Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Giải đáp thắc mắc vợ sinh con chồng được nghỉ mấy ngày

vợ sinh con chồng được nghỉ mấy ngày
Vợ sinh con chồng được nghỉ mấy ngày?

Trước đây, chỉ nữ giới sinh con mới được nghỉ thai sản có lương, nhưng luật pháp hiện nay đã bổ sung nhiều lợi ích cho người chồng, người cha trong gia đình để hỗ trợ vợ con sinh nở thuận lợi.

Đối với nam giới, thời gian nghỉ thai sản là do Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 quy định và do Bảo hiểm xã hội chi trả. Các quy định này có sự xê dịch tùy thuộc vào việc người vợ sinh thường hay sinh mổ.

Điều kiện để hưởng chế độ thai sản là nam giới phải đang đóng bảo hiểm xã hội, người vợ không nhất thiết phải tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

Vợ sinh con chồng được nghỉ mấy ngày? Vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngày?

vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngày
Vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngày?

Căn cứ Điều 34, Mục 2, Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 có sửa đổi, bổ sung:

– Nếu vợ sinh thường thì người chồng được nghỉ 5 ngày làm việc.

– Nếu vợ sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi thì người chồng được nghỉ 7 ngày làm việc.

– Nếu vợ sinh đôi thì chồng được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.

– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Người chồng chỉ được nghỉ hưởng thai sản trong 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Chẳng hạn nếu vợ sinh vào ngày 25-11-2020, thì người chồng chỉ được lựa chọn nghỉ trong khoảng thời gian từ 26-11-2020 đến 25-12-2020.

Nếu bạn muốn nghỉ phép vượt các quy định này, thì có thể xin nghỉ phép năm theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019. Lúc này, Bảo hiểm xã hội không chịu trách nhiệm chi trả mà doanh nghiệp sẽ trả lương cho bạn.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội đối với nam giới nghỉ thai sản

vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngày

Căn cứ Điều 39, Mục 2, Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 có sửa đổi, bổ sung:

– Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày. Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước đó.

Ví dụ: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi vợ sinh là 5 triệu đồng. Như vậy mức hưởng thai sản = 5.000.000 / 24 x 5 ngày = 1.042.000 đồng.

Trường hợp người chồng đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Trợ cấp một lần khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản

Căn cứ Điều 38, Mục 2, Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 có sửa đổi, bổ sung:

– Trường hợp chỉ có người chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì họ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con mới được nhận trợ cấp 1 lần. Lúc này, người chồng được nhận trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở cho mỗi con.

Ví dụ: Mức lương cơ sở hiện nay là 1.600.000 đồng/tháng. Như vậy, người chồng ngoài mức hưởng nghỉ thai sản của bản thân, còn nhận thêm trợ cấp một lần dành cho mỗi con là 1.600.000 x 2 = 3.800.000 đồng.

[inline_article id=227679]

Hồ sơ cần nộp cho chủ lao động để nhận tiền thai sản

– Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc thì người chồng phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

=> Tức là trong vòng 55 ngày kể từ ngày người chồng đi làm trở lại thì hồ sơ hưởng thai sản phải được nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội, quá hạn sẽ không được giải quyết.

Hồ sơ bao gồm:

– Giấy khai sinh có họ tên cha, hoặc Giấy chứng sinh + Sổ hộ khẩu (bản sao).

– Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh mổ.

– Sổ bảo hiểm xã hội.

Sau đó, doanh nghiệp sẽ lên danh sách theo Mẫu 01B-HSB và nộp chơ cơ quan Bảo hiểm xã hội.

[inline_article id=180407]

Thời hạn giải quyết

– Doanh nghiệp giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

– Cơ quan bảo hiểm xã hội thanh quyết toán cho doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trên đây là nội dung cơ bản mà các cặp vợ chồng sắp sinh con rất quan tâm về chế độ nghỉ phép và trợ cấp thai sản. Hy vọng bạn đã nắm rõ vợ sinh con chồng được nghỉ mấy ngày, vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngày. Ngoài ra, Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 còn quy định về chế độ thai sản khi nhận con nuôi hoặc mang thai hộ. Bạn có thể tham khảo chi tiết luật này tại đây.