Nếu bạn đang muốn thực hiện kiểm tra nội tiết tố nữ để đánh giá khả năng thụ thai và không biết xét nghiệm nội tiết như thế nào. Để trả lời được vấn đề này, MarryBaby sẽ cùng bạn đi tìm hiểu trong bài dưới đây. Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ bản chất xét nghiệm nội tiết tố là gì nhé.
Xét nghiệm nội tiết là gì?
Xét nghiệm nội tiết được thực hiện để kiểm tra tình trạng hoạt động của buồng trứng cũng như khả năng dự trữ noãn của cơ thể người phụ nữ. Xét nghiệm này được dùng để theo dõi sự phát triển nang noãn và có rụng trứng trong chu kỳ muốn khảo sát.
Xét nghiệm nội tiết là gì? Khi bạn thực hiện xét nghiệm này sẽ được biết mức độ hormone sinh sản; nguy cơ vô sinh gây ra do sự can thiệp trong quá trình rụng trứng hoặc dự trữ buồng trứng không hợp.
Khi nào cần đi xét nghiệm nội tiết tố?
Xét nghiệm nội tiết tố thường được chỉ định nhiều nhất ở những phụ nữ có nhu cầu chẩn đoán và điều trị hỗ trơ sinh sản. Ngoài ra, một số trường hợp cần xét nghiệm như để chẩn đoán các rối loạn kinh nguyệt, tiết sữa bất thường, nghi bất thường tuyến sinh dục, trẻ dậy thì sớm, suy buồng trứng sớm…
Nói chung, việc xét nghiệm hay không cần được đưa ra bởi bác sĩ lâm sàng sau khi thăm khám và hỏi bệnh, nếu bác sĩ thấy việc xét nghiệm này là cần thiết cho chẩn đoán và điều trị.
Một hình thức rối loạn kinh nguyệt có thể không cần phải xét nghiệm nội tiết nào nếu điều này có thể lý giải thông qua các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng đơn giản khác.
>> Bạn có thể xem thêm: Thuốc nội tiết tăng khả năng thụ thai bạn biết chưa?
Xét nghiệm nội tiết như thế nào? Cần chỉ số gì?
Xét nghiệm nội tiết thực hiện như thế nào? Xét nghiệm này cần các chỉ số Testosteron, Prolactin, Estrogen và chỉ số AMH, FSH, LH.
1. Xét nghiệm Testosteron
Xét nghiệm nội tiết Testosteron như thế nào? Nồng độ Testosteron quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe ở cả nam giới và nữ giới. Với nữ giới, xét nghiệm Testosteron cũng như một số loại androgen được dùng để chẩn đoán, tìm nguyên nhân gây ra tình trạng: vô sinh, giảm ham muốn tình dục, kinh nguyệt không đều, tăng trưởng lông và các đặc điểm nam tính bất thường ở phụ nữ.
2. Xét nghiệm Prolactin
Prolactin là hormone giữ vai trò duy trì khả năng sinh sản với tác dụng ức chế hormone sinh sản kích thích nang FSH và hormone bài tiết GnRH.
Hai hormone này đều giữ vai trò kích hoạt sự rụng trứng, đảm bảo trứng hình thành và trưởng thành. Nếu hàm lượng hormone Prolactin cao sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh do rối loạn rụng trứng.
4. Xét nghiệm AMH
Hormone AMH (Anti Müller Hormone) được các tế bào trong nang buồng trứng sản xuất. Đây là một chỉ số dự đoán dự trữ của buồng trứng. Chỉ số AMH thấp cũng phản ánh nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
5. Xét nghiệm FSH
Xét nghiệm nội tiết tố FSH như thế nào? Hormone FSH chịu trách nhiệm chính là kích thích nang trứng phát triển. Nồng độ hormone này bất thường có thể gặp trong những người bị hội chứng buồng trứng đa nang, mãn kinh sớm, có thai, bệnh lý tuyến yên…
6. Xét nghiệm LH
Xét nghiệm hormone LH cần thực hiện vào ngày thứ 2 – 3 của chu kì kinh nguyệt. Đây là một trong những hormone nội tiết tố quan trọng nhất của quá trình sinh sản. Nồng độ LH bất thường có liên quan đến những rối loạn kinh nguyệt, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý tuyến yên, bệnh lý di truyền…
7. Xét nghiệm Estrogen
Xét nghiệm nội tiết Estrogen như thế nào? Estrogen hay cụ thể là Estradiol (E2) là hormone sinh dục nữ đặc biệt quan trọng, được tiết ra chủ yếu bởi các nang trứng trong quá trình phát triển và hoàng thể, bánh nhau, có vai trò quan trọng trong chu trình sinh sản của người nữ mang thai và không mang thai, các biểu hiện của tính nữ.
>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm tinh dịch đồ: Quy trình ra sao và mất bao nhiêu tiền?
Các bước thực hiện xét nghiệm nội tiết tố là gì?
Khi đã hiểu xét nghiệm nội tiết tố như thế nào; bạn có thể tìm hiểu thêm các bước thực hiện sau:
- Bước 1: Thăm khám lâm sàng và sàng lọc triệu chứng gồm: tiền sử gia đình; chu kỳ kinh nguyệt hoặc các triệu chứng thường gặp; kiểm tra tổng quát cân nặng, chiều cao, huyết áp, thể lực…
- Bước 2: Tiến hành lấy máu.
- Bước 3: Phân tích tại phòng thí nghiệm. Tùy thuộc vào các chỉ số xét nghiệm nội tiết tố, các ống chứa mẫu máu xét nghiệm sẽ được phân tích và trả kết quả sau đó.
- Bước 4: Trả kết quả. Bác sĩ sẽ đọc kết quả cho người bệnh. Nếu các chỉ số bất thường sẽ được in đậm hơn và các bác sĩ giải thích rõ sự thay đổi này.
Trên đây là 4 bước xét nghiệm nội tiết cơ bản, các bước thực hiện này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng cơ sở y tế.
Ngày thực hiện các xét nghiệm
Bên cạnh xét nghiệm nội tiết như thế nào thì thời gian xét nghiệm cũng rất quan trọng, điều này phụ thuộc nhiều vào mục đích của việc xét nghiệm và biểu hiện của rối loạn. Các xét nghiệm đánh giá chức năng sinh sản như FSH, LH, AMH, Estradil thường được xét nghiệm vào ngày 2 của chu kỳ..
Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn về việc xét nghiệm nội tiết như thế nào. Xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá sức khỏe sinh sản và mức độ vô sinh của bạn. Hy vọng bài viết này của MarryBaby sẽ giúp ích cho bạn.