10 biểu hiện bạn sẵn sàng làm mẹ
Dưới đây là một số dấu hiệu tiêu biểu giúp bạn nhận ra và có sự chuẩn bị thích hợp hơn cho thiên chức làm mẹ:
1. Hai vợ chồng bàn tính mua một con chó hoặc mèo
Một con thú nuôi trong nhà sẽ giúp bạn thể hiện rõ bản năng người mẹ như cho ăn uống, vệ sinh, chăm sóc và thanh toán khoản chi phí riêng cho chúng như mua thức ăn hoặc tiêm phòng.
Nếu nhận thấy mình nói chuyện không ngừng về chú cún ở nhà, thích mặc quần áo cho cún, không đi chơi đêm hay hối hả về nhà chỉ để ôm cún; bạn tin rằng mình đã sẵn sàng làm mẹ.
2. Không thích đi chơi đêm
Đó là khi bạn thích nằm dài trên sofa, ăn miếng bánh pizza và xem tivi; không ngó ngàng đến chuyện ăn diện và chơi bời. Xin chúc mừng, bạn đã sẵn sàng!
3. Mơ thấy em bé
Nếu bạn hay mơ thấy cảnh tượng đang bế bé trong vòng tay hay hình ảnh bé mới chập chững, bàn tay bé xíu nắm lấy tay bạn; không cần phải đoán già đoán non vì đây là biểu hiện từ tiềm thức và khao khát có con của chính bạn.
4. Thích huyên thuyên về con cái người khác
Nếu bạn thích trò chuyện cùng em bé và luôn tình nguyện giữ con giùm bạn bè, đó là lúc bạn nên biết rằng mình cần có một đứa nhóc trong nhà!
5. Căn phòng nhỏ kế bên trông tẻ nhạt
Giờ chẳng phải là lúc mua tranh dán hình đoàn tàu hay tấm trải giường hình anh chàng Shrek vui nhộn để trang trí hay sao? Chắc hẳn bạn cũng nhận ra căn phòng nhỏ kế bên này xứng đáng được chào đón thêm thành viên hơn là để làm kho chứa đồ bụi bặm chứ?
6. Đã chọn sẵn tên cho con
Đó là khi bạn đã kể cho hầu hết bạn bè mình nghe về cái tên bạn sẽ đặt cho con, mục đích là để tên của bé yêu sau này không bị “đụng hàng”.
7. Bạn đã đi khắp nơi và có nhiều kỳ nghỉ lý thú
Có em bé đồng nghĩa với việc bạn sẽ đánh đổi sở thích cá nhân với những ngày nghỉ dành cho gia đình. Do đó, nếu đã chu du qua nhiều nơi, bạn sẽ chẳng còn tiếc nuối vì mình chưa được thưởng thức hết mọi thú vui nữa.
8. Không còn rượu bia, cà phê hay hút thuốc
Nếu đã quyết tâm giảm hoặc từ bỏ những thứ trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách thức và phương pháp trị liệu phù hợp.
9. Cả hai nghiêm túc đề cập chuyện con cái
Một khi muốn có con, cả hai vợ chồng cần cùng nhau thảo luận và bàn bạc để biết chắc mình đã sẵn sàng. Đưa ra quyết định cuối cùng có thể khiến bạn lo lắng và bất an nhưng một khi đã mang thai, bạn có hơn 9 tháng để chuẩn bị và sẵn sàng tinh thần đón bé chào đời.
10. Vào cửa hàng dành cho trẻ em và vờ tìm quà cho ai đó
Cứ như là đang đi sắm đồ cho thiên thần nhỏ ấy! Bạn sẽ tự hỏi nếu là con gái thì thích mặc gì, nếu là con trai thì mua đồ chơi gì, hay cứ ngắm nghía, vuốt ve từng đôi tất (vớ) xinh… Còn chần chờ gì mà không có em bé nhỉ?
10 câu “thần chú” một người làm mẹ tâm lý nên biết
1. Hãy nói: “Hành động của con làm mẹ rất mệt mỏi”, thay vì nói: “Con đang khiến mẹ điên lên đấy!”
Đừng ngần ngại nói với con rằng bạn đang rất mệt mỏi, tức giận, buồn hay thất vọng. Hãy giúp con hiểu rằng hành động của trẻ là sai, trẻ cần chịu trách nhiệm về những gì đã gây ra cho ba mẹ và cần thay đổi, chứ không phải bản thân con có vấn đề gì.
2. Hãy nói: “Mẹ cần con yên lặng một chút nhé!”, thay vì bực tức la: “Im ngay!”
Câu nói thô lỗ “Im ngay!” sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng tổn thương, điều đó vô tình đồng nghĩa với việc mẹ cho phép con có thể nói điều đó với người khác. Vì vậy, thay vì ra mệnh lệnh, hãy đưa ra yêu cầu cho con bằng cách muốn con giữ yên lặng trong chốc lát.
3. Hãy nói: “Mẹ biết con cũng đang rất thất vọng”, thay vì chế giễu: “Chắc hẳn con phải tự hào về mình lắm”
Sự đồng cảm có tác dụng hơn rất nhiều so với sự chỉ trích, chế giễu. Để làm mẹ tâm lý, mẹ nên cho bé biết mình đang thất vọng và bạn cũng hiểu bé chẳng vui vẻ về những gì đã làm sai thay vì chế giễu con.
4. Hãy nói: “Mẹ biết con đã cố gắng làm để đạt được thành quả tốt nhất như thế nào rồi”, thay vì nói: “Lần sau con phải làm tốt hơn nhé!”
Trẻ con thường đều có thể nhận thức được việc bé đã không thể làm được hoặc làm không tốt như mong muốn. Thay vì khiển trách, gây áp lực cho trẻ, mẹ hãy khuyến khích, động viên. Hãy cho con nhận thấy rằng, bạn rất tin tưởng vào khả năng của bé.
5. Hãy nói: “Mẹ sẽ cố gắng hết sức có thể”, thay vì nói: “Mẹ hứa”
Lời hứa không được thực hiện sẽ làm tổn thương trẻ. Vì vậy, mẹ nên bỏ cụm từ “Mẹ hứa” này, hoàn toàn không dùng trò chuyện với trẻ.
Giữ lời hứa là để xây dựng lòng tin, nhưng đôi khi không thực hiện được lại vô tình phá hủy tình cảm của mẹ và bé. Trẻ con thường có xu hướng nhớ những thứ mẹ đã từng hứa, ngay cả khi bạn đã có một lý do rất hợp lý khi không thể thực hiện. Thế nên, khi mẹ nói sẽ cố gắng với con, trẻ hiểu là bố mẹ sẽ thực sự quan tâm tới điều đó, nhưng không phải mọi thứ đều có thể.
[inline_article id=132646]
6. Hãy nói “Con muốn mẹ giúp không?”, thay vì đề nghị: “Để mẹ làm cho”
Cha mẹ thấy trẻ lóng ngóng làm những công việc như nhặt rau, gấp chăn, quét nhà… thường cảm thấy “ngứa ngáy” và muốn làm hộ con luôn cho xong việc. Tuy vậy, hành động này sẽ khiến trẻ chẳng bao giờ tự học được cách làm việc gì, từ đó sinh ra tâm lý ỷ lại.
Điều quan trọng chính là sự cố gắng của trẻ. Và nếu cần giúp đỡ, nên để trẻ tự lên tiếng trước khi mẹ can thiệp nhé!
7. Hãy nói: “Mẹ cần chút không gian riêng chỉ 1 mình, được không con?”, thay vì yêu cầu: “Để mẹ yên”
Phụ huynh nào không mong muốn có khoảng thời gian nghỉ ngơi thì hẳn là một vị thánh. Nhưng nếu khi bạn thường xuyên nói với con của mình “Đừng làm phiền mẹ” hoặc “Để mẹ yên”, trẻ có thể tiếp thu thông điệp đó và sẽ bắt đầu nghĩ rằng không có điểm chung khi nói chuyện với bạn vì bạn luôn luôn gạt chúng đi.
Thay vì để trẻ nghĩ chúng đang làm phiền ba mẹ, hãy nói để con hiểu đó không phải lỗi của con, chỉ là do mẹ đang cần chút không gian cho riêng mình mà thôi.
8. Hãy nói: “Mọi thứ sẽ ổn, không sao đâu”, thay vì nói: “Đừng khóc nữa”
Khóc là một phản ứng tâm lý tự nhiên, nhất là đối với một đứa trẻ. Nhưng khi mẹ nói với bé: “Không được khóc”, bé sẽ hiểu rằng những giọt nước mắt của chúng là không thể chấp nhận. Như vậy trẻ bị dồn nén cảm xúc và cảm xúc sẽ bùng phát hơn.
Khi trẻ khóc, hãy để trẻ khóc, một người làm mẹ tâm lý sẽ biết an ủi, trấn an để con hiểu mọi chuyện rồi sẽ ổn đồng thời luôn hỗ trợ, giúp con trong tất cả mọi chuyện.
9. Hãy nói: “Con chăm chỉ thế là tốt lắm” hoặc “Con hiểu được là rất tốt”, thay vì khen: “Con thật thông minh”
Khi nói với trẻ: “Con rất thông minh”, mẹ tưởng rằng đang xây dựng lòng tự tin, tự trọng cho bé. Nhưng thực ra, điều này chỉ đem lại tác dụng ngược với mong mỏi của bạn. Bạn làm điều này cũng là vô tình gửi thông điệp đến con bạn rằng chúng chỉ thông minh khi chúng hoàn thành một cái gì đó. Nó chắc chắn tạo áp lực với con.
Mẹ cần nói cho trẻ biết bạn đánh giá con dựa vào sự nỗ lực, chứ không tập trung vào kết quả.
10. Hãy nói: “Chúng ta cùng đi nào”, thay vì giục “Nhanh lên con!”
Khi bị bố mẹ giục, trẻ sẽ càng có cảm giác mình đang làm chậm lại và sẽ càng lúng túng. Mặc dù rất bực bội, nhưng các bậc phụ huynh vẫn nên nói với giọng điệu mềm mỏng một chút, vì như vậy con bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn. Hãy khuyến khích cả nhà cùng đẩy nhanh tiến độ vì một mục tiêu, như vậy động lực của mọi người đều sẽ được cải thiện.
[inline_article id=60081]