Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Cách sơ cứu khi bị chó cắn – 7 bước sơ cứu khẩn cấp cho trẻ

Cách sơ cứu khi trẻ hoặc người lớn bị chó cắn: Đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iod, nhằm làm giảm tối thiểu lượng vi rút xâm nhập nơi vết cắn. Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương.

Dưới đây là hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn chi tiết hơn. Và những điều cha mẹ cần lưu ý và dặn dò con để hạn chế bị chó cắn.

1. Cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn

Cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn
Cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn khẩn cấp

Trẻ em bị chó cắn dù nông hay sâu, dù là loại chó nào thì cũng phải ngay lập tức đưa tới bệnh viện để tiêm phòng dại. Trước đó, cha mẹ cần sơ cứu cho trẻ theo 7 bước sau:

[key-takeaways title=”Cách sơ cứu khi bị chó cắn khẩn cấp:”]

  1. Rửa vết thương bằng nước ấm.
  2. Cầm máu bằng băng gạc, hoặc tấm vải sạch
  3. Bôi thuốc sát trùng lên vết thương, nơi bị chó cắn.
  4. Băng và cố định vết thương bằng băng gạc, hoặc một tấm vải.
  5. Theo dõi các dấu hiệu của vết thương, và biểu hiện của con chó.
  6. Lập tức đi bác sĩ thú y ngay, khi thấy có sự nghi ngờ bản thân mắc bệnh dại.
  7. Thực hiện tiêm phòng ngừa bệnh dại theo chỉ định của bác sĩ (nếu cần thiết).

[/key-takeaways]

1.1 Rửa sạch vết thương

Đầu tiên, bước quan trọng nhất chính là vệ sinh và rửa vết thương cho trẻ. Bạn cần cởi bỏ quần áo của con, nơi có vết cắn của chó, để tránh nước bọt còn sót lại thấm vào vết thương. 

Cách rửa sạch vết thương an toàn: Để vết thương dưới vòi nước ấm đang chảy, và rửa trôi máu cũng như mầm bệnh.

1.2 Loại bỏ máu chứa mầm bệnh

Sau khi rửa vết thương với nước ấm, cha mẹ hãy loại bỏ phần máu, và mầm bệnh còn đọng trên vết thương.

Cách sơ cứu để loại bỏ máy khi bị chó cắn: Bạn ấn hoặc chà nhẹ quanh miệng vết thương để đẩy máu ra ngoài. Việc này rất quan trọng, để tránh mầm bệnh xâm nhập vào máu.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ bị bỏng bôi gì tránh để lại sẹo?

1.3 Cách sơ cứu khi bị chó cắn – Thoa thuốc sát trùng 

Mặc dù vết thương đang hở và sẽ có phần đau rát, khi bạn sát trùng vết thương cho trẻ. 

Cách sơ cứu và sát trùng vết thương khi bị chó cắn: Bạn dùng bông gòn có thấm với dung dịch sát trùng và thoa lên vết thương; chỗ bị chó cắn. Loại dung dịch sát trùng bạn có thể dùng là oxy già, cồn 70 độ; cồn i ốt (Providine, Betadine); hoặc nước muối sinh lý.

LƯU Ý: Mẹ không nên làm vết thương trầy xước hay bầm dập nhiều hơn. Tránh đắp các bài thuốc theo dân gian để vết thương trầm trọng hơn

1.4 Uống thuốc giảm đau

Sau khi cha mẹ đã sơ cứu bên ngoài vết thương, thì cha mẹ có thể cho con uống thêm thuốc giảm đau để ngăn chặn vết thương bị chuyển biến nặng; cũng như hạn chế vết thương bị viêm.

Cách sơ cứu và chống viêm khi bị chó cắn: Bạn có thể cho trẻ uống các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen,.. và cần uống với liều lượng theo cân nặng của trẻ.

1.5 Nâng cao chỗ bị thương

Nâng vết thương lên cao
Cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn – Nâng vết thương lên cao để cầm máu tạm thời

Trường hợp nếu trẻ bị chó cắn vào chân hoặc cánh tay, bạn hãy yêu cầu con giơ cao vùng vết thương lên. Việc này để ngăn chặn vết thương chảy máu liên tục; và giúp cầm máu tạm thời.

1.6 Cách sơ cứu khi bị chó cắn – Băng bó vết cắn

Cách sơ cứu khi bị chó cắn: Băng bó vết thương bằng băng gạc hoặc một tấm vải sạch. Nhớ là bạn không nên siết vết thương quá chặt; vì mục đích chỉ cần bao bọc vết thương khỏi vi khuẩn; và bụi bẩn bên ngoài.

>> Chủ đề liên quan: 6 bước xử lý vết thương hở cho bé an toàn, tránh nhiễm trùng

1.7 Tiêm phòng dại và huyết thanh kháng dại 

Không nên chần chừ mà hãy đưa bé đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng để được chỉ định tiêm phòng. Nhớ cung cấp thông tin đầy đủ, bao gồm thời điểm bị cắn, hoàn cảnh bị cắn (con chó bỗng dưng cắn bất thình lình hay do bị kích động mới cắn), chó đã được tiêm phòng bệnh tật (bao gồm phòng dại) chưa, tình hình con chó hiện nay như thế nào. 

Bạn theo dõi con chó trong 15 ngày xem nó có bị ốm, bỏ ăn, chết, bỏ nhà đi, bị bán hoặc mổ thịt… thì phải đến điểm tiêm phòng dại để điều trị dự phòng.

Tiêm phòng uốn ván 

Nếu trẻ đã được tiêm nhắc mũi uốn ván thì không cần phải tiêm lại. Mẹ cần nắm rõ lịch tiêm chủng của con bởi vì vaccine uốn ván không miễn dịch suốt đời.

Vì móng của chó có thể truyền virus uốn ván nên nếu vết thương nằm ở xa khu vực thần kinh trung ương; thì nên tiêm phòng uốn ván.

>> Cha mẹ nên xem thêm: Lịch tiêm chủng 2022 cho gia đình mới và đầy đủ nhất

2. Đặc điểm của chó mắc bệnh dại

Dấu hiệu nhận biết chó bị dại
Dấu hiệu nhận biết chó bị dại

Chó dại có hai thể, là thể điên cuồng và thể liệt.

Thể điên cuồng

Sau khi ủ bệnh 3-5 ngày, chó dại thường bỏ ăn, khàn giọng kêu rú ghê rợn, thường chồm vào người, súc vật hoặc đồ vật chung quanh và cắn loạn. Nó có thể bỏ nhà đi rông và gặp ai cũng cắn. Sau vài ngày, chó kiệt sức, gầy rộc, kêu thất thanh rồi bị liệt và chết trong vòng 7 ngày.

Thể liệt

Loại chó này lên cơn nhưng không hung dữ, chỉ nằm im một chỗ, nước bọt chảy nhiều. Nó không sủa, không cắn và chết trong vòng từ 3-5 ngày.

3. Dạy trẻ cách để hạn chế bị chó cắn

Hướng dẫn trẻ cách hạn chế bị chó cắn
Hướng dẫn trẻ cách hạn chế bị chó cắn

Không nên để con chơi một mình với chó, đặc biệt là chó lạ.

Nên vuốt ve chó ở hai bên thân hoặc lưng, tránh vỗ lên đầu hay nắm đuôi.

Dặn bé không được đến gần những con chó đang ăn; đang ngủ; hoặc đang cho con bú.

Nếu con chó trở nên hung tợn, hãy dạy bé không nên quay lưng bỏ chạy hay la hét. Bình tĩnh, không nhìn vào mắt chó và chầm chậm rời đi.

Nếu muốn tập cho bé quen với một con chó, bạn phải hướng dẫn bé bình tĩnh, trầm xuống và không vung tay chân, tạo cơ hội để con chó ve vẩy đuôi và lại gần bé trước.

Nếu nhà có trẻ em thì khi nuôi chó, hãy chọn giống hiền lành, biết nghe lời, không chọn giống quá to hung dữ. Cũng không nên chọn giống chó mà bạn không biết rõ, chưa từng nuôi…

Chó chỉ là bạn của con người khi nó không bị bệnh dại hoặc có hành vi bất thường. Tiêm chủng cho chó là hành động có trách nhiệm, giúp bảo vệ gia đình và cộng đồng. 

Trẻ từ 6 tuổi trở lên thì bố mẹ hãy mang chó về nuôi, tránh nuôi khi con còn quá nhỏ. Các giống nhỏ và ít lông như chihuahua, pug, bull Pháp, corgi, beagle, bull terrier, golden retriever rất thích hợp làm bạn với trẻ.

4. Khi nào cho con đi khám bác sĩ?

Nếu có vết trầy xước dù là nhẹ cũng nên đưa đi bác sĩ để kiểm tra mức độ tổn thương do con vật gây ra. Vì nếu chậm trễ sẽ làm trẻ bị bệnh dại.

Ngay cả là người lớn hoặc là trẻ nhỏ, thì nếu có những dấu hiệu sau đây, bạn cần đi khám bác sĩ ngay! Bạn lưu ý là không nên chần chừ.

  • Bạn không thể cầm máu vết thương.
  • Bạn bị cắn vào mặt, hoặc vùng đầu.
  • Vết thương lớn và sâu vào thịt.

Khi thấy trẻ bị chó cắn, bạn hãy áp dụng ngay cách sơ cứu khẩn cấp khi trẻ bị chó cắn, mà Marrybaby vừa hướng dẫn ở trên.