Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Trẻ 12 tuổi: Quá trình chuyển tiếp đến “Tuổi vị thành niên”

Ở tuổi 12, đứa con bé bỏng ngày nào đã rất trưởng thành, nhưng đôi khi vẫn có hành động ngờ nghệch như trẻ con. Đây có thể là khoảng thời gian khó khăn cho cha mẹ khi cố gắng trông chừng con, vừa khuyến khích con độc lập, tự có trách nhiệm với mình.

Phát triển thể chất

Ở tuổi này, con trẻ duyên dáng và hài hòa hơn so với thời thơ ấu. Nhưng ở ngưỡng cửa của tuổi vị thành niên, con sẽ lại có biểu hiện vụng về, đôi khi cộc lốc. Trong quá trình tăng trưởng về mặt thể chất, các bộ phận của cơ thể phát triển ở các mức khác nhau

12 tuổi là độ tuổi trung bình nữ giới bước vào tuổi dậy thì, bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Các bạn nam thì giọng nói bắt đầu thay đổi, xuất hiện nhiều lông hơn, dương vật và tinh hoàn phát triển.

Độ tuổi này hoặc đến năm sau, các bạn nam sẽ bắt kịp sự phát triển của các bạn nữ cùng lứa tuổi. Chiều cao trung bình của trẻ nam tăng khoảng 8-10 cm mỗi năm. Trọng lượng cơ thể gia tăng chủ yếu do tăng khối lượng cơ. Sau giai đoạn này, con của bạn gần như trở thành một chàng trai mạnh mẽ.

Trẻ 12 tuổi
Độ tuổi này hoặc đến năm sau, các bạn nam sẽ bắt kịp sự phát triển của các bạn nữ cùng lứa tuổi.

Giấc ngủ của trẻ tuổi tween thì lâu hơn trước đây, nguyên nhân do cơ thể cần tái tạo năng lượng nhiều hơn trong giai đoạn tăng trưởng. Một phần nữa là vì trẻ 12 tuổi tập trung sức lực cho việc học, làm bài tập và các hoạt động sau giờ học. Trẻ độ tuổi này cần ngủ 9,5 đến 10 giờ mỗi đêm.

trẻ tiền dậy thì
Ngủ đầy đủ rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ tiền dậy thì

Khả năng nhận thức và ngôn ngữ

Ở lứa tuổi này, hầu hết trẻ đều thích được có cơ hội để tự quyết định cho bản thân, chịu trách nhiệm về việc là của mình. Trẻ thích thể hiện kỹ năng và tài năng của mình nên tích cực tham gia vào các hoạt động giải trí, văn thể mỹ, hoạt động đội nhóm….

Trẻ 12 tuổi
Trẻ 12 tuổi thích thể hiện khả năng của mình trước tập thể lớp

Suy nghĩ của trẻ hợp lý hơn, và trẻ có thể giải quyết các khái niệm mang tính giả thuyết, chẳng hạn như như tưởng tượng ra những kết quả có thể xảy ra trong những hoàn cảnh cụ thể (ví dụ thi đậu sẽ được thưởng xe đạp, được lên lớp, sẽ học thêm ngoại ngữ…). Trẻ 12 tuổi đã biết tóm tắt các suy nghĩ lại, tập trung nhận định một vấn đề trên cơ sở đánh giá các hệ thống niềm tin khác nhau.

Phát triển cảm xúc – xã hội

Trẻ đối mặt với những khó chịu về tình dục trước khi sẵn sàng đối mặt với chuyện tình cảm: ngực nhô lớn làm trẻ tự ti, xấu hổ, ánh mắt người khác phái nhìn vào cơ thể… Vì vậy, trẻ em gái thường gặp các vấn đề trầm cảm, lo lắng, rối loạn ăn uống…

Trẻ 12 tuổi
Trẻ con tuổi này dễ gặp rối loạn ăn uống, gây thừa cân béo phì. Con gái tuổi tween biết quan tâm tới sắc vóc của mình.

Trẻ mười hai tuổi ít phụ thuộc vào cảm xúc với cha mẹ, tư duy và hành động độc lập hơn. Trẻ bắt đầu thực hiện hành vi theo quyết định riêng của mình và có nguyên tắc đạo đức, ứng xử riêng. Trẻ 12 tuổi cũng gắn kết với bạn bè nhiều hơn với gia đình, mặc dù vẫn chưa thoát khỏi sự che chở và ảnh hưởng của cha mẹ.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Trẻ trong tuổi tween này sẽ không dễ dàng cho các bậc cha mẹ, như giai đoạn “tiền khởi nghĩa” trước khi trẻ chính thức nổi loạn ở tuổi teen. Quá nhiều nguyên tắc và luật lệ đặt ra trong giai đoạn này giữa cha mẹ và con cái, dễ dẫn đến sự bực bội, đối đầu

Để tránh căng thẳng, cha mẹ chỉ nên thể hiện sức ảnh hưởng của mình vào việc học hành, chuyện tình cảm hoặc thái độ của con, và phớt lờ đi những việc ít quan trọng như trẻ chưa dọn phòng, trẻ chọn trang phục khác kỳ vọng cha mẹ..

Trẻ 12 tuổi
Ở độ tuổi 12, trẻ rất cần sự hướng dẫn, tâm tình của cha mẹ, từ chuyện quan hệ bạn bè đến giáo dục giới tính

Cố gắng cân bằng giữa quyền riêng tư và việc dạy bảo con về những thay đổi trên cơ thể. Cha mẹ nên khuyến khích con nói ra những lo lắng của con, quan tâm những chuyện “cảm nắng”, thần tượng ai đó, giáo dục giới tính cho con. Chia sẻ cho con hiểu về định kiến xã hội, vấn đề đạo đức của thanh thiếu niên, nhưng vẫn phải cho con cảm thấy con được tôn trọng.

Trẻ 12 tuổi luôn tự cho rằng mình đã lớn, có thể lo cho bản thân được, đôi lúc trẻ bỏ qua những dấu hiệu nguy hiểm. Đôi khi, dưới áp lực thể kiện với bạn cùng lứa, trẻ sẽ làm những việc liều lĩnh như thử hút thuốc, chơi trò mạo hiểm…

Bạn nên cho trẻ 12 tuổi tham gia các trò chơi mạo hiểm như leo núi, lặn sâu…, trên tinh thần hướng dẫn con tự kiểm soát mối nguy hiểm cho bản thân, tham gia chơi mạo hiểm có sự giám sát, giúp con thêm tự tin và học hỏi được kỹ năng sinh tồn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Cách trị mụn trứng cá tuổi tiền dậy thì

Mụn trứng cá ở trẻ tiền dậy thì thường khác với người lớn và trẻ sơ sinh. Mụn có thể nhiều hơn ở vùng trán, mũi, cằm nhưng sẽ mau lành hơn nếu điều trị sớm và đúng cách.

Tuy mụn trứng cá có thể xuất hiện sớm ngay từ khi trẻ mới vào lớp 1 nhưng với thông thường trong độ tuổi này trẻ chỉ bị mụn đầu đen và mụn đầu trắng, không bị viêm nhiễm nhiều. Mụn chấm đỏ chỉ thỉnh thoảng xuất hiện vùng trán và dọc cánh mũi.

Không đáng lo khi đang ở độ tuổi tiền dậy thì nhưng mụn xuất hiện sớm có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ sẽ bị mụn nặng hơn về sau nên cần điều trị sớm.

Nguyên nhân 

Có hai nguyên nhân chính gây mụn sớm ở trẻ đó là yếu tố di truyền và tác nhân môi trường.

-Yếu tố then chốt là di truyền: Nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá, 3/4 các con có thể sẽ có mụn. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị mụn trứng cá, 1/4 các con có thể sẽ có mụn.

-Tác nhân môi trường: Do trẻ ăn uống không điều độ, sử dụng quá nhiều thức ăn nhiều gia vị cay, chất ngọt, chất béo, cà phê… vì có thể kích thích tăng tiết bã nhờn gây nên các đợt bùng phát mụn viêm nhiễm nặng. Thức khuya xem phim, hay học bài gây căng thẳng đầu óc cũng gây ra mụn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị mụn 

Ngoài các yếu tố di truyền khó tránh khỏi, bạn có thể hạn chế việc trẻ bị mụn sớm bằng cách áp dụng chế độ ăn uống hợp lý tăng cường Omega 3 và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể trẻ.

-Cá : Cá hồi, cá ngừ, cá thu hay cá tuyết là những loại cá cung cấp lượng Omega 3 dồi dào cho cơ thể trẻ. Da được cung cấp chất béo và axit béo giúp ngăn ngừa việc hình thành mụn trứng cá và giúp mụn mau lành.

-Rau của và trái cây : Không cần để tới khi bị bệnh, trong thực đơn hằng ngày của trẻ bạn luôn cần có các loại rau củ và trái cây để cung cấp đầy đủ các loại  vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

Riêng đối với trẻ bị mụn, thêm cà rốt, cà chua, khoai tây, bông cải xanh, táo, lê… để thêm vitamin A, C và các vitamin nhóm B5, sắt, canxi. Đây là những loại thực phẩm có thể kết hợp việc điều trị mụn hiệu quả.

-Thực phẩm nhiều kẽm: Hải sản, nấm hay các loại ngũ cốc chứa lượng kẽm dồi dào, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị mụn hiệu quả, trả lại làn da sạch mụn nhanh chóng.

-Uống nhiều nước: Mỗi ngày trẻ cần uống từ 1-2 lít nước là đã góp phần giúp  giúp quá trình trao đỗi chất diễn ra tốt hơn và đào thải độc tố hiệu quả. Uống đủ nước giúp da dẻ mịn màng, dưỡng ẩm, loại bỏ chất thải, chất độc hại, ngăn ngừa mụn trứng cá hiệu quả.

Một số lưu ý 

-Không để trẻ tự ý nặn mụn sẽ làm nhiễm trùng da hoặc khiến mụn lây lan nhiều hơn.

-Trong thời gian bị mụn, trẻ cần kiêng các thức ăn ngọt, béo, nhiều gia vị cay và hạn chế dùng các loại sữa nguồn gốc động vật vì bệnh có liên quan đến yếu tố nội tiết.

-Không sử dụng thực phẩm quá nhiều đường vì có thể làm da mặt trở nên nhăn nheo, nhiều tàn nhang. Đường có tác động tới chất collagen trong cơ thể làm da chuyển màu nâu, xuất hiện các đốm lão hóa, đồng thời các sợi collagen bị kết dính khiến da nhăn và mất tính đàn hồi.

Ngay cả khi trưởng thành, trẻ cũng không thể ngăn mụn tấn công cơ thể. Các yếu tố như ăn uống, dinh dưỡng rất dễ ảnh hưởng làn da của trẻ. Thời điểm tiền dậy thì, mọc mụn trứng cá quá sớm sẽ ảnh hưởng tới tâm sinh lý trẻ. Bạn cần lưu ý quan tâm để trẻ không quá lo lắng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì ở nam Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tuổi dậy thì của bé trai(p.1)

tuoi-day-thi-cua-con-trai
Sự phát triển của bé theo độ tuổi

1/ Tinh hoàn và bìu lớn hơn

Khi bé trai đang bước vào tuổi dậy thì, kích thước tinh hoàn và bìu của bé gần như tăng lên gấp 2 lần so với trước đây. Khi tinh toàn phát triển, da bìu trở nên đậm màu hơn, mỏng hơn, kích thước bìu cũng tăng theo để đủ không gian cho tinh hoàn và thòng xuống. Xung quanh bìu lúc này sẽ xuất hiện lấm tấm những nang lông nhỏ. Ở phần lớn các bé trai, một bên tinh hoàn (thường là bên trái) sẽ ở vị trí thấp hơn cái bên kia.

2/ Lông vùng kín

Dưới tác động của hóc-môn testosterone, dấu hiệu tiếp theo của tuổi dậy thì sẽ xuất hiện nhanh chóng. Một vài lông tơ sáng màu sẽ mọc xung quanh dương vật. Với các bé gái thì lông mu sẽ sớm chuyển sang màu đậm hơn, xoắn và thô hơn và nó phát triển trong “khuôn viên” tam giác của bé, tạo thành hình giống như viên kim cương. Một vài năm sau, lông mu của bé trai sẽ lan sang khu vực xung quanh và dừng ở “biên giới” là đùi của bé. Ngoài ra, lông mu của bé trai sẽ phát triển thêm một đường lông mỏng chạy dài đến rốn. Hai năm sau sự kiện lông mu xuất hiện, lông mu sẽ mọc thưa dần và bắt đầu chuyển sang vùng mặt, chân, tay, nách và cuối cùng là ngực.

[inline_article id=24364]

3/ Hình dáng cơ thể thay đổi

Cho đến giữa độ tuổi thiếu niên, khi có sự khác biệt lớn giữa hai giới,  thể chất của bé gái và bé trai là tương đương nhau. Trong giai đoạn đầu dậy thì, cơ thể cả hai bé đều được bổ sung thêm một số mô mỡ nên trông bé nào cũng mũm mĩm hơn. Chiều cao của các bé sẽ bắt đầu tăng lên đáng kể và làm cho các bé trông có vẻ “người lớn” hơn. Các bé trai sẽ tiếp tục phát triển thêm phân cơ bắp của mình, nhờ đó lượng mỡ trong cơ thể bé trai chỉ còn khoảng 12%, ít hơn một nửa so với các bé gái.

4/ Dương vật phát triển

Dương vật của bé trai sẽ có kích thước bằng với người lớn khi ở lứa tuổi 13 hay muộn hơn là đến 18 tuổi. Dương vật sẽ phát triển chiều dài trước rồi sau đó sẽ đến kích thước to nhỏ. Ở lứa tuổi thiếu niên, các bé trai sẽ dành nhiều thời gian của mình để khám phá “cậu nhỏ” một cách âm thầm hoặc công khai rồi so sánh nó với các bạn khác. Đây là mối quan tâm hàng đầu của bé trai vào giai đoạn này? Hiện tại vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho vấn đề này.

“ Khảo sát trên 100 bé trai, gần như tất cả đều cho rằng dương vật của mình nhỏ hơn so với kích thước bình thường và đây thường là vấn đề mà các bé nghĩ đến nhiều nhất.”, ý kiến của một bác sĩ phụ trách tư vấn tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên. Và câu trả lời mà người này thường dùng để trả lời với các bé là “ Tôi đã khám cho rất nhiều bé trai và tôi có thể xác nhận với bạn rằng “cậu nhỏ” của bạn là hoàn toàn bình thường”! Mà thực sự nó là vậy chứ không phải chỉ nhằm mục đích trấn an các bé.

[inline_article id=23002]

Đa số các bé trai chưa nhận thức được rằng chức năng tình dục không hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước của dương vật lúc bình thường hay khi cương cứng. Phụ huynh có thể giúp con trai mình hạn chế được những lo lắng không đáng có về những thay đổi ở lứa tuổi dậy thì bằng cách trò chuyện, trang bị những kiến thức liên quan trước cho bé chứ không nên đợi đến khi bé lên tiếng thì mình mới giải quyết. Trong quá trình trò chuyện, bạn cần khẳng định kích thước của dương vật luôn là vấn đề làm cho các bé lo lắng, tuy nhiên đó lại không thực sự là vấn đề lớn như các bé tưởng tượng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho bé đến các bác sĩ để được thăm khám kỹ càng hơn và kết luận “bình thường” của bác sĩ sẽ giúp bé thêm  yên tâm.

Có thể mối quan tâm về dương vật của các bé sẽ chưa kết thúc ở đây. Bé sẽ tiếp tục quan sát và phát hiện ra tại sao một số bạn có bao qui đầu mà bé lại không có hoặc ngược lại rồi bé sẽ hỏi bạn tại sao bé được hoặc không được cắt bao qui đầu. Câu trả lời sẽ có hai hướng: một là do ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo, hai là do cha mẹ đã lựa chọn sau khi đã được bác sỹ tư vấn rồi bạn cho bé biết thêm những gì bạn đã được tư vấn trước đó.

Thắc mắc của mẹ: Những chấm nhỏ li ti trên dương vật của con là gì?

MarryBaby: Xung quanh đầu dương vật của bé sẽ xuất hiện những hạt nhỏ li ti (thường là màu trắng hay hồng nhạt) nhưng không đáng kể. Nếu bé vệ sinh sạch sẽ và quan hệ tình dục an toàn thì những chấm nhỏ này là vô hại. Một số bé sẽ lo lắng và ngộ nhận  rằng mình có thể mặc phải một dạng của bệnh hoa liễu. Do đó, phụ huynh cần có những tư vấn, định hướng đúng về sức khỏe giới tính cho bé từ sớm.

(còn tiếp)

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 12- 13 tuổi

Ở độ tuổi thanh thiếu niên, con bạn cần nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ ở cả 5 nhóm dinh dưỡng. Lượng thực phẩm tiêu thụ sẽ tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ hoạt động của mỗi người. Trẻ em từ 12-13 tuổi nên ăn 2 phần trái cây, 5-6 phần rau củ, 3.5 phần sữa, 5-6 phần bánh mì, ngũ cốc, cơm, và 2.5 phần thịt, cá.

Các em cần uống nhiều nước lọc để đảm bảo sức khoẻ và giải khát tốt nhất, đặc biệt vào những ngày nóng nực hay khi hoạt động ra nhiều mồ hôi. Tránh các loại nước ngọt, nước trái cây, nước và sữa pha hương liệu, nước uống thể thao, nước tăng lực, trà và cà phê.

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ:

Nhóm thực phẩm: Trái cây, rau củ, ngũ cốc và cơm

Trái cây: Một khẩu phần gồm 1 trái táo hay chuối, cam, lê hoặc 2 trái mận hay kiwi , mơ hoặc 1 chén trái cây đóng hộp xắt miếng không đường.

tre tu 12- 13 tuoi
Dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Rau củ: Một khẩu phần bằng nửa củ: khoai tây, khoai lang, bắp hoặc nửa chén rau bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ đã qua chế biến hoặc 1 chén xà lách hay rau lá xanh; hoặc nửa chén đậu (khô hay đóng hộp) đã qua chế biến.

Ngũ cốc và cơm: Một khẩu phần gồm 1 lát bánh mì hoặc nửa chén cơm, nui, mì hoặc nửa chén cháo hoặc 2/3 chén ngũ cốc lúa mì hoặc 1 bánh bông lan.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé: Chất béo

Nhóm thực phẩmSữa, đạm và một số thức ăn hạn chế

Sữa: Một khẩu phần bằng 1 ly 250ml sữa ít béo hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi hoặc 2 lát phô mai hoặc 3/4 ly khoảng 200g yaourt hoặc nửa chén phô mai mềm.

Thịt, cá, trứng, đậu hạt: Một khẩu phần gồm 65g thịt bò nạc, cừu, bê, heo đã qua chế biến, một tuần chỉ nên ăn tối đa 455g hoặc 80g thịt gà nạc đã qua chế biến hoặc 100g phi lê cá hoặc 170g đậu hũ hoặc 2 cái trứng hoặc 30g đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương.

Các loại thực phẩm hạn chế: Không nên ăn thực phẩm có chất béo cao, nhiều đường và muối như bánh ngọt, bánh quy, bánh xốp và đồ chiên. Có thể dùng một lượng nhỏ từ 7-10g dầu, bơ chưa bão hoà để nấu ăn. Trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng đồ uống có cồn.

MarryBaby