Con là chung nhưng mang nặng đẻ đau là vợ. Vợ cũng phải là người ở nhà chăm con để chồng vẫn sống cuộc sống sáng đi làm với quần là áo lượt, vui những cuộc vui cùng bạn bè và về nhà đã có sẵn cơm ngon canh ngọt. Vậy mà nhiều ông chồng vẫn vô tư trả lời: Vợ chẳng làm gì cả, chỉ ở nhà chăm con thôi!
Vợ chẳng làm gì, chỉ ở nhà chăm con!
Khuất mắt, khuất tai không nghe thấy nhưng có những đức lang quân sẵn sàng trả lời những câu tổn thương đến trái tim mỏng manh của vợ. Đi làm kiếm tiền và phải chăm con giỏi mới được chồng đáng tự hào chăng? Đâu phải đứa trẻ nào cũng lớn nhanh như thổi, không ốm, không bệnh và đâu phải bà mẹ nào cũng đủ mạnh mẽ để bỏ con cho người giúp việc và đi làm. Ở nhà chăm con cũng cả núi việc.
Ở nhà chăm con có đúng là chỉ đúng mỗi việc như cái cụm từ mọi người thường dùng để diễn giải? Đâu chỉ là chuyện con đói, con khóc, con ốm mà còn là hàng chục công việc không tên như đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, lo cơm tối chồng ăn gì…Không phải là 8 tiếng mà là 12 -16 tiếng, cho tới khi con ngủ mới được nghỉ. Nếu chỉ chăm con thôi tại sao lúc nào cũng đầu bù tóc rối, quần áo xộc xệch, mắt hốc hác vì thiếu ngủ.
Sau khi sinh, có lẽ điều ám ảnh nhất khi phải ở nhà chăm con là “Tại sao không đi làm? Khi nào đi làm lại”. Hàng xóm, họ hàng, bạn bè chồng, người thân ở quê… Trong mắt mọi người được ở nhà chăm con, không phải đi làm lại có người kiếm tiền về cho tiêu là sướng!
Nhất định phải đi làm để không mang tiếng ăn bám
“Chỉ ở nhà ăn với trông con mà sao để con ốm” – Đó là nhiều câu nói mà nhiều ông chồng/ mẹ chồng nói với vợ/ con dâu. Có ai lại muốn con ốm đâu. Vốn dĩ mọi người đã mặc định cái suy nghĩ đi làm kiếm tiền là vất vả, là có quyền được chỉ trích, lên án mà không đặt mình vào vị trí của người còn lại và không biết rằng trước khi có con, vợ mình cũng từng làm công việc kiếm ra tiền, đóng góp vào sinh hoạt chung gia đình.
Cái ý nghĩ ở nhà là ăn bám đã ăn sau vào tư tưởng. Chị em những lúc này càng cảm thấy tức và tủi nhục, đã khổ, hy sinh rồi mà còn mang tiếng ngửa tay xin tiền chồng.
Nếu vậy thì nhất định phải đi làm? Đi làm để tự chủ tài chính cũng là cách để chăm con hiệu quả hơn. Đi làm để tự tin đứng trước họ hàng hai bên tuyên bố “Tôi đi làm, và tôi có thể kiếm tiền nuôi con”. Đi làm để từ bỏ ám ảnh muốn chồng đưa tiền phải xin xỏ, năm nỉ.
Đi làm sau sinh cũng là cách để giải tỏa những căng thẳng sau một thời gian dài chăm con, đi làm để thấy mình không thụt lùi so với xã hội và để được là chính mình.
[inline_article id=1083]
Chăm con là công việc cao quý
Đi làm không phải để chứng tỏ điều gì, ở nhà chăm con cũng là một công việc đáng được trân trọng. Quan điểm chăm con là ăn bám hoàn toàn không nên. Với trẻ, 3 năm đầu đời là giai đoạn vàng để phát triển nền tảng tính cách và trí tuệ. Có bố mẹ ở bên là cần thiết.
Rất nhiều mẹ dù đi làm nhưng trong lòng vẫn luôn ngưỡng mộ chị em được ở nhà chăm con và bên con vì họ cũng khao khát được gần con, được tự tay chăm lo cho con nhưng điều kiện kinh tế không cho phép.
Có muôn vàn lý do để khuyến khích mẹ đi làm trở lại sau sinh nhưng không phải ai cũng đồng quan điểm đó. Cố mẹ muốn ở nhà chăm con vì với mẹ đó mới là điều quan trọng nhất. Dù là lựa chọn thế nào cũng vì con.