Nổi hạch ở nách khi mang thai là một trong nhiều thay đổi có thể xuất hiện ở mẹ bầu. Đôi khi mẹ bầu sẽ sờ thấy một cục u nhỏ ở nách mà dân gian thường hay gọi là cục hạch. Hiểu biết rõ về hiện tượng nổi hạch ở nách khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu giữ được tâm lý ổn định và có cách điều trị phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Theo y học hiện đại, hạch là những hạt nhỏ, hình bầu dục và nằm trong toàn bộ hệ thống bạch huyết của cơ thể. Hạch rải rác ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể như vùng cổ, xương đòn, nách, bẹn… và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người.
Thông thường, bạn sẽ không sờ thấy hạch, chỉ đến khi cơ thể có một số thay đổi hoặc gặp các vấn đề về về sức khỏe thì hạch mới nổi lên. Vậy nguyên nhân nổi hạch ở nách khi mang thai là do đâu?
Vì sao bà bầu bị nổi hạch ở nách?
Có đến khoảng 80% phụ nữ bị nổi hạch ở nách khi mang thai mà nguyên nhân phổ biến nhất đến từ các tuyến sữa phụ ở nách. Trong những tháng giữa của thai kỳ thì vú sẽ dần to hơn để chuẩn bị cho sự hình thành các tuyến sữa. Các tuyến sữa này sẽ mở rộng đến tận vùng nách và có dạng cục nên bạn dùng tay nhấn vào cũng sẽ cảm nhận được. Ngoài ra, một số lý do khiến tuyến sữa phụ ở nách nổi rõ có thể kể đến như:
- Cơ thể bị nhiễm nấm, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus
- Bị dị ứng
- Tác dụng phụ sau khi tiêm chủng
- Ung thư vú
- Ung thư hạch
- Bệnh bạch cầu (có liên quan đến ung thư tế bào máu)
- Lupus ban đỏ hệ thống.
Nổi hạch ở nách khi mang thai phải làm sao?
Mẹ bầu nên biết rằng nổi hạch ở nách khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường nên không cần phải lo lắng quá nhiều nhưng cũng chớ chủ quan. Nếu cục hạch tại tuyến sữa phụ ở nách không phát triển kích thước, sau vài ngày chúng dần nhỏ lại và biến mất thì đó là hạch lành tính.
Ngược lại, nếu bị sốt cao nhiều ngày, sụt cân hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm, chạm vào vùng hạch thấy đau nhức… thì mẹ bầu cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm, đề phòng những bệnh lý nguy hiểm.
Mẹ bầu không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bạn chỉ nên uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ sau khi đã thăm khám rõ ràng để điều trị sưng tuyến sữa phụ ở nách khi thai kỳ.
Bà bầu nổi hạch ở nách có ảnh hưởng thai nhi không?
Mẹ bầu không cần phải lo lắng nổi hạch ở nách có ảnh hưởng đến thai nhi vì hầu hết các trường hợp đều là hạch lành tính, sẽ tự hết sưng sau vài ngày và không gây hại gì.
Tuy nhiên, cũng tùy vào từng dấu hiệu của hạch và lời khuyên tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để nhận được sự tư vấn chính xác nhất từ bác sĩ để điều trị kịp lúc. Một số trường hợp mẹ bầu phải uống thuốc kháng sinh nên bác sĩ sẽ cân nhắc loại thuốc phù hợp để không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.
Lưu ý dinh dưỡng cho bà bầu bị sưng tuyến sữa phụ ở nách
Nổi hạch ở nách khi mang thai chứng tỏ cơ thể mẹ bầu đang suy yếu. Mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, tốt cho bà bầu lẫn thai nhi. Một số lưu ý dinh dưỡng cho bà bầu bị nổi hạch ở nách đó là:
Bà bầu bị nổi hạch ở nách nên ăn đa dạng các loại thực phẩm:
- Cà rốt, khoai lang, bông cải xanh, xoài, cam: Vốn rất dồi dào vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C sẽ giúp mẹ bầu tăng đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Khoai tây, gạo, ngũ cốc: Bổ sung lượng tinh bột cần thiết cho cơ thể.
- Thịt gà, cá: giàu protein và các vi chất dinh dưỡng cần thiết.
Bà bầu bị nổi hạch ở nách không nên ăn một số loại thực phẩm sau:
- Đậu hũ và các loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành.
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu…
- Không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế đồ uống có cồn, có gas.
[inline_article id=64786]
Qua những thông tin hữu ích trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về hiện tượng nổi hạch ở nách khi mang thai. Điều quan trọng là mẹ bầu cần giữ thái độ lạc quan, bình tĩnh và thường xuyên theo dõi cục hạch sưng để có cách xử lý phù hợp. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Hoa Hồng