Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Kỹ năng vận động phối hợp

Kỹ năng vận động phối hợp của trẻ 3 tuổi
Nếu con bạn không thể thực hiện một số vận động thể chất mà những trẻ cùng độ tuổi khác có thể làm, bạn có lo lắng không?

Thực tế kỹ năng vận động phối hợp linh hoạt của cơ thể không chỉ cần thời gian mà còn phụ thuộc vào yếu tố riêng của mỗi trẻ. Một số trẻ có khả năng phối hợp vận động ở độ tuổi rất sớm. Trong khi đó, những bé khác có thể tiến bộ chậm hơn.

Tính cách của bé cũng đóng vai trò quan trọng trong việc này. Một số trẻ ưa thử thách và mạnh dạn với các hoạt động thể chất ngay từ sớm, trong khi đó có bé chỉ thích quan sát cho đến khi có thể khéo léo sử dụng được những ngón tay của mình.

Bé 3 tuổi rưỡi: Kỹ năng vận động phối hợp
Quan sát xem bé yêu đã có những kỹ năng vận động nào mới nhé

Trẻ từ 3- 4 tuổi có thể đạt những mốc phát triển cơ bản về vận động như:

  • Có thể cầm bút chì giữa ngón tay cái và các ngón tay
  • Rót nước từ bình vào tách hoặc ly
  • Tự xúc cơm bằng thìa
  • Tập ném xa và ném cao (không cần chính xác, yêu cầu đơn giản là trẻ có thể phối hợp chuyển động cơ thể)
  • Nhảy lò cò
  • Xếp gạch theo hình tháp

Luôn luôn trao đổi những quan tâm của bạn về quá trình phát triển của bé với bác sĩ. Những linh cảm của người mẹ là vô cùng quan trọng bởi bạn là người chăm sóc, quan sát và hiểu về bé nhiều hơn bất cứ ai.

Cuộc sống của mẹ: Tham gia câu lạc bộ hoặc các lớp nuôi dạy con
Có phải bạn đang tìm kiếm những lời khuyên bổ ích về việc nuôi dạy trẻ ở giai đoạn sắp tới?

Để xâu chuỗi và hệ thống tất cả những kiến thức và kinh nghiệm từ sách vở, các tài liệu chăm sóc trẻ không phải là điều đơn giản.

Có một cách tuyệt vời là bạn có thể tìm đến câu lạc bộ dạy trẻ để thảo luận những ý tưởng với những bậc phụ huynh cũng có cùng mối quan tâm.

Rõ ràng việc dành thời gian riêng cho bản thân hay tách khỏi đứa con thích đòi hỏi là một chủ đề dường như “không tưởng” đối với các ông bố bà mẹ. Việc dành thời gian cho các câu lạc bộ, các lớp dạy trẻ là một cách tốt để bạn thư giãn, kết giao bạn bè có con cái cùng lứa tuổi, đồng thời có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Nhận biết về thời gian

Giúp bé nhận biết về thời gian
Mỗi đứa trẻ có mức độ khả năng nắm bắt thời gian khác nhau. Lúc 3 tuổi, bé chưa biết trình tự phải làm cái gì trước, cái gì sau. Bé cũng không biết được thời gian lâu mau ra sao. Những ý niệm về quá khứ, tương lai còn rất mơ hồ với bé.

Có một cách để giúp bé có khái niệm về thời gian và trình tự là nói cho bé biết những việc sẽ làm trong ngày, ví dụ như, buổi sáng đi công viên, sau đó ăn kem, hay trước khi đi ngủ chúng ta sẽ cùng đọc sách hoặc ngày mai mình sẽ đi thăm ông bà.

Thường xuyên trao đổi với bé về thời gian sẽ giúp bé nhanh chóng nắm bắt khái niệm này hơn. Ở tuổi này, bé chưa có kỹ năng làm toán nên bạn chỉ nên đưa ra thời gian biểu đơn giản, dễ hiểu để bé có thể làm quen dần.

Khi con bạn đã biết định nghĩa các ngày trong tuần (thứ 2, thứ 3…), bất cứ khi nào có cơ hội, bạn nên trao đổi để bé dễ nhớ hơn.

Bé 3 tuổi rưỡi: Nhận biết về thời gian
Thường phải tới tuổi đi học, các bé mới hiểu rõ khái niệm giờ giấc


Cuộc sống của mẹ: Giải tỏa áp lực trong cuộc sống
Dù mẹ có kiên nhẫn, vui vẻ, tuyệt vời và nuông chiều con đến đâu, cũng có lúc bạn muốn hét lên.

Thực ra, có thể chẳng phải vì bé hư mà do mẹ quá căng thẳng với những đêm mất ngủ thường xuyên hay gánh nặng chi tiêu. Mẹ có thể thử một vài gợi ý sau đây để giải tỏa tâm trạng:

  • Đi dạo một mình trong vườn hay khuôn viên trước nhà để tĩnh tâm lại.
  • Nói chuyện với bạn bè hay các bà mẹ khác, có thể là cà phê gặp gỡ hay chỉ tán gẫu trên mạng.
  • Lướt qua các gian hàng mua sắm trên mạng và xếp đầy vào giỏ hàng những thứ bạn yêu thích (sau đó có thể không mua gì cả).
  • Để các CD dành cho trẻ sang một bên và nghe những bản nhạc mình yêu thích.
  • Thử hít thở sâu (như tập yoga).
Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 3 tuổi: Ích lợi của việc chơi bóng

Phát triển kỹ năng vận động khi bé chơi bóng
Bạn thử nghĩ xem món đồ chơi nào hoàn hảo cho một đứa bé 3 tuổi, bằng nhựa hoặc cao su, không cần pin, có thể cho trẻ chơi theo mọi cách và cũng không hề đắt đỏ? Câu trả lời chính là những quả bóng, mà có thể nhà bạn cũng đã có vài quả rồi!

Bé 3 tuổi chỉ biết rằng chơi với bóng là một điều rất rất tuyệt. Nhưng bạn có biết khi bé chơi bóng, các động tác chụp, đá, lăn đòi hỏi sự phối hợp tay và mắt kết hợp cùng các cơ bắp khác của cơ thể để giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng vận động tinh cũng như vận động thô.
Sự phát triển phối hợp sẽ hữu ích cho trẻ khi thực hành kỹ năng viết, đi xe đạp và những kỹ năng khác sau này.

Ở tuổi lên 3, con bạn có thể đá và ném một quả bóng khá tốt. Tuy nhiên, làm việc đó chính xác lại là chuyện khác. Bắt bóng là một việc khó khăn rất lớn với trẻ. Hầu hết trẻ em độ tuổi này không thực sự phối hợp được với người bắt bóng cho đến khi trẻ được 10 tuổi. Lúc này, trẻ chỉ có thể bắt được những trái bóng lớn với 2 tay để phía trước nếu như người lớn đưa bóng đúng chỗ. Bước tiếp theo sẽ là gì? Bắt bóng bằng khuỷu tay? Tuy nhiên, có lẽ phải mất thêm một hoặc hai năm nữa để trẻ làm được điều đó.

Kỹ năng bắt bóng thường khác nhau giữa các trẻ ở độ tuổi này. Một số trẻ có thể trở thành “găng tay vàng” ngay từ sớm. Một số khác cần luyện tập nhiều hơn hoặc bớt nhút nhát hơn. Bạn nên cho trẻ chơi cùng một quả bóng lớn, mềm và có nước hoặc bóng chuyên dùng trên bãi biển, những quả bóng này giúp trẻ dễ chơi hơn và không làm trẻ đau nếu chẳng may bị bóng văng trúng người.

Bé 3 tuổi: Ích lợi của việc chơi bóng
Bạn có biết trò chơi với bóng có thể giúp bé 3 tuổi phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ?

Cuộc sống của mẹ: Bé đã trở thành nhà đàm phán thông minh?
Lần sau, khi bạn nói “Không” với một trong những yêu cầu của bé 3 tuổi, đừng ngạc nhiên nếu bé đi thẳng vào phòng và hỏi y như vậy đối với chồng hoặc vợ bạn.

Trong việc xác định ranh giới, trẻ tuổi này đã đủ thông minh để tìm ra “giới hạn” của ba mẹ có thể khác nhau. Trẻ biết ai cưng chiều theo ý của mình trong gia đình. Trẻ cũng bắt đầu có những cuộc đàm phán với bạn như: “Một miếng cắn to hay nhỏ hả mẹ?” khi bạn muốn trẻ hoàn thành phần ăn của mình trước khi ra sân chơi.

Vậy phải làm thế nào nếu bạn nói “Không” nhưng chồng bạn lại nói “Được”? Tốt nhất là bạn nên tránh càng xa kịch bản này càng tốt bằng cách làm cho mọi chuyện sáng tỏ và đưa ra những quy định của gia đình.

Nếu vẫn xảy ra chuyện “mẹ nói không ba nói có” với những điều chưa được thống nhất từ trước, giải thích với chồng lý do bạn không đồng ý cho trẻ làm điều này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị cho những cuộc đàm phán nhẹ nhàng và kiên trì để đưa ra cách giải quyết những vấn đề nhỏ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Phát triển ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ
Bé 3 tuổi đã biết nói và bước sang một giai đoạn mới trong việc phát triển ngôn ngữ của mình, vốn từ mở rộng thêm và khả năng sử dụng ngữ pháp đáng ngạc nhiên khiến bạn có thể hiểu được hơn… 3 hoặc 4 từ trong những gì trẻ nói.

Bé thường sử dụng những câu dài hơn, thường trên 3 từ, và phát triển nhiều hơn về từ vựng, từ 300 đến 1.000 từ hoặc nhiều hơn.

Các bé 3 tuổi rất thích nói và hát. Cách diễn đạt dài dòng cũng là một dấu hiệu của tuổi này. Trẻ có thể trả lời những câu hỏi đơn giản hoặc đặt câu hỏi với bạn. Đôi khi, trẻ chỉ nói liên miên không ngừng chứ không mấy để ý đến câu trả lời.

Trẻ cũng bắt đầu mô tả những gì trẻ nhìn thấy hoặc đang làm và bắt đầu tìm từ ngữ để giải thích cho những chuyện đó. Bạn nên chỉ cho trẻ cách sử dụng tính từ nhiều hơn, ví dụ: chiếc xe hơi to màu đỏ, và dùng đúng động từ trong mỗi hoàn cảnh.

Bé 3 tuổi: Phát triển ngôn ngữ
Bé 3 tuổi đã biết nhiều từ hơn nhưng có thể chưa biết diễn đạt đúng những gì bé muốn nói

Cuộc sống của mẹ: Phân biệt nỗi sợ ban đêm và ác mộng
Khi con khóc vào ban đêm, luôn cho rằng trẻ đang nằm mơ thấy ác mộng. Bé có thể đang trải ngiệm nỗi sợ hãi ban đêm.

Nỗi sợ hãi ban đêm xảy ra khi trẻ chuyển từ giấc ngủ sâu sang một giấc ngủ nông hơn, thường từ 10 giờ đến nửa đêm.

Con bạn có thể ngồi trên giường và hét lên hoặc lăn qua lăn lại, đổ mồ hôi và thở gấp. Thậm chí ngay cả khi mắt trẻ mở, trẻ cũng chưa tỉnh hẳn hoặc không tương tác với bạn.

Đừng thử đánh thức trẻ khi trẻ đang trải qua nỗi sợ này. Lúc này nên ở lại với trẻ để chắc rằng trẻ được an toàn. Trẻ sẽ chẳng còn nhớ gì đến nỗi sợ ấy vào ngày hôm sau.

Trong khi đó, những cơn ác mộng thường xảy ra trong một giai đoạn của giấc ngủ, thường là vào sáng sớm. Trẻ có thể khóc hoặc gọi bố hoặc mẹ. Chúng cũng có thể chạy sang phòng bạn, kể cho bạn nghe chi tiết về con quái vật kinh khủng trong giấc mơ. Đôi lúc trẻ cũng không chắc chắn chuyện gì đang xảy ra. Lúc này, nên nhẹ nhàng an ủi trẻ. Trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy thoải mái.

Nỗi sợ hãi ban đêm xảy ra khi trẻ cảm thấy mệt hoặc dễ bị kích động. Hầu hết chuyện này xảy ra đối với trẻ gần đến tuổi tiểu học.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Phân biệt màu sắc

Bé 3 tuổi có thể phân biệt màu sắc
Bé có thể chỉ đúng màu sắc bạn hỏi, kể tên được 4 màu hoặc nhiều hơn khi trẻ hơn 3 tuổi. Bạn có thể áp dụng một số cách thú vị dưới đây để giúp trẻ nắm vững kỹ năng này:

  • Đưa màu sắc vào trong câu chuyện hàng ngày: “Hôm nay con muốn mặc áo màu gì?”, “Chúng ta thử tìm chiếc xe màu trắng xem”. Khi bạn đọc sách cho trẻ nghe, có thể yêu cầu trẻ tìm chú chim xanh trong sách hoặc hỏi trẻ con vịt màu gì.
  • Trộn màu lại với nhau: Bạn nhào đất sét hoặc bột bánh, chia thành nhiều phần khác nhau, thêm một vài giọt màu thực phẩm trong mỗi phần và nhào lại. Sau đó bạn và bé cùng thử nghiệm cách pha trộn màu sắc với nhau như: “Con nghĩ sao nếu chúng ta trộn chung màu vàng và màu đỏ?”, hoặc một ý tưởng thú vị khác như đổ nước vào chai thủy tinh trong, để con bạn nhỏ vào đó vài giọt màu thực phẩm, đặt chai lên cửa sổ để ánh nắng xuyên qua.
  • Sắp xếp trò chơi: Hầu hết các bé 3 tuổi bắt đầu phân loại đồ chơi theo ý tưởng bất chợt chứ không theo màu sắc hoặc kích thước. Cũng không phải quá sớm để cho trẻ chơi trò chơi phân biệt màu sắc. Đưa cho trẻ những khối gỗ với nhiều màu sắc khác nhau, yêu cầu con bạn sắp xếp chúng lại theo từng màu hoặc để trẻ giúp bạn phân loại vớ theo màu. Thật thú vị khi thấy trẻ suy nghĩ và giải quyết mọi việc theo cách riêng của mình.
  • Tạo cầu vồng: Làm ra nhiều màu sắc sinh động bằng cách để một lăng kính trong ánh mặt trời sao cho xuất hiện hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Cầu vồng xuất hiện nhảy múa trên tường sẽ khiến con bạn thích thú, bạn có thể chỉ cho trẻ thấy những màu sắc tạo nên cầu vồng.
Bé 3 tuổi: Phân biệt màu sắc
Cho bé 3 tuổi chơi các trò chơi với màu sắc để phát triển khả năng của bé

Cuộc sống của mẹ: Lưu giữ những tác phẩm của bé
Có khi nào bạn tự hỏi nên làm gì với tất cả các “tác phẩm nghệ thuật” của bé? Bạn không thể lưu giữ tất cả, chỉ nên giữ lại những thứ bạn thích, còn lại có thể bỏ đi khi trẻ không để ý.

Nên dán một số bức vẽ lên tủ lạnh và giữ chúng ở đấy trong một khoảng thời gian. Lúc này, trẻ đã có thể nhớ được mọi chuyện trong quá khứ chứ không phải chỉ một vài tích tắc nữa. Đứa con đầy tính nghệ sĩ của bạn sẽ cảm thấy tự hào vì tạo được thành tựu: “Nhìn con có thể làm được gì này!”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Thích bắt chước

Bé 3 tuổi rưỡi hay bắt chước người lớn
Thỉnh thoảng khi quan sát con chơi đùa, bạn cứ nghĩ sau này lớn lên, con bạn sẽ trở thành diễn viên. Bé 3 tuổi thường dành hầu hết thời gian để chơi và nói chuyện với búp bê. Bắt chước người lớn nói chuyện hay giả nhiều giọng khác nhau trong vai nhiều nhân vật như giọng dễ thương của em bé hay mạnh mẽ của siêu nhân.

Cách một em bé 3 tuổi rưỡi giả nhiều giọng nói khác nhau như vậy chứng tỏ bé biết cách biến hóa ngôn ngữ khi sử dụng. Trong lúc lắng nghe những cụm từ hay ngữ điệu quen thuộc, bé sẽ phát hiện ra rằng cách người lớn nói chuyện với nhau rất khác với trẻ con. Chẳng hạn cách mẹ nói chuyện với bà ngoại sẽ rất khác với cách mẹ nói chuyện với đồng nghiệp. Bé vô tình nghe thấy và bắt chước theo trong những vở kịch của bé. Đó là lý do tại sao trẻ rất hay nói chuyện huyên thuyên, vì bé đang bắt chước và thực tập theo người lớn.

Bé 3 tuổi rưỡi: Thích bắt chước
Nên tận dụng tính bắt chước của bé 3 tuổi rưỡi để dạy con những thói quen tốt

Lưu lại những hình ảnh dễ thương của bé
Với nhiều mẹ, việc có những cuốn album hay tập tin ảnh lưu giữ tất cả hình ảnh của con từ lúc còn trong bụng mẹ đến khi chào đời là điều rất thú vị. Cùng tham khảo một số bí quyết giúp bạn có những tấm ảnh đẹp nhé:

Tắt đèn flash, ánh sáng sẽ mềm và ít nhiễu hơn.

Nên chụp ở ngoài trời để có ánh sáng tốt hơn, chọn phông nền đơn giản hơn sẽ thấy bé nổi bật hơn.

Đối với những tấm ảnh chụp xa, cần có độ phân giải cao thì máy ảnh kỹ thuật số là lựa chọn hàng đầu.

Nên chụp ảnh tự nhiên trong lúc trẻ đang mải mê chơi đùa, chạy nhảy, ca hát…

Thêm đạo cụ như những chùm bong bóng màu sắc sẽ làm hình ảnh thêm sinh động và tuyệt vời hơn. Bạn có thể nhờ người khác thổi bóng giúp bạn khi chụp.

Đừng nhét máy ảnh vào túi mà để máy ảnh luôn ở chế độ sẵn sàng vì bạn có thể bỏ lỡ những khoảnh khắc kỳ diệu mà không thể biết trước được.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Phát triển kỹ năng vận động tinh

Giúp bé 3 tuổi rưỡi khéo tay hơn
Để giúp bé có thể thuần thục trong các kỹ năng vận động tinh như dùng tay viết chữ và làm các động tác phức tạp hơn, bạn nên cho bé tập vận động các các cơ ở bàn tay và cổ tay và học cách điều khiển chúng một cách chuẩn xác ngay bây giờ. Một số gợi ý tuyệt vời để giúp bé phát triển các kỹ năng vận động tinh và trở nên khéo léo hơn như sau:

  • Khi bạn làm bánh hoặc nấu ăn, thử cho bé tập sử dụng dụng cụ xay tiêu, cốc đo nguyên liệu, dụng cụ vét bột hoặc muỗng canh.
  • Mặc đồ, thay đồ cho búp bê.
  • Nhồi bột thành các hình thù khác nhau, sau đó nướng thành bánh.
  • Dùng phấn vẽ lên bảng chuẩn bị sẵn.
  • Chơi đổ nước vào bồn tắm hoặc hồ bơi trẻ em bằng ly hay gáo múc nước nhỏ.
  • Chơi với đất sét, có thể cho bé dùng dụng cụ cắt và đúc khuôn sẽ vui hơn.
  • Dùng cọ tập vẽ để vận động ngón tay.
  • Chơi nhạc cụ như đánh trống, đàn piano đồ chơi hoặc đàn ghi-ta.
Bé 3 tuổi: Phát triển kỹ năng vận động tinh
Được rèn luyện kỹ năng vận động với bàn tay qua các hoạt động tại nhà, ba mẹ không cần phải bắt bé tập viết sớm mà bé vẫn viết tốt khi đến tuổi đi học

Cuộc sống của mẹ
Bé 3 tuổi thường rất tập trung và bị cuốn vào những việc bé đang làm trong lúc chơi đùa. Bạn cần cho bé thời gian chuẩn bị trước khi yêu cầu bé ngừng một hoạt động để chuyển sang hoạt động khác, nên nhắc nhở cho bé hiểu: “Con chơi cầu tuột hai lần nữa thôi nhé, chúng ta phải rời công viên để về nhà rồi” hoặc: “Đến giờ rửa tay ăn cơm thôi!”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Kỹ năng giao tiếp

Bé 3 tuổi và bước tiến trong kỹ năng giao tiếp
Ở lứa tuổi lên 3, trẻ đang dần dà học cách thể hiện những gì mình muốn làm hoặc nhờ người khác làm. Đây cũng là thời điểm kỹ năng giao tiếp của bé phát triển.

Bé sẽ quan sát và mô phỏng lại cách giao tiếp của ba mẹ để thể hiện mong muốn của mình, chẳng hạn như mỗi khi bạn nói: “Xin lỗi” trước khi bạn cắt ngang một cuộc trò chuyện, bé 3 tuổi sẽ ý thức được rằng đây là cách gián đoạn nhã nhặn mà không xen vào vô phép.

Bé 3 tuổi: Kỹ năng giao tiếp
Hãy cẩn thận! Các bé 3 tuổi đang quan sát và bắt chước bạn đấy.

Chú ý khi giao tiếp với trẻ
Có thể bạn đang tạo ra rất nhiều tình huống mô phỏng như vậy mà không nhận ra điều này:
Những lúc bạn nói: “Mẹ có thể chơi cùng con không?” là bạn đang dạy bé làm thế nào khi muốn tham gia một hoạt động.

Khi gợi ý: “Bin à, con hãy hỏi bạn Ti xem con có thể mượn chơi xe đạp của bạn được không nào” là cách bạn dạy bé làm thế nào để hỏi mượn đồ chơi.

Nhắc bé: “Hãy nói cảm ơn khi con nhận quà nhé” là lúc bạn dạy trẻ làm thế nào bày tỏ lòng biết ơn.

Đề nghị: “Bây giờ mẹ giữ thùng và con đổ nước vào nhé?” là mô phỏng cách phân chia công việc.

Nói với bé: “Điều đó làm mẹ thấy buồn (hoặc giận)” là chỉ cho bé cách thể hiện cảm xúc tốt hơn nhiều so với việc bạn nổi trận lôi đình, bởi trẻ đang quan sát và mô phỏng “bắt chước” rất nhanh những điều học được từ cha mẹ. Bạn nên đảm bảo mình đang giao tiếp với trẻ theo cách bạn mong muốn được đáp lại từ con.

Cuộc sống của mẹ: Làm sao để thu hút sự chú ý của bé?
Các bé 3 tuổi thường ít tập trung, dễ phân tâm bởi những lôi cuốn bên ngoài. Nếu muốn bé chú ý, cha mẹ nên nói chuyện với bé nhẹ nhàng thôi.

Bạn nghĩ rằng nói to hơn sẽ là cách tốt, nhưng thực ra la hét có thể khiến trẻ hoảng sợ. Nếu phải nghe mắng quá thường xuyên, thông thường trẻ sẽ lảng trốn hoặc bỏ ngoài tai.

Mặc khác, nói chuyện dịu dàng hoặc thì thầm lại rất có sức hấp dẫn với trẻ. Bé sẽ không có cách nào khác là chạy đến gần hơn để nghe điều mẹ đang nhắn nhủ.

Kích thích trí tò mò của trẻ: Trẻ mẫu giáo cũng thấy hấp dẫn đối với những từ như bí mật, đặc biệt và kỳ diệu, điều này làm trẻ nghĩ tất cả những lời đề nghị sẽ có điều gì đó tuyệt vời và thú vị sắp xảy ra.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 3 tuổi: Thói quen xem TV

Có nên cho bé 3 tuổi xem tivi nhiều hay không?
Bạn có biết rằng các bé 3 tuổi sẽ học hỏi nhiều hơn khi tự khám phá thế giới xung quanh chứ không phải chỉ ngồi trước màn hình tivi. Nếu có thể, tạo cho con nhiều cơ hội để vui chơi và tham gia những hoạt động ngoài trời

Những năm mẫu giáo là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất về tinh thần, thể chất và cảm xúc của bé. Theo khuyến nghị của các chuyên gia tâm lý, không nên để bé xem tivi quá 2 giờ mỗi ngày, và không xem chương trình có tính chất bạo lực.

Việc cho bé xem tivi trong 30 phút với chương trình phù hợp gây hại lớn và ba mẹ có một chút thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng và làm cho bé 3 tuổi có những thói quen xấu khi xem tivi.

Bé 3 tuổi: Thói quen xem TV
Muốn dạy bé 3 tuổi thói quen lành mạnh khi xem TV, ba mẹ phải là người làm gương

Tập cho bé xem tivi đúng cách
Không dò tất cả các kênh xem có gì đang chiếu: Nếu chương trình được chọn cho bé đã hết, hãy tắt tivi. Kể cả khi bạn chiếu DVD cũng nên có nguyên tắc giới hạn từng tập. Cách này sẽ tập cho con thói quen: khi chương trình kết thúc cũng là lúc giờ xem tivi kết thúc.

Không để tivi mở khi bạn đang làm việc khác: Nếu bạn không theo dõi, hãy tắt tivi, tiếng động và hình ảnh của tivi sẽ khiến bé mất tập trung với việc học hành và các hoạt động khác.

Không nên xem tivi khi ăn cơm. Bữa cơm gia đình không phải là lúc cả nhà tụ tập trước màn hình tivi, mà là thời gian mọi thành viên quây quần, chuyện trò. Đây là nơi phát triển những bài học giá trị về cuộc sống và tình cảm yêu thương gắn kết.

Hãy cố gắng xếp lịch xem tivi đúng giờ mỗi ngày: Việc lên thời gian cụ thể nhằm để bé biết sẽ phải chờ đợi điều gì và biết là không thể xem tivi mọi lúc. Điều này có thể làm giảm bớt những cuộc tranh cãi khi bật/tắt tivi.

Bạn có thể xem tivi cùng với bé để chuyện trò với con về những gì bạn đang xem. Ở độ tuổi này, bé sẽ cần được giải thích rằng nội dung của phim hay chương trình quảng cáo đôi khi không có thật.

– Cần chắc chắn rằng người giữ bé hoặc chăm sóc bé cũng biết những quy tắc này.

Trên hết, cha mẹ nên làm gương cho con trẻ. Nếu thấy bạn ngồi trước tivi hàng giờ, bé sẽ lập tức thắc mắc: “Tại sao con không được xem?”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Sử dụng kéo an toàn

Tập cho bé 3 tuổi sử dụng kéo an toàn
Một số bậc cha mẹ cảm thấy rất lo ngại khi cho bé 3 tuổi tập sử dụng kéo. Trên thực tế, bé 3 tuổi đã có thể tập những thao tác này. Phụ huynh cần mạnh dạn khuyến khích trẻ phát triển khả năng vận động bằng những hoạt động kết hợp thao tác tay chân và thị giác.

Hầu hết những em bé lên 3 đều đã có thể tự cắt một tờ giấy. 3 tuổi rưỡi các em đã có thể cắt thành những đường thẳng ngay ngắn dù chỉ dài vài phân. Thậm chí, có nhiều em còn cắt được những đường cong. Chúng ta có thể tập cho trẻ như sau:

  • Để trẻ ngồi ngăn ngắn ở bàn khi tập cắt, dán.
  • Chỉ dẫn cho trẻ cách xỏ tay vào kéo, giữ kéo một cách chính xác.
  • Cần chọn loại kéo an toàn dùng cho trẻ nhỏ, quan trọng nhất ở kích thước và chất liệu. Hiện nay có một số loại kéo làm bằng nhựa vẫn có thể cắt giấy để chúng ta chọn.
  • Kẻ những đường thẳng thật rõ lên mặt giấy để trẻ cắt theo. Ban đầu, nên chọn giấy dày như giấy bưu thiếp, sau đó lần lượt chọn loại giấy mỏng hơn như giấy thủ công và cuối cùng là giấy thông dụng. Trẻ sẽ nhanh chóng cắt vụn những tờ giấy này.
  • Nếu bé chưa quen với thao tác cầm kéo, bạn có thể chọn một bài tập khác cũng với những động tác tương tự. Đó là cho con bạn sử dụng một chiếc kẹp để gắp đồ vật nhỏ xung quanh. Với chiếc kẹp có thể gắp mở, tay trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn.
Bé 3 tuổi: Sử dụng kéo an toàn
Nên chọn cho bé 3 tuổi loại kéo đầu tròn và bọc nhựa để tăng sự an toàn

Cuộc sống của mẹ: Tránh những xáo trộn sau kỳ nghỉ

  • Kỳ nghỉ của gia đình bạn có thể khá rắc rối nếu làm thay đổi thói quen sinh hoạt của bé.
  • Trẻ tuổi mẫu giáo rất dễ bị chệch khỏi giờ giấc sinh hoạt thông thường như ngủ trễ hơn, thường xuyên đánh thức cha, mẹ vào giữa đêm.
  • Con bạn sẽ nhanh chóng tập lại nề nếp sinh hoạt nếu bạn nghiêm khắc đồng thời kiên nhẫn áp dụng cùng trẻ.