Mang thai tháng cuối là thời điểm xuất hiện hàng loạt các triệu chứng báo hiệu mẹ sắp chuyển dạ. Có dấu hiệu đúng, có báo động là giả. Vậy bầu tháng cuối bị đau háng có phải sắp sinh không?
Càng sát ngày dự sinh, thai nhi sẽ càng xuống thấp hơn, các vùng khung chậu sẽ giãn nở nhiều để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ. Đó là lý do chính khiến mẹ bị ê mỏi vùng khung chậu, xương mu và xương háng. Mẹ bầu càng ít vận động, chế độ ăn uống thiếu canxi thì càng cảm thấy đau và mệt mỏi hơn.
Bầu tháng cuối bị đau háng có phải sắp sinh hay không?
Các chuyên gia y khoa lý giải rằng khi mang thai, dưới tác động của hormone relaxin, dây chằng của các khớp xương trở nên mềm và nới lỏng hơn so với bình thường. Do đó, càng gần đến ngày sinh, khi bụng bầu tăng hết kích cỡ, mẹ bầu cảm nhận điều này rõ ràng hơn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy mẹ biết chưa?
Biểu hiện dễ nhận biết nhất chính là vùng xương chậu, hai bên háng và xương mu đau dữ dội. Nhưng cơn đau có thể bắt đầu âm ỉ từ từ, sau đó nóng dần lên từ khu vực thắt lưng, xương chậu rồi sang mu và hai bên háng. Những trường hợp nặng còn kéo xuống cả đầu gối bàn chân.
Các cơn đau xương mu và việc bầu tháng cuối bị đau háng thường đau nhiều về đêm, đặc biệt là khi mẹ trở mình hay khi ngồi dậy và di chuyển. Khi di chuyển có thể thấy được tiếng động phát ra từ khu vực háng và xương mu.
[inline_article id=5305]
Nguyên nhân bầu tháng cuối bị đau háng
Không phải đợi tới tuần thứ 37 của thai kỳ mới xuất hiện những cơn đau khớp háng mà trong quá trình mang thai bà bầu cũng có thể bị “hành hạ”. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này:
1. Bầu 37 tuần bị đau háng do thai nhi quay đầu
Cấu tạo cơ thể theo quy luật nhất định: Xương chậu được kết nối với xương mu ở phía trước và hai khớp háng gần kề. Xương mu và khớp háng có nhiệm vụ nâng đỡ phần phía trên cơ thể.
Tam cá nguyệt thứ ba, khi thai nhi bắt đầu quay đầu xuống thấp, lúc này cơ thể mẹ cũng tiết ra hormone relaxin và progesterone khiến xương chậu giãn nở nhiều hơn theo kích thước thai nhi, để chuẩn bị cho kỳ sinh sắp đến.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu dư ối nên ăn gì để không bị tích nước?
2. Đau háng khi mang thai tuần 36 do chế độ ăn bà bầu thiếu canxi
Canxi là dưỡng chất không thể thiếu khi mang thai. Nếu không bổ sung đầy đủ canxi, đương nhiên hệ xương khớp sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, xương trở nên yếu và dễ bị đau, nhức, mỏi hơn. Thai nhi càng lớn, vùng xương chậu càng giãn khiến mẹ đau dữ dội cho đến lúc sinh.
3. Bầu 36 tuần bị đau háng do làm việc nhiều
Gần tới ngày sinh mà mẹ bầu vẫn phải làm việc mà không được nghỉ ngơi hợp lý, làm việc quá sức, đi lại vận động quá nhiều cũng sẽ thấy đau nhức ở vùng lưng, xương chậu, xương mu, hông đùi và cả hai khớp háng ở nhiều thời điểm.
4. Đau háng khi mang thai tuần 38 do tiền sử bị bệnh khớp
Nếu mẹ đã từng mắc bệnh thoái hóa khớp háng, thoái hóa đĩa đệm vùng chậu, viêm xương chậu, viêm khớp háng cũng sẽ gặp phải triệu chứng đau khớp háng và xương mu, hông, bẹn.
5. Bà bầu tháng cuối bị đau háng do tăng cân quá nhiều
Trọng lượng cơ thể gia tăng quá mức trong thời gian mang thai sẽ khiến khớp háng phải chịu nhiều áp lực, từ đó dẫn đến đau.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai nhi đạp nhiều bụng dưới: Nhất cử nhất động đều cần lưu tâm
10 dấu hiệu chuyển dạ sớm nhất
Nếu bầu tháng cuối bị đau háng và có các dấu hiệu dưới đây, mẹ nên sẵn sàng tư thế “lâm bồn” nhé.
- Bụng bầu tụt xuống, sa bụng là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên
- Cổ tử cung bắt đầu mở
- Ngừng tăng cân
- Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ
- Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
- Cảm thấy các khớp được giãn ra
- Tiêu chảy
- Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính
- Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục
- Vỡ nước ối
Cách duy trì và khắc phục tình trạng bầu tháng cuối bị đau háng
Không thể đẩy lùi, đánh bay tình trạng đau khớp háng ở bà bầu nhưng mẹ hoàn toàn có thể chủ động hạn chế bằng những biện pháp đơn giản sau:
- Duy trì tư thế đúng, lưng thẳng, có gối tựa sau lưng nếu ngồi
- Không tạo áp lực lên vùng xương háng
- Mang các loại giày, dép đế bằng và thấp
- Tránh đứng trên một chân, duy trì một tư thế quá lâu
- Tư thế ngủ nên nằm nghiêng sang bên thuận, giữ cho chân và phần hông hơi cong và sử dụng gối cho bà bầu
- Tập thể dục nhẹ nhàng
- Bổ sung canxi mỗi ngày
- Có thể dùng cách giảm đau đơn thuần nhưng tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
[inline_article id=159695]
Chỉ cần chú ý chế độ ăn uống thêm canxi và tập thể dục bằng cách đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn, không ngồi quá nhiều hay đi lại, nhiều mẹ có thể tự lý giải được tình trạng bầu tháng cuối bị đau háng có phải sắp sinh hay không.