Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh có kinh rồi lại mất: Nguyên nhân vì sao và cần chú ý điều gì?

Sau sinh, chị em phụ nữ phải đối mặt với nhiều thay đổi về mặt thể chất. Đặc biệt những bất thường ở chu kỳ kinh như sau sinh có kinh rồi lại mất, máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, rong kinh…

Sau sinh có kinh rồi lại mất – tình trạng này có đáng lo?

Chu kỳ kinh nguyệt thường liên quan mật thiết đến tình trạng của sức khỏe. Vì vậy, phụ nữ sau sinh thường rất hoang mang khi thấy sau sinh có kinh rồi lại mất. Thực chất, đây là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Trong quá trình mang thai, hormone trong cơ thể trồi sụt bất thường. Sau khi sinh, cần có thời gian để các hormone quay trở lại mức độ cân bằng như cũ. Do ảnh hưởng bởi điều này mà kinh nguyệt sẽ không đều hoặc mất kinh.

Thường khi bé hết bú mẹ thì kinh nguyệt của bạn mới có thể đều trở lại.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Sau sinh có kinh rồi lại mất chỉ là một trong những biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Bên cạnh đó, vẫn còn những dấu hiệu khác như:

  • Mỗi lần có kinh đều đau bụng dữ dội và đau ngực nhiều.
  • Xảy ra hiện tượng rong kinh, rong huyết, cường kinh (máu kinh ra nhiều hơn bình thường), thống kinh (đau bụng kinh)…
  • Kinh nguyệt trồi sụt bất thường, vòng kinh có thể quá dài hoặc quá ngắn (trong khi chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 28-32 ngày).

Tuy nhiên, bạn chớ lo lắng vì sau sinh có kinh rồi lại mất hay các dấu hiện trên đây chỉ là hiện tượng sinh lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh.

>> Xem thêm: 5 điều mẹ bỉm sữa nên biết về kinh nguyệt sau sinh mổ

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh lý do chính là do mẹ đang cho con bú. Một số nguyên nhân khác có thể là do stress, cân nặng và hormone thay đổi sau sinh.

1. Sau sinh có kinh rồi lại mất vì cho con bú

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh: cho con bú

Khi nuôi con bằng sữa ngoài, bạn có thể thấy kinh nguyệt xuất hiện sau 6-8 tuần sinh.

Nếu bạn cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt có thể phải hơn 6 tháng mới xuất hiện hoặc lâu hơn. Nguyên nhân là chất prolactin – một hormone nội tiết được tiết ra bởi tuyến yên có nhiệm vụ tiết sữa nhưng đồng thời cũng gây ức chế rụng trứng ở người mẹ. Vì vậy, không ít trường hợp kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi người mẹ ngừng cho con bú.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp đang cho con bú có kinh rồi lại mất, như vậy là các mẹ bị làm sao? Đây cũng là một tình trạng rối loạn kinh nguyệt do ảnh hưởng của các hormone nội tiết tố trong cơ thể.

2. Ảnh hưởng bởi quá trình mang thai

Chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều máu hơn đi kèm với đau bụng dữ dội là do lượng niêm mạc tử cung tăng lên khi mang thai đang được loại bỏ sau sinh. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ giảm dần ở các chu kỳ tiếp theo.

3. Sau sinh có kinh rồi lại mất vì stress

Phụ nữ sau sinh dễ bị căng thẳng, thiếu ngủ, suy kiệt sức khỏe do phải thức khuya chăm con. Nếu không nhận được sự chia sẻ từ người chồng hoặc người thân thì tâm trạng tiêu cực có thể kéo dài. Đây cũng là nguyên nhân gây rối loạn hormone nội tiết, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

>> Xem thêm: Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? 3 điều ảnh hưởng cần tránh!

4. Thay đổi cân nặng sau sinh

Sau sinh, do muốn đảm bảo nguồn sữa cho con, nhiều phụ nữ ăn nhiều hơn bình thường làm cơ thể tăng cân nhanh chóng.

Hoặc ngược lại, một số chị em vì muốn sớm lấy lại vóc dáng mà giảm cân đột ngột. Cả hai trường hợp này đều có khả năng làm bạn bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

[inline_article id=22880]

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh khi nào thì đáng báo động?

Bạn cần đi thăm khám ngay nếu xuất hiện một số dấu hiệu bất thường dưới đây.

– Vùng kín ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ, điều này cho thấy bạn đã mắc bệnh phụ khoa.

– Kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần, lượng máu ra nhiều hình thành các cục máu đông sẫm màu thì cần nghĩ đến khả năng bạn bị viêm cơ quan sinh sản hoặc tổn thương thành nội mạc tử cung.

– Máu kinh ra nhiều đến nỗi phải thay băng liên tục hàng giờ.

– Máu âm đạo ra giữa kỳ kinh kèm mùi hôi.

– Nhức đầu dữ dội, khó thở.

– Đi tiểu đau rát.

>> Xem thêm: Có kinh sớm sau sinh có tốt không? Mẹ bỉm sữa hành kinh sớm nên đọc nhé!

Cách khắc phục tình trạng rối loạn inkh nguyệt sau sinh

1. Có chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng và đảm bảo dinh dưỡng. Điều đó không chỉ giúp bạn nhanh chóng hồi phục sau sinh mà còn tránh tăng hoặc giảm cân quá mức, qua đó hạn chế tình trạng sau sinh có kinh rồi lại mất hoặc rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh: có chế độ ăn uống lành mạnh

2. Giữ cho tâm lý thoải mái

Khi nuôi con nhỏ, bạn cần tranh thủ thời gian nghỉ ngơi hoặc nếu quá mệt thì nên nhờ sự giúp đỡ của người thân để hạn chế tình trạng căng thẳng, stress kéo dài dẫn đến tình trạng sau sinh có kinh rồi lại mất.

>> Xem thêm: Trầm cảm sau sinh: Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trị

3. Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể vừa là một trong những cách cải thiện hiệu quả tình trạng sau sinh có kinh rồi lại mất hay rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

4. Không dùng thuốc tránh thai

Trong thời kỳ cho con bú, tuy không có kinh nhưng vẫn có khả năng dính bầu.

Do đó, chị em nào muốn quan hệ vợ chồng lại thì phải ngừa thai. Các biện pháp ngừa thai có thể dùng được trong thời kỳ cho con bú bao gồm progestin, que cấy, vòng tử cung chứa nội tiết.

Tuy nhiên, chúng có thể gây kinh nguyệt thất thường nếu cơ địa không hợp. Đặc biệt bạn tránh sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp, vì loại này thường gây rối loạn kinh nguyệt. 

[inline_article id=147828]

Thật ra rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Tuy nhiên, nếu bạn thấy tình trạng sau sinh có kinh rồi lại mất kéo dài (nhất là sau khi đã cai sữa cho bé) hoặc có các biểu hiện bất thường trên thì cần đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị.