Triệu chứng đau xương cụt khi mang thai
Xương cụt là phần cuối cùng của cột sống, nằm ở giữa 2 mông và vì vậy, nhóm các xương này còn được gọi là xương cùng. Khi bị đau xương cụt, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện từ nhẹ tới nặng như:
- Những cơn đau có thể từ âm ỉ tới đau dữ dội ở đốt xương cụt.
- Đau phần trên hông
- Đau phần xương mu
- Đau ở khớp háng
- Đau chân
Nguyên nhân gây đau xương cụt khi mang thai
- Do sự thay đổi đột biến của relaxin và estrogen hormon tới các dây chằng gần xương cụt gây ra các cơn đau.
- Do sự tăng trọng nhanh của cơ thể dồn nên phần trọng tâm phía sau khiến cho tư thế cột sống của mẹ bầu bị ảnh hưởng.
- Do thay đổi tư thế không đúng cách hoặc do lao động nặng cũng khiến các cơn đau xương cụt nghiêm trọng hơn.
- Tam cá nguyệt cuối cùng, có thể do đầu em bé chèn vào xương cụt của mẹ gây cảm giác đau mỏi khiến mẹ bầu khó chịu.
- Các nguyên nhân khác gây đau xương cụt khi mang thai có thể là: táo bón, chấn thương vùng dưới lưng do ngã hoặc tai nạn, thoát vị đĩa đệm phần dưới của lưng, rối loạn chức năng xương mu hoặc ung thư vùng chậu.
Đau đốt sống cụt, mẹ bầu phải làm gì?
Tin tốt cho mẹ là có thể tự làm giảm các cơn đau xương cụt khi mang thai, nếu tiến triển tốt, mẹ sẽ mất hẳn cảm giác khó chịu. Mẹ thử áp dụng những cách sau nhé:
1. Tư thế ngủ của bà bầu nên nghiêng bên trái với một cái gối kẹp giữa 2 đùi để trọng lượng cơ thể được chia đều
2. Tránh vận động mạnh: hạn chế đi bộ ngay khi xương cụt có biểu hiện đau.
3. Không nên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài: Nếu do tính chất công việc, mẹ bầu có thể thay đổi vị trí đều đặn sẽ tạo cảm giác tốt hơn. Đôi khi bạn nên đi quanh chỗ ngồi của mình vài phút, lặp lại nhiều lần trong ngày giúp lưu thông máu và làm các đốt xương linh hoạt hơn.
4. Hoạt động thể thao như bơi lội cũng có ích trong việc giảm đau xương cụt khi mang thai nhưng mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi tiến hành.
[inline_article id=69856]
5. Tránh tăng cân quá nhanh và quá nhiều sẽ tăng áp lực lên xương cụt của bạn cũng như kéo theo nhiều vấn đề tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé.
6. Đeo đai hỗ trợ vùng bụng giúp bạn giảm áp lực dồn lên phần xương dưới thắt lưng, giúp bạn cải thiện tư thế và giảm mệt mỏi nhất là trong tam cá nguyệt cuối. Đai này mẹ tham khảo tại các cửa hàng mẹ và bé.
7. Ngồi thẳng giúp trọng tâm cơ thể được cố định giảm áp lực nặng nề lên phần xương cụt. Nếu được, mẹ nên ngồi trên một quả bóng chuyên dùng để tập thể dục.
8. Tạm biệt những đôi giày cao gót: vì lực trọng tâm cơ thể sẽ dồn lên đôi chân kéo theo những cơn đau rất nghiêm trọng đấy!
9. Massage vùng xương cụt tại các spa chăm sóc sức khỏe mẹ bầu hoặc tại các bệnh viện phụ sản lớn.
10. Chườm nước ấm: là cách dùng nhiệt tác động vào lưng giúp nới lỏng các mô và làm dịu cơn đau. Mẹ có thể ngâm mình trong bồn tắm nước ấm, nhỏ vào đó một chút tinh dầu mẹ sẽ thấy thư thái dễ chịu hơn nhiều.Chú ý đừng sử dụng nước với nhiệt độ cao sẽ không tốt cho em bé của bạn.
11. Tuyệt đối không nâng vật nặng: sẽ làm căng thẳng các mô liên kết và dây chằng ở lưng của bạn gây đau nặng vùng xương cụt.
12. Tránh xa táo bón: Điều này nghe có vẻ không liên quan, nhưng thực chất nó lại gây tác động không nhỏ tới đau xương cụt trong thai kỳ do sự thay đổi của nhu động ruột tương tác tới các mô xương chậu và khớp háng. Mẹ hãy ăn uống các chất dễ tiêu hóa, uống nước nhiều và đi bộ nhẹ nhàng để giảm táo bón khi mang thai nhé.
13. Bổ sung đầy đủ canxi và các vi chất cần thiết giúp cho hệ xương luôn khỏe mạnh, vững chắc.
Trên đây là các lời khuyên hữu ích hỗ trợ các mẹ giảm cơn đau xương cụt khi mang thai. Nhưng nếu mẹ bầu đau nặng, kéo dài thì nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa sản hoặc chấn thương chỉnh hình để nhận được điều trị.