Trong các loại trái cây, quả hồng chín có nguồn chất xơ dồi dào nhất, gấp 2 lần so với các loại quả khác. Hơn nữa, hồng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, C, sắt, canxi, magie… Thói quen ăn hồng đúng cách có thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, ho…, đồng thời cũng có tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp.
Tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng bà bầu ăn hồng không đúng cách cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, từ đó tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Giá trị dinh dưỡng trong quả hồng
Quả hồng là loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, có vị ngọt thanh, giòn hoặc mềm tùy theo độ chín. Quả hồng không chỉ là món tráng miệng thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể.
Theo bảng thành phần dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 100 gram quả hồng tươi cung cấp các chất dinh dưỡng sau:
- Năng lượng: 127 kcal
- Carbohydrate: 33,5 gram
- Protein: 0,8 gram
- Chất béo: 0,4 gram
- Vitamin C: 66mg
- Kali: 310mg
- Canxi: 27mg
- Sắt: 2,5 mg
- Phốt pho: 26mg
Bà bầu ăn hồng được không?
1. Tránh ăn hồng lúc đói
Không riêng gì quả hồng mà tất cả các loại trái cây khác đều không phù hợp để ăn lúc đói. Khi đói bụng, dạ dày sẽ tiết nhiều axit hơn, kết hợp với các chất trong trái cây sẽ tạo chất kết tủa, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
Với hồng, do chứa nhiều pectin và axitt tannic nên khi kết hợp với chất axit trong dạ dày sẽ tạo thành chất kết tủa cực mạnh, có thể lưu lại trong dạ dày tạo thành sỏi, dẫn đến tắc nghẽn tiêu hóa.
2. Bà bầu bị tiểu đường nên hạn chế ăn hồng
Hàm lượng đường trong quả hồng khá cao, khoảng hơn 10%. Hơn nữa, lại là đường dễ hấp thụ. Vì vậy, những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, tốt nhất nên hạn chế ăn hồng, tránh tình trạng đường trong máu tăng cao, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
3. Vệ sinh răng sau khi ăn hồng
Giống như nhiều loại thực phẩm ngọt khác, sau khi bà bầu ăn hồng nên xúc miệng lại với nước, hoặc đánh răng. Tránh tình trạng những mảng hồng nhỏ còn bám lại trên răng, dẫn đến sâu răng. Dưới tác động của các hormone thai kỳ, nguy cơ sâu răng của bà bầu thậm chí cao hơn so với bình thường nên càng cần lưu ý kỹ.
[inline_article id=76617]
4. Bà bầu ăn hồng nên bỏ vỏ
Chất tanin trong quả hồng tập trung nhiều nhất ở vỏ. Vì vậy, khi ăn bầu nên bỏ vỏ, vừa giúp giữ trọn vẹn vị ngon, ngọt của quả hồng, vừa không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
5. Không ăn hồng kèm với thịt ngỗng
Ngoài thịt ngỗng, những thực phẩm giàu protein như tôm, cua, cá… đều không thích hợp ăn kèm với hồng. Vì protein kết hợp với tanin trong hồng sẽ tạo thành protein axit tannic. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.
>> Xem thêm: Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng khi mang thai không?
6. Hồng và rượu: Không thể kết đôi!
Rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết, kết hợp với tanin tạo thành chất sền sệt, dính nhầy. Kết hợp thêm với cellulose có thể tạo thành cục máu đông, gây khó tiêu hóa, lâu dần sẽ dẫn đến tắc ruột.
Ngoài ra, uống rượu khi mang thai sẽ gây nguy hiểm cho quá trình phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, chết lưu. Tốt nhất, không chỉ khi ăn hồng, bà bầu nên nói “Không” 100% với rượu, bia trong suốt thai kỳ.
7. Bà bầu ăn hồng giòn được không? Không ăn hồng với khoai lang
Khoai lang có hàm lượng tinh bột cao, khi ăn cùng với hồng sẽ gây kết tủa gây khó tiêu, lại khó đào thải ra ngoài, dễ gây sỏi trong dạ dày.
>> Xem thêm: Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? 6 lợi ích tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua
8. Bà bầu không nên ăn quá nhiều hồng
Hàm lượng tanin quá cao trong quả hồng có thể gây ức chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, bà bầu không nên ăn quá nhiều hồng, nhất là những mẹ bầu bị thiếu máu.
9. Bà bầu có vấn đề tiêu hóa không nên ăn hồng
Bà bầu có vấn đề tiêu hóa, tiêu chảy, ốm nghén nặng, chức năng dạ dày kém không nên ăn hồng, vì có thể làm các vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn.
[inline_article id=78461]
10. Gợi ý cách chọn hồng
Có 2 loại hồng: hồng giòn và hồng mềm. Hồng giòn thường ăn lúc còn tươi, chưa chín mềm, quả màu vàng, hơi vuông. Hồng mềm nên ăn khi quả chín đỏ, bởi hồng mềm chưa chín sẽ có màu nâu sậm, bên ngoài có một lớp sáp và có vị hơi đắng, chát.
Khi chọn hồng, mẹ nên chọn những quả cầm mềm tay. Cẩn thận tránh làm giập, xước phần vỏ. Với những quả hồng đã chín, mẹ nên bảo quản trong tủ lạnh. Đây cũng là cách đơn giản để loại bỏ bớt vị chát của hồng.
Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu ăn hồng được không?”. Bà bầu ăn hồng là an toàn trong thai kỳ, tuy nhiên bạn cần nắm vững những nguyên tắc ăn hồng an toàn để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.