Thực hư chuyện hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh có trị được trăm bệnh như lời đồn dân gian hay không vẫn chưa rõ ràng nhưng rất nhiều mẹ bỉm sữa đã thử và tin dùng cách làm này. Tin đồn vì vậy ngày càng lan rộng.
Nói về công dụng của lá trầu không, các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu, có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli, lỵ…
Ngoài ra, lá trầu không còn chứa 2,3% muối khoáng, 2,3% chất xơ và 61% carbohydrate. Đây chính là những chất quan trọng trong y khoa giúp chặn sự hình thành sắc tố melanin gây nám da. Đắp lá trầu hơ trên lửa lên mặt hoặc vùng da sạm nám là cách để thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và elastin, giúp da trắng hồng, mịn màng giúp mẹ làm đẹp sau khi sinh.
Có nên hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh?
Theo Đông y, lá trầu không được ví như một loại thuốc kháng sinh nên có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn gây bệnh thông thường. Nếu sử dụng đúng cách có thể giúp tiêu diệt một số vi khuẩn, virus giúp trẻ nhanh hết bệnh và không khóc. Đúc kết từ kinh nghiệm dân gian, khi hơ lá trầu không sẽ có công dụng:
Giúp bé nhanh chóng nín khóc
Lời đồn rằng khi ấp lá trầu ấm vào rốn bé rồi bế bé vào lòng, áp bụng con vào bụng mẹ sẽ giúp bé nhanh chóng ngừng khóc. Cách này có tác dụng rất tốt đối với trẻ hay khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn. Đặt trực tiếp hoặc giã nát lá trầu để đắp lên mông, đùi, tay, chân của bé cũng có tác dụng tương tự.
Chữa nấc cục
Thỉnh thoảng trẻ nấc cục mẹ có thể hơ lá trầu không cho ấm đặt vào thóp bé, giữ nguyên 10 phút sẽ bớt.
Giảm đau nhanh
Khi trẻ tập đi, chuyện té bị sưng u cục có thể xảy ra thường xuyên hơn, dân gian mách rằng giã lá trầu không rồi đắp lên chỗ bị đau sẽ hiệu nghiệm.
Giúp bé sáng mắt
Thực hư chưa rõ ràng nhưng các mẹ vẫn truyền tai nhau cách làm sáng mắt cho bé bằng cách hơ lá trầu qua lửa đắp vào mắt.
Dùng lá trầu không hơ nóng (đừng nóng quá) và vuốt bụng cho bé, vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới.
Trị ho cho trẻ
Chuẩn bị vài lá trầu không sạch, giã nhuyễn, sau đó lọc qua nước ấm để lấy nước cốt. Hàng ngày, lấy ra cho bé uống 5-10ml/lần, ngày 2 lần. Khoảng 3-5 ngày, bé sẽ hết ho. Nếu bé trên 1 tuổi có thể pha thêm mật ong.
Làm nước khử trùng
Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi, mẹ đã có ngay một loại nước khử trùng hiệu nghiệm có thể giết chết nhiều loại vi trùng.
[inline_article id=4446]
Lưu ý dành cho mẹ
Hơ lá trầu không cho trẻ là một trong những cách chữa bệnh thời điểm khởi phát từ thời xưa để lại chưa được y học hiện đại công nhận hoàn toàn. Vì vậy, mẹ cần lưu ý khi hơ lá trầu cho trẻ phải rất cẩn trọng:
- Luôn cần cẩn trọng về nhiệt độ. Làn da mỏng manh của bé rất nhạy cảm, chỉ cần quá tay một chút cũng có thể khiến trẻ bị bỏng.
- Không sử dụng lá trầu hơ kho trẻ bị sưng tấy trầy xước
- Không nên dùng than trong phòng kín để hơ lá trầu, điều này có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Không cho trẻ uống nước cốt lá trầu pha mật ong khi dưới 1 tuổi.
- Lời đồn hơ lá trầu giúp trẻ sớm cứng cáp là không có căn cứ.
Nguy cơ nếu áp dụng sai cách
Nếu dùng lá trầu không hơ nóng và đắp lên vùng da đã thoa dầu trước đó, có thể sẽ gây bỏng cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ quá nhỏ hoặc quá yếu càng không nên áp dụng cách đặt lá trầu hơ.
Ngoài phản ứng phụ làm da ứng đỏ, khi đắp lá trầu nóng lên ngực trẻ chất menthol và camphor rất dễ tạo thành hơi nước đọng lại dưới lá. Nó có thể thấm ngược lại qua da trẻ giống như cơ chế của việc trẻ mặc quá kín, đổ mồ hôi và mồ hôi thấm ngược lại vào da. Điều này là một nguy cơ dẫn đến viêm phổi nghiêm trọng.
Ngoài ra, nếu đắp lá trầu không không cẩn trọng với trẻ mẫn cảm còn có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc nguy hiểm hơn nữa có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
[inline_article id=174917]
Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh là kinh nghiệm dân gian rất phổ biến, song mẹ không nhất thiết phải làm điều này nếu bé và mẹ đều khỏe mạnh. Điều kiện chăm sóc bé ngày nay khác xưa rất nhiều mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.