Với vai trò là chồng của mẹ bầu đang chuyển dạ, vai trò lớn nhất của bạn là hỗ trợ và động viên vợ xuyên suốt quá trình sinh nở. Cách tốt nhất để làm điều đó là đảm bảo bạn hiểu các dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ và các giai đoạn khác nhau của quá trình này, biết cách tính thời gian cơn co thắt và thời điểm đến bệnh viện. Đồng thời, hãy thảo luận về việc sinh nở, lập kế hoạch với vợ bầu của bạn từ sớm.
Các dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ cơ bản
Mỗi bà bầu sẽ có các dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ khác nhau. Ngay cả đối với cùng một phụ nữ, các dấu hiệu có thể không giống nhau trong những lần sinh con. Nhưng nhìn chung, các bà bầu sẽ có một số dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ phổ biến bao gồm:
- Các cơn co thắt hoặc thắt chặt: Khi vợ có cơn co thắt, tử cung sẽ thắt lại và sau đó giãn ra. Đối với một số người, các cơn co thắt có thể giống như những cơn đau bụng kinh nghiêm trọng.
- Mất nút nhầy: chất nhầy từ cổ tử cung của vợ (lối vào dạ con, hoặc tử cung) thoát ra ngoài âm đạo. Chất nhầy có thể có màu hồng dính như thạch; hoặc nó có thể biến thành những đốm màu; hoặc nhiều mảnh.
- Đau lưng: Vợ bạn có thể bị đau nhắc hoặc cảm giác nặng nề ở lưng.
- Thèm đi vệ sinh do đầu của bé đè lên ruột của vợ.
- Vợ vỡ nước ối.
Giai đoạn đầu của chuyển dạ có thể mất một khoảng thời gian. Bạn hãy xem thêm 10 dấu hiệu sắp sinh (dấu hiệu chuyển dạ) sớm và chuẩn nhất để hiểu rõ hơn thời điểm chuyển dạ của vợ.
7 lời khuyên cho chồng khi vợ có dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ
1. Lưu số điện thoại bệnh viện và liên lạc trước khi đến
Đảm bảo rằng bạn đã gọi điện để kiểm tra với bác sĩ trước khi bạn chở vợ tới bệnh viện. Bệnh viện có thể từ chối tiếp nhận bạn nếu như cô ấy chưa gần thời điểm chuyển dạ để sinh nở. Số điện thoại của bệnh viện sẽ có ở sổ tay thai sản của vợ và bạn cũng nên lưu số này vào điện thoại của mình.
2. Linh hoạt với kế hoạch sinh nở khi vợ có dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ
Thông thường bệnh viện sẽ khuyên vợ bạn nhập viện khi những cơn co thắt chỉ cách nhau chừng 5 – 10 phút và kéo dài khoảng 1 phút. Nhưng chuyện sinh nở và dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ ở mỗi người đều không hoàn toàn giống nhau.
Vậy nên hãy cứ tin vào bản năng, trực giác của mình. Nếu những cơn co thắt của vợ bạn đã bắt đầu từ 12 – 24 tiếng trước và cô ấy đang chịu rất nhiều đau đớn, đây chính là thời điểm để tới bệnh viện.
3. Mang theo những vật cần thiết cho cả hai vợ chồng
Hầu hết các mẹ bầu đã chuẩn bị sẵn túi trước ngày dự sinh của mình từ rất lâu. Nhưng bạn cũng có thể trải qua một đêm tại bệnh viện, vì vậy đừng quên thu xếp đồ đạc cho bản thân.
Một số gợi ý về đồ dùng cần thiết:
- Một hoặc hai bộ quần áo.
- Giày thoải mái và thêm một đôi tất sạch.
- Bàn chải đánh răng, kem đánh răng và chất khử mùi.
- Bất kỳ loại thuốc cần thiết nào.
- Điện thoại (và bộ sạc điện thoại) để cập nhật cho người thân.
- Một số món ăn nhẹ (những món không có mùi mạnh).
4. Đừng để bụng những biểu hiện nóng nảy khi vợ có dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ
Người phụ nữ chuyển dạ có thể muốn sống ở trong thế giới của riêng mình. Sinh con là một công việc lâu dài, vất vả; và một số phụ nữ thấy cách tốt nhất để đương đầu với vấn đề là phớt lờ bạn. Đôi khi, cô ấy cũng có thể cáu kỉnh với bạn.
Ví dụ, vợ bạn có thể thích được mát-xa khi chuyển dạ sớm, và sau đó lại cảm thấy không muốn bạn động đến cô ấy. Đối với âm nhạc cũng vậy, danh sách nhạc bạn đã dành hàng giờ đồng hồ thực hiện có thể là một ý tưởng tuyệt vời trước đó, nhưng càng về sau, cô ấy có thể yêu cầu sự im lặng tuyệt đối.
Điều quan trọng là không hiểu sai bất kỳ hành vi nào của cô ấy là sự từ chối bạn.
5. Hiểu ba giai đoạn trong quá trình sinh nở của vợ
Bạn sẽ có một trạng thái tinh thần vững chắc hơn khi hiểu rõ nhưng điều sẽ xảy ra sau khi vợ có dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ. Hãy nhớ rằng quá trình sinh nở có tất cả ba giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ là giai đoạn dài nhất. Đối với những người lần đầu làm mẹ có thể kéo dài từ 12 giờ đến 19 giờ. Thời gian này có thể ngắn hơn (khoảng 14 giờ) đối với các bà mẹ đã sinh con. Các cơn co thắt ở giai đoạn này đủ mạnh và đều đặn để làm cho cổ tử cung của vợ bạn giãn ra và mỏng đi. Điều này cho phép em bé di chuyển thấp hơn vào xương chậu và vào ống sinh (âm đạo). Giai đoạn chuyển dạ này kết thúc khi vợ bị giãn ra 10 cm.
- Trong giai đoạn thứ hai của quá trình sinh nở, cổ tử cung của vợ đã giãn ra hoàn toàn và sẵn sàng cho việc sinh nở. Giai đoạn này là nhọc nhằn nhất đối với vợ bạn vì cô ấy phải bắt đầu đẩy em bé ra ngoài. Giai đoạn này ngắn nhất là 20 phút hoặc dài nhất là vài giờ. Có thể lâu hơn đối với những người lần đầu làm mẹ hoặc người gây tê ngoài màng cứng. Giai đoạn thứ hai kết thúc khi em bé được sinh ra.
- Trong giai đoạn thứ ba của quá trình chuyển dạ, nhau thai được chuyển đến. Nhau thai phát triển trong tử cung và cung cấp thức ăn và oxy cho em bé qua dây rốn. Giai đoạn này là ngắn nhất và thường không mất quá 20 phút.
6. Giúp cô ấy tập trung và thoải mái
Các anh chồng có thể không biết phải nói gì với người vợ đang chuyển dạ, đặc biệt là trong thời điểm cô ấy chịu nhiều đau đớn, nhưng hãy nhớ rằng sự hỗ trợ của bạn là rất quan trọng để giúp vợ mình hoàn thành quá trình sinh nở.
Bạn có thể gợi ý các kỹ thuật thư giãn trong quá trình chuyển dạ mà cả hai đã học trong lớp tiền sản. Ví dụ: gợi ý thay đổi vị trí; khuyến khích cô ấy tập trung vào việc hít thở sâu; liên tục nói những câu động viên mỗi khi vợ cảm thấy cô ấy không thể vượt qua nổi. Nếu cô ấy có thể di chuyển, hãy đưa cô ấy ra khỏi giường đi bộ một đoạn ngắn; hoặc thậm chí chỉ đến một chiếc ghế gần đó cũng có thể hữu ích.
7. Biết những hạn chế của riêng bạn
Có rất nhiều thứ diễn ra trong phòng sinh. Điều quan trọng là phải nhận thức được những gì bạn sẵn sàng làm; và những gì bạn muốn để lại cho các y bác sĩ, nhân viên y tế. Ví dụ, nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi cắt dây rốn, hãy chia sẻ thẳng thắn điều đó.
Việc nhìn thấy máu hoặc hình ảnh đứa bé đang được sinh ra có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Điều này hoàn toàn là tự nhiên; và bạn có thể nhìn đi chỗ khác. Đừng cảm thấy xấu hổ hay mặc cảm khi làm điều đó. Điều quan trọng trong quá trình này là tập trung vào vợ của bạn; hãy nhìn vào đôi mắt cô ấy, khích lệ tinh thần để cô ấy vượt qua khoảnh khắc này.
Quá trình sinh nở có vẻ đáng sợ. Điều quan trọng là quản lý nỗi sợ hãi của bạn bằng cách hiểu dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ; đặt ra những câu hỏi cần thiết; biết khi nào không nên lo lắng; tạo cảm giác tự tin và trấn an vợ bầu khi chuyển dạ.