Ngoài những cú “tung chưởng” của bé, có bao giờ mẹ nghe thấy thai nhi nấc cụt trong bụng? Liệu điều này có ý nghĩa gì hay đây là một trong những cách con dùng để trao đổi với mẹ?
Không giống như những cú đạp của bé, tình trạng thai nhi bị nấc cụt có thể xảy ra từ rất sớm, khi thai nhi 9 tuần tuổi. Tuy nhiên, vì lúc này bé cưng còn quá nhỏ nên mẹ có thể không cảm nhận được sự hiện diện rõ ràng của cơn nấc này. Giống như tiếng nấc của người lớn, tiếng nấc của thai nhi cũng do sự chuyển động bất thường của cơ hoành. Theo nghiên cứu, mỗi lần thai nhi nấc cụt có thể kéo dài khoảng 3-5 phút. Có mẹ sẽ nghe thấy tiếng nấc của con từ 1-2 lần mỗi ngày nhưng cũng có người chỉ gặp vài lần trong suốt 9 tháng “mang nặng”.
Thông thường, những trường hợp thai nhi nấc cụt là do bé chưa tự cân bằng được nhịp nuốt và thở của mình. Vì thế, khi nuốt hoặc thở, bé sẽ hít vào hoặc đẩy nước ối ra ngoài, gây ra tiếng nấc. Theo các chuyên gia, nấc là một hiện tượng sinh lý bình thường, và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, tình trạng thai nhi nấc cụt trong tam cá nguyệt thứ 3 còn có thể giúp điều hòa nhịp tim cho bé.
Thai nhi nấc cụt, khi nào nên lo?
Phần lớn các trường hợp thai nhi nấc trong bụng mẹ thường không phải vấn đề lớn. Thậm chí, dù bé nấc nhiều lần trong ngày, bầu cũng không cần lo. Tuy nhiên, với những trường hợp nấc cụt có sự gia tăng đột biến về tần suất cung như mức độ, mẹ nên đi khám ngay để được kiểm tra và tư vấn kịp thời. Không quá phổ biến, nhưng trong một vài trường hợp, dây rốn quấn quá chặt, khiến thai nhi không đủ không khí cũng có thể khiến thai nhi bị nấc cụt.
[inline_article id=80039]
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Thai nhi nấc cụt nhiều lần trong ngày có sao không?
- Đã mẹ nào từng cảm nhận bé yêu đang nấc trong bụng mình chưa?