Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Bà bầu phù chân mấy lần thì sinh: Nhiều ít còn tùy

Bà bầu phù chân mấy lần thì sinh? Nếu đem câu hỏi này hỏi các bác sĩ sản khoa thì chắc chắn mẹ sẽ nhận được câu trả lời là: Còn tùy. Bởi phù chân đôi khi còn là dấu hiệu của tiền sản giật.

Chuyện sưng phù khi mang thai là khó tránh khỏi. Cũng tương tự như triệu chứng ốm nghén, mẹ bầu không thể né tránh mà chỉ có thể tìm cách khắc phục, hạn chế để thai kỳ “dễ thở” và thoải mái hơn.

Tại sao bà bầu bị phù chân?

Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi, khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh thêm 50% lượng máu bằng cách bổ sung sắt cho bà bầu và các loại chất lỏng. Chính vì vậy mà khi mang thai, hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ hơi bị sưng nhẹ.

Tùy vào cơ địa cũng như sức khỏe của từng bà mẹ mà triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những khoảng thời gian khác nhau nhưng chủ yếu là vào tháng thứ 5 hoặc vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Khi bạn đứng liên tục trong một thời gian dài, lượng máu dồn về chân nhiều hơn bình thường cũng là nguyên nhân khiến đôi chân bạn bị sưng lên đấy. Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng phù nề ở các mẹ bầu.

bà bầu phù chân mấy lần thì sinh
Chuyện phù chân cũng như ốm nghén, mang thai là khó tránh khỏi

Bà bầu phù chân mấy lần thì sinh?

Việc tính số lần bà bầu bị phù chân là hoàn toàn theo mẹo dân giân. Tức là khi mẹ bầu bị xuống máu chân đồng nghĩa với cơn đau chuyển dạ sẽ xuất hiện bất kỳ lúc nào. Nhất là khi mẹ bị phù nề ở chân hoặc tay ở tháng thứ 9 của thai kỳ là thời điểm mà sự phát triển của thai nhi cũng đã hoàn chỉnh và sẵn sàng bước ra thế giới bên ngoài.

Theo giải thích của các cụ xư thì bà bầu có dấu hiệu phù nề trong khoảng 3 lần trong tuần thai thứ 36-40 thì mẹ sẽ sinh khoảng sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, quan niệm này chưa được khoa học công nhận bởi có nhiều trường hợp bà bầu mang thai tuần 39 mà vẫn không có hiện tượng xuống máu hay phù chân nhưng vẫn có dấu hiệu chuyển dạ và sinh nở bình thường.

 

Bà bầu bị phù chân sớm

Sưng ở chi dưới bao gồm bàn chân, bắp chân, mắt cá và thậm chí cả ở tay là khá phổ biến trong thai kỳ. Sẽ là bình thường nếu các dấu hiệu này không đi kèm với triệu chứng nào khác.

Trong trường hợp này mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn và có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì các dấu hiệu sưng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt thậm chí kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng…thì khả năng cao là mẹ nằm trong 10% các mẹ bầu có hiện tượng sưng phù chân  là dấu hiệu của tiền sản giật.

Tiền sản giật là hiện tượng nguy hiểm trong thai kỳ. Mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ sản khoa của mình đồng thời đến bệnh viện để được kiểm tra nước tiểu nhằm xác định chính xác mẹ có mắc tiền sản giật hay không.

Chân sưng phù nhưng nước tiểu của mẹ không chứa protein và huyết áp cao thường là lành tính. Ngược lại khi mắc chứng tiền sản giật thì cần phải nghỉ ngơi tại giường hoặc thậm chí nhập viện nếu tình hình nghiêm trọng.

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, các mẹ đừng chủ quan, hãy quan sát các dấu hiệu của cơ thể và đến ngay bác sĩ nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường đi kèm với phù chân tay để có được sự điều trị kịp thời nhất nhé.

Giảm sưng phù khi mang thai hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp đơn giản giúp giảm phù nề khi mang thai:

Chế độ dinh dưỡng

Không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng phù nề khi mang thai, dinh dưỡng khi mang thai còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Bạn nên cố gắng đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung thêm các loại vitamin C, E, P vì các vitamin này giúp tăng cường bảo vệ thành tĩnh mạch. Các mẹ bầu cũng nên tăng cường thêm các thực phẩm giàu kali và hạn chế những món ăn quá mặn, vì muối sẽ khiến cơ thể bị trữ nuớc.

Uống đủ nuớc

Nước là phương pháp tự nhiên giúp các mẹ bầu đào thải hết các độc tố trong cơ thể mình ra ngoài. Uống đủ nước khi mang thai giúp các cơ quan chức năng trong cơ thể hoạt động hài hòa và nhịp nhàng hơn. Đồng thời cũng tránh được quá trình tích lũy chất lỏng gây phù.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục không chỉ giúp bạn giảm được tình trạng sưng phù mà còn giúp bạn chuẩn bị sức khỏe cho cuộc “vượt cạn” sắp tới. Các hoạt động như yoga, bơi lội, đi bộ… sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn, giảm bớt tình trạng phù chân. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đứng liên tục trong một thời gian dài và nên chọn cho mình một đôi giày thoải mái.

Tư thế ngủ

Bạn nên thường xuyên thay đổi tư thế trong khi ngủ để tránh gây sức ép cho một phần cơ thể. Bạn có thể kê thêm một chiếc gối dưới chân khi nằm hoặc ngồi để giúp máu lưu thông xuống phía chân.

Massage chân

Massage chân có thể giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm bớt những cơn đau khó chịu. Bạn có thể đến các spa để thư giãn hoặc cũng có thể nhờ “anh chồng” massage giùm. Rất đơn giản và dễ làm đấy nhé! Chỉ cần xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn sau đó gập bàn chân lại rồi tiếp tục massage các ngón chân theo chiều kim đồng hồ. Lặp lại mỗi bên từ 5 – 10 phút mỗi lần và mỗi ngày từ 2- 3 lần.

[inline_article id=57448]

Thực tế thì mẹ cũng không cần quan tâm nhiều tới vấn đề bà bầu phù chân mấy lần thì sinh mà chủ yếu nhận diện những dấu hiệu chuyển dạ sớm để kịp thời đến bệnh viện.