Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Cơ bắp mềm và lỏng lẻo

Dấu hiệu giảm trương lực cơ
Nếu cơ bắp của bé trông lỏng lẻo và yếu ớt và khi dùng tay nhấc bé từ dưới nách có cảm giác như bé đang trượt khỏi tầm tay, bé có thể mắc phải chứng giảm trương lực cơ, trương lực cơ yếu. Các triệu chứng của trương lực cơ yếu xuất hiện rõ ràng khi bé lên 2 như không đi được loại xe 3 bánh cho trẻ em, gặp vấn đề về giữ thăng bằng, phản ứng chậm, di chuyển không linh hoạt, sức mạnh cơ bắp yếu…

Nguyên nhân giảm trương lực cơ
Những nguyên nhân nghiêm trọng gây ra tình trạng giảm trương lực cơ là hội chứng Down hay loạn dưỡng cơ và sẽ được chẩn đoán khi bé bước vào thời kỳ tập đi. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là trương lực cơ yếu bẩm sinh lành tính, về cơ bản đây không phải dấu hiệu cho sự chậm phát triển. Các bé mắc phải tình trạng này thường gặp khó khăn khi nhảy hoặc leo trèo, nhưng sẽ cải thiện theo thời gian.

Giải pháp điều trị giảm trương lực cơ
Để tăng sức mạnh và sức chịu đựng cho các cơ cũng như chống lại khả năng cơ bị suy giảm chức năng, bé sẽ cần tập luyện thường xuyên như tham gia lớp thể dục dụng cụ hay bơi lội. Mặc dù các bé có trương lực cơ yếu không mạnh khỏe và khéo léo như các bạn đồng trang lứa nhưng việc tăng cường tập luyện trương lực cơ sẽ giúp bé thành thạo những kỹ năng thể chất sau này như đi xe đạp hay leo trèo qua các thanh xà.
dieu tri truong luc co 1

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Vì sao bé hay đi nhón gót?

Dấu hiệu trẻ có vấn đề khi đi nhón gót chân
Hầu hết các bé thỉnh thoảng đi nhón gót khi chơi đùa, ví dụ trong các trò chơi cần di chuyển thật khẽ, bé sẽ vịn vào đồ đạc trong nhà và di chuyển bằng các đầu ngón chân. Một số bé cũng thích đi nhón gót tới lui vì cảm thấy như thế thật khác biệt và thú vị. Nói chung, việc các bé dưới 2 tuổi đi nhón gót chân không phải vấn đề đáng lo ngại và thường sẽ không trở thành thói quen lâu dài.

Tuy nhiên, nếu bé có một vài trong các dấu hiệu dưới đây, ba mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để được kiểm tra:

  • Hầu như chỉ đi bằng đầu ngón chân
  • Cơ bắp căng cứng
  • Thiếu sự phối hợp giữa các chi
  • Đi đứng một cách vụng về, thường xuyên vấp ngã hoặc đi lạch bạch
  • Có bất thường trong sự phát triển kỹ năng vận động, ví dụ như bé không thể cài nút áo của mình
  • Đứng không vững khi đi chân trần
  • Mất đi các kỹ năng vận động đã có
Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Đi nhón gót có thể là dấu hiệu của bại não
Đi nhón gót có thể là biểu hiện của một số vấn đề về thể chất, trong đó có bệnh bại não

Nguyên nhân trẻ có vấn đề khi đi nhón gót chân
Nếu bé con của bạn luôn đi theo kiểu nhón gót, bé có thể gặp vấn đề về thể chất chẳng hạn như bẩm sinh gân achilles, gân ở gót chân hơi ngắn nên cứ chuyển động là nhón gót. Điều này sẽ làm cản trở bé đứng thẳng trên bàn chân và giới hạn mức độ vận động ở mắt cá chân. Bên cạnh đó, việc đi nhón gót có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn vận động, một tình trạng của bệnh bại não.

Có nhiều loại bại não và phổ biến nhất là bại não thể co cứng, có nghĩa là các chi bị co cứng, cử động khó khăn. Trẻ em sinh non có nguy cơ bị bại não cao hơn các bé sinh đủ tháng do sinh non có thể bị xuất huyết trong não, gây tổn thương các bộ phận điều khiển hoạt động của não. Đôi khi người mẹ hay thai nhi bị nhiễm trùng trong thời gian người mẹ mang thai cũng làm tổn hại mô não và dẫn đến bại não. Đôi khi trẻ sinh non phát triển một tình trạng gọi là nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất gây tổn thương những dây thần kinh điều khiển sự vận động.

Bé đi nhón gót cũng có thể do mắc phải hội chứng liệt nửa người, đây là một dạng của bại não, trong đó các gân Achilles của bé rất căng, gót chân bị kéo lên và các ngón chân hướng xuống. Nếu nguyên nhân làm bé đi nhón gót xuất phát từ những tổn thương não, tình trạng này thường xuất hiện cùng với sự chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ và bệnh tự kỷ. Vì vậy, nếu bé xuất hiện các vấn đề này cùng lúc, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra.

Nếu bác sĩ xác định bé không bị bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vận động mắt cá chân của bé tốt, bé có thể được chẩn đoán tình trạng đi nhón gót tự phát. Điều này có nghĩa là không xác định được nguyên nhân và việc bé đi nhón gót chỉ là do thói quen.

Giải pháp điều trị việc bé đi nhón gót chân
Viiệc bé đi nhón gót chânquen. bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vận động mắt cá chân của bé tốt, bé có thể được chẩn đoán tình trạngp sệc vì v bé đi nhón gót chânquen. bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vậu khi bé đi nhón gót chân quen.

Nếu bé có vấn đề về thể chất, ví dụ như gân Achilles ngắn, việc điều trị có thể bắt đầu với vật lý trị liệu trong đó bao gồm kéo co giãn. Bác sĩ sẽ cho bé mang một dụng cụ chỉnh hình mắt cá chân, bàn chân, đây là một giá đỡ bằng nhựa với trọng lượng nhẹ ôm theo mặt sau của chân và giữ bàn chân ở một góc 90 độ. Bé sẽ cần mang dụng cụ này cả ngày và đêm cho đến khi hết hẳn tình trạng đi nhón gót. Tất nhiên, bạn có thể tháo nó ra khi tắm bé hoặc khi bé thực hành các bài tập tăng cường. Một số ít trường hợp có thể cần thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình hình.

Nếu nguyên nhân sâu xa của tình trạng đi nhón gót là do bệnh bại não hoặc tự kỷ chứ không phải là do vấn đề về thể chất, các liệu pháp điều trị sẽ giúp cải thiện những yếu tố cơ bản. Trong trường hợp đó, bước đầu tiên để xác định hình thức điều trị mà bé cần là đánh giá lại quá trình phát triển của bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Làm gì khi bé không chịu thay quần áo?

Thử nghĩ xem bao nhiêu người trưởng thành sẽ dám mặc một bộ đồ ra đường từ ngày này qua ngày khác? Vì thế chuyện bạn bực mình khi bé không chịu thay quần áo là có thể hiểu được, nhưng cũng nên hiểu rằng bạn không cần ép buộc bé mặc những bộ đồ bé không thích.

Nếu bé cảm thấy khó chịu với quần áo của mình, vì chúng quá nóng khi mặc ra đường, ba mẹ nên để bé mặc bộ đồ mềm mại, yêu thích của bé. Bé sẽ vui vẻ và không có chuyện gì phải tranh cãi ở đây cả. Với quần áo mới mua, bạn thử làm mềm vải bằng cách giặt bộ quần áo đó vài lần.

Làm gì khi bé không chịu thay quần áo?
Việc bé không chịu thay quần áo có thể kỳ lạ nhưng đều có nguyên nhân cả

Để giúp bé làm quen với việc thay quần áo, bạn cũng nên lựa chọn quần áo cho bé thật cẩn thận, tránh những bộ có chất vải cứng, dễ gây trầy xước hoặc quá cầu kỳ. Chắc chắn, quần shorts lưng thun dễ mặc hơn quần shorts dùng nút và dây kéo, áo dệt kim, áo thun thân thiện với bé hơn là áo sơ mi cài nút. Bạn nên tránh mua nhiều áo khoác cùng lúc, một số kiểu là đủ mặc cho tất cả các dịp.

Nếu những lúc họp mặt gia đình hoặc sự kiện quan trọng, bạn cần bé mặc một bộ quần áo lịch sự hơn, bạn cần phải chuẩn bị từ trước. Bé con rất “ghiền” quần lưng thun, bé sắp đi dự tiệc cưới và bạn muốn bé mặc bộ đồ vest mà vẫn vui vẻ? Bạn có thể thử cho bé coi một đoạn phim quay cảnh đám cưới, chỉ cho bé các bé phụ dâu, phụ rể trong đám cưới. Sau đó dẫn bé tới một cửa hàng bán quần áo, cho bé lựa một bộ đồ vest nhỏ và tập cảnh đi lên đi xuống trên lối đi trong nhà. Bằng cách này, bé sẽ làm quen dần với bộ đồ mới cũng như cảm thấy hứng thú với việc mặc nó.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ chậm nói là căn bệnh của thời hiện đại?

Vì sao trẻ chậm nói?

Chị Thu Mai (Q.Gò Vấp) có bé gái gần 2 tuổi, thế nhưng chẳng biết nói gì ngoài ba và mẹ, chị bảo: “Bé muốn đòi gì cũng chỉ trỏ rồi ư ư, mình đang lo lắng không biết có phải là con bị tự kỷ không nữa”.

Còn chị Minh Thư (Q.10) thì có cậu con trai cũng gần 3 tuổi, mập mạp khỏe mạnh nhưng cũng chậm nói, nhiều lần chị cũng dự định đưa con đi thăm khám xem con có bị sao không, nhưng chồng chị bảo: “Chả sao hết, có đứa nhanh có đứa chậm, rồi con sẽ biết nói thôi”. Thế nên lần lựa mãi chị mới đưa con đi bệnh viện nhi, bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân thì được biết ba mẹ đi làm suốt ngày, cu cậu ở nhà với bà nội. Bà cũng ít nói nên cu cậu cũng chậm nói theo. Tối ba mẹ đi làm về thì nhiều khi cu cậu đã ngủ mất rồi nên anh chị cũng ít có thời gian nói chuyện với con.

Trẻ chậm nói, căn bệnh thời hiện đại?
Khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói nên đưa đến bệnh viện để khám chữa kịp thời

Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Trẻ chậm nói thường là do hai nguyên nhân: nguyên nhân về thực thể và nguyên nhân tâm lý. Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…). Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

Thế nhưng theo số liệu của bệnh viện Nhi đồng 2 thì số trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý chiếm tới 70% tổng số trẻ đến điều trị tại khoa này. Phải chăng, cuộc sống ngày càng hiện đại, các bậc phụ huynh bị cuốn mình theo công việc, vì thế, con cái cũng không được quan tâm chăm sóc nhiều hơn và chậm nói cũng là một căn bệnh của thời hiện đại?

Giải pháp nào cho trẻ?

Thạc sỹ Tâm lý Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy – Giảng viên Đại học Hoa Sen TP.HCM cho biết: “Khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói, tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện nhi để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Nếu trẻ chậm nói xuất phát từ nguyên nhân thực thể có liên quan đến tai mũi họng, thì các bác sĩ sẽ có những biện pháp cụ thể,có thể làm những tiểu phẫu nhỏ, hoặc đeo máy trợ thính để giúp bé học nói dễ dàng hơn. Con nếu xuất phát từ nguyên nhân tâm lý, thì chính ba mẹ sẽ là người giúp bé học nói nhanh nhất”.

Thạc sỹ Tâm lý Dạ Thy cũng gợi ý các bậc phụ huynh một số giải pháp giúp trẻ học nói nhanh hơn:

  • Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con, trò chuyện thường xuyên là cách giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Thậm chí, các bậc phụ huynh cũng nên trò chuyện với con ngay từ trong bụng mẹ, để khi chào đời, trẻ cũng có thể nhận ra giọng của ba mẹ và phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn.
  • Đọc truyện, hát và kể cho trẻ nghe những câu chuyện nhỏ ngay khi trẻ còn nhỏ, thậm chí là 3-4 tháng tuổi để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
  • Chỉ cho trẻ những đồ vật xung quanh trẻ và dạy trẻ biết cách gọi tên để làm phong phú thêm khả năng ngôn từ cho trẻ. Hãy huy động tất cả giác quan của trẻ trong vấn đề dạy nói để làm sao trẻ vừa nghe, thấy, làm, tiếp xúc sẽ học nói nhanh hơn.
  • Tập cho trẻ nói lên nhu cầu của mình. Nhiều cha mẹ thấy con khóc đòi chỉ trỏ ư ư thì nhanh tay đáp ứng liền yêu cầu của trẻ. Như vậy sẽ làm cho trẻ càng lười tập nói hơn. Hãy tập cho trẻ thói quen nói lên nhu cầu của mình để trẻ nói được nhiều và nhanh hơn.
  • Nhiều cha mẹ vì khá bận rộn và cũng có người có quan niệm sai lầm rằng cho con xem tivi cũng là cách giúp trẻ học nói. Tuy nhiên, việc xem tivi hoàn toàn không có sự tương tác. Muốn trẻ học nói nhanh thì cần phải có sự tương tác hai chiều để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
  • Nếu cha mẹ không có thời gian chăm sóc con cái, có thể gửi bé đến nhà trẻ. Môi trường nhà trẻ có cô giáo và các bạn sẽ là nơi giúp phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ cho trẻ.

Các bậc phụ huynh có thể căn cứ vào Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ bình thường của trẻ để xác định trẻ chậm nói hay không:

Trẻ từ 3 – 6 tháng: Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.

Trẻ từ 6 – 9 tháng: Nói được 2 âm khác nhau “ma ma” “ da da”.

Trẻ từ 9 – 12 tháng: Trẻ phát âm “ê” “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ.

Trẻ từ 12 – 15 tháng: Trẻ phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.

Trẻ từ 15 – 18 tháng: Sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ.

Trẻ từ 18 tháng đến 2 năm: Biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.

Trẻ 2 – 3 tuổi: Nói rất nhiều, biết từ 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi.

Trẻ 3 – 4 tuổi: Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao, nhắc lời người khác với 6 từ.

(Khoa Tâm lý – BV Nhi Đồng 2)

Khi phát hiện trẻ chậm nói, các phụ huynh có thể đưa trẻ đến các bệnh viện nhi để được thăm khám và điều trị

TP.HCM:

Bệnh viện Nhi đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh – P.10 – Q.10 – TP.HCM . Điện thọai: (08) 3927 1119

Bệnh viện Nhi đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Quận 1 , TP. HCM. Điện thoại: (08) 3829 5723

Hà Nội:

Bệnh viện Nhi Trung ương: 18/879 La Thành- Đống Đa- Hà Nội. Điện thoại: (04) 6273 8873-62738532

Hồng Hạnh

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Sữa đậu nành: Giải pháp cho trẻ không dung nạp lactose

Thế nào là không dung nạp lactose?

Trẻ em không dung nạp lactose là không có khả năng tiêu hóa lactose, một loại đường được tìm thấy trong sữa bò. Ruột non sản xuất một loại enzyme tiêu hóa được gọi là lactase. Lactase phá vỡ lactose, lactose được tạo thành gồm hai phân tử được gọi là glucose và galactose liên kết với nhau mà cơ thể của bạn sau đó có thể hấp thụ và biến thành năng lượng.

Trẻ em không dung nạp lactose không sản xuất đủ lactase, nên khi bé tiêu thụ thực phẩm có chứa lactose, thì lactose vẫn không tiêu hóa cho đến khi nó được thông qua vào ruột già. Sau đó nó bắt đầu lên men bên trong đại tràng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa bao gồm đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.

Những đứa trẻ không dung nạp lactose đôi khi có thể ăn một lượng nhỏ lactose, nhưng nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu lactase của trẻ. Cách tốt nhất cho trẻ em không dung nạp lactose là tránh các sản phẩm sữa. Tuy nhiên, khi làm như vậy, cha mẹ có thể bỏ qua các chất dinh dưỡng quan trọng được tìm thấy trong sữa như calcium. Calcium đặc biệt quan trọng đối với trẻ em khi đang phát triển và cần calcium cho xương chắc khỏe.

Sữa đậu nành: Giải pháp cho trẻ không dung nạp lactose
Sữa đậu nành rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Cần calcium trong sữa, nhưng lại không thể uống sữa. Bạn sẽ làm gì? Một giải pháp tuyệt vời là sữa đậu nành. Hầu hết các loại sữa đậu nành được bổ sung calcium và cũng được đóng gói với các vitamin quan trọng khác cho trẻ em đang phát triển.

Sữa đậu nành được làm từ đậu tương đã được ngâm, nghiền và trộn với nước. Một khi đậu nành không đến từ một nguồn động vật, thì không có cholesterol và chất béo rất ít. Mặc dù sữa đậu nành có nguồn gốc từ thực vật nhưng hàm lượng dinh dưỡng của nó tương tự như sữa bò. Chúng có hàm lượng protein, vitamin A, D, Riboflavin, và B12 tương tự sữa bò. Sữa đậu nành không chỉ là một thay thế tốt cho sữa bò, nó còn tốt cho bạn.

Uống sữa đậu nành có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ em và gia đình, như bao gồm hạ cholesterol, bảo vệ chống lại chứng loãng xương, và một số loại bệnh ung thư. Việc chuyển sang sữa đậu nành rất dễ dàng. Hầu hết trẻ em thích mùi vị của sữa đậu nành. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho thêm hương vani hoặc thêm sô-cô-la vào sữa hoặc uống sữa với ngũ cốc. Bạn cũng có thể làm sinh tố sữa đậu nành, làm đông lạnh, dùng với sô-cô-la nóng, hoặc thậm chí nấu ăn với nó.

Mẹo nhỏ khác để chuyển sang sữa đậu nành

  • Như với bất kỳ thức ăn mới, con của bạn có thể cần thử uống sữa đậu nành một vài lần trước khi quyết định đổi hẳn.
  • Hãy thử sữa đậu nành pha trộn với những thứ bé thích. Ví dụ, nếu bé thích chuối thử làm sinh tố chuối với sữa đậu nành.
  • Cho bé quyền được lựa chọn. Hãy dắt bé đi mua sữa cùng với bạn, chỉ cho bé tất cả loại sữa đậu nành và cho bé chọn loại bé muốn thử.
  • Hãy tích cực nếu lỡ con bạn không thích. Bởi có trẻ sẽ vui mừng vì tiếp tục được uống sữa, nhưng một số trẻ em khác lại có vấn đề khi thực phẩm bị hạn chế bởi chế độ ăn uống của bé.
  • Cả nhà nên uống sữa đậu nành cùng bé.

NAPHASINTHU

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 32 tháng tuổi: Bí quyết dỗ bé ngủ trưa

Làm thế nào để dỗ bé 2 tuổi rưỡi ngủ trưa?
Một giấc ngủ trưa không chỉ giúp các bé 2 tuổi rưỡi “sạc” lại năng lượng mà còn giữ cho bé luôn tỉnh táo và thoải mái cho đến lúc đi ngủ ban đêm. Vì vậy, đừng nên bỏ qua giấc ngủ trưa. Nếu hôm nào không ngủ trưa, bé sẽ tỏ ra khó chịu vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ buổi tối, điều đó cho thấy bé vẫn cần ngủ trưa. Vậy làm cách nào để dỗ bé chịu ngủ trưa?

  • Giúp bé làm quen với giấc ngủ trưa bằng cách lặp lại những hành động bạn thường làm để dỗ bé ngủ buổi tối, dĩ nhiên cần đơn giản và rút gọn lại.
  • Nếu như bé không chịu ở yên trong phòng, bạn nên nghĩ đến việc sử dụng một ổ khóa hay lưới chặn cửa để cho bé biết rằng đã đến giờ nghỉ ngơi. Bạn nhớ cho bé biết trước về cái ổ khóa hay tấm lưới chắn dùng để làm gì để bé không phải sợ hãi.
  • Nếu bạn cũng cần ngủ trưa, hãy nằm xuống cùng bé. Bằng cách này bé sẽ thấy dễ chịu hơn.
  • Nếu bé đã cố gắng nhưng vẫn chưa dỗ được giấc, nên để bé trong phòng yên tĩnh một mình. Có thể bé sẽ ngủ được sau đó hoặc nếu không, bé cũng đã nằm nghỉ được một chút.
Bé 2 tuổi rưỡi: Chiến thuật dỗ bé ngủ trưa
Giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng rất quan trọng với bé

Cẩn thận trước các tai nạn với nước
Bạn nhận ra bé 2 tuổi rưỡi nhà mình đang dần trở nên dạn dĩ hơn và càng lúc càng thấy thích thú với việc nghịch nước? Bạn mệt mỏi vì phải để ý liên tục mỗi khi bé đến hồ bơi hoặc những nơi có nước? Vậy tại sao không cho bé tập bơi để bạn yên tâm hơn? Những chương trình dạy bơi cho trẻ nhỏ có thể là một cách tuyệt vời để bé làm quen với nước đồng thời tập thể dục.

Tuy nhiên, bạn nên chú ý rằng những bài tập học bơi bài bản được khuyến cáo không dành cho trẻ em dưới 3 tuổi. Ở độ tuổi này, khó có thể dạy cho các bé dưới 3 tuổi bơi đủ tốt để bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cho bé xuống nước. Vì thế, ngay cả khi bạn cho bé học bơi, cũng đừng bỏ mặc bé dưới nước một mình nhé. Việc bé 2 tuổi rưỡi biết bơi chỉ có thể giúp bạn bớt lo lắng về sự an toàn của bé khi nghịch nước để bạn không phải dõi theo nhất cử nhất động của bé mà thôi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Học qua trò chơi tưởng tượng

Bé 3 tuổi rưỡi học được gì qua những trò chơi tưởng tượng?
Một trong những món quà thích hợp nhất bạn có thể tặng con là gì? Thử suy nghĩ xem nào!

Đã bao giờ bạn nghĩ đến một thùng giấy lớn mà bé có thể dùng làm tàu vũ trụ hay làm cửa hàng tạp hóa, cắt thành xe ô tô hay ngôi nhà. Món đồ này có thể đem lại sự khích thích trí tuệ, sự vui vẻ và xúc cảm nhiều hơn bất kỳ món đồ chơi điện tử nào.

Bên cạnh đó, với những trò chơi tưởng tượng, khi bé giả vờ và bắt chước người lớn sẽ mang tính tương tác nhiều hơn. Không phải ngẫu nhiên mà các trường mầm non đều trang bị nhiều đạo cụ để các bé chơi trò chơi này như hộp khối xếp hình, thiết bị nhà bếp và quần áo hóa trang.

Các bé 3 tuổi rưỡi sẽ được học nhiều điều thông qua việc tưởng tượng. Khi đóng vai cảnh sát hay ba/mẹ, bé bắt chước từ cách đi đứng của nhân vật. Bé có thể thể hiện cảm xúc như giả vờ phạt bé bị hư. Bé sẽ học được cách thương thuyết và giải quyết khó khăn. Bé sẽ học được cách suy nghĩ cho người khác và biết đồng cảm với người xung quanh.

Việc tạo ra các nhân vật tưởng tượng sẽ khuyến khích việc phát triển ngôn ngữ và tư duy trừu tượng ở các bé 3 tuổi rưỡi. Điều này cũng có thể liên hệ đến việc nhận diện từ và chữ cái sau này.

Để khuyến khích bé vận dụng sự tưởng tượng, bạn có thể tìm ra một số đạo cụ hỗ trợ như: những chiếc hộp giấy, trang phục, giày dép, đồ gia dụng, thú nhồi bông và đồ chơi viết vẽ. Sau đó vui vẻ dàn xếp đạo cụ và cùng diễn nào.

Bé 3 tuổi rưỡi: Học qua trò chơi tưởng tượng
Khi được đóng vai anh hùng mà bé thần tượng, bé thấy thoải mái và tự tin về bản thân hơn

Cuộc sống của mẹ
Thường ba mẹ chụp vô số hình ảnh khi con còn nhỏ. Không lâu sau đó phụ huynh thường lãng quên vì quá bận rộn với cuộc sống hàng ngày.

Rồi bạn sẽ nhận ra rằng hình ảnh đẹp nhất không phải là những bức hình chân dung gia đình mà là cảnh gia đình bạn đang vô tư vui đùa.

Chuẩn bị sẵn sàng máy ảnh khi bé đang nô đùa ngoài sân, đang tắm hoặc đang say sưa đóng kịch. Chẳng sao cả nếu bạn không có đủ bức ảnh về bé trong nhiều tuần liền, nhưng ít ra bạn cũng nên “chộp” được khoảnh khắc kỳ diệu này phải không nào.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 31 tháng tuổi: Định nghĩa thời gian của bé

Bé 2 tuổi rưỡi có ý thức về thời gian?
Bé chưa biết xem giờ nhưng đã có khái niệm nhất định về thời gian. Bé biết rằng “ngày hôm qua” là quá khứ và “ngày mai” chỉ tương lai, nhưng ý thức về thời gian của bé còn chưa hoàn chỉnh. Đối với bé, “ngày hôm qua” có thể là một sự kiện nào đó xảy ra sáng nay hoặc tuần trước.

Cách mà bé xác định thời gian phần lớn dựa vào suy đoán của bé. Bên cạnh việc bảo đảm an toàn, bạn cũng cần dạy bé việc tuân thủ theo thời gian biểu hàng ngày. Bé nên biết rằng khi bạn vào nhà bếp có nghĩa là sắp đến giờ ăn và sau khi ăn trưa thì bé sẽ được chơi và sau đó phải ngủ trưa.

Đây là lúc bạn nên sử dụng những từ gợi ý về thời gian khi trò chuyện với bé như: “5 phút nữa mẹ con mình sẽ khởi hành đấy”, “Mẹ con mình đi ra siêu thị sau khi ăn trưa nhé”, “Ngủ thêm 2 đêm nữa là con được về thăm ông bà ngoại rồi”. Mặc dù con của bạn sẽ không hiểu chính xác những khung thời gian này như bạn, khả năng này bé sẽ có khi bé học lớp 2 hoặc 3, nhưng bạn sẽ giúp bé làm quen dần với khái niệm thời gian.

Bé 2 tuổi rưỡi: Định nghĩa thời gian khi được 31 tháng
Bé 2 tuổi rưỡi chưa biết xác định thời gian rõ ràng mà chủ yếu dựa trên phán đoán

Dạy bé 2 tuổi rưỡi rửa tay
Bạn có nhận thấy rằng con bạn dường như trở nên lấm lem hơn bao giờ hết? Với sự hiếu động và tò mò của mình, bé luôn tìm thấy thứ gì đó để khám phá. Đây là giai đoạn thích hợp để dạy bé rửa tay đúng cách. Bạn có thể giúp bé hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn bằng cách đặt một ghế đẩu gần bồn rửa tay để giúp bé chạm tới vòi nước, chọn xà bông cục cỡ nhỏ để bé dễ sử dụng, và tốt hơn nữa là tìm được một bài hát về việc rửa tay. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần quan sát bé để xem bé đã rửa tay sạch chưa nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 31 tháng tuổi: Phát triển thể chất bằng trò chơi vận động

Dưới đây là những gợi ý về trò chơi vận động dành cho bé 2 tuổi rưỡi:

Đi theo đội trưởng: Để bé đi theo bạn đồng thời bắt chước những bước chân bạn đi. Bạn có thể đi nhanh, rồi chậm, đi bước lớn rồi nhỏ, nhảy như kangaroo, phóng lên như cá heo và trườn như rắn.

Bắt banh: Đây là cách phổ biến để các bé 2 tuổi rưỡi luyện kỹ năng phản xạ chính xác. Bắt đầu bằng việc lăn 1 trái banh lớn qua lại giữa 2 chân bạn và bé trên sàn. Sau đó, chuyển sang một trái banh nhỏ hơn. Dần dần tăng khoảng cách giữa bạn và bé. Cuối cùng, xem con của bạn đã sẵn sàng bắt một trái banh lớn bay đến bé một cách bất thình lình chưa bằng việc đứng cách xa bé khoảng vừa phải.

Bé 2 tuổi rưỡi: Phát triển thể chất bằng trò chơi vận động ở 31 tháng
Bắt banh là trò chơi đon giản mà ba hoặc mẹ có thể chơi cùng bé 2 tuổi rưỡi ở vườn nhà, trong công viên hoặc khi dã ngoại

Nhảy múa: Mở nhiều thể loại nhạc khác nhau và khuyến khích bé con nhảy theo nhạc. Có thể những điệu nhảy của bé là hoàn toàn giống nhau nhưng điều đó không quan trọng.

Cuộc sống của mẹ
Thói quen đi ngủ của bạn có thể dễ bị mất kiểm soát bởi sự hiện diện của đứa bé 2 tuổi rưỡi đáng yêu, thích được chú ý, cưng nựng.

Mẹ nên đề ra những trình tự đơn giản cho giấc ngủ của bé 2 tuổi rưỡi như tắm rửa, thay đồ ngủ, đọc sách và cuối cùng là chọn làm theo một vài ý muốn của bé như chúc ngủ ngon với một số đồ vật trong phòng bé như chúc mặt trăng ngủ ngon, chúc gấu bông ngủ ngon, hát ru bài mà bé thích nhất hoặc ôn lại những gì bé làm trong ngày. Cả quá trình sau khi tắm rửa cho bé chỉ nên kéo dài từ 15-20 phút.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 31 tháng tuổi: Sức mạnh của từ “Không”

Tại sao bé 2 tuổi rưỡi thích nói “Không”?
Điều gì làm một đứa bé 2 tuổi rưỡi bị hấp dẫn bởi từ này? Lý do là bé cảm thấy rằng đây là một từ thể hiện sự độc lập của mình. Từ “Không” là cách dễ dàng để nói lên ý kiến cá nhân, đôi lúc mặc dù ngoài miệng bé nói là “Không” nhưng thật ra lại nghĩ là “Có”. Cũng có khi bé dùng đến từ “Không” khi chưa biết diễn đạt ý mình như thế nào.  Bạn cũng biết là khả năng ngôn ngữ của bé 2 tuổi rưỡi còn chưa hoàn thiện rồi đấy. Nếu bé nhận thức được rằng khi bé nói đủ lớn tiếng và đủ mạnh, ba mẹ sẽ tập trung chú ý, khi đó bé sẽ tiếp tục cho những lần sau.

Bé 2 tuổi rưỡi: Sức mạnh của từ "Không" khi được 31 tháng
Đôi khi, lí do một đứa bé 2 tuổi rưỡi thích từ chối mọi thứ chỉ đơn giản là để thể hiện cái tôi

Một cách để giảm thiểu việc lạm dụng từ “Không” đó là cho bé thêm nhiều sự lựa chọn về cách dùng từ. Bạn nên khuyến khích bé trả lời bằng giọng điệu nhỏ nhẹ và dạy bé một vài từ thay thế: “Mẹ đố con biết trái với từ “Không” là gì nào? Đó là “Vâng”. Con có thể nói “Không”, hoặc con có thể nói “Vâng”, hoặc con đoán xem từ ở giữa hai từ này là gì nào? Đó là con có thể dùng từ “Có lẽ” đấy!”.

“Kẻ mộng du bé nhỏ”
Việc chuyển cho bé từ cũi sang giường sẽ khiến bé chui vào giường bạn giữa đêm khuya. Nếu không muốn bé tiếp tục ngủ cùng, bạn nên dẫn bé trở lại giường ngủ của bé và nói lời chúc ngủ ngon. Không nên bật đèn, nói chuyện nhiều với bé, tỏ ra xúc động hay chọc cho bé cười, những việc mà bạn thường làm để chiều bé vào ban ngày.

Tình trạng này có thể xảy ra nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định trước khi “kẻ mộng du bé nhỏ” này có thể học cách quen dần với nơi ngủ mới vào ban đêm. Điều quan trọng là bạn hãy kiên trì và nhất quán trong hành động của chính mình.