được khả năng tự kiểm soát để biết chia sẻ hoặc nhường nhịn. Trẻ luôn đòi cho bằng được một món đồ chơi yêu thích, ngay cả khi một đứa trẻ khác đang cầm chơi. Điều này là do một phần bộ não chi phối khả năng tự kiểm soát của trẻ vẫn còn đang phát triển.

Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu dạy trẻ biết cách chia sẻ từ bây giờ. Chẳng hạn như: ”Các con sẽ thay phiên nhau chơi chiếc xe hơi đồ chơi này. Bây giờ là bạn Tô Mì chơi trước nhé. Sau đó tới phiên Ti Ti”. Sau đó hướng sự tập trung của bé vào một hoạt động khác trong khi bạn của bé đang chơi món đồ chơi đó.

Quan trọng nhất là tập cho bé biết giữ bình tĩnh và kiên nhẫn. Chia sẻ là một kỹ năng mà trẻ bé có thể rèn luyện theo thời gian, cùng với sự hỗ trợ và hướng dẫn của bạn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Sự phát triển của bé từ 18 đến 24 tháng tuổi

Sự phát triển của bé từ 18 đến 24 tháng tuổi
Một trong những điểm nổi bật trong sự phát triển của bé giai đoạn này là bé bắt đầu biết tưởng tượng

 

Bé biết làm gì Mẹ xử trí ra sao

Mỗi ngày con học thêm nhiều từ mới.

  • Con có thể nói được 50 đến 100 từ mới trước khi tròn 2 tuổi.
  • Thậm chí con còn biết ghép 2 từ với nhau để tạo thành một câu hoàn chỉnh.

Hãy chuyển những từ hay cụm từ của bé thành một câu hoàn chỉnh. Ví dụ, khi bé nói: “Sữa”, bạn có thể lập lại ý của bé bằng: “Con muốn uống sữa mẹ ơi”.

Khi đọc truyện tranh cho bé nghe, bố mẹ có thể vừa đọc vừa trò chuyện với bé về nội dung của truyện, như đặt câu hỏi về hình ảnh, con vật, màu sắc trong truyện

Con cần được bố mẹ hướng dẫn để học cách kiểm soát bản thân.

  • Con biết là con không được phép làm một việc nào đó (bò ra khỏi nhà, chơi dao, kéo…) nhưng con vẫn không thể kiểm soát được cảm xúc và hành động của con.
  • Con sẽ la khóc, “làm mình làm mẩy” khi không làm được điều gì đó. Bố mẹ hãy kiên nhẫn hơn với con nhé!
Biến những cảm xúc của bé thành từ ngữ. Mẹ biết con không vui khi mẹ tắt TV. Nhưng bây giờ tối rồi, chúng ta sắp đi ngủ. Hay là mẹ con mình cùng đọc truyện một chút trước khi lên giường ngủ nhé!

Con bắt đầu biết tưởng tượng

  • Con biết “giả bộ” đút cho búp bê ăn, hệt như khi mẹ cho con ăn.
  • Khi chơi với chiếc xe đồ chơi, con biết “giả giọng” tiếng xe nổ máy “brừmmm brừmmm”

Hãy biết “giả bộ” khi chơi với bé. Bạn có thể “giả” làm chú cún con, biết sủa “gâu gâu” và chạy theo một quả banh đang lăn.

Tạo điều kiện cho trí tưởng tượng của bé phát triển bằng những món đồ chơi như quần áo cho búp bê, con thú đồ chơi, khối lắp ráp, bộ đồ chơi bán đồ hàng.

Con là nhà khoa học “nhí’, luôn thích thử nghiệm và khám phá!

  • Con thích xếp lại rồi dở ra, đóng lại rồi mở ra để xem mọi thứ hoạt động ra sao.
  • Con còn biết phân loại đồ vật theo màu sắc, hình dáng, kích thước… Con biết xếp xe lửa để riêng với xe hơi.

Giúp bé tập sắp xếp, phân loại. Ví dụ như khi phân loại quần áo, bố mẹ có thể chỉ bé cách phân loại áo để riêng một chồng và vớ để riêng thành một chồng khác.

Khuyến khích bé khám phá thế giới xung quanh. Có thể cho bé chơi nghịch cát ngoài trời (trộn cát với nước, nén vào một cái khuôn rồi lấy ra để làm bánh)…

Con có thể xử lý được tình huống khéo léo hơn trước

  • Con biết thổi cho nguội thức ăn khi mẹ nói rằng đồ ăn còn nóng hoặc con biết tự mặc áo khoác.

Giúp bé xử lý tình huống, tránh làm thay bé. Bé càng làm nhiều thì càng học hỏi được nhiều điều.

Chơi các trò chơi cần phải sử dụng đến kỹ năng giải quyết vấn đề. Ví dụ cho bé các khối lắp ráp để bé tự xây nhà cao tầng hoặc chơi xếp hình bằng 3-4 mảnh ghép.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo

Sự phát triển của bé từ 24 đến 30 tháng tuổi

Sự phát triển của bé từ 24 đến 30 tháng tuổi
Bạn thấy điều gì là tuyệt vời nhất trong sự phát triển của bé giai đoạn này?

Trẻ có thể làm gì

Mẹ xử lý ra sao

Con biết phối hợp cơ thể để đến được nơi con muốn.

  • Con có thể bước từng bước một lên cầu thang.
  • Con có thể đi lùi.
  • Con có thể giữ thăng bằng trên một chân, nhờ đó con mới leo trèo được.

Đi dạo quanh nhà. Dẫn bé đi dạo khu vực gần để bé có thể khám phá thêm nhiều điều thú vị.

Tập cho bé vận động bằng các trò chơi. Xếp từng chồng giấy dưới sàn nhà và hướng dẫn bé nhảy lần lượt qua những “hòn đảo” bằng  giấy”.

Con biết dùng từ ngữ để diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của con.

  • Con có thể nói một câu dài: Mẹ pha sữa hoặc Con chơi bóng.
  • Từ con thích nói nhất là: dạ, có, không, con, của con.
  • Đôi lúc con không kiểm soát được cảm xúc của mình cũng như không diễn đạt thành lời. Con cần mẹ giúp xoa dịu, giúp con bình tâm trở lại.

Hỏi thăm về ý kiến của trẻ: Con thích nhất phần nào trong quyển sách này? 

Hiểu được tình cảm của bé, đồng thời dạy cho bé những kỹ năng xã hội: Mẹ biết con thích chơi chiếc xe xúc cát này nhưng bạn Bo cũng muốn chơi nó. Hay là mình cho bạn ấy mượn chơi một chút con nhé?

Giúp bé làm dịu được cơn giận dữ. Một số trẻ thích được an ủi, dỗ dành. Nhưng một vài trẻ khác lại thích được yên tĩnh một mình.

Trí tưởng tượng của con phong phú hơn

  • Con lấy một đồ vật này và xem nó là một đồ vật khác. Ví dụ như hộp giày của bố “biến” thành giường ngủ cho chú gấu bông của con.
  • Con có thể hiểu được những điều nào là khôi hài hay ngốc nghếch và cười nhạo chúng, như chiếc xe đồ chơi bỗng dưng rống lên như bò rống thay vì kêu bíp-bíp.
  • Đôi khi con cảm thấy sợ hãi. Vì  trí tưởng tượng của con quá phong phú nên con lẫn lộn đâu là thật đâu là do con “giả bộ” ra.

Mẹ chơi trò “giả bộ” để tập cho bé cách xử lý một tình huống mới. Để chuẩn bị tâm lý cho bé đi nhà trẻ, mẹ có thể “giả bộ” làm cô giáo, còn con làm học trò hoặc ngược lại.

Hãy để bé tự dẫn dắt trò chơi. Bạn hỏi bé: Mẹ đóng vai ai đây? Tiếp theo mẹ sẽ làm gì nữa nào?

Giải toả nỗi sợ hãi của bé. Giải thích cho bé hiểu và phân biệt đâu là thật, đâu là không thật. Điều này giúp xây dựng sự tin cậy và cảm giác an toàn ở bé.

Con muốn kết bạn nhưng vẫn cần sự trợ giúp để bé ý thức được hành động chia sẻ với bạn bè.

  • Con thích nhìn các bạn và bắt chước những gì bạn làm.
  • Con có một hoặc hai người bạn thân.

Tạo điều kiện cho bé chơi đùa cùng các bạn cùng trang lứa. Điều này giúp hình thành những kỹ năng giao tiếp.

Giúp bé giải toả những xung đột khi chơi chung với bạn bè. Bạn nên tỏ ra đồng cảm để bé nhận thấy bạn hiểu được việc chia sẻ với bạn bè lại một việc không dễ dàng chút nào với bé. Giúp bé tìm một món đồ chơi khác trong khi chờ khi đến lượt mình chơi. Bạn có thể sử dụng một chiếc đồng hồ bấm giờ để giúp bé học cách chờ đợi.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

8 thói quen xấu khiến bé dễ mang bệnh (P.1)

Hãy cùng MarryBaby điểm mặt một số thói quen xấu mà trẻ nhà bạn thường mắc phải nhé.

1. Nằm ngủ liền sau khi ăn no
Trẻ ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Lượng thức thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá hết làm cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy. Nặng hơn còn có thể gây nên bệnh đau bao tử.

Bên cạnh đó, nếu ăn quá no sẽ khiến dạ dày căng phồng, việc tiết dịch tiêu hoá không đủ, thức ăn không được tiêu hoá hết đã bị bài tiết ra ngoài. Những thức ăn không tiêu hoá đọng lại trong đại tràng sẽ lên men, sinh ra chất độc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho việc tiêu hoá. Điều này sẽ khiến trẻ vừa khó ngủ, vừa tiêu hóa kém.

Lời khuyên từ MarryBaby:
Không nên cho trẻ ăn quá no trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.

Bạn có thể khuyến khích trẻ với các hoạt động nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ. Động viên trẻ cùng bạn ra ngoài đi dạo, tập vài động tác thể dục đơn giản, đánh răng, rửa mặt… Thời gian cho các hoạt động này là từ 15 đến 20 phút và vẫn đảm bảo rằng bé phải lên giường đi ngủ đúng giờ quy định.

2. Thức khuya
Yếu tố khiến trẻ thích phá vỡ quy tắc mỗi lần chuẩn bị đi ngủ có thể là trẻ mải xem bộ phim hoạt hình hấp dẫn, do trẻ ngủ trưa quá nhiều hay các thành viên khác trong gia đình nói chuyện ồn ào khiến bé khó ngủ… Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thức khuya nhiều khiến trẻ ngủ không đủ và sâu giấc. Việc thiếu ngủ có thể đem lại những tác hại cực kỳ xấu cho trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển và thể chất như:

Làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, độ dài của giấc ngủ có ảnh hưởng tới sự tăng cân của trẻ. Những bé ngủ ít hơn 10 tiếng/ngày sẽ có nguy cơ béo phì gấp 3 lần với những bé ngủ 12 tiếng/ngày. Vì ngủ ít sẽ dẫn tới việc tăng hormone kích thích cảm giác đói và làm giảm lượng hormone giúp giảm bớt cảm giác đói.

Ngủ ít làm bé khó phát triển chiều cao. Nhiều chuyên gia tin rằng, loại hormone tăng trưởng giúp cơ thể dài ra, cao thêm được tiết vào khoảng thời gian từ 10 giờ đêm – 1 giờ sáng hôm sau, lúc trẻ ngủ say nhất. Trong trường hợp bé chưa ngủ hoặc ngủ chưa say, hormone này không thể hoạt động hết công suất giúp bé cao lớn thêm được.

thói quen xấu
Thiếu ngủ sẽ khiến trẻ luôn mệt mỏi, cáu gắt

Lời khuyên từ MarryBaby:
Tạo cho trẻ một thói quen sinh hoạt ăn, ngủ đúng giờ. Tất cả mọi việc từ ăn, ngủ, chơi, học hành phải diễn ra đều đặn vào một khoảng thời gian nhất định.

Tập cho trẻ ngủ một mình. Khi cho con ngủ, nên hát hoặc kể một câu chuyện cổ tích. Sự vỗ về, ru nựng của bạn sẽ giúp con có cảm giác an toàn và yên tâm đi ngủ.

Không nên nói chuyện rì rầm bên cạnh khi trẻ ngủ. Trẻ sẽ không thể ngủ ngon nếu xung quanh có nhiều tiếng động ồn ào. Tốt nhất bạn cũng nên tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm cùng trẻ.

3. Cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt
Trẻ tầm 2 tuổi thường không để tay mình được nghỉ ngơi, chúng thích thú với việc cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt. Rõ ràng, đây là một thói quen xấu, có hại cho sức khỏe của trẻ.

Cắn móng tay: Khiến cho những vùng da quanh móng bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cắn móng tay quá sâu còn làm cho vùng da tay bị chảy máu. Đến khi vi khuẩn xuất hiện, vùng móng tay bị bé cắn rất dễ bị nhiễm trùng.

Ngoáy mũi: Vi trùng trên ngón tay có thể khiến nhiễm trùng da bên trong mũi, lây lan bệnh cảm cúm, cảm lạnh.

Dụi mắt: Khi buồn ngủ hay ngứa mắt một chút trẻ thường dụi mắt. Việc đưa tay lên dụi mắt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, có thể gây xước, trợt lòng đen, ảnh hưởng thị lực.

thói quen xấu
Cắt ngắn móng tay để đất không bám vào và trẻ sẽ không có gì để cắn.

 Lời khuyên từ MarryBaby:
Rửa tay thường xuyên và giữ cho móng tay luôn ngắn để đất không bám vào, đảm bảo bàn tay luôn sạch sẽ và trẻ không có gì để cắn nữa

Dạy con cách sử dụng khăn tay hoặc khăn giấy thay vì sử dụng ngón tay để ngoáy mũi, dụi mắt.

Trẻ cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt thường vì đôi tay không có việc gì làm, thừa thãi. Bạn cần cho con luôn bận rộn với đôi tay của mình bằng những hoạt động vui khỏe có ích

4. Ngậm thức ăn
Một số trẻ có thói quen ăn ngậm, bất kể trong bữa ăn chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu vì việc ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường. Lượng đường này bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và dễ làm sâu răng của bé.

Ngoài ra ngậm thức ăn còn là nguyên nhân gây biếng ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh.

thói quen xấu
Nên khen và động viên trẻ khi ăn

Lời khuyên từ MarryBaby:
Khen và động viên khi trẻ ăn. Nếu trẻ tập trung xem tivi mà quên nhai nuốt, phải tắt tivi để trẻ chú ý vào việc ăn uống hơn.

Không nên ép trẻ ăn trong một bữa. Rất nhiều trẻ khi đã hơi lưng dạ là bắt đầu lười nhai. Do đó nên chia nhiều bữa để bé cảm thấy thoải mái hơn.

Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, cần đưa trẻ đến bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Nguyễn Dinh

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Thích việc lặp đi lặp lại

Bé 3 tuổi học được gì qua việc lặp đi lặp lại?
Bạn đã phải đọc đi đọc lại câu chuyện gia đình khủng long tới mức sắp “nổ tung” và tự hỏi không biết bé yêu 3 tuổi tìm thấy điều gì hấp dẫn trong đó nữa?

Có thể việc đọc tới lui một câu chuyện khiến bạn mệt mỏi, nhưng đây lại chính là điều bé cần. Đây là cách bé có thể học hỏi và phát triển kỹ năng.

Khi thuộc một câu chuyện, bé có thể dự đoán được diễn biến tiếp theo. Bé thấy “đắc thắng” với cảm giác biết trước. Đó cũng là lý do tại sao bé lặp đi lặp lại một việc. Bé thích thú cảm giác kiểm soát và làm chủ một kỹ năng nào đó.

Để làm cho câu chuyện nhàm chán trở nên thú vị hơn, cho bé đoán tình tiết diễn biến tiếp theo và thay đổi cách sử dụng từ ngữ. Bé sẽ cảm thấy rất tự hào khi bắt được “lỗi” của bạn.

Bé 3 tuổi rưỡi: Thích việc lặp đi lặp lại
Kiên nhẫn với sở thích đọc đi đọc lại của bé vì nó giúp con bạn tự tin hơn với việc biết trước diễn biến câu chuyện

Cuộc sống của mẹ
Bạn có bị khó ngủ không? Nếu đã từng bị gián đoạn giấc ngủ trong một vài năm qua kể từ khi bé yêu chào đời, đây có thể là thời điểm thích hợp để bạn xem lại thói quen đi ngủ và có biện pháp phục hồi sức khỏe.

Thiết kế phòng ngủ được chắn sáng tốt, bạn có thể lắp thêm rèm chắn sáng nếu cần. Không nên đặt tivi hoặc bàn làm việc trong phòng ngủ. Bạn cũng không nên lắp đặt thiết bị theo dõi bé gần giường ngủ nữa vì những cử động nhẹ hay tiếng thở của bé có thể khiến bạn xao lãng và khó ngủ. Bé cũng đã đủ lớn nên nếu thực sự bé cần, bạn chắc chắn sẽ nghe thấy tiếng bé kêu khóc.

Bạn cứ nghĩ là sau khi bé đã ngủ thiếp đi, bạn sẽ cố gắng làm thật nhiều việc khác. Đừng vội mừng vì bé có thể sớm thức giấc và bạn cũng không thể nào thức canh bé ngủ suốt được.