Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, váng sữa? Cách làm sữa chua cho bé

Con bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ sẽ luẩn quẩn mãi trong những “mớ” câu hỏi, ăn gì, ăn thế nào, ăn ra sao cho tốt.

Chuyện trẻ mấy tháng ăn được sữa chua cũng không ngoại lệ. Câu trả lời thực ra rất đơn giản, mẹ có thể “thuộc lòng” ngay khi đọc bài viết dưới đây.

1. Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, váng sữa?

1.1 Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được sữa chua, vì ở thời điểm này, đường ruột trẻ đang dần hoàn thiện và trẻ cũng đã ăn dặm một số thực phẩm như rau củ, quả, bột, cháo. Do đó, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích hệ tiêu hóa và giúp con nhanh tiêu hóa hơn.

Do đó, trẻ 8-9 hay 11 tháng tuổi có ăn sữa chua được không thì câu trả lời là CÓ mẹ nhé. Nhưng tùy theo độ tuổi mà lượng sữa chua bé có thể ăn khác nhau:

  • Bé từ 6 – 10 tháng tuổi: có thể ăn 50g sữa chua/tuần.
  • Bé từ 1 – 2 tuổi: có thể ăn 80g sữa chua/ngày.
  • Bé trên 2 tuổi: có thể ăn 100g sữa chua/ngày.

Liều lượng sữa chua bé có thể ăn cũng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Do đó, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để biết trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, ăn với lượng như thế nào và có nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày không.

bé mấy tháng ăn được sữa chua
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Thời điểm tốt nhất để bé làm quen với sữa chua là từ 6 tháng tuổi

1.2 Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa?

Câu trả lời tùy thuộc vào váng sữa ở đây là lớp chất béo mẹ tự nấu cho bé ăn, hay là sản phẩm váng sữa bày bán bên ngoài thị trường. Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể hấp thụ váng sữa tự nhiên – là lớp chất béo hình thành trên mặt sữa. Còn với những sản phẩm váng sữa bán trên thị trường, do thành phần chứa nhiều chất béo, mẹ chỉ nên cho con ăn váng sữa thương mại khi bé 1 tuổi.

[key-takeaways title=”Tham khảo thêm nội dung váng sữa:”]

[/key-takeaways]

2. Lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe của bé sơ sinh

Nhiều mẹ không chỉ thắc mắc trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, mà còn muốn biết lợi ích của món ăn này. Trong sữa chua còn chứa vitamin A, B, C, lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa probiotics và ít đường lactose hơn sữa nguyên chất.

Ngoài ra, trong 100g sữa chua (loại có đường) chứa khoảng:

  • 100 kcal (bằng khoảng 1/2 bát cơm hay 2 trái chuối xanh).
  • 15,4g chất đường.
  • 3,1g chất đạm.
  • 3g chất béo.
  • Canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn bổ sung DHA cho bé.

Nếu mẹ biết trẻ mấy tháng ăn được sữa chua và cho bé ăn sữa chua đúng cách, con cũng sẽ tiêu hóa tốt các loại thức ăn khác nhờ sự giúp đỡ của axit lactic và các lợi khuẩn.

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Lợi ích khi cho bé ăn sữa chua

3. Tình trạng dị ứng sữa chua và cách xử lý cho mẹ

Bé có thể dị ứng với sữa chua vì sữa chua thường được làm từ sữa bò – một thành phần phổ biến gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Một số dấu hiệu khi bé bị dị ứng sữa chua bao gồm nổi mẩn đỏ, phát ban quanh miệng, gãi ngứa, nôn mửa, bị tiêu chảy và mặt / cơ thể sưng tấy.

Không chỉ sữa chua làm từ sữa bò gây dị ứng, các loại sữa chua từ sữa cừu, sữa dê hoặc trâu cũng gây ra phản ứng dị ứng tương tự. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về trẻ mấy tháng hết dị ứng sữa chua, các chuyên gia kết luận tình trạng dị ứng đạm sữa có thể thuyên giảm hoặc mất đi theo thời gian (khi bé được 6 tuổi).

Một số bé không dung nạp được đường sữa (hiếm gặp ở trẻ sơ sinh), sữa chua không đường có thể được dung nạp tốt hơn vì nó có hàm lượng đường sữa thấp hơn sữa và men vi sinh trong sữa chua cũng giúp phá vỡ đường sữa.

Nếu gia đình có tiền sử dị ứng sữa hoặc nghi ngờ rằng bé bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn sữa chua.

4. Hướng dẫn mẹ cách cho bé ăn sữa chua đảm bảo sức khỏe

Ngoài câu hỏi “trẻ mấy tháng ăn được sữa chua”, mẹ cũng cần biết cách cho bé ăn sữa chua để an toàn cho sức khỏe con:

Liều lượng: Khi bé mới làm quen ăn dặm với bất kỳ thực phẩm nào, mẹ nên cho bé ăn với liều lượng vừa phải. Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn sữa chua không đường khoảng 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 50g.

Ưu tiên không đường: Vì lượng đường trong sữa chua sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, việc cho trẻ ăn sữa chua thường xuyên có thể ảnh hưởng tới dạ dày của con. Bé có thể bị lạnh bụng, đi ngoài, đau dạ dày…

Thời gian ăn sữa chua: Nên cho bé ăn sữa chua sau khi bé ăn khoảng 1-2 tiếng để giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn và không làm đau dạ dày. Hoặc mẹ cũng có thể cho trẻ ăn trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để trẻ êm bụng, dễ ngủ. (xem thêm: Bảng thời gian ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi mẹ cần biết)

Học từ làm sữa chua cho bé: Nếu không tin tưởng các sản phẩm sữa chua ngoài thị trường, mẹ có thể tự làm sữa chua từ sữa mẹ hoặc sữa chua từ sữa bò sạch, như vậy sẽ tốt cho bé và dễ hấp thu hơn.

5. Một số lưu ý cần nhớ liên quan đến trẻ mấy tháng ăn sữa chua

Không chỉ biết trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, mẹ cần nằm lòng những lưu ý sau để tránh con bị rối loạn tiêu hóa:

  • Không cho trẻ ăn sữa chua khi đói, không cho bé ăn sữa chua chung với những món ăn nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, chất béo… vì nó dễ khiến bé bị táo bón, rồi loạn tiêu hóa, đau dạ dày.
  • Không cho bé ăn sữa chua quá lạnh, mẹ nên bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi bé ăn.
  • Sau khi ăn sữa chua, mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé bởi lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe của bé nhưng lại không tốt cho răng miệng.
  • Không nên dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động và mất đi chất dinh dưỡng.
  • Không dùng chung với các loại thuốc, đặc biêt là thuốc kháng sinh và các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh vì có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

>> Ngoài sữa chua, xem thêm: Trẻ mấy tháng ăn được xoài chín?

trẻ mấy tháng ăn được sữa chua
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Tự làm sữa chua cho bé là cách tốt nhất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

6. Cách lựa chọn sữa chua tốt nhất cho sự phát triển của trẻ

Sữa chua nguyên chất đã được tiệt trùng là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bé. Một số chuyên gia tin rằng, việc ăn sữa chua Hy Lạp là lựa chọn tối ưu trong giai đoạn bé tập ăn dặm.

Mỗi loại sữa chua sẽ có hương vị và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, vì vậy mẹ hãy cùng bé vui vẻ để thử nghiệm. Nói chung, các loại sữa chua dê, sữa chua Hy Lạp và sữa chua cừu thường có nhiều protein hơn sữa chua làm từ sữa bò.

Mẹ cũng có thể cho bé ăn sữa chua có nguồn gốc thực vật như đậu nành, yến mạch, dừa, hạt dẻ, hạnh nhân, v.v. Lưu ý rằng một số loại sữa chua này có thể không chứa men vi sinh. Hơn nữa, sữa chua làm từ thực vật thường không chứa nhiều protein, chất béo, canxi hoặc vitamin B12 như các loại sữa chua làm từ động vật, đây là những chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với trẻ thuần chay.

Nếu mua sữa chua làm từ thực vật, hãy chọn nhãn hiệu không có đường bổ sung được bổ sung canxi và vitamin D. Sữa chua đậu nành có xu hướng là sản phẩm thay thế giàu protein nhất và thường được bổ sung vi chất.

>> Xem thêm: Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày là chuẩn khoa học?

7. Cách làm sữa chua ngon miệng và bổ dưỡng cho bé bằng sữa mẹ

Nguyên liệu:

  • 2-3 túi sữa mẹ có dung tích khoảng 250ml
  • 2 hộp sữa chua không đường làm men
  • 1/3 lon sữa đặc + 10 lọ thủy tinh
  • Máy làm sữa chua hoặc nồi cơm điện

Cách thực hiện

  • Bước 1: Hòa sữa đặc với khoảng 1 lon nước nóng (đong bằng hộp sữa ông Thọ). Sau đó cho sữa mẹ vào trong khuấy đều.
  • Bước 2: Để hỗn hợp hơi ấm, có thể cho sữa chua không đường vào. Nên đánh sữa chua cho thật mịn qua rây. Lưu ý, không nên cho sữa chua vào khi nước nóng vì sẽ làm hỏng men sữa chua, tạo kết tủa.
  • Bước 3: Cho tất cả hỗn hợp đã làm vào trong lọ thủy tinh, dùng xoong nước ấm để ủ (nếu không có máy làm sữa chua). Có thể dùng vải hoặc thùng xốp cho nồi ủ sữa chua để giữ nhiệt độ, và chú ý thay nước nếu nước không còn ấm hoặc là dùng máy làm sữa chua, đổ nước và cắm điện khoảng 7 đến 8 tiếng là được.

[inline_article id=271949]

Đọc xong bài viết, mẹ thấy câu trả lời cho vấn đề trẻ hay bé cưng nhà mình mấy tháng ăn được sữa chua phải không? Trẻ mới ăn dặm, mẹ cứ cho tập làm quen dần thôi nhé!