Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ hoặc trớ sữa ở trẻ sơ sinh (Vomiting in Baby) là biểu hiện thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản rồi trào ra miệng. Hiện tượng trớ sữa thường gặp hầu hết ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi trẻ ăn no, vặn mình. Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nôn trớ cũng là biểu hiện của một bệnh lý, và thường đi kèm với những dấu hiệu khác như:

  • Khóc thét khi đang bú
  • Bụng chướng
  • Đau quặn bụng, ưỡn bụng
  • Rơi vào trạng thái lơ mơ
  • Có hiện tượng co giật
  • Mất nước, khô miệng
  • Bãi nôn có xuất hiện máu hoặc có màu vàng, màu xanh

Nguyên nhân trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị trớ, ọc sữa là hiện tượng thường gặp ở các bé từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. 

1. Nguyên nhân sinh lý

Hầu như trẻ sơ sinh nào cũng nôn trớ, ọc sữa. Đa số đây là một hiện tượng không đáng lo ngại. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ, ọc sữa là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị còn yếu. Do đó, khi trẻ ăn no thường dễ dẫn tới hiện tượng nôn trớ.

Ngoài ra, một số nguyên nhân sinh lý khác khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ chính là cha mẹ cho bé bú, ăn quá nhiều; trẻ vừa bú, ăn xong đã cho trẻ nằm; quấn tã quá chặc.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân liên quan đến bệnh lý cha mẹ hãy đọc tiếp ở dưới nhé!

2. Nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa có thể là do:

  • Viêm dạ dày: Nhiễm trùng dạ dày do virus dạ dày là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa phổ biến nhất. Nó còn được gọi là bệnh cúm dạ dày.
  • Do vi rút Rotavirus: Bệnh bắt đầu bằng nôn mửa. Phân lỏng có nước có thể xuất hiện trong vòng 12-24 giờ.
  • Dị ứng thực phẩm: Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có thể là triệu chứng duy nhất của phản ứng với thức ăn. Sau khi ăn thức ăn sẽ bị nôn nhanh chóng. Ít phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng thức ăn chính là trứng và bơ đậu phộng.
  • Ngộ độc thực phẩm: Thức ăn ôi thiu và thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm vi khuẩn Salmonella hoặc E. coli có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ, dẫn đến nôn mửa và tiêu chảy.
  • Trào ngược dạ dày: Hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên sữa, thức ăn dễ bị trào ngược khi bé bị trào ngược dạ dày.
  • Cho trẻ ăn quá nhiều, bú không đúng cách: Trẻ bú mẹ hoặc bú bình có thể bị nôn trớ nếu bú quá nhiều hoặc tư thế bú sai cách.
  • Hẹp môn vị bẩm sinh: Hẹp môn vị bẩm sinh là tình trạng môn vị (một phần của dạ dày nối với ruột) bị thu hẹp ngay từ khi mới sinh ra. Tình trạng này ngăn cản thức ăn đi vào ruột từ dạ dày và gây ra hiện tượng nôn mửa.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bé ăn cháo hay bị nôn và cách xử lý

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có nguy hiểm không?

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và thường không gây hại. Tuy nhiên, khi tình trạng nôn trớ trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và lượng thức ăn nôn trớ ra rất nhiều thì đã trở thành bệnh lý ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa liên tục dù không bú hoặc bị ói ra rồi bú, bú xong lại ói có thể là do các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng. Một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi. Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên… cần phải xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt.

Với những trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa và bị co giật, có dấu hiệu chậm tăng cân, tiêu chảy kém hấp thu, suy dinh dưỡng mẹ nên xem lại thực đơn dinh dưỡng cho bé, hoặc dinh dưỡng hàng ngày của mình trong trường hợp bé bú mẹ và đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa nhi để bác sĩ khám tìm nguyên nhân cho bé. Đây là có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu canxi, cần được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Cách làm sữa chua cho bé

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay nôn trớ

trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa

Trẻ sơ sinh hay nôn trớ phải làm sao? Mẹ hãy thực hiện các bước dưới đây:

  • Bước 1: Khi trẻ bị nôn trớ, các mẹ hãy nghiêng đầu bé 1 bên, để chất nôn dễ đi ra ngoài và không bị hít sặc vào phổi.
  • Bước 2: Mẹ nhanh chóng làm sạch chất nôn bằng cách quấn khăn gạc mềm vào ngón tay, lau mũi miệng và chất nôn trong họng của bé sạch,
  • Bước 3: Mẹ khum tay vỗ nhẹ lưng theo chiều từ trên xuống, để nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
  • Bước 4: Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm và thay quần áo cho bé nếu quần áo có dính chất nôn.
  • Bước 5: Sau khi bé nôn không nên ép bé ăn ngay hay bú sữa ngay, sẽ khiến bé khó chịu và ói tiếp ngay sau đó.
  • Bước 6: Sau quá trình trên, mẹ cần tiếp tục theo dõi tình trạng trẻ sơ sinh hay bị trớ có còn tái diễn không. Mẹ cần để ý xem bé nôn khan hay nôn ra sữa màu sắc vàng, xanh hay gợn nâu, hoàn cảnh xuất hiện nôn vào thời điểm nào trong ngày, có liên quan đến bữa ăn không.
  • Bước 7: Cần báo cho bác sĩ biết tình trạng của bé nếu tình trạng tiếp diễn và cần thực hiện theo đúng chỉ định điều trị từ bác sĩ, tránh tự ý cho bé uống thuốc khi chưa thông qua bác sĩ.

Hi vọng những cách trên đã giúp mẹ biết xử trí trẻ sơ sinh hay nôn trớ phải làm sao.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Cho bé bú bình đúng cách để con yêu tránh bỏ bú, sặc sữa, đầy hơi…

Mẹ phải làm gì để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa?

Mẹ phải làm gì để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa?

Mẹ có thể giúp bé loại trừ những nguy cơ trẻ bị trớ sữa bằng cách chia nhỏ thời gian bú để giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, nếu mẹ chưa biết khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa làm sao khắc phục, mẹ có thể tham khảo một số cách giúp bé như:

  • Với những bé bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ và dùng núm vú đặc biệt để tránh bé nuốt quá nhiều khí thừa. Với những bé bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa. Mẹ bé tham khảo thêm tư thế bé bú đúng, và đảm bảo miệng bé ngậm được vú mẹ tốt nhất, bé sẽ không nuốt hơi bên ngoài nhiều.
  • Đồng thời, khi cho bé ăn xong, mẹ không nên để bé nằm ngay lập tức mà nên bế bé dựa vào vai, vỗ lưng bé tìm cách giúp cho cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Để tránh làm trẻ sơ sinh hay nôn trớ, mẹ nên cho con bú từ từ, bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần. Đồng thời, chỉ nên cho bé nằm sau khi bú khoảng 15 phút. 
  • Tránh để bé đói quá, bé khóc đòi bú thì lúc đó bé sẽ háo bú, bé bú nhanh và dễ nuốt hơi cũng như lượng sữa quá nhiều 1 lần.

Nếu đã thử khắc phục nhiều cách nhưng trẻ sơ sinh bị trớ sữa vẫn cứ tái diễn, hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và nhận lời khuyên từ chuyên gia.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Tư thế cho con bú đúng cách để bé không bị sặc sữa và các vấn đề khi cho con bú

Với các mẹ mới có con lần đầu, chắc chắn trong quá trình nuôi dạy con sẽ gặp hiện tượng trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa. Quan trọng là mẹ đủ kiến thức để xử lý. Lời khuyên là mẹ nên chú ý khi thấy trẻ sơ sinh bị trớ kèm theo sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, co giật… Đây không phải là nôn sinh lý mà là dấu hiệu bệnh lý, liên quan tới việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột hay nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm màng não, dị ứng sữa… Với những trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để trẻ được thăm khám và xử trí kịp thời.

[inline_article id=104512]