Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Giải mã para là gì và các ký hiệu nhìn nhưng không hiểu khi khám thai

Trước và trong quá trình mang bầu, khám thai định kỳ là việc cần thiết để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Hầu hết các mẹ khi nhận được kết quả siêu âm, xét nghiệm đều ở trong trạng thái chờ đợi bác sĩ giải mã và thường nhận được câu trả lời chung chung.

Thời buổi công nghệ, không khó để mẹ tìm hiểu những thông tin này. Chỉ cần từ khóa và thanh công cụ tìm kiếm, các kết quả sẽ hiện ra rõ mồn một. MarryBaby tổng hợp giúp mẹ ý nghĩa một số ký hiệu quan trọng như chỉ số para là gì cũng như các chỉ số quan trọng khác như AFP hay Alb là gì nhé.

Chỉ số para là gì?

Para là gì? Para trong sản khoa được lý giải là chỉ số để đánh giá về tiền sử sản khoa của phụ nữ: Cho biết số lần sinh con, số lần sẩy thai, bỏ thai, số thai nhi còn sống trong tử cung của sản phụ.

Dựa vào kết quả trên sổ khám thai, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp theo dõi và xử trí phù hợp trong lần mang thai hiện tại.

>> Bạn có thể xem thêm: Siêu âm thấy nang trống âm buồng trứng (Khối echo) là gì? Có bị làm sao không?

Ý nghĩa số Para trong sản khoa

Như đã đề câp, ý nghĩa của para là giúp nhận định chung nhất về tình trạng mang thai và cho biết số con (còn sống) của sản phụ đó. Ngoài ra, chỉ số này còn có thể đánh giá sơ bộ về một số tình trạng như số lần từng sinh con thiếu tháng của các sản phụ. Điều này giúp bác sĩ có thể lên kế hoạch xử lý kịp thời một số tình huống có thể xảy ra trong lần mang thai này.

para là gì
Biết cách đọc các ký hiệu trong kết quả khám thai giúp mẹ biết chính xác cần hỏi bác sĩ thêm vấn đề gì.

Chỉ số para sản khoa được bác sĩ ghi vào 4 ô trống tương ứng với 4 chỉ số thể hiện các đặc điểm trong hồ sơ khám thai. Para gồm 4 ô tương ứng với 4 ý nghĩa khác nhau: P – A – R – A. Cách đọc như sau:

  • P cho biết số lần thai phụ sinh con đủ tháng, tuổi thai từ 38 tuần trở lên (dù thai đó còn sống hay đã chết)
  • A cho biết số lần thai phụ sinh con thiếu tháng, được tính là số lần mang thai tuổi thai từ 22 tuần đến 37 tuần (dù là thai đó hiện còn sống hay đã chết).
  • R cho biết số lần thai phụ sảy thai tự nhiên hay do nạo, hút thai hay số lần mang thai tuổi thai dưới 22 tuần (chắc chắn là thai đã chết)
  • A cho biết số con hiện còn sống của thai phụ

[inline_article id=276058]

Cách thức đọc chỉ số para trong sản khoa

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể cùng những cách đọc đúng để bạn hiểu rõ hơn về para là gì.

1. Para 0000 là gì?

Para 0000 là gì?
Para 0000 là gì? Cách đọc chỉ số Para 0000

Nhiều thai phụ băn khoăn “Para 0000 là gì?” khi bắt gặp ký hiệu này trong hồ sơ khám thai. Dựa vào ý nghĩa của chỉ số Para trong sản khoa, thì Para 0000 mang ý nghĩa như sau:

  • Sản phụ chưa từng sinh con đủ tháng.
  • Sản phụ chưa từng sinh con thiếu tháng.
  • Sản phụ chưa từng bị sảy thai vì lý do nạo hút hay sảy thai tự nhiên.
  • Sản phụ chưa có con hiện tại.

[key-takeaways title=””]

Kết luận: Para 0000 là ký hiệu thể hiện lần đầu tiên mang thai của sản phụ.

[/key-takeaways]

[inline_article id=161856]

2. Para 0101 nghĩa là gì?

Chỉ số para 0101 tức là:

  • Sinh đủ tháng 0 lần
  • Đã từng 1 lần sinh con thiếu tháng
  • Chưa từng bị sảy, lưu thai
  • Hiện tại có 1 em bé còn sống

[inline_article id=289798]

Ngoài ra, có rất nhiều người hiểu lầm về cách đọc para trong sản khoa.

Những hiểu lầm khi đọc Para

Những hiểu lầm khi đọc Para

Một số ví dụ dưới đây mà nhiều người hay lầm tưởng khi đọc Para sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa chỉ số Para là gì và đọc chính xác hơn.

Ví dụ 1: Mang thai 3 lần, lần 1 sinh đủ tháng. Lần 2 thai chết lưu tuổi thai 28 tuần. Lần 3 sinh non 33 tuần, không sảy hoặc hút thai lần nào. Hiện tại còn sống 2 người con. Khi đó Para là 1202, chứ không phải 1112. Vì lần 2 thai chết lưu lúc 28 tuần tuổi nằm trong khoảng 22 – 37 tuần thì xếp vào cột sinh non tháng, chứ không phải chỉ số sảy, thai lưu.

Ví dụ 2: Mang thai 2 lần. Lần 1 đẻ sinh đôi đủ tháng. Lần 2 mang thai ngoài tử cung. Hiện tại có 2 người con còn sống. Vậy chỉ số para sẽ là 1012, do lần đầu là song thai nhưng chỉ mang thai 1 lần nên chỉ số P trong PARA sẽ là 1. Mang thai ngoài tử cung được xếp vào R trong PARA.

[key-takeaways title=””]

Tiền sử sản khoa của chị em có ý nghĩa quan trọng đến việc mang thai hiện tại nên bác sĩ rất quan tâm đến chỉ số para là gì trong sản khoa. Với những thai phụ có tiền sử sảy thai cao sẽ dễ gặp phải những nguy cơ trong lần mang thai kế tiếp. Biết được chỉ số, bác sĩ sẽ lưu tâm hơn tới trường hợp đặc biệt này.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Gói tiêm phòng trước khi mang thai giá bao nhiêu?

Ý nghĩa các ký hiệu quan trọng khác khi đi khám thai

para trong sản khoa

Bên cạnh tìm hiểu para là gì, bạn cũng nên biết các chỉ số khác khi đi khám thai để có cái nhìn tổng quan về thai kỳ của mình.

  • TT(+): Tim thai bình thường. TT(-) là không nghe thấy tim thai.
  • BCTC: Đây là ký hiệu bề cao của tử cung giúp kiểm tra sự phát triển của thai nhi và xác định tuổi thai.
  • AFP (Alpha Fetoprotein): Xét nghiệm giúp phát hiện nguy cơ về các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như dị tật ống thần kinh.
  • Alb: Ký hiệu của chất albumin, một loại protein có trong nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu xem có chứa chất albumin hay không giúp phát hiện nhiễm độc thai nghén, tiểu đường thai kỳ.
  • Rh: Là yếu tố cho biết tình trạng protein có trong tế bào máu, người có yếu tố này được ký hiệu là ‘Rh+’, nếu không có sẽ là ‘Rh-‘.
  • HA: Đây là ký hiệu của việc đo huyết áp.
  • Hb: Đây là ký hiệu của chất hemoglobin, bình thường có trong kết quả xét nghiệm máu. Kiểm tra lượng Hb trong máu nhiều hay ít, bác sĩ sẽ chẩn đoán thai phụ có bị thiếu máu hay không.

[inline_article id=289798]

Biết được para là gì cùng cách đọc các ký hiệu khác trong kết quả khám thai không chỉ giúp mẹ có thể chủ động trong việc nắm bắt tình hình sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi mà còn tranh thủ thời gian thắc mắc với bác sĩ sản khoa. Bác sĩ nào cũng vui vẻ trả lời những câu hỏi đúng trọng tâm mẹ nhỉ!