Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Ăn dặm bé chỉ huy là gì? Nên áp dụng cho trẻ ở độ tuổi nào?

Vậy ăn dặm bé tự chỉ huy là gì? Và khi nào nên áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy dành cho bé? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ ơi!

1. Ăn dặm bé tự chỉ huy là gì?

Ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm cho bé tự quyết định món ăn, cách ăn, và thời gian ăn của mình. Đồng thời bố mẹ sẽ tôn trọng quyết định này.

Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy giúp con tận hưởng bữa ăn một cách chủ động. Đồng thời kích kích sự phát triển về thể chất như khả năng vận động, sự linh hoạt, cách tiếp cận và xử lý thức ăn của con.

ăn dặm BLW
Bữa ăn theo phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy giống như giờ chơi của bé, với những món đồ chơi chính là các loại thức ăn nhiều màu sắc

Mặc dù đây là một phương pháp tốt, tuy nhiên dù là phương pháp ăn dặm nào đi chăng nữa, cha mẹ vẫn phải đảm bảo cho con một số yếu tố sau đây:

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con trong giai đoạn đầu đời.
  • Mẹ tập cho con ăn tăng dần từ ít đến nhiều, từ loãng đến sệt dần rồi đặc; và ăn từ mịn đến thô.
  • Mẹ đảm bảo cho con ăn đủ 4 chất dinh dưỡng thiết yếu là Tinh bột (Carb) – Đạm (Protein) – Chất béo (Fat) – Vitamin, khoáng chất (Vitamins).
  • Mẹ có thể áp dụng phương pháp nuôi con EASY. Đồng thời mẹ cần xây dựng thói quen ăn đúng giờ; và ưu tiên cho con ăn cùng gia đình từ nhỏ.
  • TUYỆT ĐỐI KHÔNG ÉP con ăn nhiều, uống nhiều, chỉ vì cha mẹ nghĩ rằng con cần phải ăn nhiều cho mau lớn; hoặc sợ con thiếu chất.

2. Ưu, nhược điểm của phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

2.1 Ưu điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Phối hợp khéo léo ngón trỏ và ngón cái

Trong khoảng 7-10 tháng tuổi, bé bắt đầu phát triển khả năng cầm, nắm bằng cách sử dụng ngón trỏ và ngón cái.

Trông có vẻ đơn giản, nhưng đây là một bước tiến về kỹ năng vận động tinh ở trẻ sơ sinh. Bằng phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy, mẹ sẽ giúp bé thực hành kỹ năng vươn người, bốc thức ăn thường xuyên.

Giúp bé nhanh biết nói hơn

Mẹ hãy cho bé làm quen với nhiều hực phẩm khác nhau: rau củ luộc, thịt, trứng, cơm nắm,… để khuyến khích con thực hiện những cử động đa dạng cho miệng, cơ mặt, hàm… sẽ giúp bé tập nói dễ dàng hơn.

Khi con bước sang giai đoạn từ 6 – 7 tháng tuổi, con đã có thể làm quen với các trạng thái của thức ăn như dạng thô, dặng lỏng, dạng lợn cợn như súp. Do đó mẹ có thể thoải mái thiết kế thực đơn cho bé ăn dặm.

Nhất là đối với phương pháp ăm dặm tự chỉ huy, bé sẽ còn cảm thấy thích thú hơn khi được tự do ăn uống theo sở thích. Nếu trẻ bị biếng ăn mẹ nên áp dụng phương pháp này.

Tăng khả năng vận động và sự nhạy cảm các giác quan

Ăn dặm theo phương pháp bé tự chi huy con sẽ phải kết hợp tay, mắt và miệng cùng lúc. Điều này giúp con kết nốt các cơ quan thuần thục hơn.

Không những vậy, phương pháp ăn dặm BLW còn giúp con tăng cường khả năng cảm nhận của thị giác, xúc giác, vị giác,..Thông qua màu sắc của thực phẩm, vị của món ăn, âm thanh khi con nghiền thức ăn trong miệng.

Giúp bé tự lập hơn

Đây là ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW so với phương pháp ăn dặm truyền thống.

Trong một khoảng thời gian con ăn dặm theo phương pháp này, con sẽ hiểu được sự chủ động của việc tự ăn mà không cần mẹ đút, cũng như tự do ăn nhiều món mà con thích ăn.

2.2 Nhược điểm của phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

Cha mẹ lo lắng về sự an toàn

Một số cha mẹ lo lắng rằng phương pháp ăn dặm bé chỉ huy dễ khiến con bị sặc hơn là ăn bằng thìa. Nhưng chưa có bằng chứng khoa học cho điều này.

Mẹ mất nhiều thời gian dọn dẹp hơn

Cho dù mẹ đang cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào, mẹ chắc chắn sẽ đối mặt với sự lộn xộn sau bữa ăn.

Trẻ có khả năng thiếu dinh dưỡng do ăn không đa dạng

Một nghiên cứu cho thấy ăn dặm bé chỉ huy tiêu thụ lượng chất béo và chất béo bão hòa cao hơn; đồng thời lượng sắt, kẽm và vitamin B12 hấp thụ thấp hơn.

3. Khi nào có thể áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho bé?

ăn dặm BLW
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cần áp dụng trễ hơn kiểu truyền thống

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới WHO và một số Tổ chức Y tế về sức khỏe trẻ em, thời điểm thích hợp để mẹ có thể cho bé ăn dặm là trẻ từ 6 tháng tuổi.

Bởi vì khi trẻ từ 6 tháng tuổi, con đã cần nhiều chất dinh dưỡng hơn so với sữa mẹ. Song song đó, hệ tiêu hóa của con cũng đã bắt đầu phát triển hơn so với những tháng trước. Thế nên con rất cần được hấp thu nhiều chất dinh dưỡng từ đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến một số dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm như: ngồi thẳng mà không cần nhiều hỗ trợ, vươn người lấy đồ vật,..

Vậy trẻ từ 4-5 tháng tuổi có thể ăn dặm tự chỉ huy không? Câu trả lời là không. Vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của con vẫn còn non nớt. Trong khi đó phương pháp ăn dặm tự chỉ huy chiếm phần lớn là thực phẩm ở hình dạng thô để giữ trọn vẹn màu sắc và hương vị.

Không những thế, trẻ ở giai đoạn 5 tháng tuổi, các kỹ năng vận động của con cũng chưa được hoàn thiện. Con ngồi chưa vững, cầm nắm cũng còn yếu,..Chính vì điều đó, cho dù là phương pháp ăn dặm nào, mẹ cũng chỉ nên áp dụng sau khi trẻ đã được 6 tháng tuổi.

>> Mẹ có thể quan tâm Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày là chuẩn?

4. Mẹ nên chuẩn bị dụng cụ gì khi cho con ăn dặm?

phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy
Mẹ nên chuẩn bị đầy đủ ghế ăn, yếm máng và khăn ăn cho bé nhé!

Dưới đây là danh sách các đồ mẹ cần mua để chuẩn bị cho quá trình này:

  • Yếm máng: Theo kinh nghiệm, mẹ nên chọn yếm máng loại bằng nhựa hay nilon mềm bởi nó sẽ không thấm vào bên trong quần áo.
  • Ghế ăn riêng dành cho bé ăn dặm: Mẹ nên chọn loại nhỏ gọn, dễ vệ sinh, di chuyển thuận tiện; để được trên ghế khác và có các nấc điều chỉnh độ cao khác nhau nếu đặt dưới đất.
  • Bát đĩa, cốc đựng nước, thìa đĩa riêng biệt dành cho trẻ: Mẹ ưu tiên chọn các loại bát dính, thìa có độ nông vừa đủ và cán cầm dày; cốc đựng nước có vạch định mức.

5. Sai lầm cần tránh khi áp dụng ăn dặm bé tự chỉ huy

5.1 Bắt đầu cho bé ăn dặm tự chỉ huy BLW quá sớm

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho các bé nhỏ hơn không chỉ làm tăng tỷ lệ thất bại; mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Đồng thời cũng có thể làm bé chán ghét việc ăn; từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.

5.2 Chọn thực phẩm không phù hợp với phương pháp

Việc chọn đúng thực phẩm cho bé ăn cực kỳ quan trọng. Trong giai đoạn mới này, mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm có hạt như đậu đũa sẽ dễ làm bé bị nghẹn, hóc.

Khoai tây và khoai lang cũng không thích hợp cho các bé mới tập ăn dặm. Nếu muốn, mẹ có thể để dành món khoai lại cho đến khi trẻ được 7-8 tháng tuổi.

5.3 Cho bé ăn quá nhiều khi ăn dặm BLW

Trong giai đoạn đầu, ăn dặm tự chỉ huy BLW không nhằm mục đích giúp bé no bụng. Phương pháp này chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng cầm nắm thực phẩm và kỹ năng nhai nuốt, đồng thời tập làm quen với mùi vị thực phẩm. Vì vậy, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều trong cùng một bữa.

[inline_article id=241701]

6. Cách áp dụng bé ăn dặm tự chỉ huy hiệu quả

Làm thế nào để khuyến khích con trong những bước khởi đầu ăn dặm bé chỉ huy? Mẹ thử tham khảo hương dẫn ăn dặm bé chỉ huy dưới đây nhé:

  • Chuẩn bị đầy đủ ghế ăn, yếm lớn, và các dụng cụ dành cho bé.’
  • Không cho bé ăn một mình mà không có sự giám sát của cha mẹ, hay người chăm sóc.
  • Hãy bắt đầu với những loại thực phẩm có kích cỡ vừa tay bé. Sau đó, giảm kích thước một chút để hỗ trợ bé luyện tập tốt kỹ năng cầm, nắm.
  • Mẹ có thể cùng bé bắt đầu với những món ăn cho người lớn trong gia đình như rau luộc, cơm hay cà chua.
  • Trải nghiệm của bé với phương pháp là quan trọng. Nên mẹ hãy chịu khó dọn dẹp nếu con lỡ vung tay ném đồ ăn.

>> Mẹ xem thêm Những nguyên tắc giúp mẹ cho bé ăn dặm BLW hiệu quả

7. Gợi ý món ăn dành cho phương pháp ăn dặm bé chỉ huy

ăn dặm tự chỉ huy

Tương tự như phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ có thể khởi đầu bằng những món ăn mềm, có kích thước vừa phải để bé có thể làm quen tốt hơn. Một vài gợi ý cho mẹ:

  • Bơ.
  • Táo.
  • Chuối.
  • Khoai lang.
  • Lòng đỏ trứng.
  • Thịt, cá, gà mềm.
  • Các loại bánh mì.
  • Nui để nguyên miếng.
  • Cơm hay các loại hạt.
  • Mì sợi đã được cắt ngắn.
  • Rau có lá xanh thẫm như cải bó xôi.
  • Bơ đậu phộng (chọn loại không có muối).

Tóm lại, với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cũng cần được áp dụng với các phương pháp ăn dặm khác. Có thể là phương pháp truyền thống hoặc ăn dặm kiểu Nhật.

Bằng cách kết hợp đa dạng phương pháp, cha mẹ không phải lo lắng việc bé thiếu dinh dưỡng hoặc con chỉ biết ăn bằng tay mà không biết sử dụng thìa, nĩa, muỗng,..

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Khi nào cho bé ăn dặm: Thời điểm bắt đầu và các cữ ăn trong ngày của con yêu!

Khi nào cho bé ăn dặm?

Bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng 4 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi nếu bé đã sẵn sàng. Trước đó, sữa mẹ hoặc sữa bột sẽ cung cấp toàn bộ lượng calo và dưỡng chất cần thiết cho bé và hệ tiêu hóa chỉ có thể xử lý các thức ăn ở dạng rắn khi bé được gần 6 tháng tuổi.

Khi nào cho bé ăn dặm
Tập cho trẻ ăn dặm

Trả lời cụ thể cho câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng, mặc dù một số bé thích ăn dặm sớm hơn một chút.

Làm sao biết bé đã sẵn sàng ăn dặm?

Mặc dù có câu trả lời chung cho câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm là bé từ 4 tháng tuổi. Nhưng liệu bé nhà bạn đã thích hợp chưa? Nếu thích hợp, bé sẽ có những dấu hiệu rõ ràng khi đã sẵn sàng ăn các thức ăn không phải là chất lỏng. Các dấu hiệu như sau:

  • Giữ vững đầu: Bé có thể giữ đầu mình ở vị trí thẳng đứng.
  • Không còn “phản xạ nhả thức ăn”: Để giữ thức ăn trong miệng và nuốt thì bé phải ngưng dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài.
  • Có thể ngồi vững: Bé phải ngồi thẳng lưng thì mới dễ dàng nuốt thức ăn.
  • Chuyển động nhai: Miệng và lưỡi bé phát triển đồng bộ với hệ tiêu hóa. Để bắt đầu ăn dặm, bé phải biết đưa thức ăn về phía sau khoang miệng và nuốt. Khi bé học nuốt, bạn sẽ thấy bé chảy nước dãi ít hơn. Tuy nhiên, nếu bé đang mọc răng thì vẫn chảy nhiều nước dãi.
  • Tăng cân mạnh: Hầu hết các bé đều sẵn sàng ăn dặm khi đạt trọng lượng gấp đôi lúc mới sinh (hoặc nặng gần 7kg) và từ 4 tháng tuổi trở lên.
  • Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao: Bé trông có vẻ đói dù đã uống sữa bột hoặc bú mẹ tám lần mỗi ngày.
  • Tò mò với thức ăn của bạn: Bé có thể nhìn chăm chăm vào tô cơm của bạn hoặc giơ tay giành lấy khi bạn đưa thức ăn vào miệng.

Quan sát dấu hiệu con yêu có thể ăn dặm là bạn dễ dàng trả lời câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm rồi phải không nào!

Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

Với hầu hết trẻ, bạn có thể bắt đầu bằng cách nghiền nhỏ các loại thức ăn. Thường thì các bà mẹ có thói quen cho trẻ ăn dặm bắt đầu bằng ngũ cốc nhưng chưa có gì chứng minh bé nên ăn món gì trước thì tốt hơn. Bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm bằng các loại thực phẩm được nghiền nhỏ như khoai lang, bí, chuối, đào và lê.

Trước tiên, bạn cho bé bú rồi cho ăn một hoặc hai muỗng thức ăn được nghiền nhỏ. Nếu bạn muốn bắt đầu với ngũ cốc, nên trộn với sữa bột hoặc sữa mẹ để tạo thành một hỗn hợp sền sệt và dùng muỗng bằng nhựa mềm đút cho bé để tránh gây tổn thương nướu, bắt đầu cho ăn với một chút thức ăn ở đầu muỗng.

Nếu bé có vẻ không hứng thú với việc cho ăn bằng muỗng thì có thể cho bé ngửi và nếm thử thức ăn hoặc chờ cho đến khi bé muốn ăn. Đừng cho bột ngũ cốc vào bình sữa vì như vậy bé sẽ không nhận thức được rằng thức ăn phải được ăn từ muỗng và phải ngồi ăn.

Khi bắt đầu, nên cho bé ăn mỗi ngày một lần vào bất kỳ thời điểm nào khi hai mẹ con cảm thấy tiện, nhưng đừng cho ăn khi bé mệt mỏi hoặc bực bội. Lúc đầu bé có thể không ăn nhiều nhưng nên cho bé một thời gian để làm quen. Một số bé cần phải tập làm quen với việc giữ thức ăn trong miệng và nuốt.

Khi bé đã quen với thực đơn mới, có thể cho bé ăn vài muỗng cà phê một ngày. Nếu bé đang ăn ngũ cốc, mẹ có thể dần dần bớt lượng chất lỏng để thức ăn sệt hơn. Khi bé có thể ăn nhiều hơn, nên tăng thêm một cữ ăn dặm.

Làm sao biết được khi nào bé đã no?

Mỗi cữ bé có thể ăn lượng thức ăn khác nhau nên đó không phải là tiêu chuẩn để biết khi nào bé đã no. Nếu bé ngả người ra phía sau, quay mặt khỏi thức ăn, bắt đầu chơi với muỗng hoặc không chịu mở miệng thì có thể bé đã ăn đủ. Thỉnh thoảng bé sẽ ngậm miệng vì chưa ăn xong nên hãy cho bé thời gian để nuốt.

Bé ăn dặm: Làm quen thức ăn dặm (Phần 2)
Mẹ nên để ý khi nào trẻ đã no, tránh ép trẻ ăn quá nhiều.

Có cần phải tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc bú bình không?

Bé cần phải uống sữa cho đến khi được một tuổi. Sữa mẹ và sữa bột công thức cung cấp các vitamin quan trọng, sắt và protein ở dạng dễ tiêu hóa. Thức ăn dặm không thể cung cấp tất cả dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa bột trong năm đầu. Bạn nên để ý xem bé cần bao nhiêu sữa mẹ hoặc sữa bột sau khi bắt đầu ăn dặm.

Cho bé làm quen với thức ăn mới như thế nào?

Mẹ nên thử cho bé làm quen với thức ăn mới một cách chậm rãi, mỗi lần chỉ cho làm quen với một loại rồi chờ ít nhất ba ngày mới cho ăn loại tiếp theo. Như vậy, bạn sẽ biết được liệu bé có bị dị ứng với loại thức ăn nào đó hay không. Dấu hiệu dị ứng bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, mặt sưng phù, thở khò khè hoặc nổi mẩn đỏ. Nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng hoặc bé bị dị ứng khi tập ăn, nên chờ ít nhất một tuần trước khi cho bé ăn thức ăn mới.

Nên hỏi bác sĩ về các loại thức ăn dặm và thời điểm cho ăn. Để an toàn, bác sĩ có thể khuyên bạn đừng nên cho bé ăn quá sớm các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu nành, các sản phẩm từ sữa tươi, trứng, lúa mì và cá.

Mặc dù cho bé làm quen với việc ăn nhiều loại thức ăn là tốt nhưng cũng cần thời gian để bé làm quen với mùi vị và cảm giác mới. Quá trình cho bé làm quen với thức ăn thường theo thứ tự như sau:

  • Thức ăn nghiền mịn hoặc sền sệt
  • Thức ăn xay nhỏ hoặc nghiền nhỏ
  • Thức ăn xắt nhỏ

Nếu bé đang ăn ngũ cốc và sắp làm quen với rau củ hoặc trái cây, nên cho thêm vài muỗng các loại thức ăn này khi cho bé ăn ngũ cốc. Tất cả thức ăn phải ở dạng sệt vì ở giai đoạn này bé sẽ ép thức ăn lên vòm miệng rồi nuốt xuống.

Nếu bạn cho bé ăn các loại thức ăn dặm được chế biến sẵn, nên múc một ít ra đĩa nhỏ rồi cho bé ăn. Nếu bạn lấy trực tiếp từ hũ cho bé thì bạn sẽ không thể để dành phần còn lại vì đã bị nhiễm khuẩn từ miệng bé thông qua muỗng cho ăn. Ngoài ra, bạn phải bỏ tất cả những hũ thức ăn sẵn trong vòng một đến hai ngày kể từ khi mở nắp.

Một số phụ huynh có thể khuyên bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng rau củ thay vì trái cây để bé không bị nghiện đồ ngọt. Tuy nhiên, khi sinh ra thì bé nào cũng thích vị ngọt nên bạn không cần quá quan tâm đến thứ tự các món ăn dặm. Ngoài ra, đừng loại bỏ món nào ra khỏi thực đơn của bé chỉ vì bạn không thích món đó. Lưu ý, không cho bé ăn các loại thức ăn có thể gây nghẹn.

Nếu bé quay mặt đi khi được cho ăn một món nào đó thì đừng ép bé, thử lại sau khoảng một tuần. Bé có thể không bao giờ thích khoai lang hoặc sẽ thay đổi suy nghĩ nhiều lần và cuối cùng thì lại mê món khoai lang.

Đừng ngạc nhiên nếu phân của bé có màu và mùi khác khi bắt đầu ăn dặm. Nếu từ trước đến giờ bé chỉ bú mẹ thì bạn có thể nhận thấy phân bé có mùi nặng hơn rất nhiều so với lúc trước dù bé chỉ ăn vài mẩu thức ăn nhỏ. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nếu phân của bé có vẻ quá cứng, nên cho bé ăn các loại rau củ quả khác ngoài gạo và chuối vì 2 loại này có thể góp phần gây táo bón,.

Vào khoảng thời gian này, bạn cũng có thể tập cho bé uống nước để hạn chế táo bón mặc dù lượng nước cần thiết vẫn được lấy từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Bạn có thể cho bé uống 50 – 100ml nước mỗi ngày bằng ly tập uống.

Mỗi ngày bé nên ăn dặm mấy cữ?

Lúc đầu bé chỉ nên ăn dặm một cữ một ngày, đến khoảng 6 tháng tuổi đến 7 tháng thì tăng lên 2 cữ một ngày. Khi được 8 tháng bé có thể ăn ba cữ một ngày. Thực đơn mỗi ngày của bé 8 tháng tuổi có thể bao gồm:

  • Sữa mẹ hoặc sữa bột được tăng cường sắt
  • Ngũ cốc được tăng cường sắt
  • Các loại rau củ màu vàng, cam và xanh
  • Trái cây
  • Một lượng protein nhỏ từ các loại thực phẩm như thịt gia cầm, đậu hũ và thịt
Bổ sung rau củ vào thực đơn ăn dặm sẽ giúp hệ tiêu hoá của bé phát triển

Vẫn có một số thực phẩm mà bạn chưa nên cho bé ăn như mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ dưới một tuổi.

Mẹ có cần tới các dụng cụ đặc biệt khi cho bé ăn dặm không?

Khi cho bé ăn dặm, bạn nên cho bé ngồi trên ghế cao được thiết kế cho trẻ em, dùng muỗng nhựa để bảo vệ phần nướu nhạy cảm của bé, ngoài ra còn cần yếm, đĩa, tô nhựa và một tấm lót trên sàn sẽ giúp hạn chế thức ăn vương vãi. Bạn cũng nên cho bé làm quen với ly tập uống khi bé bắt đầu ăn dặm.

Nếu bạn tự chế biến thức ăn cho bé thì phải có công cụ để nghiền thức ăn như máy xay sinh tố hoặc máy nghiền thức ăn trẻ em. Bạn cũng cần dụng cụ đựng thức ăn để trữ trong tủ lạnh. Một số phụ huynh dùng khay làm đá hoặc các vật tương tự để trữ hoặc đông lạnh từng khẩu phần riêng biệt cho bé.

Nên cho bé ăn ở đâu?

Bạn nên cho bé ngồi ăn dặm ở một chỗ chắc chắn, ổn định, thoải mái và ở độ cao thuận tiện nhất với bạn. Lúc đầu, bạn có thể dùng ghế trong xe em bé, chỉ cần đảm bảo là bé ngồi thẳng để có thể nuốt thức ăn. Khi bé có thể tự ngồi, bạn nên dùng ghế cao ở gần bàn. Bé cũng có thể tham gia bữa cơm gia đình và bạn có thể vừa ăn vừa đút cho bé, như vậy bạn cũng đỡ mất công dọn dẹp sau khi bé ăn.

[inline_article id=147889]

Làm sao để giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh?

  • Đừng chỉ cho bé ăn mãi các loại thức ăn nhạt nhẽo, nhàm chán.
  • Tự làm thức ăn cho bé, nếu bạn mua thức ăn đóng hộp thì nên kiểm tra bảng thành phần: càng ít nguyên liệu càng tốt.
  • Tập cho bé ăn các loại rau củ

Khi nào cho bé ăn dặm không phải là câu hỏi quá khó để trả lời. Tuy nhiên, bạn hãy đọc kỹ và đối chiếu thông tin này với việc quan sát con trẻ để chọn thời điểm thích hợp cho bé yêu nhà mình ăn dặm, bạn nhé!