Vị trí của nhau thai, cụm từ nhiều mẹ thường chỉ biết đến khi đi khám thai định kỳ. Nhau bám mặt trước, mặt sau hay nhau bám thấp được cho là những cụm từ chuyên khoa nhiều hơn là việc mẹ cần tự mình tìm hiểu. Chủ động thông tin trong khi mang thai luôn giúp mẹ vững tâm trước mọi “sóng gió thai kỳ” nếu chẳng may gặp phải.
Ngay từ khi trứng được thụ tinh, nhau thai đã hình thành. Lúc này các tế bào được chia làm 2 nhóm: 1 nhóm tế bào sẽ trở thành em bé và 1 nhóm tế bào còn lại sẽ hình thành nên nhau thai. Vài ngày sau đó nhau thai sẽ bám vào nội mạc tử cung trong bụng mẹ và bắt đầu chức năng chính của mình:
- Là cầu nối đưa các chất dinh dưỡng và oxy được truyền từ máu của mẹ vào tới bào thai
- Liên kết với bào thai thông qua dây rốn
Nhau thai bám mặt trước
Tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ, vị trí nhau thai cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến và an toàn nhất vẫn là những trường hợp sau:
- Nhau bám mặt trước (vị trí ở phía trước thành tử cung)
- Nhau bám mặt sau
- Nhau bám ở phía trên thành tử cung
- Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung
Thông thường, nhau thai sẽ được hình thành ngay phần trên của tử cung, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp nhau phát triển và bám ở phần dưới của tử cung, gần bụng. Nhau thai bám mặt trước được hiểu là nhau nằm ngay ở phía trước đầu của thai nhi. Điều đó có nghĩa là nhau thai nằm ngay phía trước và bào thai nằm ngay phía sau nó.
Vị trí bám của nhau ở mặt trước, vẫn có rủi ro
Được cho là an toàn, không gây nguy hiểm cho bé trong suốt 40 tuần thai nhưng nhau thai bám mặt trước vẫn có những nguy cơ nhất định. Đó là bà bầu bị huyết áp, tiểu đường, bé tăng trưởng chậm và thai chết lưu. Những phụ nữ có nhóm máu O thường có nguy cơ bị nhau thai bám mặt trước cao hơn.
Trong lần đầu làm mẹ, ngóng trông từng ngày để cảm nhận được cử động của bé nhưng bác sĩ thông báo mẹ bị nhau thai bám mặt trước, thường bầu sẽ cảm nhận điều này muộn hơn. Cụ thể, thông thường phụ nữ mang thai sẽ nhân thấy cử động đầu tiên của thai nhi ở tuần thứ 22, mẹ phải chờ đến tuần 24. Nếu sau tuần 24, bạn vẫn không cảm nhận được, hãy đến gặp bác sĩ để hỏi về trường hợp của mình nhé.
Nhau thai bám mặt trước sẽ cản trở những thủ thuật y khoa. Nếu bé bị ngôi ngược (mông ra trước) thì nhau thai sẽ cản trở việc đưa bé ra ngoài.
Nhau thai bám mặt trước thường làm tăng những cơn đau đẻ và nguy cơ mổ lấy thai. Đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng chuyển dạ chậm và các biến chứng hậu sản như xuất huyết sau sinh. Các tình huống trên đều sẽ được giải quyết nếu nhau thai trở lại vị trí phía sau vào những tháng cuối thai kỳ.
[inline_article id=34801]
Nhau bám mặt trước, sinh thường hay sinh mổ?
Tùy vào sức khỏe của mẹ và vị trí của nhau thai trong tam cá nguyệt thứ ba mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, sinh mổ không phải là lựa chọn duy nhất khi nhau thai bám mặt trước. Mẹ hoàn toàn có thể sinh tự nhiên.
Trường hợp bắt buộc mổ lấy thai nếu nhau thai chặn ngay cổ tử cung của người mẹ, làm cản đường ra của bé thì việc sinh thường là hoàn toàn không có khả năng.
Nhau bám mặt trước là trai hay gái – Chỉ là lời truyền miệng
Dân gian vẫn đồn rằng nhau bám mặt trước đa phần là sinh con gái. Nhưng các chuyên gia sản khoa khẳng định rau bám mặt trước hay sau không phải là cột mốc để xác định giới tính thai nhi. Có nhiều bà bầu rau thai bám sau sinh bé gái những cũng có không ít chị em rau bám mặt trước vẫn sinh con trai.
Chỉ biết rằng, có thể nhau bám mặt trước sẽ khó sinh hơn so với nhau bám mặt sau. Chuyện sinh như thế nào do ý muốn của mẹ một phần nhưng quyết định vẫn nằm ở bác sĩ. Vì còn rất nhiều yếu tố phụ thuộc như sức khỏe của thai nhi và các phần phụ của thai như các bộ phận: bánh nhau, dây rốn, ối…
[inline_article id=184627]
Nhau bám mặt trước về cơ bản là an toàn cho thai nhi trong suốt thai kỳ, đây là điều quan trọng mẹ cần biết. Tất cả các nguy cơ vẫn có khả năng xảy ra nhưng là “thứ yếu”, và sẽ được các bác sĩ xử lý ổn thỏa, mẹ cứ yên tâm nhé!