Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tuyệt chiêu trị ngứa da đầu cho bé, mẹ đã biết?

Không chỉ người lớn, tình trạng ngứa da đầu cũng xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy cùng là bệnh chung, nhưng cách trị ngứa da đầu ở người lớn và trẻ em có sự khác biệt.

Da trẻ sơ sinh đặc biệt mong manh và nhạy cảm hơn rất nhiều so với người lớn. Vùng da đầu của bé cũng không phải ngoại lệ. Chính vì vậy, trẻ rất dễ mắc các bệnh về da đầu. Tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe, ngứa da đầu sẽ làm bé khó chịu, không thoải mái. Làm sao để trị ngứa da đầu hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho con yêu? Tất cả những thông tin cần thiết đều nằm ngay trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ mẹ nhé!

Cách trị ngứa da đầu cho trẻ
Tuyệt chiêu trị ngứa da đầu cho bé nằm ngay trong bài viết sau, mẹ tham khảo nhé!

Nguyên nhân làm da đầu trẻ bị ngứa

Mẩn ngứa da đầu của trẻ là một dạng viêm da hay gặp ở trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân làm da đầu trẻ bị ngứa, chẳng hạn như:

Do dị ứng: Trẻ có cơ địa di ứng với một số thức ăn như đồ hải sản, cua, tôm, sò… và cũng có trẻ dị ứng với loại sữa mình đang uống. Trẻ cũng dị ứng với môi trường ô nhiễm, hay bụi bẩn tiềm ẩn trong nhà của bạn.

Do thời tiết thay đổi: Đây cũng chính là nhân tố khiến trẻ nhỏ thường hay bị ngứa da đầu. Thời tiết thay đổi thất thường sẽ làm da đầu của trẻ dễ bị mẩn ngứa hơn.

Do di truyền: Theo nhận định của các bác sĩ, bệnh này một phần là do di truyền, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da sẽ có nguy cơ ngứa đầu hơn những đứa trẻ khác.

Cách trị ngứa da đầu cho trẻ

Da đầu trẻ rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi thành phần thuốc. Vì vậy, mẹ không nên sử dụng những loại thuốc đặc trị ngứa da đầu của người lớn cho bé. Chỉ sử dụng những loại thuốc dành riêng cho trẻ em. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để tìm được loại thuốc phù hợp nhất.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, mẹ cũng nên chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cũng như tăng cường bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn.

[inline_article id=83950]

– Vệ sinh cơ thể và môi trường sống của bé sạch sẽ

Đối với những đứa trẻ ngứa da đầu do dị ứng,  các mẹ nên chú ý vệ sinh cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng da đầu. Dùng tay nhẹ nhàng để gội đầu cho trẻ, tránh cào mạnh làm xước da đầu. Khi chọn quần áo cho trẻ nên ưu tiên những chất liệu mềm mại, thoáng mát. Không nên dùng áo quần lông vì làm trẻ dễ mẩn ngứa hơn. Quần áo của trẻ nên giặt thật sạch và phơi ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.

– Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng. Mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn hải sản, như cua, sò, tôm…vì những thức ăn này dễ gây nên tình trạng dị ứng.

Những người đang cho con bú cũng tránh không nên ăn những thức ăn này cho đến lúc trẻ hoàn toàn hết mẩn ngứa. Nên cho trẻ ăn nhạt, dùng dầu thực vật để tăng thêm a-xít béo không bão hòa, giúp cơ thể giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

[inline_article id=31828]

Lưu ý dành cho mẹ

Trường hợp thấy trẻ gãi đầu liên tục thường xuyên, nhưng mãi không khỏi có thể bị viêm da đầu cấp tính hoặc mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp nhưng chủ yếu liên quan tới dị ứng hay còn gọi là nấm sữa. Bệnh này thường gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi.

Trẻ bị nấm sữa thường xuất hiện những mẩn ngứa là những nốt đỏ ở hai bên đầu, trán, gò má, da đầu của trẻ, bề mặt bong vảy, ranh giới không rõ ràng. Ngoài ra, mẩn ngứa còn có thể mụn đỏ hoặc mụn nước nhỏ mọc trên xung quanh hoặc trên bề mặt nốt đỏ.

Khi bị bệnh này, trẻ thường khó chịu, quấy khóc do mẩn mụn rất ngứa. Trường hợp nặng, mẩn ngứa không chỉ mọc ở đầu mà còn lan xuống cổ, vai, thậm chí mọc lan ra khắp người. Nặng hơn, còn sưng hạch khá to. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa hè và có thể tự khỏi. Một số ít có thể kéo dài đến khi bé lớn.