Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Bụng bầu 4 tháng đã to chưa và thay đổi như thế nào?

Một trong những thắc mắc của các bà bầu khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai thường là, “bụng bầu 4 tháng to như thế nào?” Nếu bạn cũng đang tò mò về vấn đề này thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Thai kỳ tháng thứ 4 có gì thay đổi?

Trước khi tìm hiểu bụng bầu 4 tháng to như thế nào; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về những thay đổi của cơ thể mẹ trong trong giai đoạn của thai kỳ nhé. Đầu tiên, bạn có thể nhận thấy cơn buồn nôn do ốm nghén đã thuyên giảm hơn rất nhiều.

Trong giai đoạn này, ngực của bạn sẽ bắt đầu tăng kích thước do sự phát triển của các tuyến sữa và chất béo trong cơ thể. Vùng da xung quanh núm vú cũng sẫm màu hơn, xuất hiện các nốt sần quanh quầng vú để tạo độ ẩm cho vùng da này. Lúc này, sữa non cũng bắt đầu xuất hiện.

Thời điểm này, bạn cũng có thể xuất hiện một số vết rạn trên da ở bụng và ngực. Cơ thể bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như đau chân, đau lưng, đau xương chậu, đau hông, đau dạ dày, răng lung lay, nghẹt mũi, chảy máu chân răng, ợ nóng, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) và xuất hiện các cơn co thắt Braxton Hicks.

>> Bạn có thể xem thêm: Các kiểu bụng bầu và tình trạng mang thai của phụ nữ

Bụng bầu 4 tháng to như thế nào?

Có thai 4 tháng bụng to chưa? Khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ, bụng của bạn sẽ có sự thay đổi khá rõ. Lúc này, bụng bầu sẽ trở nên tròn trịa và nhô cao hơn so với 3 tháng đầu thai kỳ. Vì lúc này cân nặng của bạn bắt đầu tăng lên thêm 2,5kg-3kg dẫn đến phần bụng lộ rõ hơn.

Nếu bụng bầu 4 tháng không to thì có sao không? Khi bạn bước vào tháng thứ 4 nhưng vẫn chưa thấy lộ bụng thì cũng không sao nhé. Bởi vì, bụng bầu sẽ lộ tuỳ vào cơ địa của mỗi người. Có người bụng đã lộ từ tam cá nguyệt thứ nhất do tăng lượng nước và bị đầy bụng.

Ngoài ra, thể lực của thai phụ trước khi có bầu cũng quyết định thời gian lộ bụng bầu của mỗi người. Nếu trước khi mang thai bạn thường xuyên tập thể dục và có cơ bụng săn chắc thì thời gian lộ bụng sẽ lâu hơn người ít vận động. Hoặc, khi bạn mang thai lần thứ hai trở đi thì bụng bầu sẽ lộ sớm hơn những người mang thai lần đầu. 

>> Bạn có thể xem thêm: Kích thước bụng bầu: Dấu hiệu báo động sức khỏe?

Bụng bầu 4 tháng to như thế nào?

Bụng bầu 4 tháng có sự thay đổi như thế nào?

Ngoài tìm hiểu về chiếc bụng bầu 4 tháng to như thế nào; bạn cũng rất thắc mắc bụng bầu 4 tháng còn có những thay đổi gì nữa đúng không? Khi vào tháng thứ 4, cơ thể của bạn sẽ tăng cân và chiếc bụng cũng to hơn khiến cho da ở một số vùng căng ra.

Điều này khiến cho sợi collagen đàn hồi dưới da bị rách dẫn đến hình thành các vết rạn da khi mang thai. Các vết rạn này sẽ thường xuất hiện ở vùng da bụng hoặc ngực. Ngoài ra, một đường màu nâu sẫm (linea nigra) chạy dọc từ rốn đến âm đạo cũng có thể xuất hiện nữa đấy.

Khi tìm hiểu về chiếc bụng bầu 4 tháng to như thế nào; bạn có thể thảo luận nhiều hơn về vấn đề bụng bầu 4 tháng nhỏ có sao không tại cộng đồng của MarryBaby nhé.

Bụng bầu 4 tháng con trai và con gái khác nhau như thế nào?

Bên cạnh vấn đề bụng bầu 4 tháng to như thế nào; dân gian ngày xưa còn truyền miệng về cách xem giới tính thai nhi qua hình dáng bụng bầu của mẹ. Vậy bụng bầu 4 tháng con trai và con gái khác nhau như thế nào? 

Theo ông bà xưa dự đoán, nếu bạn mang thai con trai thì bụng bầu 4 tháng sẽ nhọn, gọn gàng, nằm thấp ở dưới, hơi nhô cao ra phía trước. Còn bụng bầu 4 tháng con gái thì tròn, nằm trên cao và nhô nhiều ra phía trước.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh cách xác định giới tính thai nhi kể trên là có độ đáng tin cậy. Do đó, bạn đừng quá kỳ vọng vào quan niệm dân gian này để tránh gây thất vọng khi giới tính của thai nhi không như kỳ vọng nhé.

Những lưu ý khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ

Nếu đã biết bụng bầu 4 tháng to như thế nào rồi; bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây nhé.

1. Những việc nên làm 

thai 4 tháng bụng to chưa

  • Đi khám răng định kỳ: Bạn cần thường xuyên đi khám răng định kỳ để tránh dẫn đến các biến chứng do tình trạng sức khỏe răng miệng gây ra.
  • Nên mang thai khăn giấy: Bạn có thể bị chảy máu mũi, nghẹt mũi và ù tai trong tháng thứ 4 của thai kỳ. Do đó, bạn nên mang theo khăn giấy vì có thể cần sử dụng bất cứ lúc nào. 
  • Có thể quan hệ tình dục trở lại: Bạn có thể quan hệ tình dục khi vào tháng thứ 4 của thai kỳ để duy trì sự gần gũi với chồng. Tuy nhiên, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ trước khi “gần gũi” chồng nhé.
  • Thay đổi quần áo bầu rộng rãi hơn: Bạn nên mua một số quần áo cho bà bầu rộng rãi hơn vì chiếc bụng bầu 4 tháng đã bắt đầu to hơn. Do đó, quần áo mặc thường ngày có thể không còn mặc vừa nữa.
  • Duy trì việc tập luyện và vận động: Bạn nên duy trì vận động và thực hiện tập thể thao thường xuyên hơn. Bạn có thể áp dụng các môn như đi bộ, tập yoga, bơi lội hoặc bất kỳ môn thể thao nào tốt cho sức khỏe thai kỳ.
  • Ngủ nghiêng về bên trái: Bạn có thể sử dụng gối cho bà bầu để đỡ phần hông và giữa hai chân thoải mái hơn khi nằm ngủ nghiêng bên trái. Điều này cũng có thể cải thiện lưu thông máu giúp thai nhi đang phát triển tốt hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 – có an toàn cho bé hay không?

2. Những việc không nên làm

bụng bầu 4 tháng

  • Không uống rượu: Bạn không nên uống rượu để thai nhi không bị mắc hội chứng cồn thai nhi (FAS).
  • Tránh dọn phân mèo: Khi bạn dọn phân mèo có thể làm tăng nguy cơ dị ứng và mắc bệnh toxoplasma.
  • Bỏ hút thuốc và các chất kích thích: Vì việc hút thuốc và sử dụng các chất kích thích có khả năng khiến trẻ sinh ra nhẹ cân và dị tật bẩm sinh.
  • Không sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc phòng xông hơi khô: Hoạt động có nhiệt độ cao có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

[inline_article id= 305231]

Như vậy bụng bầu 4 tháng to như thế nào? Bụng bầu 4 tháng đã bắt đầu lộ rõ hơn, xuất hiện các vết rạn da và đường màu nâu chạy dọc từ rốn đến âm đạo cũng rõ hơn. Tuy nhiên, nếu bụng bầu 4 tháng của bạn vẫn chưa lộ rõ cũng không sao vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố bạn nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 6 tuổi: Những cột mốc phát triển về tâm lý và thể chất

Vậy cha mẹ đã biết, trẻ 6 tuổi sẽ phát triển và đạt đến những cột mốc nào chưa? Nếu cha mẹ cũng đang tìm hiểu về các cột mốc phát triển của trẻ 6 tuổi thì mời cha mẹ đọc tiếp nội dung sau đây.

Sự phát triển thể chất của trẻ 6 tuổi

Khi trẻ bước sang tuổi thứ 6, cha mẹ có thể sẽ thấy con phát triển và bỗng cao lớn hơn nhiều so nhiều so với một năm trước đó. Cha mẹ biết không, thông thường trẻ trong giai đoạn từ 6 – 12 tuổi, mỗi năm con có thể sẽ tăng thêm từ 6 – 7 cm chiều cao và nặng hơn từ 2 – 3 kg.

[key-takeaways title=”Khả năng vận động của trẻ 6 tuổi:”]

  • Nhảy dây, lái xe đạp
  • Tích cực tham gia các hoạt động và ham chơi
  • Con có khả năng kiểm soát hành vi, chuyển động của cơ thể tốt hơn.
  • Con có thể phối hợp các cử động tay chân, con hoàn toàn có thể tự đánh răng và làm một số việc vệ sinh cá nhân mà không cần cha mẹ hỗ trợ nữa.

[/key-takeaways]

Giai đoạn này đánh dấu cột mốc quan trọng cho sự tăng trưởng vượt trội về mặt thể chất và khả năng vận động của con. 

Đối với cha mẹ, trẻ ở giai đoạn 6 tuổi hoặc ở bất kỳ độ tuổi nào, việc quan trọng nhất đó chính là con phát triển bình thường và khỏe mạnh, chứ không phải là ‘con phải phát triển theo tiêu chuẩn’. Vì thời điểm phát triển ở mỗi đứa trẻ là khác nhau, nhưng cũng có trường hợp cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con không cao lớn như các bé cùng trang lứa. Tuy nhiên cũng sẽ có một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị chậm phát triển mà nội dung bài viết có nhắc đến bên dưới.

Sự phát triển suy nghĩ của trẻ 6 tuổi

Trẻ ở độ tuổi này có thể tập trung chú ý lâu hơn so với một vài năm trước đó. Ngoài ra con còn hiểu và phân biệt được các khái niệm thời gian như hôm nay, ngày mai, hôm qua, bốn mùa thay đổi, bắt đầu biết nhận diện sự khác nhau giữa các mặt chữ.

Con bắt đầu biết suy nghĩ chủ động để hiểu được như thế nào là đúng hoặc sai, hiểu được ý kiến của cha mẹ và của con. Điều này giúp con kết nối tốt hơn với mọi người xung quanh, đặc biệt là với các bạn cùng lứa mà con tiếp xúc.

[key-takeaways title=”Cột mốc phát triển quan trọng”]

  • Tăng khả năng tập trung
  • Có suy nghĩ kỹ hơn trước khi nói và hành động
  • Phân biệt sự khác biệt giữa hai sự vật và hiện tượng tốt hơn.

[/key-takeaways]

Cột mốc phát triển của trẻ 6 tuổi

Sự phát triển về cảm xúc của trẻ 6 tuổi

Chính vì hiểu được suy nghĩ của bản thân và mọi người xung quanh nên con cũng thường xuyên bộc lộ cảm xúc hơn. Tuy nhiên, theo thông tin từ Raising Children Network, mặc dù trẻ biết bộc lộ cảm xúc nhưng con sẽ thường kìm nén, đặc biệt là cảm xúc tức giận và buồn bã. Do đó, cha mẹ cũng nên tạo không gian và hướng dẫn con cách bày tỏ cảm xúc, kể cả đó là cảm xúc gì. 

Sự phát triển về mặt suy nghĩ và cảm xúc ở trẻ 6 tuổi đã thúc đẩy con muốn tự lập hơn, nhưng con vẫn cần đến sự quan tâm của cha mẹ, để con giữ được kết nối với gia đình và người thân. Ở giai đoạn này, trẻ thích được cha mẹ động viên, khen thưởng về những điều con làm được. Đồng thời con cũng bắt đầu biết sợ, sợ bị la mắng, chỉ trích, sợ thất bại, sợ bị hù dọa.

[key-takeaways title=”Cột mốc phát triển quan trọng”]

  • Thích thể hiện các kỹ năng của mình
  • Cải thiện các kỹ năng tự kiểm soát
  • Bộc lộ và duy trì cảm xúc ổn định.

[/key-takeaways]

Sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ 6 tuổi

Điểm đặc trưng của sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ 6 tuổi là con nói rất nhiều, luyên thuyên cả ngày và thậm chí là nói một mình.

Điểm sáng trong việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của con là con nói được một câu dài, đủ ý. Đôi lúc con còn ngồi nói chuyện với người lớn, mặc dù con vẫn gặp khó khăn trong việc trình bày, biểu đạt hoặc kể lại một câu chuyện nào đó. Đây là giai đoạn mà con tiếp thu và học từ vựng mới rất nhanh, mỗi ngày con có thể học từ 5 – 10 từ vựng mới.

Con cũng hiểu được những câu chuyện cười và chuyện hài của người lớn. Con nghe, học và bắt chước để kể lại và giỡn lại. Chính vì vậy mà cha mẹ và người thân cần chú ý hơn đến việc kể những câu chuyện cho trẻ, tránh con học theo những cách dùng từ ngữ không phù hợp.

[key-takeaways title=”Cột mốc phát triển quan trọng”]

  • Hoạt ngôn
  • Tiếp thu từ vựng mới rất nhanh, ba mẹ nên tham khảo thêm cách dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ sao cho hiệu quả
  • Nghe và hiểu được những câu chuyện dài và có thể liên kết các ý lại với nhau.

[/key-takeaways]

Sự phát triển nhận thức xã hội của trẻ 6 tuổi

Ở độ tuổi này, con quan tâm nhiều đến tình bạn và tinh thần đội nhóm nên con thường sẽ muốn được bạn bè và mọi người yêu mến. Ngoài ra, con cũng biết suy nghĩ về tương lai, muốn thể hiện sự tập lập và trưởng thành của bản thân thông qua việc tự làm một vài thứ trong khả năng của bản thân.

Do đó, theo khuyến nghị của Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh – CDC, để hỗ trợ tốt cho sự phát triển nhận thức xã hội của con, cha mẹ nên:

  • Hỏi con về những người bạn trong lớp của con, khuyến khích con kể về các bạn.
  • Chia sẻ thêm với con về những câu chuyện có liên quan đến sự tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng.
  • Cha mẹ chủ động trao đổi với thầy cô trong trường học, để hai bên hiểu hơn về cách giảng dạy và sự mong đợi trong việc giáo dục một đứa trẻ.
  • Tạo điều kiện cho con đối mặt với nhiều thử thách, khuyến khích con tự giải quyết vấn đề và tự vượt qua.
  • Khi có cơ hội hãy để con tham gia các hoạt động cộng đồng, đội nhóm như tham gia một đội bóng, câu lạc bộ văn nghệ hoặc bất kỳ cơ hội làm tình nguyện viên nào.

[key-takeaways title=”Cột mốc phát triển quan trọng”]

  • Mong muốn cho thấy sự độc lập của mình.
  • Chú ý nhiều hơn tới tình bạn và tinh thần đồng đội
  • Mong muốn được chấp nhận và yêu thích bởi các bạn và mọi người xung quanh.

[/key-takeaways]

Sự phát triển nhận thức xã hội của trẻ 6 tuổi
Giai đoạn 6 tuổi là thời điểm mà con muốn thể hiện kỹ năng và năng lực của bản thân

Những cột mốc phát triển khác

Giai đoạn trẻ 6 tuổi là thời điểm mà con chuẩn bị vào lớp một hoặc đã được đi học các lớp mầm non trước đó. Đây là giai đoạn mà con sẽ phải tập làm quen với những quy luật, quy định, luật lệ mới do thầy cô và trường học đưa ra.

Điểm tốt là con sẽ lễ phép hơn với người lớn, với cha mẹ, với thầy cô và biết tôn trọng bạn bè. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi việc thỉnh thoảng con mệt mỏi sau một ngày dài đi học và cảm thấy buồn nếu gặp vấn đề với các bạn khác trong lớp.

[key-takeaways title=”Các cột mốc phát triển khác”]

  • Biết sử dụng các chữ cái để ghép thành tên của trẻ
  • Biết trả lời họ và tên, địa chỉ nhà, ngày sinh hoặc tên ba tên mẹ nếu được hỏi
  • Trẻ hiểu được vì sao con phải tuân thủ các quy tắc và các luật lệ ở lớp học.

[/key-takeaways]

Điều cha mẹ nên làm để hỗ trợ trẻ 6 tuổi phát triển tối đa

Đọc đến đây chắc hẳn cha mẹ đã hiểu được rõ hơn về các mốc phát triển của trẻ 6 tuổi. Sau đây là những điều cha mẹ nên làm để tạo điều kiện cho con được phát triển tốt nhất.

  • Khuyến khích con hoạt động thể chất: Cha mẹ rủ con hoạt động thể thao cùng, chơi đá bóng, cầu lông, đạp xe, đi bộ…
  • Tập cho con làm công việc nhà: Một vài việc đơn giản mà một đứa trẻ 6 tuổi có thể làm là xếp quần áo của con, phụ ba mẹ dọn đồ ăn ra bàn, lau bàn sau khi ăn… Dạy con cách hợp tác với cha mẹ trong các việc hàng ngày.
  • Để con tự do: Tạo cho con không gian và thời gian để con được chơi tự do, bất kể là chơi ngoài trời, trong nhà, sân vận động hay bất cứ đâu.
  • Dành thời gian chất lượng cho con: Thời gian bên con bao lâu không quan trọng bằng việc khoảng thời gian đó có chất lượng hay không. Cha mẹ hãy nói chuyện với con, khuyến khích con đặt câu hỏi, trả lời con, hỏi lại con để con tập lý luận…

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đặc biệt lưu ý, nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây chứng tỏ trẻ đang gặp phải vấn đề liên quan đến sự phát triển của con.

  • Ngôn ngữ, giao tiếp: Trẻ chậm hiểu, chậm nói, không thể nói thành câu trọn vẹn và cũng không kịp hiểu các ý của cha mẹ trong những câu giao tiếp bình thường.
  • Cảm xúc, hành vi: Con thờ ơ, ít bộc lộ cảm xúc hoặc nổi cơn thịnh nộ bộc phát khi không đạt được điều mình muốn. Trẻ khó kết nối với mọi người xung quanh; không tương tác với người khác.
  • Hoạt động hàng ngày: Trẻ khó ngủ, không thể ngủ xuyên đêm, quậy phá một cách bất thường hoặc cũng có thể gọi là nói mà không nghe lời; xuất hiện nhiều hành vi thách thức/phản kháng… 
Cha mẹ nên làm gì để hỗ trợ trẻ 6 tuổi phát triển
Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia làm việc nhà, tham gia các hoạt động trong ngày nhiều hơn

Câu hỏi thường gặp

Trẻ 6 tuổi nặng bao nhiêu kí-lô (kg)?

Theo Tổ chức Y tế thế giới – WHO, cân nặng chiều cao của trẻ 6 tuổi đạt chuẩn là:

  • Cân nặng đạt chuẩn của bé gái 6 tuổi là 20.2kg (trung bình).
  • Cân nặng đạt chuẩn của bé trai 6 tuổi là 20.5kg (trung bình).

[summary title=””]

Tổ chức sức khỏe trẻ em – CHOC Health Hub, khuyến nghị cha mẹ không nên ép trẻ ăn hoặc uống quá nhiều các loại vitamin bổ sung để tăng chiều cao, tăng cân, tăng trí thông minh… vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Việc cha mẹ chấp nhận con như con vốn là (vô điều kiện) là cách tốt nhất để con phát triển lòng tự trọng một cách lành mạnh và hun đúc cho sự kết nối sâu sắc giữa con và cha mẹ. 

[/summary]

[inline_article id=319649]

Làm sao để biết là một đứa trẻ 6 tuổi đang phát triển bình thường?

Dấu hiệu của một đứa trẻ phát triển bình thường là trẻ ăn uống bình thường, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động và không mắc các bệnh lý đặc biệt.

[key-takeaways title=”Một số bệnh thường gặp ở trẻ:”]

[/key-takeaways]

Về chiều cao và cân nặng của trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ vui lòng tham khảo ‘bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của bé từ 0 – 18 tuổi theo WHO’.

Làm sao để biết con phát triển bình thường
Trẻ khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, vui chơi bình thường là dấu hiệu cho thấy con phát triển bình thường

Kết luận

Trẻ 6 tuổi là giai đoạn quan trọng mà con bắt đầu phát triển vượt trội về mặt thể chất và hiểu biết hơn về mặt nhận thức xã hội. Hiểu được tầm quan trọng của cột mốc phát triển ở trẻ 6 tuổi sẽ giúp cha mẹ ý thức được nhiều hơn trong việc giáo dục, nuôi dạy và chăm sóc con.

Nội dung bài viết đã cung cấp cho cha mẹ những thông tin quan trọng để cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ, cụ thể là khi con bước sang độ tuổi này.

[recommendation title=””]

Chuyên mục ‘Cột mốc phát triển’ đăng tải những nội dung xoay quanh các cột mốc phát triển quan trọng mà trẻ cần được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục một cách cẩn thận.

[/recommendation]

Categories
Gia đình Giải trí

Cách xem bói kinh nguyệt: Giải mã bí ẩn 31 ngày kinh nguyệt cực chuẩn

Bói kinh nguyệt là “cụm từ” không còn xa lạ với các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, đối với chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản thì thuật ngữ này còn khá mới mẻ. Với mong muốn giúp chị em biết bói kinh nguyệt là gì, MarryBaby sẽ cung cấp thông tin cho chị em ngay dưới đây.

1. Bói kinh nguyệt là gì?

Xem bói là hình thức dự đoán tương lai gần phổ biến trên toàn thế giới. Ví dụ như, ở Phương Đông có xem bói tử vi, nhân tướng học,…Phương Tây có bói bài Tarot, chiêm tinh học,.. Nhưng xem bói kinh nguyệt thì có thể bạn ít hoặc chưa từng nghe qua. Cùng khám phá những thông tin thú vị và góc nhìn mới về kinh nguyệt nhé.

1.1 Kinh nguyệt hay đến tháng là gì?

Kinh nguyệt (menstruation) hay còn gọi là “đến tháng” là một hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới, thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi dậy thì. Đây là cột mốc đánh dấu cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có vòng lặp từ 28 – 32 ngày. Trong mỗi lần hành kinh, lượng máu kinh nguyệt bình thường sẽ bài tiết ra từ 50 – 150ml máu. Màu máu kinh nguyệt bình thường là màu đỏ tươi ở giữa chu kỳ và hơi nâu sẫm nếu ở đầu hoặc cuối chu kỳ.

Trong mỗi chu kỳ hành kinh, chị em sẽ có cảm giác đau ở bụng; thắt lưng trong những ngày đầu. Về mặt y học thì kinh nguyệt của phụ nữ được hiểu tóm tắt như vậy. Tuy nhiên, đối với quan niệm dân gian, kinh nguyệt không chỉ là biểu hiện của sức khỏe, mà kinh nguyệt cũng có thể dùng để xem bói. Hay còn gọi là xem bói kinh nguyêt.

bói kinh nguyệt
Ghi chú ngày rụng trứng không chỉ giúp chị em bảo vệ sức khỏe sinh sản mà còn tiên đoán được nhiều thông tin thú vị

1.2 Giải thích bói kinh nguyệt 

Quay lại vấn đề bói kinh nguyệt. Như chúng ta vẫn biết, bói toán là một tín ngưỡng đã có từ rất lâu, mà thông qua đó bạn có thể đoán trước những vận mệnh trong tương lai của minh. Mặc dù hiện nay, bói toán vẫn thường xuyên nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Vậy bói kinh nguyệt là gì? Xem bói kinh nguyệt là dựa vào ngày, giờ hành kinh để dự đoán về sự nghiệp, cuộc sống trong tương lai của bạn.

Chiếu theo lịch tiêu chuẩn, một tháng có 30 – 31 ngày, mỗi ngày có 24 giờ. Và trong chính mỗi thời điểm này đều sẽ bao hàm các ý nghĩa khác nhau. Dựa vào các ý nghĩa và sự khác nhau giữa mỗi khung giờ, nên việc xem bói kinh nguyệt sẽ dựa vào đây để phân tích.

>> Xem thêm: Xem bói đường con cái qua tuổi vợ chồng theo vòng tràng sinh

2. Kết quả bói kinh nguyệt theo giờ, tuần và tháng

Kết quả bói kinh nguyệt sẽ chia theo ngày, giờ và thứ trong tuần. Mỗi mốc thời gian đều có ý nghĩa riêng chị em cùng tìm hiểu nhé!

2.1 Bói kinh nguyệt theo giờ

Xem bói kinh nguyệt theo giờ sẽ dựa trên nguyên tắc mỗi 4 giờ sẽ là một khung giờ. Một ngày chúng ta có 24 giờ, như vậy kết quả bói kinh nguyệt theo giờ sẽ có 6 kết quả khác nhau:

  • 0 giờ – 4 giờ: Ngày hôm nay sẽ là ngày may mắn với bạn.
  • 4 giờ – 8 giờ: Bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi trong công việc. Có thể thăng chức hoặc tăng lương.
  • 8 giờ – 12 giờ: Ngày hôm nay tâm trạng của bạn sẽ không được tốt.
  • 12 giờ -16 giờ: Có một người đang thầm thương trộm nhớ đến bạn.
  • 16 giờ – 20 giờ: Có vài chuyện phiền não sẽ ảnh hưởng tới bạn, khiến tâm trạng bạn không vui và phải đau đầu suy nghĩ.
  • 20 giờ – 24 giờ: Có người đang đơn phương yêu thầm bạn, họ không dám thổ lộ, chỉ âm thầm quan sát và dõi theo bạn phía sau.

2.2 Cách xem bói kinh nguyệt theo tuần

Một tuần có 7 ngày, nên khi xem bói ngày hành kinh chị em sẽ có 7 kết quả để đối chiếu. Cụ thể cách xem ngày hành kinh tính theo tuần như sau:

  • Thứ 2: Bạn sẽ làm quen và có thêm nhiều người bạn mới.
  • Thứ 3: Món quà của một người bạn đang được vận chuyển tới bạn trong hôm nay.
  • Thứ 4: Hôm nay là ngày khá tồi tệ, bạn bị vướng bận nhiều nỗi lo.
  • Thứ 5: Những chuyện rắc rối sẽ ập tới, bạn sẽ khá bận rộn trong ngày hôm nay đấy.
  • Thứ 6: Gặp nhiều chuyện bực mình liên tiếp trong ngày.
  • Thứ 7: Tình cảm của bạn và bạn trai sẽ càng thân mật và hạnh phúc.
  • Chủ nhật: Bạn và bạn bè sẽ có buổi gặp nhau và tình bạn càng thêm gần gũi, gắn bó hơn.
Cách xem bói kinh nguyệt theo tuần
Cách xem bói kinh nguyệt theo tuần

2.3 Giải mã bí ẩn về cách xem bói 31 ngày kinh nguyệt

Thường kết quả bói ngày kinh nguyệt trong tháng chỉ tương ứng với tương lai gần. Tức là sự việc sẽ chỉ diễn ra trong tháng đó mà không phải là các tháng tiếp theo. Cùng khám phá bí ẩn 31 ngày kinh nguyệt nhé.

Các bạn có thể theo dõi kết quả xem bói 31 ngày kinh nguyệt như dưới đây:

  • Ngày 1: Hạnh phúc đang ở trong tay bạn.
  • Ngày 2: Kém may mắn trong tình yêu.
  • Ngày 3: Coi chừng có cãi vã.
  • Ngày 4: Niềm vui lớn đang đến.
  • Ngày 5: Đề phòng những điều không hay.
  • Ngày 6: Một sự thân thiện bất ngờ.
  • Ngày 7: Tình yêu của bạn thật đáng quý.
  • Ngày 8: Ráng giữ niềm vui thật đẹp.
  • Ngày 9: E rằng có sự đổi dời (công việc làm, nhà cửa)
  • Ngày 10: Tình yêu của bạn rất ấm cúng.
  • Ngày 11: Sự tận lực của bạn có khả quan.
  • Ngày 12: Ước vọng của bạn đến tuyệt đỉnh.
  • Ngày 13: Điều buồn bực dày vò tâm hồn bạn.
  • Ngày 14: Nắm vững sự tin tưởng.
  • Ngày 15: Niềm mong muốn của bạn sẽ thành công.
  • Ngày 16: Chuẩn bị cuộc chia tay với người thân hoặc người yêu.
  • Ngày 17: Có điều làm phật ý bạn.
  • Ngày 18: Người ta đã ngưỡng mộ bạn.
  • Ngày 19: Những thiện cảm sẽ đến với bạn.
  • Ngày 20: Suy tư nhiều không tốt.
  • Ngày 21: Chớ lo nghĩ sẽ có hại.
  • Ngày 22: Lưu tâm đến tiền bạc.
  • Ngày 23: Điều đáng tiếc sẽ xảy ra.
  • Ngày 24: Những cuộc du lịch, giải trí.
  • Ngày 25: Nên tìm hiểu nhiều hơn.
  • Ngày 26: Sự chiều chuộng vừa ý bạn.
  • Ngày 27: Xúc tiến ngay những dự tính.
  • Ngày 28: Đã đến lúc cần đau khổ.
  • Ngày 29: Niềm vui không ngờ sẽ đến.
  • Ngày 30: Gặp gỡ và rắc rối trong đời bạn.
  • Ngày 31: Đề phòng kẻ tiểu nhân.
bói kinh nguyệt
Bói ý nghĩa ngày 31 kinh nguyệt chỉ mang tính chất tham khảo chị em nhé!

3. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt dễ hiểu nhất

Bạn có thể xác định ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo dựa trên chu kỳ kinh nguyệt trước đó. Sau đó, bạn tính ngược lại 14 ngày để xác định ngày rụng trứng trong chu kỳ hiện tại. Dưới đây là ví dụ về cách tính chu kỳ kinh nguyệt dựa trên nguyên tắc này:

Ví dụ: Giả sử bạn có các chu kỳ kinh nguyệt sau:

  • Chu kỳ 28 ngày: Ngày rụng trứng là ngày thứ 14 (28 – 14 = 14).
  • Chu kỳ 32 ngày: Ngày rụng trứng là ngày thứ 18 (32 – 14 = 18).
  • Chu kỳ 20 ngày: Ngày rụng trứng là ngày thứ 6 (20 – 14 = 6).

Như vậy, bạn có thể áp dụng phương pháp tính ngược lại để xác định ngày rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt hiện tại. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp ước lượng và không phải là một phương pháp chính xác đối với mọi phụ nữ. Một số phụ nữ có thể có sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của họ, do đó việc theo dõi và ghi chép kỹ càng sẽ giúp bạn xác định chu kỳ kinh nguyệt của mình một cách chính xác hơn.

Bài viết trên, MarryBaby đã chia sẻ thông tin về bói kinh nguyệt. Cũng giống như các hình thức bói toán khác. Bói vui kinh nguyệt là một cách giải trí thú vị. Và để giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn trong kỳ hành kinh, chị em có thể tham khảo qua bài viết “Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt? 12 cách hữu hiệu”.