Rau cải vốn là loại rau phổ biến trong mâm cơm gia đình Việt. Rau cải tốt cho sức khỏe bởi rất giàu vitamin, hàm lượng chất xơ,… Tuy nhiên, nhiều người truyền tai nhau bà đẻ ăn rau cải cúc, cải ngọt,… vì sẽ gây mất sữa, dẫn đến hậu sản hay tiểu són khi về già. Vậy sau sinh ăn rau cải được không? Cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay nhé!
Dinh dưỡng vượt trội từ rau cải
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết sau sinh có được ăn rau cải không, bạn cần hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng của rau cải. Rau cải được biết đến là loại rau xanh rất giàu nước và chất xơ. Họ rau cải có nhiều loại khác nhau như cải thìa, cải cúc, cải ngọt, cải xoong,…
Đa số chúng đều có mùi hăng đặc trưng. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng rất ấn tượng. Rau cải giàu vitamin, chất xơ, nước,… Đặc biệt, các loại họ rau cải như súp lơ xanh, bắp cải,… thường được các mẹ chế biến trong các bữa ăn dặm của bé.
Như ở loại rau cải xoong, lượng vitamin C, B1, B6, K, E, sắt, magie, mangan, canxi, kẽm và kali lớn hơn so với táo hay cà chua. Nhờ đó, chúng có hiệu quả rõ rệt trong việc bảo vệ sức khỏe, chống độc, oxy hóa hay làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ở cải thảo, nó có vị ngọt, tính mát, giàu vitamin A, C, B, E,… Đặc biệt, hàm lượng kẽm còn cao hơn ở thịt, cá. Khi nấu chín, chúng chứa nhiều vitamin A, C, K, B2, B6, calcium, folate, sắt, mangan.
Sau sinh ăn rau cải được không?
Đối với thắc mắc sau sinh có được ăn rau cải không, hai loại cải cúc và cải ngọt được đặc biệt quan tâm hơn.
1. Sau sinh ăn rau cải được không? Trường hợp rau cải ngọt
Sau sinh có ăn được rau cải ngọt không? Vì rau cải ngọt quá gần gũi nên nhiều thắc mắc sau sinh có ăn được rau cải ngọt không là điều dễ hiểu. Vốn dĩ, trong cải ngọt có hàm lượng dinh dưỡng cao như vitamin B1, các albumin, axit panmic, iot và nhiều chất có lợi cho hệ tiêu hóa khác, Đồng thời, nó cũng thúc đẩy hoạt động tiếp thu các albumin giúp bảo vệ gan, ngăn ngừa hình thành mỡ trong gan.
Bà đẻ kiêng rau cải bao lâu để không gây mất sữa? Trên thực tế, nhiều bà đẻ lo lắng ăn cải ngọt sẽ gây mất sữa. Mặc dù cải ngọt có tính hàn nhưng không gây nên bất cứ ảnh hưởng nào đến lượng sữa. Vì thế, mẹ có thể yên tâm sử dụng nhé!
2. Sau sinh có được ăn rau cải không? Trường hợp rau cải cúc
Cũng tương tự như cải ngọt, rau cải cúc được trồng phổ biến trong mọi gia đình. Liệu sau sinh ăn được rau cải cúc không hay sau sinh ăn rau cải cúc được không, chúng ta có những lý giải khoa học như sau đây.
Trong cải cúc có chứa lượng protein, lysine, chất béo, các axit amin, chất xơ… và nhiều vitamin quan trọng. Đặc biệt như loại vitamin B có tác dụng bồi bổ trí não, hỗ trợ trao đổi chất trong cơ thể và chuyển hóa năng lượng ở các tế bào.
Cùng với đó, hàm lượng chất xơ dồi dào còn giúp mẹ bầu bớt tình trạng táo bón và cảm giác mệt mỏi, căng thẳng sau sinh. Chính vì những lý do này, việc ăn rau cải cúc sau sinh là hoàn toàn có thể. Hơn thế, chế biến các cải cúc với thịt bò, cá,… còn rất bổ dưỡng cho mẹ.
Đối với thắc mắc ăn cải cúc có mất mất sữa không thì câu trả lời là không. Theo y học cổ truyền, cải cúc có vị ngọt mát, dễ ăn, có tác dụng cải thiện tình trạng mất sữa hay ít sữa ở phụ nữ sau sinh. Như vậy, bạn nên thêm cải cúc vào thực đơn dinh dưỡng sau sinh của mình nhé!
>>Mẹ xem thêm: Uống nước lá sung lợi sữa đúng không? Mẹ mà bỏ qua thì tiếc lắm
3. Sau sinh có nên ăn rau cải xoong không?
Tương tự như cải ngọt hay cải cúc, cải xoong chứa lượng dinh dưỡng, khoáng chất vượt trội. Đồng thời, nó cũng không gây mất sữa cho cơ thể mẹ. Chúng ta có thể kể đến dinh dưỡng đặc biệt trong cải xoong như vitamin C, K, E, B, khoáng chất, chất xơ,…
Việc ăn cải xoong mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Cung cấp năng lượng
- Giảm táo bón, khó tiêu
- Phòng ngừa ung thư vú
- Phòng ngừa ung thư ruột
- Ngăn ngừa bệnh về tim mạch
- Giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh
[key-takeaways title=””]
Như vậy, đối với băn khoăn sau sinh bao lâu ăn được rau cải, sau sinh sau có được ăn rau cải không, câu trả lời là có ăn được và ăn được bất kỳ lúc nào mẹ ăn uống lại bình thường sau khi sinh nhé.
[/key-takeaways]
>>Mẹ xem thêm: Sau sinh ăn bưởi được không? Tác dụng bất ngờ của quả bưởi với phụ nữ cho con bú
Những ai không nên ăn rau cải sau sinh?
Ngoài sau sinh ăn rau cải được không, bạn đọc cũng cần lưu ý như trường hợp không nên ăn rau cải.
- Mẹ có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau họ cải.
- Mẹ bị sỏi thận nên hạn chế ăn rau cải vì các axit oxalic sẽ gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi và kẽm.
- Mẹ bị đau dạ dày hay bị chướng hơi.
- Phụ nữ sau sinh bị táo bón và tiểu ít.
Thêm vào đó, mẹ nhớ không nên ăn bắp cải sống với các món salad hoặc dưa bắp cải muối vì có chứa một hàm lượng nhỏ Gluten, chất có thể gây bệnh bướu cổ.
>>Mẹ xem thêm: Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh đang cho con bú
Những món ăn với rau cải mà mẹ sau sinh không nên bỏ qua
- Rau cải xoong xào tỏi: Việc kết hợp tỏi với tính ấm có thể khắc chế tính hàn trong rau cải.
- Canh rau củ hầm xương: Các loại rau củ đầy đủ màu sắc được kết hợp tạo nên món ăn giàu dinh dưỡng.
- Rau cải xoong nấu canh xương: Bổ sung dưỡng chất cho phụ nữ sau sinh, cực kỳ dễ ăn.
- Bò hầm xào rau cải: Món ăn giàu dưỡng chất và lợi sữa.
- Gà hầm rau cải: Món ăn dễ nấu và giàu dinh dưỡng.
- Cải cúc nấu canh thịt bò: Món ăn bổ sắt, bổ máu.
Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn trả lời câu hỏi sau sinh ăn rau cải được không, bà đẻ kiêng rau cải bao lâu? Chế độ dinh dưỡng sau sinh là điều hết sức quan trọng đối với sức khỏe bà đẻ cũng như con nhỏ. Bạn hãy lưu ý thực đơn với các món ăn từ rau cải đầy dinh dưỡng nhé!