Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Chọn kem đánh răng cho bé: Đơn giản nhưng dễ sai

Ngay từ khi chiếc răng sữa bé xíu, xinh xinh của bé mới lú lên, ba mẹ nên nghĩ ngay tới việc tìm một loại kem đánh răng cho bé. Đó là một bước nhỏ nhưng rất quan trọng để bảo vệ nụ cười xinh cho bé ngay từ những ngày đầu tiên

Có rất nhiều loại kem đánh răng cho bé, nếu lựa chọn không phù hợp với độ tuổi sẽ ảnh hưởng không chỉ tới việc vệ sinh răng hàng ngày mà còn khiến bé yêu cảm thấy khó chịu.

Kem đánh răng cho bé
Một số loại kem đánh răng cho bé với màu sắc và hương vị khác nhau

Vì sao nên thận trọng khi chọn kem đánh răng cho bé?

Trong những năm gần đây, trên thị trường có vô vàn các loại kem đánh răng dành cho bé với những mẫu bao bì sặc sỡ và mùi vị cũng không kém phần hấp dẫn. Nhưng thực hư loại kem đó có an toàn cho bé hay không là vấn đề khiến phụ huynh đau đầu. Kem đánh răng, cũng như nhiều sản phẩm chăm sóc khác, có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của bé.

Chọn đúng kem đánh răng mà bé yêu thích để bắt đầu việc chăm sóc răng miệng ngay từ khi bé mới mọc răng là điều rất cần thiết, vì nếu bé không thích loại kem đánh răng mẹ chọn, bé sẽ không chịu đánh răng và làm giảm hiệu quả của việc vệ sinh răng miệng.

Chọn kem đánh răng đúng là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thói quen vệ sinh răng miệng tốt và duy trì một nụ cười xinh cho bé. Mẹ nên đánh răng cho bé ngay từ khi bé xuất hiện những chiếc răng sữa đầu tiên. Chỉ với một miếng vải sạch hoặc bàn chải đánh răng mềm mại cùng với kem đánh răng, mẹ có thể làm sạch vùng nướu và răng sau khi ăn để loại bỏ các hạt thức ăn và vi khuẩn giảm nguy cơ gây sâu răng và các bệnh về răng lợi.

Trong khoang miệng bé chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Sau khi ăn, các mảnh nhỏ thức ăn bám lại trên răng gọi là mảng bám, đồng thời những mảnh thức ăn còn dính trong miệng cũng là thức ăn ưa thích của các loại vi khuẩn. Nếu mảng bám này không được loại bỏ, nó có thể tích lũy theo thời gian và gây ra một số vấn đề sức khỏe răng miệng như sâu răng, bệnh nướu răng, và hôi miệng. Đánh răng hai lần một ngày với kem đánh răng giảm đáng kể nguy cơ phát triển những vấn đề này.

Nếu chỉ đánh răng với nước hoặc nước muối sẽ không sạch được những mảng bám thức ăn. Lâu ần răng của bé sẽ bị ố vàng, bị xỉ màu nhìn rất mất thẩm mỹ và thậm chí sún răng, sâu răng.

[inline_article id=89659]

Mách mẹ những tiêu chí chọn kem đánh răng cho bé

Kem đánh răng nuốt được: Ba mẹ nên chọn những loại kem đánh răng có thể nuốt được dành cho bé dưới 3 tuổi. Kem đánh răng nuốt được an toàn khi bé nuốt phải hầu hết là các loại kem đánh răng hữu cơ (organic) có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa thành phần fluor hoặc có hàm lượng fluor thấp, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe khi bé lỡ nuốt phải.

Hương vị: Hãy chọn hương vị kem đánh răng theo một mùi hương mà bé thích. Mùi táo, dâu, chuối, nho hoặc mùi kem… kích thích khướu giác và vị giác giúp cho việc đánh răng trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.

Lượng bọt: Nên chọn kem đánh răng cho bé không bọt hoặc ít bọt vì lượng bọt nhiều tương ứng với lượng xà phòng nhiều không chỉ gây kích ứng niêm mạc miệng và còn phá vỡ các enzyme trong nước bọt, làm mòn men răng của bé. Hãy hỏi nha sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất khi cần.

Kiểu dáng tuýp kem đánh răng: Các bé đang trong độ tuổi tò mò, thích khám phá nên với một tuýp kem đánh răng thiết kế ngộ nghĩnh, đáng yêu với những hình ảnh mà bé yêu thích như công chúa, siêu nhân, một chú thỏ con hay một chú heo béo… đây là những yếu tố rất nhỏ nhưng lại rất quan trọng trong việc thu hút bé để việc đánh răng là niềm yêu thích mỗi ngày.

Thành phần flo: Flo (Fluoride) cần thiết cho sự phát triển của răng. Giúp răng khỏe mạnh, ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, kem đánh răng có chứa flo chỉ nên được sử dụng khi trẻ đã lớn. Trẻ trên 3 tuổi mới được phép dùng kem đánh răng chứa flo vì lúc này bé đã có thể tự súc miệng sau khi đánh răng. Hàm lượng flo cho trẻ là dưới 500ppm. Trẻ từ 3-6 tuổi được phép sử dụng kem đánh răng có hàm lượng flo từ 500-1.000ppm. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng kem đánh răng chung với người lớn vì hàm lượng flo cao dễ gây kích ứng.

Mẹ có thể chọn kem đánh răng cho bé tại các siêu thị, cửa hàng mẹ và bé hoặc tại các trung tâm nha khoa. Đồng thời, mẹ có thể dẫn bé đi cùng để bé tự chọn cho mình tuýp kem đánh răng với mùi vị và kiểu dáng bé yêu thích.

Có an toàn cho trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi khi sử dụng kem đánh răng chứa flo không?

tác hại của kem đánh răng chứa flo với trẻ nhỏ

Lời khuyên là bạn nên sử dụng sản phẩm kem đánh răng chứa flo có dấu chấp thuận từ cơ quan y tế tại Việt Nam. Xét về mặt lý thuyết, flo là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, chất này lại không được khuyến khích sử dụng cho trẻ mới biết đi, trừ khi các bé sống ở những khu vực bị thiếu hụt flo trong nguồn nước sinh hoạt, kể cả nước đóng chai.

Đối với trẻ mới biết đi và trẻ dưới 3 tuổi, lượng kem đánh răng sử dụng chỉ nên bằng kích thước một hạt gạo. Bởi lẽ, lượng flo thừa tích trữ trong cơ thể không tốt cho trẻ trước 8 tuổi. Việc cung cấp quá mức cần thiết lượng flo trong thời điểm này dẫn đến nhiễm flo men răng. Biểu hiện của tình trạng này là sự thay đổi màu sắc hoặc các vết loang lổ trên răng. Những triệu chứng này thường dễ bị bỏ qua, chính vì vậy nó có thể đưa đến những biến chứng nghiêm trọng.

Việc nuốt phải kem đánh răng chứa flo là lý do phổ biến giải thích vì sao trẻ bị dư thừa chất này. Ngoài kem đánh răng, trẻ nuốt phải nước súc miệng hoặc bất kỳ sản phẩm nha khoa có flo nào cũng gây ra vấn đề tương tự.

Việc bổ sung quá nhiều flo như vậy dẫn đến ngộ độc ở trẻ đã xảy ra khá phổ biến. Vấn đề này thường xuất hiện khoảng nửa giờ sau khi nuốt phải và kéo dài đến 24 giờ. Các triệu chứng ngộ độc gồm:

Bỏ túi những sản phẩm thay thế kem đánh răng chứa flo cho trẻ nhỏ

Trẻ từ 3 tuổi trở lên đã có thể dùng kem đánh răng chứa flo. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo lượng dùng không lớn hơn kích thước hạt đậu. Với trẻ mới biết đi, các bé sẽ có thói quen nuốt kem đánh răng nên bố mẹ cần phải giám sát để tránh tình trạng này xảy ra. Hơn nữa, bạn cần chú ý để kem đánh răng ngoài tầm với của các bé tinh nghịch nữa nhé!

Với trẻ nhỏ, bạn có thể chọn những giải pháp thay thế sau đây:

1. Bột sầu đâu

bột sầu đâu

Sầu đâu (neem) hay còn gọi là xoan Ấn Độ gần đây được khá nhiều chị em ưa chuộng bởi công dụng làm đẹp. Các chế phẩm sầu đâu dưới dạng bột rất dễ tìm mua ở các trang thương mại điện tử uy tín.

Bột sầu đâu cũng rất hiệu quả trong chăm sóc răng miệng, đặc biệt là giảm tích tụ mảng bám và viêm nướu. Bạn có thể trộn bột này cùng với kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ và cho bé sử dụng.

2. Dầu dừa

Dầu dừa có thể dùng như kem đánh răng khi trộn chung với baking soda. Nó mang lại tác dụng kháng khuẩn và làm chậm sự phát triển của một số vi khuẩn gây sâu răng. Hỗn hợp này khi dùng cũng có thể làm giảm mảng bám trên răng.

3. Muối biển

muối biển dùng thay kem đánh răng chứa flo

Để tránh tác hại của việc dùng kem đánh răng chứa flo cho trẻ, bạn hãy sử dụng muối biển. Hòa một ít muối vào nước và chải răng cho trẻ bình thường. Muối có tác dụng kháng khuẩn và chứa nhiều thành phần có lợi cho răng.

4. Baking soda

Ngoài dùng chung với dầu dừa như trên, bạn có thể hòa baking soda vào nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Đánh răng bằng hỗn hợp này sẽ giúp loại bỏ các vấn đề răng miệng ở trẻ đấy.

5. Dầu ô liu

dầu ô liu

Dầu ô liu từ xa xưa đã được dùng như một sản phẩm chăm sóc răng miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, dầu này còn là một thay thế hoàn hảo cho các loại sản phẩm nha khoa chứa flo.

6. Dầu kinh giới (dầu oregano)

Loại dầu này có thể làm giảm đau răng, áp xe và cả lở miệng. Dầu kinh giới hầu được sử dụng tốt nhất khi pha loãng với dầu ô liu để tăng cường tác dụng.

Với các phương pháp thay thế này, bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa trước khi dùng. Bởi lẽ đôi khi một số trẻ có thể dị ứng với một trong các thành phần nêu trên.

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc cha mẹ. Nếu bạn đang cho bé sử dụng kem đánh răng chứa flo, hãy cân nhắc liệu độ tuổi của con có thích hợp để dùng hay không. Cùng chia sẻ thêm với Marry Baby nếu bạn có bất kỳ kinh nghiệm về việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé yêu nhé!

Marry Baby

Có thể bạn quan tâm: