Ngay từ khi có ý định mang thai, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định lịch tiêm phòng cho bà bầu. Mẹ sẽ thực hiện các mũi tiêm quan trọng như: tiêm phòng vắc-xin ngừa thủy đậu và rubella. Tuy nhiên, đó không phải tất cả.
Trong thời gian mang thai, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như hạn chế tối đa nguy cơ dị tật của thai nhi, mẹ bầu cần tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm phòng cho bà bầu đúng lịch sau đây.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu 2018 lưu ý gì?
Lịch tiêm phòng cho bà bầu qua các năm gần giống như sau, chỉ có một vài thay đổi nhỏ. Mẹ cần lưu ý như sau:
Nên tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy?
Các vắc xin thường được chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 4, 5, 6).
Trong thời gian mang thai, các bà bầu được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin uốn ván. Ngoài ra, các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động tiêm các loại vắc xin khác như Cúm (bất hoạt), Viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mang virus Viêm gan C hoặc các bệnh gan mãn tính khác).
Theo đó, tổng số lần cần tiêm vắc xin uốn ván là 5 lần, bao gồm 2 mũi trước khi sinh con lần đầu và 3 mũi tiêm nhắc. Cụ thể về thời gian tiêm phòng uốn ván (tháng mấy của thai kỳ thì phải tiêm phòng) được quy định như sau:
- Nếu thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván trước đây, hoặc đã tiêm 2 mũi nhưng cách đây trên 5 năm thì cần tiêm đủ 2 mũi trước ngày dự sinh 1 tháng.
- Tốt nhất là tiêm mũi 1 vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5, mũi 2 sau đó 1 tháng (vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6), tránh 3 tháng đầu là giai đoạn bà bầu hay bị ốm nghén.
- Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi (<5 năm) hoặc mới chỉ tiêm phòng trước khi mang thai 1 mũi thì cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
- Trong trường hợp thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
- Nếu thai phụ đã được tiêm đủ phác đồ là 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ đã đạt trên 95%. Trong trường hợp mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại một mũi.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Luân, phụ trách Phòng khám Nhi, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, phụ nữ khi mang thai lần đầu, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường.
Nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì vậy mà tăng lên. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng văcxin phòng cúm, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan A, B, uốn ván, viêm phổi do phế cầu, viêm màng não…
Lịch tiêm phòng cho phụ nữ mang thai lần 2
Dù mẹ bầu đã tiêm 4 – 5 mũi vắc xin uốn ván từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm vẫn cần phải tiêm nhắc lại. Các mẹ nên nhớ rằng việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai là cực kỳ quan trọng nên không được bỏ qua đâu nhé.
Đặc biệt, việc này rất quan trọng đối với các mẹ mang đa thai, bởi họ thường có khả năng sinh con sớm nên cần phải tiêm sớm hơn bình thường.
Tiêm phòng khi mang thai lần 2 là một việc rất cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Lần thứ 2 làm mẹ này, chị em cần chú ý tiêm các loại vắc xin có hiệu lực trong vòng vài năm như uốn ván, viêm gan… để giúp mẹ và em bé khỏe mạnh suốt thai kỳ.
Để phòng ngừa bệnh tật, tiêm ngừa trước khi mang bầu là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi hiện nay. Ngoài ra, muốn trẻ sinh ra khỏe mạnh, có sức đề kháng và khả năng miễn dịch cao thì việc phòng ngừa ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ là điều nên làm.
[inline_article id=219421]
Uốn ván:
Căn bệnh này có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Vì thế, nhất thiết mẹ bầu cần phải tiêm loại vắc xin này. Mũi đầu được tiêm từ tuần 22 trở đi, mũi thứ 2 tiêm nhắc lại cách mũi đầu 1 tháng.
Để đề phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần thai thứ 30 của thai kỳ.
Tiêm phòng Cúm:
Khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bệnh cúm sẽ được tiêm vào trước hoặc trong thai kỳ.
Vì vậy, nếu mẹ nào đã mang thai mà chưa tiêm phòng cúm thì vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vắc xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virus đã chết nên rất an toàn với bà bầu.
Viêm gan siêu vi B:
Viêm gan siêu vi B là căn bệnh khá nguy hiểm. Virus này có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Theo thống kê, có 90-95% trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm siêu vi viêm gan B sẽ bị lây bệnh này nếu không có các biện pháp bảo vệ kịp thời.
Thời điểm tiêm ngừa vắc xin viêm gan siêu vi B là trước hoặc trong thai kỳ. Vắc xin này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng.
Nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan siêu vi B trước khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai. Nên nhớ rằng các ông chồng cũng nên đi tiêm phòng loại vắc xin này nữa nhé!
Tiêm chủng mở rộng 3 mũi:
Những bà mẹ từ nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3
Nhiều bạn vẫn câu hỏi là đến lần thứ 3 mang bầu rồi thì mình có cần tiêm phòng những loại vắc- xin gì & lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 như thế nào?
Tại đây sẽ là những loại vắc- xin thông thường và quan trọng cho tất cả các bà bầu lúc mang thai:
- Vắc xin uốn ván: Với mũi tiêm đầu, mẹ bầu nên tiêm sau khi thai nhi được 20 tuần và mũi nhắc lại sau mũi đầu tiên tối thiểu là 1 trong những tháng và trước lúc dự sinh ít nhất 30 ngày.
- Tiêm phòng cúm: Vắc xin này mẹ bầu mà thậm chí tiêm bất kỳ thời điểm nào trong lúc mang bầu.
- Tiêm phòng viêm gan B: Nên tiêm trong thai kỳ.
- Vắc xin T-dap (Bạch hầu, uốn ván, ho gà): đấy là 3 căn bệnh nguy hiểm. Vắc xin này nên tiêm vào thời điểm mẹ bầu được 27-36 tuần. Nếu mẹ nào đã tiêm vắc xin T-dap từ quý thai kỳ 1-2 thì không cần tiêm thêm.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 sẽ đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai: giúp mẹ miễn dịch với một số bệnh có khả năng lây sang bé xíu trong thời gian có bầu.
Từ đó bảo đảm đủ tình hình sức khỏe để thai nhi khởi phát bình thường. Tình huống xấu nhất, nếu bị bệnh thì biểu thị của loại bệnh cũng trở nên giảm đi đáng kể.
Vaccines tiêm chủng cho mẹ bầu trong 6 tháng đầu thai kỳ
Trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2 mẹ cần những mũi tiêm phòng này để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Tiêm phòng viêm gan B
Viêm gan B do vi-rút HBV gây ra rất dễ truyền nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang bầu và sinh con. Hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo bạn nên chủ động tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai.
Tuy nhiên, nếu chưa tiêm phòng, ngay khi biết “tin vui”, bạn nên xét nghiệm ngay để biết mình đã nhiễm bệnh chưa. Nếu đã nhiễm vi-rút, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách giảm thấp nhất khả năng lây nhiễm cho bé.
Vắc-xin ngừa viêm gan B hiện có 2 loại phổ biến: Vắc-xin chứa protein bề mặt không nhiễm trùng được tinh chế, phân lập từ huyết tương của người có HbsAg hoặc vắc-xin phối hợp với các HbsAg sản xuất từ nấm.
2 loại vắc-xin này đều không chứa vi-rút sống nên sẽ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Những mẹ bầu nằm trong nhóm nguy cơ lây nhiễm cao nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chích ngừa viêm gan B càng sớm càng tốt.
Tiêm phòng viêm gan B gồm 3 mũi: Mũi 1 tiêm ngay khi biết có thai, mũi 2 sau mũi 1 ít nhất 1 tháng, mũi 3 sau mũi 1 ít nhất 6 tháng. Sau 3 tháng, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ kháng thể ngừa vi-rút viêm gan B.
Nếu nồng độ này đạt ít nhất 100UI/l, bạn có khả năng miễn dịch cao. Nếu nồng độ này không đạt, bạn cần được tiêm 1 mũi nhắc lại trong vòng 1 năm.
Lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B khi mang thai:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng nếu có vấn đề sức khỏe như cảm cúc, sốt hay các bệnh xương khớp, thận, gan…
- Ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để theo dõi đề phòng các phản ứng sốc phản vệ.
- Vắc-xin ngừa viêm gan B có tác dụng đến 90% nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, nếu mang thai lần nữa, bạn nên kiểm tra lại mức độ kháng thể còn lại.
Tiêm phòng cúm khi mang thai
Giống như viêm gan B, vắc-xin ngừa cúm cũng được làm từ các vi-rút đã chết nên rất an toàn. Bạn nên chủ động tiêm phòng từ sớm, tốt nhất ngay trong tam cá nguyệt đầu hoặc trước khi dịch cúm bùng phát, giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 2 hàng năm.
Lưu ý: Dù đã tiêm phòng cúm vào năm trước, bạn vẫn cần được tiêm phòng cúm lại. Mỗi năm, các loại vi-rút cúm sẽ lại “lên cấp” và những loại vắc-xin mới sẽ được “tung ra” để phù hợp.
Vaccines cần tiêm cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Ở Tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu cần tiêm phòng Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván để đảm bảo thai kỳ an toàn đến khi bé chào đời.
Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tỷ lệ tử vong khi mắc uốn ván rất cao, có thể lên tới 90%. Đặc biệt, uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong đến 95%.
Chính vì vậy, việc tiêm phòng bệnh thường được khuyến khích để giúp bé nhận được kháng thể từ mẹ ngay khi còn chưa ra đời. Bạn có thể chọn tiêm hỗn hợp 3 loại vắc-xin hoặc tiêm phòng từng loại vắc-xin riêng rẽ.
Với vắc-xin ngừa ho gà, hoặc vắc-xin hỗn hợp phòng ngừa Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, bạn sẽ được chỉ định tiêm phòng trong những buổi khám thai từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36.
Mỗi lần mang thai, bạn nên tiêm phòng lại, bởi khả năng phòng bệnh sẽ mất dần theo thời gian. Vắc-xin chích ngừa uốn ván cho bà bầu hiện có 3 loại: Vắc-xin uốn ván hấp thụ, Vắc-xin uốn ván Tetanus toxoid vaccine adsorbed và Vắc-xin uốn ván Tetavax.
Phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván cần tiêm 1 mũi ngay khi biết mình mang thai và 1 mũi trước sinh 1 tháng.
6 mũi chủng ngừa dành cho phụ nữ mang thai có chỉ định
Những vắc xin mà phụ nữ trước khi có bầu cần tiêm theo chỉ định của bác sĩ đó là: sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan B nhằm tránh những rủi ro cho thai kỳ.
Bệnh sởi: Mẹ mang thai nếu bị bệnh sởi thì thai nhi có nguy cơ cao bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, sinh non.
Bệnh quai bị: Virus quai bị có thể tác động xấu đến buồng trứng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Ngoài ra, nếu trong 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối mang thai nếu mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thậm chí thai chết lưu/ sinh non.
Bệnh rubella: Trong 3 tháng đầu mang thai, nếu mẹ nhiễm virus rubella thì 90% thai nhi bị dị tật chủ yếu liên quan đến não, tim, tai, mắt hoặc không thể tiếp tục phát triển.
Hiện đã có vắc xin kết hợp sởi – quai bị – rubella, mẹ bầu nên tiêm vắc xin này trước khi mang thai 3 tháng.
Bệnh thủy đậu: Bệnh này có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh thai nhi. Nếu mẹ chưa từng mắc thủy đậu cũng như chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu thì nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất 1 tháng.
Bệnh cúm: Đây là bệnh thường gặp, không gây biến chứng nguy hiểm nhưng với bà bầu, bệnh cảm cúm có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt nếu mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai.
Bệnh viêm gan B: Đây là bệnh nguy hiểm, có thể gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh nở.
Vì vậy trước khi mang thai mẹ cần tầm soát viêm gan B để được tiêm phòng bổ sung hoặc có hướng giải quyết tránh nguy cơ truyền virus sang cho bé.
[inline_article id=216140]
Tiêm phòng cho bà bầu ở đâu?
Để tiêm vắc xin cho bà bầu, chị em có thể đến một trong những địa điểm sau đây:
Tại Hà Nội:
Trung tâm Y tế dự phòng
- 50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263
- 70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268
- Đường Nguyễn Viết Xuân (Hà Đông)
Phòng tiêm chủng quốc tế
Địa chỉ: số 3 Ông Bích Khiêm. ĐT: 04. 3733.9803
Trung tâm tiêm phòng
Địa chỉ: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04.3768.5512
Phòng tiêm chủng SAFPO
Địa chỉ: 135 Lò Đúc. ĐT: 04. 39727071
Bệnh viện Việt Pháp:
Các mẹ mua thẻ Baby care (khoảng 400USD) bao gồm khám định kỳ và lịch tiêm chủng cho con từ sơ sinh đến 2 tuổi.
Các trạm y tế tại các phường trên địa bàn Hà Nội (lịch cụ thể tùy theo phường).
Tại TP. Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Đại học Y Dược (Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận)
- Viện Pasteur (Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3. ĐT: 08. 38230352)
- Bệnh viện Từ Dũ (Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh. ĐT: 08. 38391229)
Ngoài ra những địa điểm sau đây đều có tiêm phòng cho bà bầu đầy đủ:
- Trung tâm y tế Dự phòng.
- Phòng tiêm chủng quốc tế.
- Trung tâm tiêm phòng.
- Bệnh viện.
- Các trạm y tế.
Giống như lịch khám thai, nắm rõ lịch tiêm phòng cho bà bầu cũng là cách đơn giản và an toàn nhất để bảo vệ mẹ và bé khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, đừng quên cập nhật ngay lịch tiêm phòng trên đây vào cẩm nang mang thai của mình, mẹ bầu nhé!