Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ bầu nên lưu ý!

Thói quen vận động thường xuyên sẽ làm cơ thể bà bầu trở nên dẻo dai hơn. Đặc biệt, đi lại còn giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt, hạn chế được tình trạng đau nhức các cơ trong suốt thai kỳ cũng như giúp mẹ sinh nở dễ dàng. Tuy nhiên bầu đi nhiều có sao không? Bài viết này sẽ giải đáp vấn đề này, mẹ bầu theo dõi nhé!

Bà bầu đi nhiều có sao không?

Bà bầu đi nhiều có sao không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian mang thai, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và hình thức đi lại trong thai kỳ. Thời gian an toàn nhất để mẹ bầu đi lại (đi tàu, máy bay, du lịch…) theo lời khuyên của bác sĩ là vào tam cá nguyệt thứ 2 (tuần 13 đến hết tuần 27 của thai kỳ). Tuy nhiên, chị em chỉ nên đi lại ở mức vừa phải, không nên đi quá nhiều. 

Nhưng 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ là thời gian nhạy cảm mà mẹ bầu cần lưu ý: 

  • Bà bầu 3 tháng đầu đi lại nhiều có sao không? Với 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi mới hình thành một thời gian ngắn, vẫn chưa bám chắc vào tử cung người mẹ. Đây là giai đoạn có nguy cơ sảy thai cao hơn các giai đoạn khác. Vì thế, chị em không nên vận động quá sức như đi lại nhiều đi xa, ngồi lâu trên các phương tiện giao thông như xe, tàu… 
  • Vậy bà bầu tháng cuối có nên đi lại nhiều không? Với bà bầu trong 3 tháng cuối thì thói quen đi lại nhiều sẽ tốt cho quá trình sinh nở; tăng sức chịu đựng cho cơ thể mẹ và hỗ trợ sinh bé dễ hơn. Tuy nhiên, thời điểm này cũng là lúc cơ thể mẹ nặng nề nhất khiến di chuyển khá khó khăn. Vì thế, bạn nên chọn cách vận động phù hợp, đi lại vừa phải, không để cơ thể quá mệt. 

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Cách bà bầu ăn mận chuẩn chất, không biết thì phí cả thanh xuân.

Bà bầu nên đi lại như thế nào cho an toàn?

Khi đã biết bà bầu đi nhiều có sao không; chũng ta cũng nên lưu ý những quy định khi đi lại trên các phương tiện giao thông như sau:

1. Bầu đi nhiều có sao không? Di chuyển bằng máy bay 

bà bầu tháng cuối có nên đi lại nhiều
Bà bầu 3 tháng cuối có nên đi lại nhiều?

 

  • Mẹ bầu dưới 32 tuần: Được phép đi máy bay, di chuyển như hành khách thông thường. 
  • Từ 32-36 tuần thai kỳ: Mẹ bầu cần phải có giấy xác nhận sức khỏe đạt yêu cầu trước chuyến bay, sau đó mới được phép di chuyển bằng phương tiện này. 
  • Trên 36 tuần: Chị em dự kiến sinh trong 7 ngày tới hoặc mới sinh bé trong 7 ngày thì không được đi máy bay vì an toàn sức khỏe. 

Khi sử dụng máy bay, mẹ bầu cũng cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cá nhân cần thiết. Chị em nên tránh mặc đồ bó, hãy vận động chân tại chỗ ngồi thường xuyên; thỉnh thoảng đi lại trong khoang và bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.

2. Bà bầu đi nhiều có sao không? Di chuyển bằng ô tô

Khi đi lại bằng ô tô, đặc biệt vào các ngày lễ, xe đông, mẹ bầu cần thắt dây an toàn, ngồi xa tay lái và tránh gập người về phía trước. Những điều này làm giảm thiểu khả năng bụng của mẹ bầu bị đập mạnh khi xe xảy ra tai nạn va chạm.

3. Bà bầu nên đi bộ từ tháng thứ mấy?

Vận động thường xuyên bằng cách đi bộ sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, giúp tuần hoàn máu tốt. Đồng thời, đi bộ cũng giúp đốt cháy calo, giảm mỡ, duy trì cân nặng của mẹ và bé.

Tuy nhiên, bầu đi nhiều có sao không? Như lời giải đáp ở trên, bạn cần nên biết cách để đi sao cho an toàn. Từ tháng đầu thai kỳ, phụ nữ nên hình thành thói quen đi bộ. Thời gian phù hợp để chị em đi bộ là vào sáng sớm hoặc chiều muộn với 15-20 phút/ngày, khoảng 3 lần/tuần. 

Sau khi quen với cường độ trên, chị em có thể nâng mức độ lên 30 phút và đi mỗi ngày. Mẹ bầu nên đi bộ ít nhất 2,5 tiếng/tuần và duy trì cả trước lẫn sau khi sinh. 

Ngoài ra, việc đi bộ còn phụ thuộc vào tâm trạng và sức khỏe của mẹ. Mẹ nên chọn không gian thoáng mát, trong lành, đi bộ chậm rãi và thoải mái. Nếu có tiền sử về bệnh tim, huyết áp, bệnh phổi hoặc có nguy cơ sinh non, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập đi bộ. 

mẹ bầu đi lại nhiều có tốt không

Nếu đi bộ bầu đi nhiều có sao không?

Mẹ bầu đi nhiều có sao không sẽ phụ thuộc vào mẹ có nằm trong nhóm nguy cơ hạn chế đi lại dưới đây:

Theo bác sĩ chuyên khoa, bà bầu đi nhiều có sao không? Những mẹ bầu dễ gặp biến chứng hoặc có tiền sử bệnh như trên cần hết sức thận trọng khi đi đường dài, hạn chế đi lại nhiều. Đặc biệt, bạn không nên đi du lịch, đi xa, đi bộ tần suất cao để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi lẫn cơ thể mẹ. 

[inline_article id=173386]

Hình thành thói quen vận động phù hợp mỗi ngày vừa tốt cho sức khỏe của mẹ lại tốt cho sức khỏe của bé. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bầu đi nhiều có sao không. Hãy ghi nhớ để tránh mắc phải những sai lầm trong quá trình đi lại nhé!